đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty viễn thông viettel giai đoạn 2006 - 2020

83 230 0
đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty viễn thông viettel giai đoạn 2006 - 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thị trường thông tin di động hiện nay tại Việt Nam có 8 nhà khai thác: Viettel Telecom, Vinaphone, Mobiphone, Sphone, EVN Telecom, HT Mobile, Beeline và một nhà khai thác mới được cấp giấy phép là Gtel - thuộc Bộ Công An. Đến hết năm 2010 số thuê bao di động trên cả nước được thống kê khoảng 60 triệu thuê bao, phân bổ cho các mạng như sau: Viettel Telecom: 25 triệu, Mobiphone: 17 triệu, Vinaphone: 15 triệu, số còn lại thuộc về các nhà khai thác Sphone, EVN Telecom, HT Mobile. Thị trường thông tin di động Việt Nam trong năm qua được đánh giá là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất thế giới, với tốc độ này cơ hội cho các nhà khai thác dịch vụ thông tin di động chỉ còn từ 2 đến 3 năm để chiếm lĩnh thị phần, vì sau khoảng thời gian này thị trường sẽ tiến tới giai đoạn bão hòa và việc phát triển thuê bao mới sẽ thực sự khó khăn. Nhìn vào lịch sử ngành thông tin di động của các nước khác thì chúng ta thấy rằng lúc đầu họ cũng có nhiều doanh nghiệp, nhưng đến nay sau 30 năm, ở mỗi nước chỉ còn tồn tại 2 đến 3 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động mà thôi. Đi sâu vào phân tích ngành thông tin di động của Việt Nam trong những năm gần đây, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt hơn, thể hiện qua cuộc chiến về giá diễn ra liên tục và chưa thấy có dấu hiệu chấm dứt. Nên dù đã đạt được một ví trí dẫn đầu với lợi thế về thị phần cao nhất trong ngành thông tin di động, nhưng Viettel Telecom vẫn phải luôn luôn đầu tư đổi mới, duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình để có thể tồn tại và phát triển trong ngành thông tin di động cạnh tranh ngày một khốc liệt. Xuất phát từ yêu cầu đó, trải qua những kinh nghiệm trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về ngành viễn thông và những hiểu biết của tác giả về ngành viễn thông, tác giả quyết định chọn đề tài “Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Viễn thông Viettel giai đoạn 2006 - 2020”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá tình hình đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Viễn thông Viettel trong giai đoạn 2006 - 2010, từ đó tìm ra nguyên nhân hạn chế để có giải pháp khắc phục nhằm hoàn thiện hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty Viễn thông Viettel trong giai đoạn 2012 - 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty Viễn thông Viettel; Phạm vi nghiên cứu của đề tài là năng lực cạnh tranh của công ty Viễn thông Viettel. Thời gian nghiên cứu từ năm 2006 tới năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê; - Phương pháp phân tích và tổng hợp; - Phương pháp quy nạp và diễn giải; - Phương pháp logic; - Phương pháp điều tra; - Phương pháp chuyên gia. 5. Đóng góp của luận văn Luận văn có những đóng góp chính như sau: - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông; - Luận văn chỉ ra mặt hạn chế, các tồn tại cần khắc phục trong hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty Viễn thông Viettel; - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Viễn thông Viettel. Giúp cho doanh nghiệp phát triển nhanh chóng, bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. 6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Viễn thông là một trong những ngành kinh tế - kỹ thuật - dịch vụ quan trọng hàng đầu, là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Trong những năm gần đây, thị trường viễn thông có sự cạnh tranh lớn và quyết liệt giữa các doanh nghiệp viễn thông. Do đó, nghiên cứu về lĩnh vực viễn thông đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Từ trước tới nay đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề viễn thông dưới các góc độ và phạm vi khác nhau. Có đề tài nghiên cứu phạm vi rộng, mang tính tổng quát về định hướng phát triển ngành viễn thông Việt Nam như "Định hướng phát triển ngành Viễn thông Việt Nam đến năm 2020" của tác giả Nguyễn Phương Mai. Ở khía cạnh khác về cạnh tranh viễn thông, tiến sỹ Hoàng Thị Kiều Linh có đề tài nghiên cứu "Nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO", đề tài tập trung nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của tập đoàn Bưu 3 chính Viễn thông Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO nhất là vấn đề tài chính, các vấn đề khác chỉ giải quyết khi có liên quan. Công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh doanh nghiệp viễn thông cũng có đề tài khác như "Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty viễn thông quân đội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế" của tác giả Vũ Thị Oanh - Khoa quản trị kinh doanh, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả nghiên cứu khái niệm và vấn đề lý luận liên quan đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông nói chung, đánh giá năng lực cạnh tranh hiện tại của Tổng công ty viễn thông quân đội và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh Tổng công ty viễn thông quân đội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh thị trường viễn thông cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp viễn thông để tồn tại và thắng thế trong cuộc chạy đua đó thì phải có điểm mạnh riêng và giành lấy cơ hội cho mình. Vì vậy đề tài "Một số giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh của VNPT mạng viễn thông đến năm 2010" của tác giả Trương Nguyệt Hà - Khoa Kinh tế, Đại học Huế cũng đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của VNPT mạng viễn thông, song đề tài mới dừng lại đến năm 2010 nên nó không còn thích hợp áp dụng cho doanh nghiệp viễn thông trong thời kỳ kinh tế đang hội nhập hiện nay. Học viện Bưu chính Viễn thông cũng công bố nghiên cứu của tác giả TS. Lê Ngọc Thanh "Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của điện thoại di động VinaPhone tại Trung tâm dịch vụ Viễn thông Khu vực I" hoặc luận văn thạc sỹ của tác giả Thiệu Việt Phương - Khoa Kinh tế, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh "Nâng cao năng lực cạnh tranh cho dịch vụ nội dung số trên điện thoại di động tại công ty dịch vụ viễn thông Sài Gòn". Các tác giả đi sâu nghiên cứu năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp viễn thông dưới góc độ hẹp hơn, đó là năng lực cạnh tranh của một sản phẩm dịch vụ. Như vậy, các công trình nghiên cứu về doanh nghiệp viễn thông đã có cũng chưa có một nghiên cứu tổng quan nào về hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp viễn thông. Các công trình nghiên cứu này đều chưa tập trung nghiên cứu về đặc điểm, nội dung của hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp viễn thông cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp viễn thông. Đề tài "Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Viễn thông Viettel giai đoạn 2006 - 2020" là hoàn toàn mới. Đối với công ty Viễn thông Viettel, đây cũng là đề tài đầu tiên đề cập về hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh. 4 7. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm 3 chương chính: Chương 1. Cơ sở lý luận về đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp Viễn thông Chương 2. Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Viễn thông Viettel giai đoạn 2006 - 2010 Chương 3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Viễn thông Viettel 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG 1.1.1. Đặc điểm chung của doanh nghiệp viễn thông Theo Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông, doanh nghiệp viễn thông là doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ viễn thông. Dịch vụ viễn thông là dịch vụ truyền ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh hoặc các dạng khác của thông tin giữa các điểm kết cuối của mạng viễn thông. Dịch vụ viễn thông bao gồm: Dịch vụ cơ bản là dịch vụ truyền đưa tức thời dịch vụ viễn thông qua mạng viễn thông hoặc Internet mà không làm thay đổi loại hình hoặc nội dung thông tin; Dịch vụ giá trị gia tăng là dịch vụ làm tăng thêm giá trị thông tin của người sử dụng dịch vụ bằng cách hoàn thiện loại hình, nội dung thông tin hoặc cung cấp khả năng lưu trữ, khôi phục thông tin đó trên cơ sở sử dụng mạng viễn thông hoặc Internet; Dịch vụ kết nối Internet là dịch vụ cung cấp cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet khả năng kết nối với nhau và với Internet quốc tế; Dịch vụ truy nhập Internet là dịch vụ cung cấp cho người sử dụng khả năng truy nhập Internet; Dịch vụ ứng dụng Internet trong bưu chính viễn thông là dịch vụ sử dụng Internet để cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông cho người sử dụng. Các sản phẩm dịch vụ viễn thông trên có những đặc điểm sau: + Dịch vụ viễn thông là kết quả có ích cuối cùng của quá trình truyền đưa tin tức, mang tính vô hình; + Đó là sự tách rời của quá trình tiêu dùng và sản xuất. Từ đặc điểm này rút ra yêu cầu về chất lượng dịch vụ viễn thông phải cao nếu không sẽ ảnh hưởng trực tiếp ngay đến tiêu dùng; + Xuất phát từ truyền đưa tin tức không đồng đều về không gian và thời gian và nhu cầu truyền đưa tin tức phụ thuộc vào nhịp độ sinh hoạt của xã hội, vào những giờ làm việc của các cơ quan, doanh nghiệp, vào các kỳ hội, lễ tết thì lượng nhu cầu rất lớn. Do đó để thoả mãn tốt nhu cầu của khách hàng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông phải đầu tư dự trữ đáng kể năng lực sản xuất và lực lượng lao động; 6 + Nhu cầu truyền đưa tin tức có thể phát sinh ở mọi điểm dân cư, đòi hỏi phải hình thành một mạng lưới cung cấp dịch vụ có độ tin cậy, rộng khắp. 1.1.2. Lý luận về cạnh tranh trong doanh nghiệp viễn thông Trong kinh tế, cạnh tranh là đấu tranh để giành lấy thị trường tiêu thụ sản phẩm bằng các phương pháp và biện pháp khác nhau như kỹ thuật, kinh tế, chính trị, quân sự, tâm lý xã hội. Biện pháp kỹ thuật là áp dụng công nghệ hiện đại, máy móc thiết bị tiên tiến, công nhân có trình độ cao, biện pháp kinh tế như trợ cấp tài chính, bảo hộ, cho vay ưu đãi, bán phá giá…. Biện pháp kinh tế chính trị là dùng áp lực chính trị để buộc đối phương phải nhượng bộ một hoặc một số điều kiện thương mại nào đó có lợi cho mình. Biện pháp quân sự như gây chiến tranh cục bộ, hoặc chiến tranh thế giới để gây ảnh hưởng và chiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Cạnh tranh trong doanh nghiệp viễn thông là việc sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các cơ hội của doanh nghiệp viễn thông để giành lấy phần thắng, phần hơn về mình trước các doanh nghiệp khác trong quá trình kinh doanh, bảo đảm cho doanh nghiệp viễn thông phát triển nhanh chóng, bền vững. Những thuật ngữ liên quan đến cạnh tranh: * Cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Cometition): Là hình thức cạnh tranh giữa nhiều người bán trên thị trường trong đó không người nào có đủ ưu thế khống chế giá cả trên thị trường. Các sản phẩm bán ra đều được người mua xem là đồng thức, tức là không khác nhau về quy cách, phẩm chất mẫu mã. Để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh các doanh nghiệp buộc phải tìm cách giảm chi phí, hạ giá thành hoặc làm khác biệt hoá sản phẩm của mình so với các đối thủ cạnh tranh. * Cạnh tranh không hoàn hảo (Imperfect Competition): Là hình thức cạnh tranh giữa những người bán có các sản phẩm không đồng nhất với nhau. Mỗi sản phẩm đều mang hình ảnh hay uy tín khác nhau cho nên để giành được ưu thế trong cạnh tranh, người bán phải sử dụng các công cụ hỗ trợ bán như: Quảng cáo, khuyến mại, cung cấp dịch vụ, ưu đãi giá cả, đây là loại hình cạnh tranh phổ biến trong giai đoạn hiện nay. * Cạnh tranh độc quyền (Monopolistic Competition): Là hình thức trên thị trường chỉ có một hoặc một số ít người bán một sản phẩm hoặc dịch vụ vào đó, giá cả của sản phẩm hoặc dịch vụ đó trên thị trường do họ quyết định không phụ thuộc vào quan hệ cung cầu sản phẩm và dịch vụ. 7 1.1.3. Lý luận về năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp viễn thông Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm dịch vụ, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững. Năng lực cạnh tranh còn là sức mạnh của doanh nghiệp viễn thông thể hiện trên thương trường. Cũng như bản thân doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông cũng chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như thị trường, thể chế chính sách, kết cấu hạ tầng và bên trong doanh nghiệp như tổ chức quản lý, trình độ công nghệ, lao động… Những thuật ngữ liên quan đến năng lực cạnh tranh: * Giá cả sức cạnh tranh (Competitive price): Là một giá cả thấp hơn giá cả các mặt hàng cùng loại hoặc có chi phí kinh doanh và phân phối thấp hơn hoặc do định mức lãi thấp hơn, hoặc có sự phá giá chịu lỗ tạm thời để tranh giành thị trường với các doanh nghiệp cùng ngành. * Mặt hàng có sức cạnh tranh (Competitive goods): Là những mặt hàng có khả năng tranh thủ được nhiều khách hàng tiêu dùng hơn những mặt hàng cùng loại, có chất lượng tốt hơn, hoặc có giá cả thấp hơn, hoặc được quảng cáo tốt hơn. * Thị trường cạnh tranh (Competitive market): Là một thị trường trong đó chỉ luôn luôn có một giá cả cho một mặt hàng nhất định, tất cả những người mua và những người bán đều biết rõ điều kiện của thị trường, đều có thể tự do lựa chọn bạn hàng của mình. * Giai đoạn cạnh tranh (Competitive stage): Là giai đoạn quảng cáo trong đó một sản phẩm được thừa nhận rộng rãi là hữu ích nhưng còn phải xác lập tính ưu việt so với các sản phẩm tương tự nhằm giành được sự ưu tiên mua của khách hàng. * Phân tích đối thủ cạnh tranh (Competitive analysis): Việc các nhà đầu tư tiến hành khảo sát một cách cẩn trọng những sản phẩm hàng hoá đang cạnh tranh với những sản phẩm hàng hoá của mình trên thị trường và tìm ra những cách để thay đổi hay hoàn thiện hơn những sản phẩm hàng hoá của mình sao cho chúng chiếm được một tỷ phần lớn hơn của thị trường. Đây là một bộ phận trong công cuộc nghiên cứu thị trường. 1.1.4. Các công cụ cạnh tranh trong doanh nghiệp viễn thông Doanh nghiệp viễn thông thường sử dụng các công cụ cạnh tranh sau: * Cạnh tranh sản phẩm dịch vụ: 8 Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh: Doanh nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới không những đáp ứng những yêu cầu của khách hàng hiện đang cần mà còn đáp ứng cả những nhu cầu mà bản thân họ chưa nghĩ tới. Doanh nghiệp viễn thỗng liên tục tung ra thị trường nhiều gói dịch vụ khác nhau nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng, không ngừng cung cấp các dịch vụ gia tăng trên mạng di động nhằm đưa đến cho khách hàng sử dụng các dịch vụ đa dạng và phong phú. Từ đó tạo ra những sản phẩm khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, chỉ có như vậy thì khả năng thắng thế trong cạnh tranh là rất lớn. Ngày nay, chất lượng sản phẩm dịch vụ trở thành công cụ cạnh tranh quan trọng của các doanh nghiệp viễn thông trên thị trường. Chất lượng sản phẩm dịch vụ càng cao tức mức độ thỏa mãn nhu cầu càng cao, dẫn tới đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, mở rộng thị trường và tăng uy tín sản phẩm dịch vụ từ đó tăng doanh thu, tăng lợi nhuận đảm bảo hoàn thành các mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra và còn làm tăng khả năng thắng thế trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp viễn thông. Khi chất lượng không còn được đảm bảo, không thỏa mãn nhu cầu của khách hàng thì có thể ngay lập tức khách hàng sẽ rời bỏ doanh nghiệp. * Cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm dịch vụ: Giá cả được sử dụng làm công cụ cạnh tranh thông qua các chính sách định giá bán sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường. Doanh nghiệp viễn thông có các chính sách định giá sau: Chính sách định giá thấp được ứng dụng trong trường hợp sản phẩm mới thâm nhập thị trường cần bán được khối lượng lớn hoặc dùng giá để cạnh tranh với đối thủ; chính sách định giá cao được áp dụng trong trường hợp sản phẩm thuộc loại cao cấp hoặc sản phẩm có chất lượng đặc biệt tốt phù hợp với người tiêu dùng có thu nhập cao; chính sách ổn định giá bán giúp cho doanh nghiệp thâm nhập, giữ vững và mở rộng thị trường. Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế xã hội mức sống của người dân không ngừng nâng cao, giá cả không còn là công cụ cạnh tranh quan trọng nhất của doanh nghiệp nữa nhưng nếu doanh nghiệp viễn thông biết kết hợp công cụ giá với các công cụ khác thì kết quả thu được sẽ rất to lớn. * Cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm dịch vụ: Nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm dịch vụ có vai trò vô cùng quan trọng, nó tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp dưới các khía cạnh sau: Tăng khả năng tiêu thụ hàng hóa thông qua việc thu hút sự quan tâm của khách hàng tới sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp viễn thông. Cải thiện vị trí hình ảnh của doanh 9 nghiệp. Mở rộng mối quan hệ làm ăn với các đối tác trên thị trường, phối hợp với các chủ thể trong việc chi phối thị trường. Đối với mỗi doanh nghiệp viễn thông cần biết tổ chức mạng lưới bán hàng, thực hiện một loạt các hoạt động hỗ trợ như: Tiếp thị, quảng cáo, khuyến mại * Cạnh tranh bằng các công cụ khác: Công nghệ là công cụ cạnh tranh then chốt. Công nghệ quyết định sự khác biệt sản phẩm dịch vụ trên các phương diện chất lượng, thương hiệu và giá cả. Về phần công nghệ, nếu doanh nghiệp giữ bản quyền sáng chế hoặc có bí quyết riêng thì thị trường sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp sẽ có tính độc quyền hợp pháp. Do đó, năng lực nghiên cứu phát minh và các phương thức giữ gìn bí quyết là yếu tố quan trọng tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông. Thương hiệu, uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Đây là giá trị lâu đời và vô giá với doanh nghiệp và ngày càng in sâu và ấn tượng với người tiêu dùng, các đối tác. Nếu có uy tín, doanh nghiệp có thể tìm kiếm các nguồn tài chính lớn tài trợ cho các hoạt động đầu tư hiệu quả của mình. Nếu không có uy tín, để vay được vốn, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện khắt khe, hoặc huy động được ít, hoặc lãi suất huy động cao. Mặt khác, doanh nghiệp tạo được "bản sắc văn hóa" riêng cho chính mình thì khả năng chiếm lĩnh thị trường là rất cao, nâng cao năng lực cạnh tranh với các đối thủ khác. 1.2. ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG 1.2.1. Khái niệm đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp viễn thông Đầu tư là một hoạt động cơ bản trong nền kinh tế. Đầu tư là việc phối hợp các nguồn lực vào một hoạt động nào đó nhằm đạt được mục đích, mục tiêu cho chủ đầu tư trong tương lai. Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp viễn thông là các hoạt động đầu tư nhằm tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, có thể chỉ nhằm giữ vững được thị phần trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao và phát triển bền vững. 1.2.2. Nguồn vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp viễn thông Chiến lược tài chính là một trong những chiến lược chức năng quan trọng nhất để thực hiện chiến lược cạnh tranh tổng quát của doanh nghiệp viễn thông. 10 Doanh nghiệp viễn thông không thể chiến thắng nếu nguồn lực tài chính yếu và bị động. Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp thể hiện qua quy mô và cơ cấu vốn đầu tư. - Vốn đầu tư là yếu tố đầu tiên cần phải có để hình thành nên các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ. Các doanh nghiệp viễn thông thuộc ngành dịch vụ, để phát triển ngành dịch vụ cần phát triển về cơ sở hạ tầng, do vậy cần vốn lớn. Mặt khác, trong quá trình hoạt động các cơ sở vật chất kỹ thuật bị hao mòn hữu hình và vô hình theo thời gian và theo mức độ sử dụng nên để duy trì sự hoạt động, doanh nghiệp phải tiếp tục đầu tư lại, hiện đại hoá, đầu tư mở rộng, đổi mới để thích ứng với điều kiện hoạt động mới của sự phát triển khoa học kỹ thuật và nhu cầu tiêu dùng; tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh hoạt động marketing Tất cả các hoạt động này đều đòi hỏi có vốn đầu tư hợp lý. - Nguồn vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp viễn thông được lấy từ nguồn vốn chung của doanh nghiệp và được huy động từ nhiều nguồn như: Nguồn vốn ngân sách nhà nước: Viễn thông là một ngành kinh tế - kỹ thuật - dịch vụ quan trọng và các doanh nghiệp viễn thông chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước nên được Chính phủ, Nhà nước quan tâm hỗ trợ. Nhà nước dành một phần ngân sách để hỗ trợ vốn đầu tư cho doanh nghiệp viễn thông. Hơn nữa, không phải chỉ hỗ trợ về vốn mà quá trình Nhà nước đầu tư cho các ngành kinh tế khác cũng có ảnh hưởng tích cực đối với các doanh nghiệp viễn thông, như Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư hệ thống thông tin liên lạc Nguồn vốn vay qua các quỹ tín dụng, các ngân hàng nhà nước, các ngân hàng thương mại. Nguồn vốn huy động qua thị trường vốn như thị trường chứng khoán, thị trường thuê mua tài chính, thị trường bất động sản Cơ cấu vốn của mỗi doanh nghiệp bao gồm vốn nợ và vốn chủ sở hữu, tuỳ vào điều kiện mà mỗi doanh nghiệp có quyết định xác định cơ cấu vốn khác nhau. Doanh nghiệp viễn thông kinh doanh càng hiệu quả thì lợi nhuận càng lớn, khả năng tiếp nhận và sử dụng vốn càng hiệu quả, đó là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn từ hệ thống ngân hàng, tín dụng và tạo tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán. 1.2.3. Nội dung cơ bản của đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp viễn thông [...]... THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETTEL GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETTEL ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Viễn thông Viettel Công ty Viễn thông Viettel là một đơn vị hoạch toán phụ thuộc của Tổng công ty viễn thông Quân đội (Viettel) Trụ sở chính:... trình thực hiện các đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Để đánh giá các hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cần xem tổng vốn đầu tư được sử dụng cho các hoạt động này như thế nào Bảng 2.2 Tổng vốn đầu tư cho hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty giai đoạn 2006 – 2010 Đơn vị: Triệu đồng Năm Tổng vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh Tỷ trọng (%)... hiệu Đầu tư cho hoạt động marketing chiếm một tỷ trọng hợp lý trong tổng vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.2.4 Đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông Hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty giai đoạn 2006 2010 đạt được nhiều kết quả thể hiện qua đánh giá thực trạng từng nội dung đầu tư ở trên... vốn đầu tư và các nội dung của đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty viễn thông Viettel giai đoạn 2006 - 2010 thì cần xem xét mục tiêu của chiến lược cạnh tranh trong giai đoạn này để sau khi phân tích biết được các hoạt động đầu tư đó có đạt được các mục tiêu đã đề ra hay không Viettel Telecom ra đời với mục tiêu trở thành nhà cung cấp viễn thông số một tại Việt Nam Trong giai đoạn 2006 -. .. trong ngành tại các nước mà Viettel Telecom đầu tư như Campuchia và Lào Với thực trạng hoạt động đầu tư của Viettel Telecom giai đoạn 2006 - 2010 sau đây, các kết quả đạt được sẽ là cơ sở để thực hiện chiến lược đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty không những ở thị trường trong nước mà còn cả ở thị trường quốc tế 2.2.1 Các nguồn vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Phương pháp... khoán, thị trường bất động sản ) Tổng vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Viettel Telecom giai đoạn 2006 - 2010 là 50.981.670 triệu đồng trong đó chủ yếu là vốn tự có (vốn từ công ty mẹ) là 31.879.696 triệu đồng chiếm 62,53% tổng vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh; vốn vay là 15.026.415,6 triệu đồng chiếm 29,47% tổng vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh Vốn tự có xu hướng giảm dần qua các... nhân lực Bảng 2.6 Vốn đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Công ty Viễn thông Viettel giai đoạn 2006 - 2010 Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Tổng vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh Vốn đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Tỷ trọng (%) 2006 2007 2008 2.373.253 5.877.668 8.565.663 11.209.496 22.955.590 157.109,3 239.110 441.750 471.487 2.187.215 6,62 4,07 5,16 4,21 9,53 Nguồn: Viettel. .. Vốn đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chiếm một tỷ trọng tư ng đối nhỏ trong tổng vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Tỷ trọng này chiếm trung bình khoảng 5,92%/năm Năm 2006, vốn đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là thấp nhất, tuy tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư có tư ng đối cao Đây cũng là thời điểm công ty mới thành lập và cần xây dựng đội ngũ nhân sự mạnh nên công ty. .. tập trung đầu tư hoạt động này Năm 2009, tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư chiếm tỷ lệ thấp nhưng vốn đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lại cao do tổng vốn đầu tư của năm sau cao hơn so năm trước Năm 2010 nguồn vốn đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là cao nhất trong giai đoạn 2006 - 2010 nhưng so với tổng vốn đầu tư thì không đáng kể Công ty đã phân bổ vốn đầu tư hợp lý cho các công tác... nghệ, đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư cho hoạt động marketing Tuy nhiên đầu tư nghiên cứu và triển khai công nghệ chiếm tỷ trọng ít nhất Các hoạt động đầu tư này có nâng cao năng lực cạnh tranh công ty viễn thông Viettel hay không? và còn những mặt hạn chế nào? được thể hiện cụ thể qua thực trạng dưới đây: 2.2.2.1 Thực trạng hoạt động đầu tư sản phẩm dịch vụ mới Hoạt động đầu tư sản . đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty Viễn thông Viettel; - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Viễn thông Viettel. . động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Viễn thông Viettel giai đoạn 2006 - 2010 Chương 3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty. cạnh tranh tại Công ty Viễn thông Viettel giai đoạn 2006 - 2020& quot; là hoàn toàn mới. Đối với công ty Viễn thông Viettel, đây cũng là đề tài đầu tiên đề cập về hoạt động đầu tư nâng cao năng

Ngày đăng: 22/09/2014, 15:19

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Phương pháp xác định vốn đầu tư để đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty là: Thống kê theo số liệu đã đầu tư, căn cứ vào hợp đồng đã thực hiện của Viettel Telecom, cụ thể:

  • Doanh thu mạng di động của Viettel Telecom chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của Tổng công ty, cụ thể:

  • Viettel Telecom nhờ có đầu tư mạnh mẽ và đúng đắn đã thực hiện thành công chiến lược tăng trưởng tập trung của mình, đạt tăng trưởng cả về doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu của công ty tăng cao theo từng năm, từ 7.524,706 tỷ đồng năm 2006 lên đến 72.481 tỷ đồng năm 2010. Nó làm tăng năng lực tài chính cho công ty, và tạo sự tin tưởng với khách hàng và các đối tác, giúp cho việc huy động vốn được thuận tiện hơn. Tuy nhiên có những năm để thực hiện mục tiêu của chiến lược cạnh tranh trong giai đoạn 2006 - 2010 là tăng thị phần thì công ty phải đánh đổi bằng việc giảm doanh thu so với mục tiêu đề ra. Thông qua chiến lược giảm giá cước để thu hút nhiều khách hàng thuộc nhiều đối tượng khác nhau. Cuộc chạy đua giảm giá của công ty với các nhà mạng khác như Mobiphone, Vinaphone và các mạng mới gia nhập thị trường ngày càng quyết liệt. Như năm 2010, doanh thu của công ty chỉ đạt 86% mục tiêu (mục tiêu đề ra năm 2010 doanh thu tăng 40% so với thực hiện năm 2009); giảm 1300 tỷ từ cước kết nối (do cước kết nối giảm 15% từ ngày 15/1/2010); giảm 500 tỷ từ các nguồn: doanh thu Dcom 3G, PSTN và FTTx. Sau khi giảm cước, doanh thu kết nối giảm từ 28.8% doanh thu cước phát sinh trong năm 2009 xuống chỉ còn 23% trong năm 2010.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan