Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là một đòi hỏi bức thiết, nhằm đảm bảo tính khoa học, chính xác, khách quan, giúp người dạy và người học nhìn nhận đúng thực chất việc dạy học bộ môn, từ đó có những biện pháp thiết thực nâng cao chất lượng. Trong thực tế, khi triển khai thực hiện yêu cầu này giáo viên vẫn còn có những lúng túng nhất định. Từ những điều tiếp thu được trong lớp bồi dưỡng do Bộ tổ chức hè 2008 và thực tế của bản thân, chúng tôi xin được trao đổi cùng đồng nghiệp một số kinh nghiệm về vấn đề này, rất mong nhận được những thông tin phản hồi từ đồng nghiệp để công việc này đạt được những kết quả tốt hơn.
Trao đổi: QUY TRÌNH THIẾT KẾ BỘ CÔNG CỤ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN NGỮ VĂN TRONG HỌC CƠ SỞ THEO YÊU CẦU ĐỔI MỚI . Trần Văn Quang, Tổ trưởng Ngữ văn Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là một đòi hỏi bức thiết, nhằm đảm bảo tính khoa học, chính xác, khách quan, giúp người dạy và người học nhìn nhận đúng thực chất việc dạy học bộ môn, từ đó có những biện pháp thiết thực nâng cao chất lượng. Trong thực tế, khi triển khai thực hiện yêu cầu này giáo viên vẫn còn có những lúng túng nhất định. Từ những điều tiếp thu được trong lớp bồi dưỡng do Bộ tổ chức hè 2008 và thực tế của bản thân, chúng tôi xin được trao đổi cùng đồng nghiệp một số kinh nghiệm về vấn đề này, rất mong nhận được những thông tin phản hồi từ đồng nghiệp để công việc này đạt được những kết quả tốt hơn. 1. Những yêu cầu cần xác định: Tài liệu hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh giúp chúng ta nhận thức rõ: Đánh giá trong giáo dục là “quá trình thu thập và xử lý kịp thời, có hệ thống những thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu dạy học, mục tiêu đào tạo; làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo” Từ đó có thể hiểu đánh giá kết quả học tập của HS trong các môn học là “quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của HS, về tác động và nguyên nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của GV và nhà trường, cho bản thân HS để họ học tập ngày một tiến bộ hơn” [Hoàng Đức Nhuận - Lê Đức Phúc, Cơ sở lí luận của việc đánh giá chất lượng học tập của học sinh phổ thông, tr 13]. Theo quan điểm trên, đánh giá thực hiện đồng thời hai chức năng: vừa là nguồn thông tin phản hồi về quá trình dạy và học, vừa góp phần điều chỉnh chính quá trình này. Để có thể thực hiện tốt các chức năng trên, việc đánh giá kết quả học tập của HS cần đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục, có tính hệ thống và toàn diện, đảm bảo tính khách quan và công khai; những yêu cầu trên đây cũng chính là những thước đo giá trị của đánh giá. Kiểm tra được xem là phương tiện và hình thức quan trọng nhất của đánh giá. Thông qua việc sử dụng bộ công cụ đo được xây dựng dựa trên những mục tiêu và tiêu chí xác định, kiểm tra có vai trò “cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá” [Trần Kiều, Bước đầu đổi mới kiểm tra kết quả học tập các môn học của HS lớp 6, GD, tr.5]. Như vậy, nếu coi đánh giá là mục đích của một hoạt động thì kiểm tra là phương tiện quan trọng để thực hiện mục đích; nói cách khác, nếu đánh giá dựa trên các mục tiêu được xác định thì kiểm tra căn cứ trên những tiêu chí tương ứng với các mục tiêu, nếu đánh giá nhằm hướng tới một quyết định liên quan tới mục tiêu thì kiểm tra nhằm so sánh sự phù hợp của sản phẩm với các tiêu chí đã định ra. Kiểm tra là một khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học, giúp GV có thể nắm bắt cụ thể, chính xác năng lực học tập của mỗi HS qua việc giải quyết những tình huống đặt ra liên quan đến các nội dung của một bài học, một chương hoặc một giai đoạn học tập. Do vậy, những yêu cầu và nội dung kiểm tra phải bám sát quá trình học tập, bám sát mục tiêu môn học, có sự phân hoá cho từng đối tượng học sinh. Có nhiều cách thức và phương tiện giúp cho việc kiểm tra đạt hiệu quả; trong nhà trường hiện nay, phương tiện (hay công cụ) kiểm tra chủ yếu là thông qua các đề kiểm tra. Đề kiểm tra là những câu hỏi hoặc bài tập được đưa ra, đòi hỏi HS phải trả lời, giải quyết bằng hình thức trình bày miệng, viết hoặc thực hành, có quy định tương đối cụ thể về thời gian thực hiện, qua đó nhằm xem xét kết quả học tập của HS trong quá trình học tập bộ môn. Để thực hiện tốt các chức năng của đánh giá, việc xây dựng bộ công cụ kiểm tra (các đề kiểm tra) cần được tiến hành vào đúng các thời điểm trong quá trình dạy học và cần được sắp xếp theo một hệ thống hợp lí. Có nghĩa là hệ thống đề kiểm tra môn học một mặt cần đáp ứng đầy đủ các cấp độ, các hình thức được quy định như: kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì, kiểm tra tổng kết (còn gọi là thi); kiểm tra miệng, kiểm tra viết, kiểm tra thực hành, ; mặt khác, mỗi đề kiểm tra trong hệ thống cần có mối quan hệ lôgích về mặt nội dung, phản ánh được sự liên kết và phát triển của các kiến thức, kĩ năng được trang bị và rèn luyện cho HS qua môn học, thể hiện được quan điểm xây dựng và triển khai CT và SGK, tạo nên giá trị đánh giá cao của bộ công cụ. Để đánh giá chất lượng của một đề kiểm tra, người ta thường dùng một số đại lượng đặc trưng như: độ khó và độ phân biệt (chỉ số về chất lượng của mỗi câu hỏi trong đề kiểm tra, thể hiện sự phân hoá cho các đối tượng HS), độ tin cậy và độ giá trị (chỉ số về chất lượng của cả bài kiểm tra căn cứ vào độ chính xác của phép đo và mức độ đạt được mục tiêu đặt ra trong phép đo). Những chỉ số trên được xác định qua việc thống kê và phân tích kết quả làm bài của HS đối với mỗi đề kiểm tra. Như vậy, để một đề kiểm tra với tư cách là một phép đo thực sự có giá trị, đòi hỏi người GV cần nắm vững mục tiêu của quá trình dạy học, nội dung và phương pháp dạy học của mỗi bài học cũng như mục tiêu đánh giá của mỗi bài kiểm tra. Chuẩn đánh giá là căn cứ quan trọng để thực hiện đánh giá. Khái niệm chuẩn được hiểu là yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt được trong việc xem xét, đánh giá chất lượng sản phẩm. Do vậy chuẩn đánh giá là “biểu hiện cụ thể những yêu cầu cơ bản, tối thiểu của mục tiêu giáo dục mà người học phải đạt được” [Trần Kiều, TL đã dẫn, tr.6]. Việc xác định chuẩn đánh giá sẽ là cơ sở để định ra cụ thể nội dung và hình thức kiểm tra trong môn học, cũng là căn cứ để có thể đo một cách chính xác các mức độ nhận thức và vận dụng của học sinh. 2. Qui trình biên soạn bộ công cụ kiểm tra môn Ngữ văn: Từ nhận thức những yêu cầu trên, người giáo viên cần xác định một qui trình thiết kế, biên soạn bộ công cụ kiểm tra khoa học, đúng mục tiêu, phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng qui định. Qui trình chung gồm các bước: Bước 1: Xác định mục đích yêu cầu kiểm tra Trong môn Ngữ văn, bài kiểm tra kết hợp trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận gồm: Kiểm tra 1 tiết văn học, 1 tiết tiếng Việt. Căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng, chúng ta xác định mục đích yêu cầu kiểm tra về năng lực tiếp thu kiến thức, năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài tập cụ thể. Bước 2: Xác định khung mục tiêu kiểm tra Đây là bước định tính quan trọng cho một bộ công cụ kiểm tra. Chúng ta liệt kê tên từng đơn vị bài học, xác định trọng tâm kiến thức và xác định các mục tiêu kiểm tra cụ thể cho mỗi đơn vị bài học cả về kiến thức và kĩ năng theo chuẩn. Mỗi dơn vị bài học chúng ta có thể xác định được ít nhất 3 mục tiêu cụ thể. Nhóm chuyên môn thống nhất mục đích yêu cầu và khung mục tiêu kiểm tra, phân công cho từng giáo viên trong nhóm số lượng mục tiêu cụ thể để viết câu hỏi và xác định đáp án. Bước 3: Viết câu hỏi theo các cấp độ tư duy cho từng mục tiêu kiểm tra. Tỉ trọng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận tương ứng với trọng tâm kiến thức đã xác định ở bước 2. Mỗi mục tiêu kiểm tra có thể viết được ít nhất 1 câu hỏi trắc nghiệm mức độ biết và 1 câu hỏi mức độ hiểu và ít nhất 1 câu hỏi mức độ vận dụng cho 1 đơn vị bài học. Như vậy, nếu có 20 mục tiêu kiểm tra, chúng ta có thể có ít nhất 40 câu hỏi trắc nghiệm. Khi viết câu hỏi chúng ta nên cân nhắc lựa chọn, diễn đạt câu hỏi sao cho tường minh, độ nhiễu của các phương án đừng quá lớn. Sau khi các giáo viên trong nhóm đã hoàn thành số lượng câu hỏi theo phân công, nhóm tập hợp lại, trao đổi chung hoặc giao về cho mỗi giáo viên xem xét, đánh giá câu hỏi, sau đó tổng hợp ý kiến để hiệu đính, hoàn chỉnh cả câu hỏi và đáp án. Cần lưu ý thiết kế đáp án câu hỏi tự luận bằng các tiêu chí điểm tương ứng với điểm số từng câu. Ví dụ mỗi câu hỏi tự luận có điểm số là 3 điểm, nên thiết kế 6 tiêu chí cho hai yêu cầu kiến thức và kĩ năng, mỗi tiêu chí 0,5 điểm. Bước 4: Kiểm tra thử, hiệu đính câu hỏi Thông thường, do tính bảo mật của đề kiểm tra, chúng ta không tổ chức kiểm tra thử để đánh giá tính chính xác và hợp lí của các câu hỏi. Với số lượng 40 câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn, chúng ta có thể đảo phương án đúng để có 160 câu hỏi dành cho đề kiểm tra. Số lượng như vậy đủ để chúng ta thực hiện thao tác thử bằng cách cho học sinh ôn tập (trong phân phối chương trình mới, trước các tiết kiểm tra đều có tiết ôn tập). Qua ôn tập chúng ta có thể thấy được những sai sót cần hiệu đính trong từng câu hỏi. Bước 5: Hình thành đề kiểm tra Nhóm chuyên môn thống nhất tỉ trọng câu hỏi/tỉ trọng cấp độ tư duy/tỉ trọng điểm cho đề kiểm tra. Với thời lượng 1 tiết, theo chúng tôi nên thiết kế theo hai mô hình ma trận sau: Mô hình 1: dành cho lớp chọn - Trắc nghiệm khách quan: 12 câu/3 điểm + 5 câu nhận biết/1,25 điểm + 7 câu thông hiểu/1,75 điểm - Trắc nghiệm tự luận: 2 câu/7 điểm + 1 câu vận dụng thấp/2 điểm + 1 câu vận dụng cao/5 điểm Mô hình 2: dành cho các lớp bình thường - Trắc nghiệm khách quan: 8 câu/4 điểm + 3 câu nhận biết/1,5 điểm + 5 câu thông hiểu/2,5 điểm - Trắc nghiệm tự luận: 2 câu/6 điểm + 1 câu vận dụng thấp/2 điểm + 1 câu vận dụng cao/4 điểm Căn cứ vào mặt bằng chất lượng từng lớp, giáo viên lập bảng ma trận đề và rút câu hỏi từ thư viện để hình thành bộ đề kiểm tra. Như vậy chúng ta có các bộ đề khác nhau cho mỗi lớp nhưng vẫn đảm bảo khách quan, hợp lí và công bằng giữa các lớp. Để quí thầy cô giáo tham khảo, chúng tôi xin minh họa bằng qui trình thiết kế bộ công cụ kiểm tra cho tiết KIỂM TRA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI NGỮ VĂN 9, HỌC KÌ I: 1/ Mục đích yêu cầu: - Giúp giáo viên và học sinh đánh giá được kết quả dạy học phần văn học Trung đại; năng lực cảm thụ văn học và kĩ năng làm bài của học sinh. - Giúp HS rút kinh nghiệm về phương pháp, thái độ học tập; giúp giáo viên rút kinh nghiệm trong giảng dạy văn học Trung đại. 2/. Xác định khung mục tiêu kiểm tra: Phần văn học Trung đại ở học kì I, ngữ văn 9 gồm: Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ), Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Phạm Đình Hổ), Hồi thứ 14- Hoàng Lê Nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu), trong đó trọng tâm là Truyện Kiều. Thống nhất của nhóm 9 khi xác định khung mục tiêu kiểm tra là chú trọng mục tiêu về nội dung và nghệ thuật của các văn bản. Tổng số mục tiêu xác định là 35, tỉ trọng câu hỏi/cấp độ tư duy được phân bố: a) Trắc nghiệm khách quan: 40% nhận biết, 60% thông hiểu b) Trắc nghiệm tự luận: 50% vận dụng thấp, 50% vận dụng cao KHUNG MỤC TIÊU KIỂM TRA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI NGỮ VĂN 9 Văn bản Mục tiêu kiểm tra Chuyện người con gái Nam Xương 1. Thể loại 2. Phẩm hạnh Vũ Nương 3. Bi kịch của Vũ Nương 4. Yếu tố hoang đường 5. Tính cách của Trương Sinh 6. Giá trị nghệ thuật 7. Giá trị nội dung Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh 8. Thể loại, nghệ thuật 9. Nội dung phản ánh 10. Thái độ của tác giả Hoàng Lê nhất thống chí 11. Thể loại 12. Thái độ của nhóm tác giả 13. Nội dung phản ánh 14. Hình tượng vua Quang Trung 15. Số phận vua Lê Chiêu Thống 16. Nghệ thuật kể chuyện Truyện Kiều 17. Tác giả Nguyễn Du 18. Thể loại tác phẩm 19. Giá trị nội dung 20. Giá trị nghệ thuật 21. Nghệ thuật tả người 22. Đoạn trích Chị em Thúy Kiều 23. Đoạn trích Cảnh ngày xuân 24. Đ/trích Mã Gám Sinh mua Kiều 25. Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích 26. Vẻ đẹp phẩm hạnh của Kiều 27. Đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán 28. Nội dung nhân đạo các đoạn trích Truyện Lục Vân Tiên 29. Nghệ thuật truyện 30. Chủ đề của tác phẩm 31. Vẻ đẹp h/tượng Lục Vân Tiên 32. Vẻ đẹp hình tượng Ngư ông 33. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga 34. Cái ác trong truyện Lục Vân Tiên 35. Ước mơ về công lí và cuộc sống đẹp trong truyện Lục Vân Tiên Tổng cộng 35 mục tiêu kiểm tra BẢNG MA TRẬN/ TIÊU CHÍ KIỂM TRA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI NGỮ VĂN 9 Văn bản Mục tiêu kiểm tra Cấp độ tư duy TS câu hỏi Biết Hiểu VD thấp VD cao Chuyện người con gái Nam Xương 1. Thể loại 1 1 2. Phẩm hạnh Vũ Nương 2 3,4,5 69 5 3. Bi kịch của Vũ Nương 8 70 2 4. Yếu tố hoang đường 7 71 2 5. Tính cách của Trương Sinh 6 1 6. Giá trị nghệ thuật 11 1 7. Giá trị nội dung 9,10,12 72 4 Chuyện cũ … 8. Thể loại, nghệ thuật 13 17 2 9. Nội dung phản ánh 14,15 2 10. Thái độ của tác giả 16 1 Hoàng Lê nhất thống chí 11. Thể loại 18 1 12. Thái độ của nhóm tác giả 22,26 2 13. Nội dung phản ánh 19 1 14. Hình tượng vua Quang Trung 24 20,23 75 4 15. Số phận vua Lê Chiêu Thống 25 1 16. Nghệ thuật kể chuyện 21 1 Truyện Kiều 17. Tác giả Nguyễn Du 27 1 18. Thể loại tác phẩm 28 1 19. Giá trị nội dung 29,30 73 77 4 20. Giá trị nghệ thuật 31 1 21. Nghệ thuật tả người 74 1 22. Đoạn trích Chị em Thúy Kiều 32,33,34, 36,37,38 35,39,40 9 23. Đoạn trích Cảnh ngày xuân 41,42,45 43,44 5 24. Đ/trích Mã Gám Sinh mua Kiều 54,55,57 56 4 25. Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích 46,48,50 47, 51,52 6 26. Vẻ đẹp phẩm hạnh của Kiều 49 1 27. Đ/ trích Thúy Kiều báo ân báo oán 59 1 28. Nội dung nhân đạo các đoạn trích 53,58 76 3 Truyện Lục 29. Nghệ thuật truyện 60,61 2 30. Chủ đề của tác phẩm 67,68 80 3 31. Vẻ đẹp h/tượng Lục Vân 62 63 78 3 Vân Tiên Tiên 32. Vẻ đẹp hình tượng Ngư ông 66 1 33. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga 64 1 34. Cái ác trong truyện Lục Vân Tiên 65 1 35. Ước mơ về công lí và cuộc sống đẹp trong truyện Lục Vân Tiên 79 1 Tổng cộng 28 40 6 6 80 3/. Viết câu hỏi: Nhóm phân công 3 giáo viên trong nhóm viết câu hỏi theo các mục tiêu và tỉ trọng đã xác định. Sau khi trao đổi, thống nhất nội dung, cấp độ tư duy, chúng tôi hình thành được thư viện cau hỏi với số lượng cụ thể: 68 câu hỏi trắc nghiệm khách quan và 12 câu hỏi tự luận duwois dạng những bài tập ngắn. CÂU HỎI ÔN TẬP, KIỂM TRA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI NGỮ VĂN 9 I. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan: Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước phương án đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây : Câu 1 : Nhận định nào sau đây nói đúng về truyện thể loại truyện truyền kì ? (B) A. Là những chuyện kể về những sự việc hoàn toàn do tác giả tưởng tượng ra; B. Là những truyện kể về các sự việc hoàn toàn có thật; C. Là những chuyện kể về các nhân vật lịch sử hoặc một giai đoạn lịch sử; D. Là truyện kể có sự đan xen giữa những yếu tố có thật và những yếu tố hoang đường. Câu 2 : Câu nào giới thiệu trực tiếp vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương? (B) A. Biết chồng có tính đa nghi, nàng luôn giữ gìn khuôn phép không để vợ chồng phải đến thất hoà; B. Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương tính đã thuỳ mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp; C. Thiếp đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ; D. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Câu 3 : Nhận định nào không phù hợp với lời dặn dò của Vũ Nương khi tiễn đưa chồng? (H) A. Cảm thông trước những nỗi vất vả, gian lao mà chồng phải chịu đựng; B. Nói lên nỗi khắc khoải nhớ mong của mình khi chồng đi lính; C. Tỏ ra mình là một người phụ nữ đảm đang, biết lo liệu việc nhà; D. Không mong vinh hiển, chỉ mong chồng được bình an trở về. Câu 4 : Vũ Nương muốn khẳng định điều gì qua lời khấn ở bến sông Hoàng Giang? (H) A. Nàng là người tiết hạnh, trong sạch nhưng phải chịu tiếng oan; B. Nàng là người mẹ hiền thục, người phụ nữ đảm đang mà phải chịu oan; C. Nàng là người con gái đẹp nhưng phải chịu cuộc sống khổ cực; D. Nàng là người phụ nữ yếu đuối, không tự bảo vệ được mình. Câu 5: Ý nào nói đúng nhất vẻ đẹp của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương ? (H) A. Yêu chồng, thương con, chung thủy, khát khao hạnh phúc; hiếu thảo;đảm đang, chịu thương chịu khó; B. Yêu chồng, thương con, một dạ chung thủy; hiếu thảo; đảm đang, thông minh lanh lợi; C. Đảm đang,chịu thương chịu khó; hiếu thảo, chung thủy với người yêu, khát khao hạnh phúc. D. Thông minh, đảm đang, chịu thương chịu khó; yêu chồng thương con, hiếu thảo với mẹ chồng; Câu 6: Nhận định nào không phù hợp về tính cách của nhân vật Trương Sinh? (H) A. Có tính đa nghi, với vợ phòng ngừa quá mức B. Xử sự hồ đồ độc đoán, thô bạo với vợ. C. Suy nghĩ nông cạn, không biết suy xét mọi điều. D. Con nhà giàu nhưng không có học Câu 7: Ý nào nói đúng nhất ý nghĩa, tác dụng của đoạn truyện Vũ Nương sống ở thuỷ cung? (H) A. Thể hiện thái độ phản kháng của Vũ Nương đối với hiện thực xã hội bấy giờ; B. Phù hợp với thể loại truyền kì và tạo nên kết thúc có hậu theo quan niệm ở hiền gặp lành; C. Phù hợp với thể loại truyền kì, tăng thêm tính hấp dẫn cho câu chuyện,lôi cuốn người đọc; D. Làm cho câu chuyện có màu sắc hoang đường, kì bí kích thích tính tò mò của người đọc. Câu 8: Nguyên nhân chính nào khiến nhân vật Vũ Nương phải tự vẫn? (H) A. Vì lời nói của đứa con khi Trương Sinh bế nó đi thăm mộ bà; B. Vũ Nương cảm thấy xấu hổ vì không chung thuỷ với chồng; C. Vì thói đa nghi, ghen tuông mù quáng và hành động hồ đồ của Trương Sinh; D. Vì Vũ Nương muốn lấy cái chết để tự minh oan cho mình. Câu 9: Ý nào nói đúng nhất thân phận nguời phụ nữ trong xã hội phong kiến qua Chuyện người con gái Nam Xương ? (H) A. Sống cực khổ vì phải làm lụng vất vả nuôi gia đình; B. Không được quyền minh oan cho mình khi bị nghi oan; C. Bị đối xử bất công, chịu nhiều đau khổ, oan trái; D. Sống không có hạnh phúc vì bị chồng nghi ngờ, ghen tuông. Câu 10 : Giá trị hiện thực của Chuyện người con gái Nam Xương là gì ? (H) A. Phơi bày những bất công của chế độ phong kiến, mong ước về một xã hội công bằng; B. Phơi bày những bất công của xã hội phong kiến đối với người phụ nữ; lên án chế độ nam quyền; C. Phản ánh số phận bi thảm của người phụ nữ trong chế độ cũ; mong ước một xã hội công bằng; D. Phơi bày những bất công của xã hội phong kiến, số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội đó. Câu 11: Ý nào không đúng với giá trị nghệ thuật của Chuyện người con gái Nam Xương ? (H) A. Khắc hoạ tâm lí nhân vật sâu sắc B. Xây dựng cốt truyện hấp dẫn C. Kết hợp miêu tả với trữ tình D. Kết hợp tự sự với trữ tình Câu 12 : Giá trị nhân đạo của Chuyện nguời con gái Nam Xương là gì ? (H) A. Đồng cảm với số phận bi thảm của con người; phơi bày những bất công của xã hội phong kiến; ngợi ca những giá trị truyền thống của người phụ nữ. B. Đồng cảm với số phận bi thảm của người phụ nữ; trân trọng, đề cao vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ; lên án xã hội phong kiến bất công và ước muốn về một xã hội công bằng. C. Phản ánh xã hội phong kiến bất công; ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ; mong muốn về một xã hội công bằng. D. Trân trọng, đề cao vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ, lên án xã hội phong kiến bất công, kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Câu 13: Đặc điểm nổi bật của thể loại tuỳ bút cổ (Vũ trung tuỳ bút) là gì? (B) A. Người viết tuân theo qui định về kết cấu văn bản, theo một hệ thống chặt chẽ; B. Người viết trung thành với hiện thực, không bộc lộ cảm xúc chủ quan; C. Người viết ghi chép tuỳ hứng, tản mạn, không theo một hệ thống, kết cấu nào; D. Người viết tưởng tượng và hư cấu sự việc một cách tuỳ hứng. Câu 14: Chi tiết nào không có trong văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh nói về thói ăn chơi xa xỉ của chúa? (B) A. Chúa bày ra nhiều cuộc dạo chơi ở Tây Hồ; B. Chúa đắm chìm trong yến tiệc linh đình; C. Chúa cho xây nhiều cung điện, đền đài; D. Chúa hoang phí sưu tầm quái thạch, cổ mộc. Câu 15 : Ý nào nói đúng và đủ nhất nội dung Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ? (B) A. Phản ánh thói ăn chơi xa hoa, tốn kém của chúa Trịnh và bọn quan lại thời bấy giờ; B. Phản ánh thói nhũng nhiễu, bóc lột nhân dân bằng thủ đoạn thâm độc của vua quan thời Lê Trịnh; C. Phản ánh sở thích sưu tầm các loại cây, chim muông và đá quý của vua quan phong kiến; D. Phản ánh cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê Trịnh. Câu 16: Ý nào dưới đây không phải là tư tưởng, cảm xúc chủ đạo của tác giả trong văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ? (H) A. Bất bình về việc các quan lại đóng giả người bán hàng để làm vui cho chúa; B. Phê phán tệ nhũng nhiễu nhân dân của bọn quan lại hầu cận vua chúa; C. Thể hiện lòng thương cảm nhân dân của tác giả; D. Phê phán thói ăn chơi xa xỉ của bọn vua chúa đương thời. Câu 17: Nét đặc sắc về nghệ thuât của Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh là gì? (H) A. Kết cấu chặt chẽ, kể chuyện hấp dẫn; B. Ghi chép sự việc cụ thể, chân thực và sinh động; C. Có nhiều chi tiết thực tế về con người, sự việc; D. Có nhiều chất trữ tình, lời văn mạch lạc. Câu 18: Tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí thuộc thể loại nào ?(B) A. Truyện truyền kì B. Truyện thơ Nôm C. Tiểu thuyết lịch sử D. Tiểu thuyết hiện đại Câu 19: Nội dung chủ yếu của Hồi thứ 14 tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí là gì ? (H) [...]... câu; bố cục bài viết (đoạn văn hoặc bài văn ngắn) đầy đủ, hợp lí 1 điểm Biên soạn đề kiểm tra là công việc thường xuyên của chúng ta trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục Nhưng để công việc đó đáp ứng yêu cầu đổi mới theo quan điểm đánh giá và tự đánh giá một cách khách quan, khoa học và chính xác đòi hỏi mỗi thầy cô giáo chúng ta không ngừng suy nghĩ Xây dựng bộ công cụ kiểm tra, đặc... phần nào giúp ích cho quí thầy cô giáo trong việc thực hiện yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn bặc THCS nói chung, lớp 9 nói riêng Dù đã đầu tư rất nhiều công sức, nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều sai sót, còn nhiều vấn đề cần trao đổi thêm Với tinh thần cầu thị, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý chân tình, thẳng thắng và khoa học của quí đồng nghiệp Xin chân thành... cho phép chúng ta thiết lập được nhiều bộ đề khác nhau, học sinh không thể nào tủ đề được mà buộc phải hiểu từng câu hỏi, nắm vững kiến thức và có kĩ năng mới thực hiện được các yêu cầu từ nhận biết đến vận dụng 5/ Thiết kế đề: Chúng tôi thống nhất chọn mô hình 1 cho lớp tập trung đội tuyển học sinh giỏi Văn và mô hình 2 cho các lớp còn lại Chúng tôi xin minh họa bằng 2 bộ đề kiểm tra cho một lớp bình... luận theo khung mục tiêu xác định, phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo định hướng là một việc làm rất cần thiết Đó là cơ sở để chúng ta giúp học sinh chủ động ôn tập, nắm chắc kiến thức và xác định được các kĩ năng cần có Đồng thời khi đã hình thành hệ thống câu hỏi, chúng ta chủ động thiết kế được nhiều bộ đề khác nhau phù hợp với mục đích kiểm tra, sát với đối tượng học. .. Trường THCS Nguyễn Khuyến KIỂM TRA 1 TIẾT VĂN HỌC TRUNG ĐẠI Họ và tên: ………………………………………Lớp 9/ NGỮ VĂN 9 (ĐỀ I) I Trắc nghiệm: (4 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước phương án trả lời đúng trong mỗi câu sau: Câu 1: Giá trị hiện thực của “Chuyện người con gái Nam Xương” là gì ? A Phơi bày những bất công của chế độ phong kiến, mong ước về một xã hội công bằng; B Phơi bày những bất công của xã hội phong... tướng sĩ dưới quy n, hành động quy t đoán không cho quân Thanh kịp trở tay B Yêu nước, quy t tâm đánh giặc cứu nước; trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, nhìn xa trông rộng, có tài dùng người, nghệ thuật quân sự tài tình, quy t đoán C Có hành động mạnh mẽ, quy t đoán, ý chí quy t tâm, biết trọng dụng người tài, tổ chức quân đội và vạch chiến lược tiến công hợp lí làm cho quân Thanh không kịp trở tay D Yêu nước,... trở tay B Có hành động mạnh mẽ, quy t đoán, ý chí quy t tâm, biết trọng dụng người tài, tổ chức quân đội và vạch chiến lược tiến công hợp lí làm cho quân Thanh không kịp trở tay C Yêu nước, quy t tâm đánh giặc cứu nước; trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, nhìn xa trông rộng, có tài dùng người, nghệ thuật quân sự tài tình, quy t đoán D Yêu nước, thương dân, có ý chí, quy t tâm đánh giặc, có tài năng quân sự... con, hiếu thảo với mẹ chồng; Câu 3: Đặc điểm nổi bật của thể loại tuỳ bút cổ (Vũ trung tuỳ bút) là gì? A Người viết tuân theo qui định về kết cấu văn bản, theo một hệ thống chặt chẽ; B Người viết trung thành với hiện thực, không bộc lộ cảm xúc chủ quan; C Người viết ghi chép tuỳ hứng, tản mạn, không theo một hệ thống, kết cấu nào; D Người viết tưởng tượng và hư cấu sự việc một cách tuỳ hứng Câu 4:... tinh thần nghĩa hiệp, khát vọng về lẽ công bằng, về cuộc sống tốt đẹp II Tự luận: (6 điểm) Câu 9: Trình bày sự khác nhau về bút pháp tả người của Nguyễn Du qua các đoạn trích ‘Truyện Kiều” đã học Câu 10: Phân tích vẻ đẹp có tính chất truyền thống của nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ -Hết MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI NGỮ VĂN 9 (ĐỀ II) Tỉ trọng Cấp độ tư duy... khi hoàn chỉnh hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, chúng tôi in sao cho học sinh khối 9 ôn tập Chúng tôi yêu cầu các em đọc kĩ, tự giải đáp từng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, nêu những thắc mắc về yêu cầu và độ khó của các câu hỏi Giáo viên tổng hợp, giải đáp thắc mắc và rút kinh nghiệm để hiệu đính các câu hỏi cả về yêu cầu ở lệnh và độ nhiễu của từng câu hỏi Làm việc này chúng tôi không sợ lộ . Trao đổi: QUY TRÌNH THIẾT KẾ BỘ CÔNG CỤ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN NGỮ VĂN TRONG HỌC CƠ SỞ THEO YÊU CẦU ĐỔI MỚI . Trần Văn Quang, Tổ trưởng Ngữ văn Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học. thầy cô giáo tham khảo, chúng tôi xin minh họa bằng qui trình thiết kế bộ công cụ kiểm tra cho tiết KIỂM TRA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI NGỮ VĂN 9, HỌC KÌ I: 1/ Mục đích yêu cầu: - Giúp giáo viên và học sinh. Qui trình biên soạn bộ công cụ kiểm tra môn Ngữ văn: Từ nhận thức những yêu cầu trên, người giáo viên cần xác định một qui trình thiết kế, biên soạn bộ công cụ kiểm tra khoa học, đúng mục tiêu,