1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

bài tập luật thương mại 1 công ty cổ phần

3 719 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 31,22 KB

Nội dung

Luật thương mại 1 Bài tập 1: Công ty cổ phần Vĩ Đại là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có trụ sở chính tại Q3, TP HCM. Đại diện theo pháp luật của công ty là ông Smith là người Mỹ. ông Smith dự định về nước trong thời gian 30 ngày để giải quyết công việc gia đình nên ủy quyền đại diện công ty cho ông Việt trong khoản thời gian này. Sau 2 tháng ông trở lại Việt Nam và được biết Hội đồng Quản trị của công ty đã ra quyết định cử ông Nam làm đại diện theo pháp luật công ty. Không đồng ý với quyết định trên vì ông Smith cho rằng chỉ có Đại hội đồng cổ đông mới có quyền cử người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần. Bất đồng dẫn đến ông smith quyết định khởi kiện công ty ra TAND Q3 đòi công ty bồi thường thiệt hại vật chất và tinh thần trong thời gian ông không làm đại diện cho công ty. TA thụ lý xét xử và bác bỏ yêu cầu của ông smith vì cho rằng ông không có căn cứ đòi bồi thường theo quy định pháp luật, 1. Công ty đúng hay sai trong trường hợp này? 2. Căn cứ theo quy định pháp luật, nhận định về hành vi của ông Smith? 3. Quyết định của TAND Q3 đúng hay sai? Vì sao? Bài làm Câu 1: Công ty cổ phần Vĩ Đại có vốn đầu tư nước ngoài và có trụ sở chính tại Quận 3 TP.HCM. Theo quy định tại Khoản 1điều 13 Luật doanh nghiệp 2014 thì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Mặc khác, một điểm mới của Luật doanh nghiệp 2014 là công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (khoản 2, điều 13). Do đó trong trường hợp này công ty cổ phần Vĩ Đại có quyền bầu một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Trong TH này Công ty cổ phần Vĩ Đại chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty (khoản 2, điều 134 Luật DN 2014). Do đó việc ông Smith (giám đốc, người Mỹ) là người đại diện theo PL của công ty là đúng quy định PL. Do đó khi ông Smith bận việc gia đình thì ông có quyền ủy quyền lại cho một người khác (ở đây luật không quy định kiều kiện của người nhận ủy quyền có cần phải là Giám đốc hay là Chủ tịch HĐQT) vì vậy ông Smith có quyền ủy quyền đại diện cho bất cứ người nào (ông Việt) đáp ứng đủ các điều kiên mà ông tin tưởng để thay ông thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi ông xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, ông Smith vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền (khoản 3, điều 13, LDN 2014). NHÓM 1 Trang 1 Luật thương mại 1 Tuy nhiên, ông Smith chỉ dự định về nước trong thời gian 30 ngày vì vậy ông đã ủy quyền đại diện cho ông Việt trong thời hạn đó (thời hạn 30 ngày). Nhưng thực tế ông Smith lại đi 2 tháng mới trở về Việt Nam, như vậy thời hạn ủy quyền đại diện cho ông Việt đã hết trước ngày ông Smith về nước 1 tháng. Trong TH này người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi Hội đồng quản trị, quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (điểm b, khoản 4, điều 13 LDN 2014). Từ những lí do trên việc Hội đồng quản trị quyết định cử ông Nam là người đại diện theo pháp luật của công ty (khi hết thời hạn ủy quyền của ông Smith cho ông Việt) là đúng theo quy định của luật doanh nghiệp 2014. Câu 2: Hành vi của ông Smith: Thứ nhất: Theo quy định của pháp luật thì ông Smith có quyền ủy quyền đại diện lại cho ông Việt, tuy nhiên việc ủy quyền này phải được ủy quyền bằng văn bản (khoản 3, điều 13, LDN 2014). Trường hợp trên không nói rõ là ông Smith ủy quyền đại diện lại cho ông Việt là bằng miệng hay là bằng văn bản. Do đó, nếu ông Smith ủy quyền bằng văn bản thì hành vi này của ông Smith là đúng, còn nếu ông chỉ ủy quyền đại diện cho ông Việt bằng lời nói thì hành vi này của ông Smith là sai theo qui định của pháp luật. Thứ hai: ông Smith xuất cảnh khỏi Việt Nam về quê để gải quyết việc gia đình và đã ủy quyền đại diện cho ông Việt. Tuy nhiên ông lại đi hơn 60 ngày mới về lại Việt Nam. Như vậy hành vi đi quá 60 ngày của ông Smith là sai khi không làm tốt trách nhiệm của một người đại diện theo pháp luật của công ty (Điêu 14, LDN 2014). Thứ 3: Nếu như ông Smith đã có ủy quyền bằng văn bản cho ông Việt làm người đại diện theo pháp luật trong thời hạn 30 ngày thì việc HĐQT cử ông Nam làm người đại diện theo pháp luật trong thời gian ông Smith xuất cảnh khỏi Việt Nam có thể xem xét 2 trường hợp: + Nếu HĐQT cử ông Nam làm đại diện theo pháp luật kể từ ngày hết thời hạn ủy quyền mà ông Smith ủy quyền cho ông Việt (30 ngày), thì việc làm này của HĐQT là đúng theo khoản b, điều 13, LDN 2014. Do đó việc ông Smith nộp đơn khởi kiện ra tòa đòi công ty bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần cho mình là sai bởi công ty đã làm đúng theo quy định của pháp luật. + Nếu HĐQT cử ông Nam làm đại diện theo pháp luật trước ngày thời hạn ủy quyền của ông Smith cho ông Việt hết thời hạn theo văn bản ủy quyền thì trong TH này công ty cử ông Nam làm người đại diện pháp luật cho công ty là sai khoản b, điều 13, LDN 2014. NHÓM 1 Trang 2 Luật thương mại 1 Do đó việc ông Smith nộp đơn khởi kiện ra tòa đòi công ty bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần cho mình là đúng bởi công ty đã làm sai theo quy định của pháp luật. Câu 3: Để có thể xác định việc TAND quận 3 quyết định bác đơn yêu cầu của ông Smith có đúng hay không? Trước tiên, cần phải xác định yêu cầu của ông Smith có thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND quận 3 hay không? Trường hợp ông Smith vừa là giám đốc vừa là cổ đông của công ty cổ phần Vĩ Đại thì theo quy định của Luật TTDS 2004 thì yêu cầu của ông Smith (giám đốc - cổ đông) không thuộc thẩm quyền của TAND quận 3 về giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại đối với các thành viên công ty ( khoản 2, điều 29, Luật TTDS 2004) nên TAND quận 3 sẽ không thụ lý đơn kiện này của ông Smith. Do đó việc TAND thụ lý xét xử và bác bỏ yêu cầu của ông Smith là sai. Trường hợp ông Smith là người được thuê làm giám đốc công ty, nếu việc đại diện được quy định trong hợp đồng lao động và việc thay đổi người đại diện theo ông Smith là việc làm mà HĐQT đã vi phạm quy định trong hợp đồng, thì TAND quận 3 có thẩm quyền giải quyết về tranh chấp lao động (Điều 31 Luật TTDS 2004). Nhưng trong trường hợp này thì việc HĐQT cử ông Nam là người đại diện theo pháp luật của công ty là đúng quy định ( điểm b, khoản 4, điều 13, Luật DN 2014). Vì vậy, việc TAND nhận đơn và bác đơn kiện của ông Smith là đúng quy định pháp luật. NHÓM 1 Trang 3 . Luật thương mại 1 Bài tập 1: Công ty cổ phần Vĩ Đại là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có trụ sở chính tại Q3, TP HCM. Đại diện theo pháp luật của công ty là ông Smith. theo pháp luật của doanh nghiệp (khoản 2, điều 13). Do đó trong trường hợp này công ty cổ phần Vĩ Đại có quyền bầu một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Trong TH này Công ty cổ phần Vĩ. này công ty cử ông Nam làm người đại diện pháp luật cho công ty là sai khoản b, điều 13, LDN 2014. NHÓM 1 Trang 2 Luật thương mại 1 Do đó việc ông Smith nộp đơn khởi kiện ra tòa đòi công ty

Ngày đăng: 09/04/2015, 17:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w