1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tâm lý học lao động Phân tích những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tai nạn lao động

33 3,1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 95,63 KB

Nội dung

ĐỀ TÀI: Phân tích những nhuyên nhân cơ bản dẫn đến tai nạn lao động.Các doanh nghiệp hiện nay (liên hệ ở một doanh nghiệp cụ thể) đã làm gì để hạn chế tai nạn lao động? những kiến nghị của bạn của vấn đề này ở Việt Nam hiện nay. MỤC LỤC A .LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, tình hình tai nạn lao động ở Việt Nam tiếp tục diễn biến phức tạp, đang ở trong tình trạng “Báo động đỏ”. Tai nạn lao động gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Tai nạn lao động không chỉ cướp đi sức khỏe, tính mạng của người lao động mà còn gây ra hậu quả khôn lường đối với chủ sử dụng lao động. Trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay việc tiết kiệm, sử dụng nguồn lực hiệu quả là vấn đề mang tính chiến lược trong các doanh nghiệp. Chính vì vậy, giảm thiểu tai nạn lao động đang là vấn đề cấp bách cần phải giải quyết. Để đưa ra biện pháp chúng ta phải biết được nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động là gì? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động nhưng trong bài thảo luận này, chúng em chỉ đề cập tới những nguyên nhân cơ bản dẫn tới tai nạn lao động. Bên cạnh đó, bài thảo luận còn đề cập đến thực trạng sử dụng các biện pháp giảm thiểu tai nạn lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã hiệu quả hay chưa? Cần bổ sung những biện pháp nào để đạt được hiệu quả cao nhất? B. NỘI DUNG I. Các nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động. 1. Khái niệm tai nạn lao động. Tai nạn lao động là một đầu re không mong muốn của hệ thống, là một chỉ số hoặc một dấu hiệu của sự trục trặc lớn trong hệ thống, được biểu hiện bằng sự tổn thất về người, máy hoặc đối tượng lao động một cách nặng nề và nghiêm trọng . Sự tổn thất về người thể hiện thấp nhất là các thương tật xảy ra và cao nhất là chết người. Sự tổn thất về máy móc thể hiện là sự hỏng hóc máy móc nặng nề đòi hỏi phải ngừng để sửa chữa . Sự tổn thất về đối tượng lao động thể hiện ở sự loại bỏ toàn bộ đối tượng lao động đã bị hỏng . Khi tai nạn lao động xảy ra thì sản xuất phải ngừng trệ và doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí lớn để khắc phục hậu quả. 2. Sáu nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động. 2.1 Sự khác biệt giữa các cá nhân . Con người sinh ra vốn khác nhau và kết hợp với điều kiện sống và phát triển khác nhau, nên họ có nhiều sự khác nhau lớn . Trong lao động người lao động trong nhóm và thực hiện những dạng lao động tương đối giống nhau. Do vậy sự khác nhau giữa các cá nhân là một yếu tố lớn dẫn đến tai nạn lao động. Sự khác nhau đó thể hiện ở các yếu tố sau: Thứ nhất sự khác nhau về tâm lý giới tính : nhà nghiên cứu Deborah Sheppard đã đưa ra lý thuyết khác biệt về bản sắc Nam-Nữ như sau: Bản sắc nam Bản sắc nữ Lô gic Trực giác Hợp lý Tình cảm Năng động Phục tùng Bạo gan Khả năng nhận xét người khác Sử dụng chiến lược Tự phát Độc lập Tình mẫu tử Thích cạnh tranh Hợp tác Nường người dẫn đường và Người ủng hộ và đệ tử trung quyết định thành Với sự khác biệt về bản sắc trên đã dẫn đến tâm lý hành động khác nhau giữa hai giới và biểu hiện tâm lý đó trong hoạt động khác nhau như : Đối với Nam thường bộc lộ tính ganh đua mạnh, tính năng động lớn,tính tìm tòi sáng tạo, tính mạnh bạo về thể lực trong lao động . Song nam cũng bộc lộ những nhược điểm lớn như: cẩu thả trong lao động , luộm thuộm trong hoạt động, nóng vội và thiếu tự tin, tính kiên trì thấp. Đối với nữ có tính cách tốt như:cẩn thận , tỉ mỉ, cần cù trong lao động, ngăn nắp gọn gàng trong hoạt động, có sức chịu đựng tâm lý cao. Nhưng nữ cũg bộc lộ những nhược điểm là:an phận trong lao động, không có tính ganh đua, thương yêu đùm bọc nhau và dễ dãi với nhau. Với sự khác biệt đó dẫn đến sự cố và tai nạn lao động ở nữ thấp hơn nhiều so với nam. Theo thống kê của Đức, Ba Lan, Hunggari cho thấy rằng :cứ 1000 công nhân nam thì có 71,9 trương hợp sự cố và tai nạn lao động, đối với 1000 công nhân nữ chỉ có 41,5 trường hợp. Vói sự khác biệt trên, công tác tổ chức lao động kĩ thuật cần phải bố trí công việc phù hợp với đặc diểm giới tính để có thể giúp giảm bớt sự cố và tai nạn lao động. Thứ hai sự khác biệt về kinh nghiệm lao động :kinh nghiệm lao động được biểu hiện là số lần lao động lặp lại ở những công việc được giao theo thời gian. Người lao động có mức độ lặp lại các hoạt động đối với công việc làmlớn bao nhiêu thì kinh nghiệm lao động càng nhiều bấy nhiêu. Kinh nghiẹm lao động phụ thuộc vào hai yếu tố sau:tần suất lặp lại của các hoạt động đối với công việc, thời gian công tác (tính bằng năm) . Các nhà nghiên cứu tâm lý học lao động cho rằng sự thuần thục trong lao động càng cao thì tai nạn và sự cố lao động càng ít và ngược lại độ thuần thục trong lao động càng thấp thì tai nạn và sự cố lao động càng cao. Nhà tâm lý học Hunggari I.Balintơ và M.Murani đã thống kê 1960 đối với công nhân có tay nghề dưới một năm chiém 41,5%các trường hợp tai nạn và sự cố lao động, còn năm 1961 tức một năm sau thì tỉ lệ này còn 37,7%. Thứ ba sự khác biệt về tuổi tác: các nhà tâm lý học đã nghiên cứu tâm lý lứa tuổi lao động và đi đến kết luận sau: Độ tuổi lao động càng cao, thì nhân cách càng hoàn thiện và họ có xu hứong suy nghĩ chín chắn và có trách nhiệm với đời sống cao hơn. Độ tuổi lao động càng cao, con người càng cẩn thận và chắc chắn hơn trong hoạt động lao động. Độ tuổi lao động càng cao, thì các cá nhân có nghĩa vụ gánh vác với đời sống càng cao, do vậy, họ có ý thức giữ gìnbản thân mình nhiều hơn . Trong những trường hợp đối mặt với những nguy hiểm, người có độ tuổi lao động càng cao thường có kinh nghiệm cao và bình tĩnh hơn ,tự tin hơn trong xử lí. Từ kết luận trên, các nhà tâm lý học lao động đã chỉ ra rằng ở lứa tuổi thanh niên đôi khi người lao động ỷ vào sức mạnh và coi khinh nguy hiểm, chủ quan trong hành động, do vậy khả năng xảy ra tai nạn và sự cố lao động nhiều hơn. Còn khi tuổi đã cao họ thực hiện công việc một cách cẩn thận hơn, chín chắn hơn, có suy nghĩ cân nhắc trước sau và thực hiện bảo hộ lao động thường xuyên hơn , do vậy khả năng xảy ra sự cố và tai nạn lao động ít hơn. Theo hội đồng quốc gia Mỹ, những người lái xe ôtô ở tuổi dưới 25có khả năng gặp bất hạnh gấp hai lần những người lái xe ôtô trên 25 tuổi . Thứ bốn xu hướng nghề nghiệp khác nhau: xu hướng nghề nghiệp được thể hiện thông qua chỉ số về hứng thú đối với nghề nghiệp và công việc. Trong thực tế người lao động làm việc trong điều kiện và hoàn cảnh khác nhau, chịu sự chi phối các yếu tố môi trường khác nhau, do vậy mức độ hứng thú đối với nghề nghiệp và công việc cũg khác nhau. Các nhà nghiên cứu tam lý học lao động đã thống kê và phân loại mức độ hứng thú với lao động và nghề nghiệp, gắn với trường hợp bất hạnh trong lao động đã đi đến kết luận sau: Những người lao động có hứng thú mạnh mẽ và ổn định đối với nghề nghiệp sẽ ít gặp sự cố và tai nạn lao động hơn so với những người không thích nghề của mình hoặc không hứng thú với công việc . Những người yêu nghề, thích công việc thường có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức tổ chức kỉ luật tốt và có chuyên tâm đến bbồi dưỡng đào tạo trình độ tay nghề của mình do vậy khả năng xảy ra sự cố và tai nạn lao động thấp hơn những người khác. Thứ năm năng lực chuyên môn: năng lục chuyên môn trong thực tế thường thể hiện ở trình độ lành nghề trong lao động và kinh nghiệm lao động. Các nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý đến sự khác biệt năng lực chuyên môn liên quan đến sự cố và tai nạ lao động. Họ cho rằng: người lao động khi có sự am hiểu sâu và rộng về chế tạo công nghệ máy móc, kết cấu máy móc thiết bị, đặc tính về nguyên nhiên vật liệu, dụng cụ, dối tượng lao động thì họ có khả năng cao trong công việc ngăn ngừa các sự cố và tai nạn lao động xảy ra; mạt khác kinh nghiệm lao động càng cao thì độ thuần thục trong việc thực hiện các thao tác lao động càng chính xác cao, càng làm giảm nguy cơ xảy ra sự cố và tai nạn lao động. Thứ sáu sự khác biệt tính khí: tính khí thể hiện ở mức độ, cường độ, sự cân bằng trong các phản xạ của con người đối với môi trường bên ngoài. Tính khí thường có bốn loại là :tính khí nóng, tính khí hoạt, tính khí trầm, tính khí ưu tư. Các nà nghiên cưứ tâm lý học lao động đặc biiệt quan tâm đến hai dạng tính khí là tính khí nóng và tính khí ưu tư. Những người có tính khí nóng thường có sự phản ứng mạnh, nhanh nhưng không cân bằng, do đó dễ xảy ra hiện tượng nóng vội, chủ quan, thiếu thận trọng trong lao động và do vậy khả năng xảy ra sụ cố và tai nạn lao đọnh cao hơn. Những người có tính khí ưu tư ngược lại có sự phản ứng chậm chạp, thiếu tính năng động, tháo vát trong xử lí các tnhf huống lao động cụ thể, do vậy thường khả năng xảy ra tai nạn lao động cao hơn. Thứ bảy sự khác biệt về vai trò và vị trí của các cá nhân trong tổ chức: vai trò và vị trí của các cá nhân trong tổ chức thường gắn với tinh thần trách nhiệm cao hay thấp. Trong thực tế hoạt động, hệ thống được tổ chức teo kiểu ràng buộc với nhau và chi phối lẫn nhau. Các vị trí khác nhau tạo nên hệ thống đồng bộ của hoạt động. Các nhà nghiên cứu cho rẳng : người có vị rí caỏtong tổ chức thường có ý thức trách nhiệm cao hơn trong hoạt động lao động và do vậy khả năng xảy ra sự cố và tai nạn lao động thấp hơn; những người có vị trí và vai trò thấp thường có tính ỷ lại và đặc biệt có sự phản ứng đối với giám sát ,do vậy ý thức trách nhiệm thường không ổn định và khả năng xỷ ra sự cố tai nạn lao động cao hơn. 2.2 Sự mất chú ý trong lao động Chú ý trong lao động được thể hiện ở xu hứong và mức độ tập trung ý thức của con người vào đối tương lao động để thực hiện các hoạt động lao động . Khi nghiên cứu các sự cố và tai nạn lao động, các nhà nghiên cứu tâm lý lao động đã phát hiện ra rằng rất nhiều các trường hợp và sự cố lao động là do mất chú ý tạm thời trong lao động. Sự mất chú ý tạm thời này thể hiện sự chú ý vào đối tượng lao động mất đi do sự chú ý vào đối tượng khác chiếm mất . Sự mất chú ý tạm thời trong lao động thường xảy ra trong những khoảnh khắc ngắn ngủi và do các nguyên nhân cơ bản sau đây: Thứ nhất là do tiếng động đột xuất lớn bbất thường xảy ra làm người lao động hướng chú ý của họ vào đó như là : tiếng đổ vỡ, tiếng nổ, tiếng động khác thường khi lao động. Thứ hai là các vật thể di động đến gần người lao động làm cho họ cảm giác mất an toàn hoặc nguy hiểm với họ như: vật di chuyển trên đầu do cần cẩu dàn thực hiện, xe vận chuyển sản phẩm xếp quá cao và không chắc chắn… Thứ ba là do sự di chuyển có bóng của các vật thể in vào khu vực sản xuất tạo nên những phản ứng đột ngột của người lao động làm mất chú ý tạm thời như bóng của ôtô di chuyển ngoài phân xưởng in qua cửa kính vào nơi làm việc của công nhân. Thứ tư là do tiếng loa phóng thanh nổi lên bất ngờ hoặc có tác động ào sự chú ý của người lao động như: tiếng loa gọi “anh chị em công nhân chú ý”, tiếng bài hát, bản nhạc đang được ưa thích … Thứ năm là do hình ảnh lạ mắt hoặc quá đẹp, tiếng nói kì lạ lôi cuốn sự chú ý của các cá nhân. 2.3 Mệt mỏi dẫn đến tai nạn lao động Mệt mỏi thể hiện sự suy giảm các chức năng sinh trong quá trình lao động. Nó được thể hiện ở sự suy giảm khả năng làm việc và sự cố, tai nạn lao động có khả năng ra tăng. Hiện nay chúng ta cần phân biệt hai dạng mệt mỏi cơ bản là mệt mỏi toàn bộ và mệt mỏi bộ phận. Mệt mỏi toàn bộ là sự suy giảm các chức năng sinh lý toàn bộ sau một thời gian lao động nhất định. Mệt mỏi loại này dẫn đến khả năng làm việc giảm và nếu quá mệt mỏi sẽ dẫn đến khả năng sự cố và tai nạn lao động. Mệt mỏi bộ phận là sự suy giảm chức năng sinh lý ở một bộ phận cơ thể nào đó ví dụ: thị lực sử dụng quá nhiều dẫn đến mỏi mắt, chỉ có tay làm việc với tần suất quá lớn dẫn đến mỏi tay. Mệt mỏi loại này dễ dàng dẫn đến sai sót lao động, khả năng sự cố và tai nạn lao động tăng.Trong thực tế lao động, các nhà nghiên cứu tam lý học lao động quan tâm nhiều đến sự mệt mỏi bộ phận. Đây là loại hay gây nên sự cố và tai nạn lao động nhiều nhất .Mệt mỏi này do một số nguyên nhân cơ bản sau gây ra: Do độ chính xác quá cao và tốc độ làm việc quá nhanh đồi hỏi sự căng thẳng thị giác lớn, do vậy, dẫn đến mỏi mắt,suy giảm thị lực. Do điều kiện lao động quá kém, đặc biệt sự chiếu sángkém dẫn đến căng thẳng thị giác. Do chuyên môn hóa quá hẹp người lao động dẫn đến họ chỉ sử dụng ít bộ phận cơ thể tham gia lao động, làm cho các bộ phận khác bị đìng trệ, dẫn đến các xung đột sinh lý làm dối loạn hoạt động. Do chuyên môn hóa quá hẹp dẫn đến tính đơn điệu cao trong lao động, làm ức chế hưng phấn thần kinh, làm gia tăng sự cố và tai nạn lao động. Do sự căng thẳng thần kinh quá lớn trong lao động dẫn đến mệt mỏi thần kinhvà gây ra nhiều sự nhầm lẫn trong lao động. Do căng thẳng thần kinh cảm giác lớn(vì xung đột và va chạm ở gia đình và cơ quan) dẫn đến người lao động chán trường mệt mỏi. 2.4 Sự phản ứng sinh lý với các yếu tố môi trường Trong thực tế lao động, điều kiện lao động khắc nghiệt có thể dẫn đến hàng loạt các phản ứng sinh lý của con người, làm cho sai lệch các hoạt động lao động và dẫn đến sự cố và tai nạn lao động. Các phản ứng sinh lý với môi trường thường xảy ra theo các nguyên nhân sau: Các hạt bụi bay vào mắt làm cho người lao động nhắm mắt lại đột ngột. Các luồng khí độc hoặc mùi khó chịu khiến phản ứng cơ thể làm cho người lao động quay mặt hoặc nhười đột ngột. Người lao động tiếp xú với môi trường quá nóng hoặc quá lạnh khiến họ gây nên hành vi co giật tay chân mạnh và đột ngột dẫn đến sự cố và tai nạn lao động. 2.5 Kích thích tâm lý thái quá . Kích thích tâm lý quá thái thường được biểu hiện ở trạng thái tâm lý hưng phấn quá mạnh hoặc tức giận quá lớn. Thông thường, các nhà tâm lý thường quan tâm tới trạng thái tâm lý tiêu cực quá thái như: căng thẳng thần kinh do yếu tố gia đình hoặc tập thể gây nên; trạng thái tức giận quá thái; trạng thái nổi khùng. Trạng thái thần kinh căng thẳng thường biểu hiện ở xung năng tâm lý bị dồn nén quá mức có thể bùng phát bất cứ lúc nào khi có sự tác động làm bùng phát. Trạng thái này thường do xung đột gia đình hay tập thể, điều kiện sống quá khó khăn, sự bất công quá lớn…Trạng thái tức giận quá thái là hiện tượng cảm xúc bị kích thích đến tọt cùng dẫn đến bùng phát các hành vi vô thức. Ở trong trạng thái này, người lao động không tự kìm chế được mình và bị hoàn cảnh môi trường tác động đến hành vi tiêu cực. Trạng thái nổi khùng là sự kìm nén xung năng thần kinh mất hiệu lực dẫn đến trạng thái hành vi bị điều khiển bởi sự bùng phát cá xung năng thần kinh. Các nhà nghiên cứu tâm lý lao động cho rằng nếu sử dụngnhững ngừoi lao động ở các trạng thái trên sẽ dẫn đến khả năng sự cố và tai nạn lao độnh rất lớn. 2.6 Các nguyên nhân thuộc về kĩ thuật công nghệ, máy móc thiết bị, dụng cụ lao động và đối tượng lao độg. Đây là các yếu tố khách quan không phụ thuộc vò yếu tố tâm lý của con người. Những hiện tượng trên thường xảy ra do: hỏng máy, sự cố máy, sự cố dụng cụ lao động, sự cố đối tượng lao động hoặc công nghệ không chính xác. Những hiện tượng trên được khắc phục trên cơ sở các biện pháp tổ chức sản xuất, sửa chữa máy móc thiết bị, kiểm tra chất lượng dụng cụ và đối tượng lao động trước khi dùng vào sản xuất. 3. Thời điểm xảy ra tai nạn lao động. Trước hết không ai ngạc nhiên khi thấy rằng một người đi làm việc trong trạng thái bệng tật sẽ bị nguy hiểm lớn hơn nhiều so với người khỏe mạnh. Cũng chẳng lấy gì làm ngạc nhiên khi nghe nói về hậu quả nguy hại của rượu đối với các trường hợp bất hạnh. Những người nghiên cứu tâm lý lao động ở Pháp cho rằng những nhười công nhân uống rượu thường xuyên có khả năng xảy ra sự cố và tai nạn lao đọng nhiều hơn 35% so với người không uống rượu, đặc biệt mức độ trầm trọng của sự cố và tai nạn lao động lớn hơn rất nhiều. Khả năng xảy ra sự cố và tai nạn lao động tăng lên theo sự tăng lên của mệt mỏi. Thời gian xảy ra tai nạn lao động thường ở các thời điểm sau: Thời điểm công nhân uống rượu say. Thời điểm bị ốm đau nặng nhất. Cuối các buổi làm việc khi mệt mỏi tăng cao nhất. II. Biện pháp hạn chế tai nạn lao động ở công ty cơ khí Hà Nội. 1. Công ty cơ khí Hà Nội. Tên công ty: Cơ khí Hà Nội (HAMECO) (26/11/2007) Địa chỉ: 74 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Điện thoại: 84-4-8584416/8584354 Fax: 84-4-8583268 Email: HAMECO@hn.vnn.vn Chủ tịch HĐQT: Tổng giám đốc: Lê Sỹ Trung Công ty được thành lập ngày 12/4/1958 với tên gọi ban đầu là nhà máy cơ khí Hà Nội do Liên Xô giúp đỡ về trang thiết bị kỹ thuật . Các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: - Công nghiệp sản xuất máy công cụ Thiết kế, chế tạo và lắp đặt thiết bị công nghiệp + Dịch vụ, tư vấn kỹ thuật trong lĩnh vực công nghiệp + Xuất nhập khẩu và kinh doanh vật tư thiết bị . - Thực hiện các chức năng đào tạo nghề phục vụ cho nhu cầu của xã hội - Kinh doanh bất động sản và các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. Năm 1988 công ty được nhà nước tặng thưởng huân chương độc lập hạng 2. Năm 2008 nhà nước tặng thưởng huân chương Độc lập hạng nhất. 2. Thực trạng vấn đề tai nạn lao động ở công ty cơ khí Hà Nội. 2.1. Điều kiện lao động, cở vật chất,nhà xưởng của công ty. Cũng như các ngành cơ khí khác, điều kiện lao động tại công ty cơ khí Hà Nội nặng nhọc từ khâu tạo phôi ban đầu đến quá trình gia công và ra thành phẩm đều đòi hỏi phải có sự tham gia thao tác của công nhân.Mặt khác, các thiết bị máy móc của công ty do Liên Xô trang bị từ năm 1958 đều đã qua sửa chữa nhiều, thiếu cơ cấu an toàn, nhà xưởng bị xuống cấp nhiều như mặt bằng nhà xưởng, các hệ thống thông gió Môi trường lao động tạo công ty có nhiề tiếng ồn, đặc biệt là ở phân xưởng rèn, dập.Các bức xạ nhiệt ở các phân xưởng nấu gang, nhiệt luyện, lò hồ quang Nhưng bên cạnh đó không gian làm việc tại các xưởng làm việc khá rộng và trong quá trình thiết kế, xây dựng công ty đã chú trọng đến lấy ánh sáng và thông gió tự nhiên.Hơn nũa tại mỗi vị trí làm việc của công nhân, công ty đều bố trí một máy quạt. [...]... tiêu về đảm bảo ATVS_LĐ 1 Số liệu Lao động Tổng số lao động 976 + Số lao động nữ 243 + số lao động làm việc nặng nhọc,độc hại, nguy hiểm 302 43 - Số lao động nữ 2 Tai nạn lao động - Tổng số tai nạn lao động 7 - Số vụ có người chết 0 - Tổng số người bị tai nạn lao động 7 - Số người chết vì tai nạn lao động 0 Trong đó : - Lao động nữ - Số người bị suy giảm 31% sức lao động trở lên - Chi phí bình quân... công công việc: 1.Các nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động 1.1 Khái niệm tai nạn lao động. _bạn minh thư (làm thêm phần 1.2.1) 1.2 6 nhóm nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động 1.2.1 Sự khác biệt giữa các cá nhân 1.2.2 Sự mất chú ý trong lao động 1.2.3 Mệt mỏi dẫn đến tai nạn lao động. (bạn vũ thị thu làm,cả phần 1.2.2) 1.2.4 Sự phản sinh lí với các yếu tố môi trường 1.2.5 Kích thích tâm lí thái quá.(bạn... dụng lao động Stt Nguyên nhân Số vụ 1 Không huấn luyện về an toàn lao động cho người lao động 153 2 Thiết bị không đảm bảo an toàn 107 3 Không có thiết bị an toàn 72 4 Không có quy trình, biện pháp an toàn lao động 190 5 Không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao 65 động 7 Những nguyên nhân khác 246 Bảng 6: Những nguyên nhân để xảy ra TNLĐ do người sử dụng lao động • Về phía người lao động: ... sử dụng lao động, người lao động chấp hành những quy định của pháp luật về công tác an toàn, vệ sinh lao động 2 Những kiến nghị về vấn đề tai nạn lao động tại Việt Nam Để hạn chế được tai nạn lao động tại Doanh Nghiệp thì cần có sự hợp tác và tham gia từ cả 3 phía: Người lao động, người sử dụng lao động, cơ quan nhà nước 2.1 Từ phía nhà nước Nhà nước cần có chính sách nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước... nạn lao động ở Việt Nam hiện nay 1 Tình hình tai nạn lao động ở Việt Nam Trong những năm gần đây, vấn đề tai nạn lao động tại các Doanh Nghiệp Việt Nam đang là vấn đề nhức nhối Rất nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra, gậy thiệt hại nặng nề về người và tài sản Theo thống kê mới nhất, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo tình hình tai nạn lao động trong 6 tháng đầu năm 2012 trên toàn... động tại Việt Nam có thể thấy có khá nhiều vụ tai nạn lao động xảy ra là do người lao động không tuân thủ quy trình, kỹ thuật an toàn lao động trong sản xuất, được trang bị trang thiết bị bảo hộ cá nhân nhưng lại không sử dụng Vậy để phòng ngừa và hạn chế tai nạn lao động người lao động cũng đóng vai trò không nhỏ  Người lao động cần tự nâng cao ý thức chủ động tìm hiểu về các biện pháp, kỹ thuật TAVSLĐ,... thể về TNLĐ, về các vụ tai nạn lao động cũng cần phải được điều tra kỹ càng Truy cứu trách nhiệm của chủ sử dụng lao động cũng như tác  nhân gây tai nạn, từ đó có biện pháp xử lý thích đáng Nhà nước có thể kết hợp với Doanh Nghiệp tổ chức những chương trình huấn luyện về An Toàn - Vệ sinh lao động, trang bị cho người lao động những kiến thức về kỹ thuật An Toàn – Vệ Sinh lao động đồng thời nâng cao... Stt 1 Nguyên nhân Số vụ Vi phạm các quy trình, biện pháp làm việc an toàn về an 1106 toàn lao động 2 Không sử dụng các trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân 121 3 Do người khác vi phạm quy định về an toàn lao động 67 Bảng 7: Những nguyên nhân để xảy ra TNLĐ do người lao động • Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước - Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại...2.2 Tình hình tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp Trong quá trình sản xuất do những nguyên nhân chủ quan và khách quan của người lao động và người sử dụng lao động nên tai nạn lao động vẫn xảy ra, gây tổn thương không nhỏ về người và tái sản cho công ty Trong các lần khám sức khỏe định kỳ hàng năm,công ty tổ chức khám và đã phát hiện một số bệnh nghề nghiệp như: bệnh bụi phổi silic những người mắc... kỹ thuật phòng ngừa ATVSLĐ, quy trình kỹ thuật, nguyên tắc an toàn vệ sinh lao động Luôn mang theo phương tiện bảo hộ cá nhân được yêu cầu trong quá trình tác nghiệp sản xuất C KẾT LUẬN Tìm ra nguyên nhân và giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động là vấn đề vô cùng quan trọng hiện nay Nó không chỉ đem lại lợi ích cho cá nhân người lao động hay chủ lao động, mà nó đem lai lợi ích to lớn cho toàn xã hội . ATVS_LĐ Số liệu 1 Lao động Tổng số lao động + Số lao động nữ + số lao động làm việc nặng nhọc,độc hại, nguy hiểm - Số lao động nữ 976 243 302 43 2 Tai nạn lao động - Tổng số tai nạn lao động - Số. lao động . Khi nghiên cứu các sự cố và tai nạn lao động, các nhà nghiên cứu tâm lý lao động đã phát hiện ra rằng rất nhiều các trường hợp và sự cố lao động là do mất chú ý tạm thời trong lao. sự thuần thục trong lao động càng cao thì tai nạn và sự cố lao động càng ít và ngược lại độ thuần thục trong lao động càng thấp thì tai nạn và sự cố lao động càng cao. Nhà tâm lý học Hunggari

Ngày đăng: 22/09/2014, 12:39

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w