Câu 1: Nêu khái niệm hệ thống chính trị và những đặc trưng cơ bản của hệthống chính trị Việt Nam? Phân tích những nguyên tắc cơ bản trong đổi mới hệthống chính trị ở Việt Nam hiện nay?
Có thể định nghĩa HTCT như sau: Hệ thống chính trị là một tổ hợp có tính chỉnh thểcác thể chế chính trị (các cơ quan quyền lực nhà nước, các đảng chính trị, các tổ chứcvà phong trào xã hội,…) được xây dựng trên các quyền và các chuẩn mực xã hội, phânbố theo một kết cấu chức năng nhất định, vận hành theo những nguyên tắc, cơ chế vàquan hệ cụ thể, nhằm thực thi quyền lực chính trị.
Có thể nói HTCT nước ta về cơ bản được tổ chức gần giống như HTCT nhiềunước Trước hết tiểu hệ thống thể chế của nó (cốt lõi vật chất của HTCT) bao gồm Nhànước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốcViệt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội Các bộ phận này được kết nối với nhau theo
Trang 2những quan hệ, những cơ chế và nguyên tắc vận hành nhất định, trong một môi trườngvăn hóa chính trị đặc thù.
Chính vì vậy hệ thống chính trị nước ta có những đặt trưng sau:
- Thứ nhất, về thể chế Đảng chính trị Chế độ nước ta là “nhất nguyên chính trị,
nhất đảng lãnh đạo”; đặt trưng này vừa mang tính phổ biến đối với HTCT các nướcXHCN, vừa mang tính đặc thù Tính đặc thù đó được quy định bởi vai trò, vị trí, khảnăng lãnh đạo, uy tín lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập đến naytrong quá trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, chống ách thực dân, thống nhấtđất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đổi mới xã hội
- Thứ hai, về thể chế Nhà nước, đặc trưng của mô hình thể chế này ở Việt Nam
(ảnh hưởng của mô hình Xô viết) là: Quyền lực nhà nước là thống nhất (thuộc về nhân
dân); nhưng có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện
các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp Quyền lực tối cao thuộc về Quốc hội - Quốc hội
có quyền thành lập Chính phủ, bầu Chủ tịch nước, cơ quan Tư pháp, Hội đồng Quân sựTrung ương; có quyền quyết định những vấn đề hệ trọng của đất nước như tuyên bốchiến tranh hay hòa bình; có quyền giám sát tối cao việc thi hành pháp luật (đặc điểm này
hơi giống Thể chế chính trị Cộng hòa đại nghị) Chính phủ là cơ quan hành chính chịu
trách nhiệm trước Quốc hội, thực thi vai trò quản lý hành chính và bảo đảm sự thống nhấttừ trung ương đến địa phương Tuy nhiên, khác với thể chế cộng hòa khác, trong hệ
thống Tư pháp của thể chế chính trị Cộng hòa xã hội chủ nghĩa có hệ thống cơ quan Việnkiểm sát
- Thứ ba, các tổ chức chính trị - xã hội bao gồm các tổ chức mà hoạt động của
chúng vừa mang tính chính trị, vừa mang tính xã hội Do Đảng cộng sản thành lập, lãnhđạo, gắn bó chặt chẽ với Đảng và Nhà nước, là cơ sở chính trị của Đảng và Nhà nước.
- Thứ tư, nền hành chính nhà nước, một bộ phận quan trọng của nhà nước ta còn
rất non trẻ (mới hơn 60 năm) lại hầu như không được kế thừa gì từ quá khứ (chế độ thựcdân phong kiến) bị ảnh hưởng nặng của mô hình tập trung quan liêu cao độ, nhưng phải
Trang 3thực hiện một loạt nhiệm vụ lịch sử mới mẻ và to lớn, đó là: Đưa nước ta từ một nướcnông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ là chủ yếu đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN, thựchiện công nghiệp hóa, đồng thời với hiện đại hóa đất nước, xây dựng một nền kinh tế thịtrường định hướng XHCN, nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vìnhân dân Tất cả những nhiệm vụ đó đều nhằm mục tiêu xây dựng một nước Việt Namdân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; hội nhập và rút ngắn khoảng cáchphát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Hệ thống chính trị ở nước ta đã tỏ rõ tính ưu việt của nó trong suốt hai cuộc khángchiến, đã tập trung nguồn lực cao độ của đất nước phục vụ cho tiền tuyến với tinh thần“tất cả để chiến thắng” Hệ thống chính trị đã động viên sự hi sinh vô bờ bến của nhândân cho thắng lợi của cách mạng, tạo được những điều kiện cần thiết để kết hợp được sứcmạnh của dân tộc và thời đại, đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, hoàn thành cáchmạng giải phóng dân tộc trên cả nước, thống nhất tổ quốc đưa cả nước cùng đi lên chủnghĩa xã hội Sau chiến tranh, đất nước trải qua nhiều khó khăn chủ quan và khách quan,đặc biệt là sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã, nhưng chúng ta vẫn đứng vững đượcvượt qua thử thách, khủng hoảng đưa đất nước phát triển lên một bước mới, đạt đượcnhiều thành tựu to lớn Nguyên nhân của những thành tựu đó là “do Đảng ta có bản lĩnhvững vàng và đường lối lãnh đạo đúng đắn, Nhà nước có cố gắng lớn trong việc điềuhành, quản lý; toàn dân và toàn quân phát huy lòng yêu nước và tinh thần dũng cảm,đoàn kết nhất trí, cần cù, năng động sáng tạo, tiếp tục thực hiện đổi mới, ra sức xây dựngvà bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Bên cạnh những thành tựu, hệ thống chính trị nước ta cũng bộc lộc những yếukém: Cơ chế Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý chưa được cụ thể hóa,chưa phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, phương thức và phạm vi hoạt động củatừng chủ thể trong hệ thống chính trị; Chưa thực hiện tốt các cơ chế tổ chức thực thiquyền lực chính trị, quyền lực nhà nước Dẫn đến tình trạng chồng chéo, giảm hiệu lực,hiệu quả của quá trình thực thi quyền lực nhà nước; Chúng ta còn chưa thực hiện đầy đủvà đúng đắn các nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị; Còn quan niệm giản đơn về
Trang 4thống nhất quyền lực nhà nước và sự phân công các cơ quan nhà nước trong việc thựcthi các quyền; Việc phân cấp phân quyền còn chưa hợp lý, còn tình trạng vừa chồngchéo, vừa bỏ trống trong thực thi quyền lực nhà nước ở địa phương; Các tổ chức chính trị- xã hội hành chính hóa, hoạt động kém hiệu quả.
Vì vậy, trong suốt quá trình đổi mới, cần có sự điều chỉnh để phù hợp với nhucầu khách quan của xã hội, đòi hỏi phải thực hiện tốt những nguyên tắc cơ bản ởnước ta như sau:
Nguyên tắc thứ nhất, đổi mới hệ thống chính trị tức là đổi mới nội dung và
phương thức hoạt động; cũng như mối quan hệ giữa các tổ chức chính trị hợp pháp trong
hệ thống chính trị; chứ không được thay đổi mục tiêu và con đường XHCN, không chấpnhận “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”, gây rối lọan xã hội.
Nguyên tắc thứ hai, đổi mới là nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ
thống chính trị Trong quá trình tiến hành công cuộc đổi mới, một vấn đề có tính nguyên tắc
là phải luôn luôn kiên định vai trò lãnh đạo, vị thế cầm quyền của Đảng; đồng thời làm tốtcông tác xây dựng Đảng, thường xuyên đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấucủa Đảng Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo vàphát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội Nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ của toàn Đảng và của mỗi cánbộ, đảng viên, trước hết của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; không dao động trong bấtcứ tình huống nào Kiên định đường lối đổi mới, chống giáo điều, bảo thủ, trì trệ hoặcchủ quan, nóng vội, đổi mới vô nguyên tắc
Nguyên tắc thứ ba, đổi mới theo định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa; thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Đảm bảo quyền làm chủcủa nhân dân, cả trực tiếp lẫn gián tiếp, thông qua các cơ quan dân cử, các đoàn thể, tổchức chính trị - xã hội.
Nguyên tắc thứ tư, đổi mới HTCT nhằm tạo điều kiện cho việc ổn định chính trị
và phát triển kinh tế - xã hội bền vững Đây được xem là nguyên tắc quan trọng nhất để
Trang 5từng bước đổi mới vững chắc, tránh sự nóng vội, chủ quan và có thể sai lầm về mặt chínhtrị.
Nguyên tắc thứ năm, đổi mới phải gắn liền với quyết tâm phòng chống quan liêu,
tham nhũng Quan liêu, tham nhũng là bệnh không thể tránh khỏi trong quá trình thựchiện đổi mới Một bộ phận không nhỏ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốtsuy thoái về đạo đức, lợi dụng nhiều sơ hở, hạn chế, khuyết điểm trong quá trình thựchiện đổi mới để vụ lợi cá nhân; Làm ảnh hưởng to lớn niềm tin của nhân dân đối vớiĐảng Như Đại hội XII của Đảng đã nêu rõ: Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêmtrọng, với những biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiềucấp, nhiều ngành, làm cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, gây bức xúc trong dư luận, làthách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhànước, đe dọa sự tồn vong của chế độ Vì vậy, trong quá trình thực hiện đổi mới hệ thốngchính trị, đổi mới phải gắn liền với quyết tâm phòng chống quan liêu, tham nhũng lànguyên tắc cần kíp mà Đảng, Nhà nước, Nhân dân ta quyết tâm thực hiện trong giai đoạnhiện nay.
Tóm lại, HTCT là một chỉnh thể cấu thành bởi các thiết chế chính trị, có mối quan
hệ và tương tác với nhau theo các cơ chế, nguyên tắc vận hành nhất định để thực thiquyền lực chính trị Hệ thống chính trị ở mỗi quốc gia có cách tổ chức và vận hành khácnhau, mang những đặc trưng riêng, phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử, văn hóa…của quốcgia đó Tuy nhiên, HTCT vẫn bị chi phối và tuân theo những nguyên tắc và giá trị chung,có tính phổ biến HTCT Việt Nam tuy mới hình thành và phát triển cùng với quá trìnhxây dựng đất nước, nhưng đã đáp ứng được ở mức độ nhất định những đòi hỏi của môitrường xã hội, đảm bảo sự ổn định chính trị, xã hội và đóng góp đáng kể vào sự thànhcông của công cuộc đổi mới Do còn những bất cập và hạn chế, hệ thống chính trị ViệtNam vẫn đang trong quá trình đổi mới và phát triển.