Liên hệ với việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân K/n: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là toàn bộ những nhiệm vụ lịch sử khách quan mà giai cấp công nhân có thể th
Trang 1Đề cương ôn tập : Chủ nghĩa xã hội khoa học
Câu 1: Phân tích những đặc điểm của giai cấp công nhân Liên hệ thực trạng giai
cấp công nhân Việt Nam hiện nay
Câu 2: Phân tích những điều kiện cơ bản quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân Liên hệ với việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của g/c công nhân
Câu 3: CMR, Đảng cộng sản là nhân tố chủ yếu, quyết định thực hiện thắng lợi sứ
mệnh lịch sử của gc công nhân L/h vai trò của Đảng cộng sản VN
Câu 4: Phân tích những đặc điểm cơ bản của thời kì quá độ từ CNTB lên CNXH
Liên hệ với thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Câu 5: Phân tích những đặc điểm của cách mạng XHCN L/h với thực tiễn CMVN Câu 6: Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN Liên hệ với
thực tiễn ở việt nam
Câu 7: Trình bày nội dung liên minh giai cấp công nhân trong CM XHCN ở VN
Liên hệ thực tiễn liên minh công – nông – tri thức ở địa phương
Câu 8: Trình bày những nội dung c ơ bản của nền văn hóa XHCN Liên hệ với quá trình xây dựng nền văn hóa xhcn ở VN hiện nay
Câu 9: CMR: Văn hóa XHCN là nền tảng tinh thần, là mục tiêu và động lực của sự
nghiệp xây dựng CNXH Liên hệ với nền văn hóa ở VN
Câu 10: Trình bày những quan điểm cơ bản của quá trình xây dựng và phát huy
nhân tố con ng ười ở Việt Nam hiện nay
Câu 11: Phân tích K/n Dân tộc Liên hệ với đặc điểm, tình hình dân tộc VN.
Trang 2Câu 12: Trình bày nội dung c ương lĩnh dân tộc của CNXHKH Liên hệ với chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Vn hiện nay.
Câu 13: Phân tích K/n Tôn giáo L/h với đặc điểm, tình hình tôn giáo ở VN.
Câu 14: Trình bày những nguyên tắc cơ bản của XHCN trong giải quyết các vấn
để tôn giáo L/h với chính sách tôn giáo của Đảng và Nn Vn hiện nay
Câu 15: Phân tích các chức năng xã hội của gia đình Liên hệ với gia đình VN.
-Câu 1: Phân tích những đặc điểm của giai cấp công nhân Liên hệ thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
K/N: Gccn là giai cấp những người lao động trong các lĩnh vực, các quá
trình SX CN hoặc có tính chất CN sản xuất ra của cải vật chất, với trình độ cn- kt hiện đại, t/c XH hoá cao; là giai cấp của những người mà hoạt động lao động của
họ sẽ tạo ra giá trị thặng dư – nguồn gốc chủ yếu của sự giàu có trg xã hội hiện đại
Mác và Angghen đã khái quát, chỉ ra một cách chính xác bản chất của giai cấp công nhân:
Giai cấp công nhân ra đời cùng với sự xuất hiện của nền đại công nghiệp: Người lao động đang trực tiếp hoặc gián tiếp vận hành các công cụ sx có t/c cn ngày càng hiện dại, có tính xhh cao Đại CN càng phát triển, tất yếu kéo theo 2 hệ quả:
- thứ nhất, trình độ cn - kt và t/c XH hoá của LLSX ngày càng cao
- thứ hai, gc CN cũng không ngừng trưởng thành cả về số lượng và chất lượng, trình độ và ý thức chính trị
Trang 3 Sức lđ của g/c CN +TLSX = nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư,
Đặc trưng cơ bản của giai cấp CN:
Giai cấp CN là sản phẩm của đại công nghiệp:
- Họ là đại biểu của llsx tiến tiến
- Ý thức tổ chức kỷ luật cao ( CN tham gia các tổ chức, Pt đấu tranh)
- Có bản chất quốc tế Đại CN phát triển đã tạo nên 1 hệ quả kép Một mặt tạo ra một LLSX có trình độ cao (là điều kiện cho sự ra đời hình thái kinh
tế - xã hội mới, CSCN), mặt khác lại sản sinh ra một cơ cấu XH – giai cấp mới, trong đó sự thống nhất và đấu tranh giữa giai cấp CN vs giai cấp
TS ngày càng trở thành quan hệ cơ bản nhất Theo hệ quả thứ hai, giai cấp CN ngày càng trở thành lực lượng XH đối lập căn bản với giai cấp
TS, trở thành giai cấp trung tâm, đủ sức để thực hiện bước chuyển cách mạng của nhân loại lên một hình thái kinh tế - xã hội cao hơn, XH CSCN
Giai cấp CN là giai cấp có lợi ích chính trị cơ bản đối lập với giai cấp TS: Mâu thuẫn gay gắt (TS vs CN), giai cấp CN trở thành giai cấp có sứ mệnh lịch sử thủ tiêu CNTB, xây dựng CNXH và CSCN Điểm đồng nhất giữa các giai các giai cấp có sứ mệnh lịch sử trong các thời đại cách mạng trước với giai cấp CN thể hiện
ở chỗ đều là những giai cấp đại diện cho 1 PTSX mới hình thành trong lòng hình thái kinh tế - XH cũ đã lỗi thời, đều là những giai cấp có lợi ích chính trị đối lập với giai cấp thống trị trong XH Điểm khác biệt căn bản, trong các thời đại cách mạng trước, cả giai cấp quý tộc chúa đất và giai cấp tư sản đều đại dieenh cho những PTSX mới dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về TLSX, trong khí đó, giai cấp
CN lại đại diện cho 1 PTSX mới dựa trên chế độ sở hữu xã hội (công hữu)
Giai cấp CN có lợi ích chính trị thống nhất về cơ bản với nhân dân lao động
và toàn xã hội: Trong CNTB, mâu thuẫn chính trị cơ bản là mâu thuẫn giữa TS và
Trang 4CN Hơn nữa, đó còn là mâu thuẫn giữa một bên là quảng đại quần chúng nhân dânvới chế độ TBCN Mâu thuẫn đó là nguyên nhân cơ bản của những cuộc nổi dậy, đấu tranh chống lại ách áp bức của giai cấp tư sản Đấu tranh nhằm lật đổ áp bức thống trị của giai cấp TS là nhu cầu cơ bản, thường trực không chỉ của giai cấp CN
mà còn của đông đảo quần chúng nhân dân Đây chính là điểm tương đồng, sự thống nhất căn bản về lợi ích chính trị giữa giai cấp CN với giai cấp nông dân, tầnglớp trí thức và các tầng lớp khác trong XH
Liên hệ với giai cấp CN VN: Đặc điểm của giai cấp CN ở VN:
Giai cấp CN VN được sinh trưởng trong một đất nước có truyền thống yêu nước nồng nàn và ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất cho sự nghiệp giải phóng dân tộc
Giai cấp CN VN ra đời và trưởng thành trước giai cấp tư sản dân tộc, sớm được tiếp thu CN Mác – Lenin, sớm có ĐCS lãnh đạo, có lãnh tụ vĩ đại dẫn dắt
Giai cấp CN VN phần lớn xuất thân từ nông dân, có mối liên hệ chính trị -
XH – kinh tế với nông dân và trí thức
Giai cấp CN VN ra đời sau CM Tháng Mười Nga, khi CN cơ hội của Quốc
tế II bị phá sản, vì thế không bị ảnh hưởng bởi các trào lưu cơ hội xét lại
Giai cấp CN VN đã và đang có sự trưởng thành mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của giai cấp CN ở VN:
Sự trưởng thành, phát triển của giai cấp CN VN gắn liền với quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, thống nhất Tổ quốc, là lực lượng tiên phong và động lực cơ bản của toàn bộ quá trình cách mạng ấy
Trang 5 Sự trưởng thành, phát triển của giai cấp CN VN gắn liền với quá trình xây dựng đất nước Đặc biệt, giai cấp CN VN vừa là sản phẩm, vừa là lực lượng chủ thể cơ bản của quá trình phát triển LLSX, CNH – HĐH đất nước.
Câu 2: Phân tích những điều kiện cơ bản quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Liên hệ với việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
K/n: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là toàn bộ những nhiệm vụ lịch
sử khách quan mà giai cấp công nhân có thể thực hiện và cần phải thực hiện nhằm thủ tiêu CNTB đã lỗi thời, xây dựng CNXH và CNCS, hình thái kinh tế - xã hội mới, tiến bộ hơn, phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử xã hội và phù hợp với lợi ích chính trị căn bản của giai cấp công nhân, được quy định bởi địa vị kinh tế -
xã hội và địa vị chính trị - xã hội căn bản của giai cấp công nhân
Điều kiện cơ bản quy đính sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
Về địa vị kinh tế - xã hội khách quan: giai cấp CN là giai cấp đại diện cho một LLSX mới, được hình thành và phát triển trong lòng CNTB Nếu như sự phát triển của PTSX phong kiến đã làm sản sinh ra tầng lớp quý tộc chúa đất trong lòng chế
độ chiếm hữu no lệ đang suy tàn thì sự phát triển của PTSX TBCN đã sản sinh ra giai cấp tư sản trong lòng chế độ PK suy tàn Tiếp tục như vậy, sự phát triển của PTSX TBCN lại tất yếu sản sinh ra giai cấp công nhân, đại diện cho một LLSX cách mạng, năng động, có địa vị kinh tế - xã hội tiến bộ, là nhân tố đối lập với quan hệ sở hữu tư nhân TBCN
Về địa vị chính trị - xã hội khách quan: giai cấp CN là giai cấp có lợi ích chính trị cơbản đối lập với lợi ích của giai cấp tư sản và nhà nước tư sản trong CNTB Sự phát triển của đại CN đã làm cho mâu thuẫn về lợi ích chính trị căn bản của giai cấp CN
Trang 6trở thành đối lập và xung đột ngày càng gay gắt với lợi ích chính trị của giai cấp tư sản Chính sự đối lập cơ bản này là nguyên nhân khách quan làm cho giai cấp CN trở thành lực lượng chính trị đối lập với nhà nước thống trị của giai cấp TS Giai cấp CN trở thành giai cấp có sứ mệnh lịch sử thủ tiên CNTB, đưa loài người bước vào công cuộc xây dựng CNXH và CSCN.
Giai cấp CN là giai cấp có lợi ích chính trị cơ bản phù hợp với lợi ích của các giai cấp, tầng lớp nhân dân bị thống trị, áp bức trong XH hiện đại
Giai cấp CN là giai cấp được dẫn dắt bởi các tư tưởng tiến bộ, do các đại biểu trí thức tiến bộ cách mạng đề xướng Sự phân công lao động xã hội phát triển là xuất hiện và phát triển tầng lớp trí thức, là tầng lớp của những người lao động trí tuệ phức tạp, đòi hỏi tính sáng tạo cao và tính nhân văn sâu sắc Vai trò của đội ngũ tri thức của giai cấp công nhân được thể hiện trên hai phương diện; Thứ nhất, lao động sáng tạo, phát hiện những quy luật chính trị - xã hội chi phối sự chuyển biến cách mạng của loài người từ CNTB lên CNXH (không chỉ kế thức, phát triển hệ thống lý luận CNXHKH mà còn phải tổng kết, phát hiện thêm các vấn đề chính trị nảy sinh từ phong trào CM) Thứ hai, không ngừng truyền bá, giáo dục, đấu tranh hiện thực hoá các tri thức lý luận chính trị đã và đang được phát triển vào thực tế đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, các dân tộc và nhân loại tiến bộ
Giai cấp công nhân là giai cấp có thể thực hiện được khối liên minh vững chắc của mình với đông đảo quần chúng nhân dân lao động bị áp bức, bị bóc lột, nòng cốt cho khối đại đoàn kết dân tộc
Liên hệ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ở VN:
Sau khi ra đời và sớm có chính Đảng tiên phong, giai cấp công nhân Việt Nam trở thành giai cấp lãnh đạo sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng
Trang 7giai cấp, phát huy sức mạnh của dân tộc và sức mạnh giai cấp đưa cách mạng dân tộc dân chủ đến thắng lợi.
Giai cấp công nhân Việt Nam và đội tiên phong của nó là Đảng cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghiã xã hội đạt được những thành tựu như xoá bỏ chế độ người bóc lột người, xây dựng cơ sơ vật chất ban đầu của chủ nghĩa xã hội, giải quyết tốt các vấn đề xã hội như văn hoá, giáo dục, y tế v.v
Trong đó Đảng cộng sản Việt Nam có vai trò to lớn trong quá trình thực hiện
sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam Sự lãnh đạo của Đảng cộng san Việt Nam là nhân tố quyết định đầu tiên đảm bảo cho giai cấp công nhân Việt Namhoàn thành thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình Đảng đề ra đường lối; tuyên truyền
và vận đọng đường lối vào thực tiễn cộng sản; tổ chức thực hiện đường lối; gương mẫu thực hiện đường lối Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay, giai cấp công nhân Việt Nam không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng để hoàn thành những nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa, đưa nước ta tiến tới chủ nghĩa cộng sản Là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước,vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh
Về mặt sản xuất, GCCN là lực lượng cơ bản, chủ yếu, có vai trò to lớn trongnền kinh tế quốc dân Mặc dù về số lượng GCCN ở nước ta chiếm tỷ lệ không lớn trong tổng số dân cư (khoảng 13%) nhưng nắm giữ những cơ sở vật chất và các phương tiện sản xuất hiện đại nhất của xã hội, quyết định phương hướng phát triển chủ yếu của nền kinh tế GCCN là lực lượng lao động đóng góp nhiều nhất vào ngân sách nhà nước
Câu 3: Tại sao nói Đảng cộng sản là nhân tố quyết định thực hiện sứ mệnh lịch sử của GCCN Liên hệ vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam.
Trang 8Trả lời:
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
Sứ mệnh lịch sử của một giai cấp là toàn bộ những nhiệm vụ mà một giai cấp có thể, cần phải thực hiện nhằm thủ tiêu một chế độ xã hội cũ đã lỗi thời, thiết lập một chế độ xã hội mới tiến bộ hơn.Những nhiệm vụ lịch sử ấy không chỉ là phùhợp với lợi ích của giai cấp có SMLS mà điều cơ bản còn là do chính địa vị kinh tế- xã hội khách quan của giai cấp đó quy định
SMLS của GCCN là toàn bộ những nhiệm vụ cách mạng, tất yếu mà giai cấp công nhân có thể, cần phải thực hiện nhằm thủ tiêu chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng CNXH và chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi thế giới.Những nhiệm vụ lịch
sử này là do chính địa vị kinh tế- xã hội của GCCN trong nền sản xuất, trong nền kinh tế- xã hội của CNTB quyết định
Đảng cộng sản là nhân tố quyết định thực hiện sứ mệnh lịch sử của GCCN
vì :
ĐCS là kết quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân.ĐCS ra đời, lai là nhân tố thúc đẩy sự truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân, làm cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân thực sự là cuộc đấutranh chính trị, nhằm lật đổ chủ nghĩa tư bản, giành lấy chính quyền xây dựng xã hội-XHCN
ĐCS là một bộ phận của giai cấp công nhân, tiêu biểu cho tính tự giác sáng tạo và kiên định mục tiêu lý tưởng của giai cấp công nhân.Đảng là đội tiên phong,
là lãnh tụ chính trị, bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân.Đảng đại biểu cho lợi ích của giai cấp công nhân nhân dân lao động và cho cả dân tộc
Trang 9 Đảng cộng sản lấy CN Mác- Lê nin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động Trên cơ sở đó, Đảng xây dựng cương lĩnh cách mạng đúng đắn khoa học, trong quá trình đấu tranh Đảng đề ra chiến lược, sách lược, những con đường
và phương pháp đấu tranh phù hợp với từng thời kì, từng bước đưa cách mạng đến thành công
Để giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, những người cộng sản không được khoan nhượng với chủ nghĩa cơ hội dưới mọi màu sắc.Kẻ thù của CNXH đã và đang làm tất cả mọi việc để phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, làm mất uy tín của Đảng trước nhân dân các nước.Thực tiễn cho thấy rằng, khi nào và ở đâu ĐCS không giữ tính độc lập về tư tưởng chính trị và tổ chức để lọt những phần tử cơ hộivào hàng ngũ của ĐCS, thậm chí để chống lũng đoạn được bộ phận đầu não sẽ dẫn đến đảng bị biến chất, tan rã, khi thời cơ đễn các phần tử cơ hội sẽ không ngần ngại hợp tác với thế lực tư sản, phá hoại đảng, thủ tiêu CNXH
Vì vậy muốn thực hiện SMLS, đảng phải giữ vai trò tiên phong, đảng phải trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của GCCN, đồng thời phải thường xuyên xây dựng Đảng và cương quyết thanh lọc những phần ử cơ hội đủ loại, đặc biệt là
cơ hội về chính trị, để giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và CNXH
Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam và vai trò của Đảng trong tiến trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam
Đảng cộng sản Việt nam ra đời vào ngày 3-2-1930
Cũng như các Đảng công nhân khác, đảng cộng sản VN là đội tiên phong của giai cấp công nhân VN.Đảng lấy chủ nghĩa M-LN làm nền tảng tư tưởng, lấy
sự nghiệp giải phóng GCCN và nhân dân lao động làm mục đích cao nhất của mình.Đảng có mối liên hệ mật thiết với quần chúng lao động, tổ chức giáo dục
Trang 10quần chúng lao động đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc.ĐCS VN là người đại biểu cho lợi ích của GCCN và của cả dần tộc VN.
ĐCS VN đã thể hiện vai trò lãnh đạo, trước giai cấp và dân tộc.Đảng đã đề
ra cương lĩnh và lãnh đạo nhân dân ta hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, đưa đất nước quá độ lên CNXH.Đảng còn đề xướng lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước, đưa thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.Công cuộc đổimới đã thu được những thành tựu bước đầu rất quan trọng, tình hình kinh tế xã hội
có bước chuyển biến tích cực đã khẳng định con đường Đảng ta đề ra là đúng đắn, sáng tạo
Câu 4: Phân tích những đặc điểm cơ bản ? của thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH Liên hệ với thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
Khái niệm về “thời kì quá độ từ CNTB lên chủ nghĩa xã hội”:
Thời kì quá độ từ CNTB lên CNXH là một thời kì lịch sử cần thiết để giai cấp công nhân sử dụng chính quyền , tác động và hoàn thành về căn bản toàn bộ sự chuyển biến, quá độ từ các yếu tố, các tiền đề còn mang tính chất TBCN từng bướctrở thành các yếu tố, các tiền đề XHCN Thời kì quá độ lên CNXH được tính từ khiGCCN dành được chính quyền cho đến khi xây dựng xong cơ sở vật chất- kĩ thuật và những quan hệ xã hội căn bản của CNXH
Đặc điểm của thời kì quá độ từ CNTB lên CNXH ở nước ta:
Là một thời kì lịch sử lâu dài ( lâu dài hơn so với các thời kì trước), thời kì cách mạng phải trải qua những khó khăn vô cùng to lớn bao gồm những khó khăn như:
+ Khó khăn khách quan: kinh tế lạc hậu, chiến tranh, nội chiến, sự phá rối của thế lực tự phát triển tư sản,
Trang 11+ Khó khăn chủ quan: Do sự yếu kém trong rèn luyện cua cán bộ, đảng viên, do thiếu kinh nghiệm,
Là thời kì đấu tranh giai cấp quyết liệt và có những đột biến cách mạng.Là thời kì, cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra gay go phức tạp bằng những hình thức, phương pháp mới rất đa dạng và phong phú
Thời kì quá độ lên CNXH biểu hiện rõ nhất tính đặc thù dân tộc ( thể hiện ởbước đi, hình thức, nhịp độ, ở con đường phát triển, )
Nội dung cơ bản của thời kì quá độ từ CNTB lên CNXH:
Quá độ lên CNXH trong lĩnh vực xây dựng nền dân chủ và từng bước kiện toàn hệ thống chính trị của CNXH:
- Đổi mới chỉnh đốn nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng là nội dung cơ bản dân chủ hóa và xác lập, củng cố hệ thống chính trị, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân
- Nâng cao hiệu lực quản lí của nhà nước pháp quyền XHCN là khâu chủ yếu của dân chủ hóa, của xây dựng nền dân chủ XHCN trong TKQĐ lên CNXH, lấy cải cách hành chính làm then chốt
- Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức hoạt động của các đoàn thể chính trị
- xã hội của các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động nhằm thu hút đông đảo nhân dân vào quản lí xã hội
Quá độ trong phát triển lực lượng sản xuất, đi đôi với từng bước xây dựng
cơ cấu kinh tế quá độ lên CNXH:
- Quá độ từ một cơ cấu đa dạng, nhiều tầng và cấp độ của những trình độ công nghệ- kỹ thuật khác nhau, với những tính chất xã hội khác nhau, từng bước tiến tới
Trang 12một lực lượng sản xuất có trình độ công nghệ kĩ thuật hiện đại, một tính chất xã hôicao Cùng với quá trình ấy là sự quá độ tất yếu của từng bước xác lập và phát triển những quan hệ sản xuất mới ngày càng phù hợp với trình độ tương ứng của lực lượng sản xuất.
- Toàn bộ sự quá độ này được diễn ra dưới sự tác động có ý thức của nhà nước, củagiai cấp công nhân và nhân dân lao động mà bản thân nhà nước ấy cũng là một nhànước quá độ Đây được coi không chỉ là một nội dung then chốt của quá độ lên CNXH trên lĩnh vực chính trị mà với quá độ lên CNXH trên lĩnh vực phát triển lựclượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Quá độ trong xây dựng nền văn hóa và phát huy nhân tố con người:
- Văn hóa XHCN là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do nhân dân lao động sáng tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân lao động và toàn
xã hội Nền văn hóa XHCN là toàn bộ các thiết chế xã hội được xác lập, vận hành
để sáng tạo ra các giá trị văn hóa và toàn bộ những thiết chế để thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm văn hóa phù hợp với lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động Những giá trị cơ bản của văn hóa XHCN từng bước
ra đời, hình thành và phát triển từ kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống của mỗidân tộc và các dân tộc khác trên thế giới, cùng với sự tiếp thu các giá trị văn hóa hiện đại, trên cơ sở đặc điểm, các điều kiện mới của toàn bộ sự nghiệp cách mạng XHCN
- Nhân tố con người trong CNXH với tính cách là một tập hợp các chỉ báo nói lên trình độ, khả năng, vai trò của nhân dân lao động đối với toàn bộ sự vận động biến đổi của xã hội trong cách mạng XHCN chỉ được hình thành từng bước từ sự phủ định biện chứng đối với các tiêu chí tương ứng của nhân tố con người phủ hợp với một trình độ phát triển kinh tê- xã hội, văn hóa- xã hội và con người cụ thể đã có
Trang 13Nhân tố con người của CNXH lại chỉ đc hình thành dưới sự tác động trực tiếp của từng bước đề ra, từng bước sửa đổi, đổi mới và hoàn thiện một hệ thống cơ chế, chính sách xã hội có vai trò quan trọng Một hệ thống chính sách xã hội đúng, hợp
lí không chỉ có tác động bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nhân tố con người mà còn
có thể làm cho nhân tố con người được huy động tối đa thúc đẩy sự phát triển xã hội
* Liên hệ thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Thời kỳ quá độ là thời kỳ cải biến sâu sắc toàn diện trên mọi lĩnh vực tư tưởng, văn hoá kinh tế xã hội nhằm xây dựng tiền đề vật chất tinh thần cho sự ra đời xã hội xã hội chủ nghĩa
Đặc điểm thực chất thời kỳ quá độ ở Việt Nam
- Đặc điểm: đặc điểm lớn nhất và chủ yếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một nước có nền công nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ, kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề Bù lại ta có đảng Cộng Sản Việt Nam có đường lối sáng tạo có bản lĩnh chính trị vững vàng nhạy bén Chúng ta có nhà nước của nhân dân lao động với những cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu Nhân dân ta vốn có tinh thần yêu nước yêu chủ nghĩa xã hội, lao động cần cù sáng tạo
- Thực chất thực chất thời kỳ quá độ ở Việt Nam là thời kỳ quá độ đặc biệt của đặc biệt, thời kỳ quá độ bỏ qua chủ nghĩa tư bản, mà thực chất là bỏ qua sự xác lập
vị trí thống trị quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, tiếp thu
kế thừa thành quả đạt được trong Chủ nghĩa tư bản nhất là khoa học công nghệ để phát huy tiềm năng của dân tộc
- Nội dung nội dung của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước tiến tới xây dựng xã hội công bằng dân chủ văn minh
Trang 14- Động lực động lực của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là đại đoàn kết toàn dân tộc dựa trên nền tảng giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức với sự lãnh đạo của đảng, kết hợp hài hoà 3 lợi ích cá nhân, tập thể, xã hội nhằm phát huy tiềm năng của đất nước và nguồn lực của toàn xã hội
Phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội
- Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân do dân và vì dân
Phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân Thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa
Cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá làm cho chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưỏng Hồ Chí Minh trở thành tư tưởng chủ đạo trong đời sống tinh thần của đất nước
Củng cố khối đại đoàn kết toàn dân
thực hiện tốt chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa
thường xuyên chỉnh đốn đảng
Câu 5: Phân tích những đặc điểm của cách mạng XHCN Liên hệ với thực tiễn
CM việt Nam.
Đ/n CM XHCN : Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng thay thế chế độ
cũ nhất là chế độ tư bản chủ nghĩa bằng chế độ xã hội chủ nghĩa, trong cuôc cách mạng đó, giai cấp công nhân là người lãnh đạo và cùng với quần chúng nhân dân lao động khác xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ văn minh
- Nghĩa hẹp: kết thúc bằng việc giai cấp công nhân cùng với quần chúng nhân dân lao động giành được chính quyền, thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản
Trang 15- Nghĩa rộng: CM XHCN là quá trình cải biến một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng, để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là cộng sản chủ nghĩa.
- Là một cuộc CM xã hội, có nội dung toàn diện nhất trong lịch sử , nhưng mục tiêu trước hết và chủ yếu là đập tan bộ máy nhà nước thống trị của giai cấp thống trị, các lập chính quyền thống trị củ GCCN.Sau đó GCCN sử dụng chính quyền của mình tiến hành thực hiện nhiệm vụ cách mạng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, XH, từng bước xác lập những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành củng cố cơ
sở vật chất, đời sống tinh thần và kiến trúc thượng tầng của CNXH và chủ nghĩa cộng sản
- Là cuộc cách mạng triệt để nhất trong lịch sử loài người bởi nó là cuộc CM nhằmthủ tiêu hoàn toàn cơ sở kinh tế sản sinh ra áp bức bóc lột( là điểm khác biệt với những cuộc CM khác: thay chế độ sở hữu cũ- mới)
Là cuộc CM cuối cùng trong lịch sử loài người có giai cấp và phân chia giai cấp
- Cuộc CM có tính nhân dân rộng rãi nhất, lâu dài nhất trong lịch sử (diễn ra ở toàn
xã hội).Mọi cuộc CM đều có tính nhân dân.Trong CMXHCN, tính nhân dân được thể hiện ở 2 nội dung:
+ Thứ nhất, không chỉ các giai cấp tầng lớp lao động tham gia cách mạng với tư cách là lực lượng đông đảo nhất, mà cả giai cấp lãnh đạo cuộc cách mạng này, giai cấp CN cũng là 1 lực lượng đông đảo trong dân cư
+ Thứ 2, bản thân “nhân dân lao động” trong CM XHCN là khái niệm mở, có ngoại diện ngày càng rộng, phản ánh thực tiễn tham gia ngày càng đông đảo của
Trang 16toàn thể nhân dân lao động vào CM Dể rồi cuộc CM ấy sẽ tạo nên 1 kỉ nguyên mới trong lịch sử nhân loại, xóa bỏ đi sự phân biệt giai cấp, tầng lớp.
- CMXHCN là cuộc CM hết sức gay go, phức tạp, khó khăn và lâu dài nhất trong lịch sử
Liên hệ với cuộc CMXHCN ở VN:
Câu 6: Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN Liên hệ với thực tiễn ở việt nam.
Quan điểm của Chủ nghĩa M-L về dân chủ XHCN
Ø Dân chủ là nhu cầu khách quan, tất yếu của nhân dân lao động
Ø Không có dân chủ chung chung, phi giai cấp
Ø Biểu hiện thông qua hình thức xây dựng nhà nước
Ø Quy định bời giai cấp thống trị
Bản chất của dân chủ XHCN
bản chất chính trị xã hội:
Ø trên cơ sở lợi ích quyền lợi của giai cấp công nhân nhưng chủ yếu là phục vụ lợi ích của toàn xã hội
Ø Tính nhân dân rộng rãi dân tộc sâu sắc
Ø của dân do dân vì dân, nhân dân ngày càng được tham gia vào các hoạt động củanhà nước
Bản chất kinh tế xã hội
Ø Không có tư hữu về tư liệu sản xuất, trên cơ sở đó phát triển nền kinh tế
Ø Kế thừa những thành tựu trong phát triển kinh tế của nhân loại, loại bỏ áp bức, bóc lột, tư hữu