Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 120 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
120
Dung lượng
824,18 KB
Nội dung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ THANH TÂM ĐỘNG TỪ BA DIỄN TỐ TRONG TIẾNG VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ Thái Nguyên - 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ THANH TÂM ĐỘNG TỪ BA DIỄN TỐ TRONG TIẾNG VIỆT Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Lộc Thái Nguyên - 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Văn Lộc, người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Ngữ văn, Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên cùng các thầy giáo ở Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đã động viên khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2012 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thanh Tâm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả Nguyên Thị Thanh Tâm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ i Lời cảm ơn i Lời cam đoan ii Mục lục iii MỞ ĐẦU 1 Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỘNG TỪ BA DIỄN TỐ 7 1.1. Động từ 7 1.1.1. Khái niệm 7 1.1.2. Cách xác định động từ 7 1.1.3. Một số vấn đề cần chú ý khi xác định động từ 9 1.2. Vị trí của động từ ba diễn tố trong hệ thống động từ tiếng Việt 11 1.2.1. Cách phân loại động từ theo quan điểm truyền thống 11 1.2.2. Cách phân loại động từ theo lý thuyết kết trị 13 1.3. Nguyên tắc, thủ pháp và quy trình nghiên cứu động từ theo lý thuyết kết trị 29 1.3.1. Nguyên tắc xác định, phân tích kết trị của động từ 29 1.3.2. Thủ pháp pháp xác định, phân tích kết trị của động từ 37 1.3.3. Quy trình xác định, miêu tả kết trị của động từ 38 1.4. Đặc điểm chung của động từ ba diễn tố 40 1.4.1. Nhận xét chung 40 1.4.2. Phân loại động từ ba diễn tố (Các diện đối lập chính trong động từ ba diễn tố) 42 Tiểu kết 48 Chương 2. ĐỘNG TỪ BA DIỄN TỐ VỚI MÔ HÌNH N 1 – V – N 2 – N 3 49 2.1. Nhận xét chung 49 2.1.1. Đặc điểm chung 49 2.2. Nhóm động từ ban phát 50 2.2.1. Nhận xét chung 50 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv 2.2.2. Các diễn tố bên động từ ban phát 51 2.2.3. Các nhóm động từ ban phát, trao tặng 57 2.3.Nhóm động từ thu nhận 63 2.3.1. Đặc điểm chung 63 2.3.2. Các diễn tố bên động từ thu nhận. 64 2.3.2. Các nhóm động từ thu nhận: 68 2.4. Nhóm động từ so sánh đối chiếu. 70 2.4.1. Đặc điểm chung. 70 2.4.2. Các diễn tố bên động từ so sánh đối chiếu 71 2.4.3. Các nhóm động từ so sánh đối chiếu 73 2.5. Nhóm động từ hòa hợp, kết nối. 74 2.5.1. Đặc điểm chung 74 2.5.2. Các diễn tố bên động từ kết nối 75 2.5.3. Các nhóm động từ kết nối: 77 Tiểu kết 78 Chƣơng 3. ĐỘNG TỪ BA TIỀN TỐ VỚI CÁC MÔ HÌNH N 1 - V 1 - N 2 - V 2 và N 1 – V 1 - N 2 - 2 N 3 79 3.1. Nhận xét chung 79 3.2. Nhóm động từ cầu khiến 80 3.2.1. Nhận xét chung 80 3.2.2. Các diễn tố bên động từ cầu khiến. 82 3.2.3. Các nhóm động từ cầu khiến. 94 3.3. Nhóm động từ bình xét. 103 3.3.1. Đặc điểm chung 103 3.3.2. Các diễn tố bên động từ bình xét 105 3.3.2. Về phân loại nhóm động từ bình xét - đánh giá 109 Tiểu kết 110 KẾT LUẬN 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO 112 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nghiên cứu hệ thống từ loại tiếng Việt, các nhà nghiên cứu đều khẳng định vị trí và vai trò hết sức quan trọng của động từ. Động từ là từ loại có số lượng rất lớn và có đặc tính hết sức phức tạp. Về vai trò ngữ pháp, động từ là trung tâm tổ chức của tuyệt đại đa số câu tiếng Việt. Do có địa vị quan trọng trong hệ thống từ loại nên động từ luôn thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Việc nghiên cứu động từ đã được tiến hành ở nhiều góc độ với những công trình khác nhau như: Cụm động từ tiếng Việt của Nguyễn Phú Phong, Động từ trong tiếng Việt của Nguyễn Kim Thản, Ngữ nghĩa và cấu trúc của động từ của Vũ Thế Thạch, Vị từ hành động và các tham tố của nó của Nguyễn Thị Quy, Kết trị của động từ trong tiếng Việt của Nguyễn Văn Lộc Qua những công trình nghiên cứu này, ta thấy rằng động từ là một từ loại lớn, có đặc điểm hết sức phức tạp, vẫn còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu sâu rộng hơn. Một trong những vấn đề đó là việc nghiên cứu, xác lập, phân tích, miêu tả làm rõ đặc điểm của các tiểu loại, các nhóm động từ. Động từ ba diễn tố trong tiếng Việt là một nhóm động từ có số lượng khá lớn, có ý nghĩa ngữ pháp quan trọng. Tuy nhiên, đến nay, nhóm động từ này trong tiếng Việt chưa được nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống. Việc nghiên cứu về động từ ba diễn tố có ý nghĩa không nhỏ cả về lý luận lẫn thực tiễn. Về lý luận, việc nghiên cứu nhóm động từ này theo lý thuyết kết trị sẽ góp phần soi sáng thêm một số vấn đề lý thuyết về động từ nói chung, lý thuyết kết trị động từ nói riêng trên cứ liệu của động từ ba diễn tố trong tiếng Việt. Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu kết trị của động từ ba diễn tố có thể được sử dụng để biên soạn các tài liệu phục vụ cho việc dạy học ngữ pháp tiếng Việt trong nhà trường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Động từ ba diễn tố trong tiếng Việt” II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Về sự tồn tại của động từ tiếng Việt, từ trước đến nay có rất nhiều ý kiến nhưng có hai ý kiến trái ngược nhau. Ý kiến thứ nhất phủ nhận sự tồn tại của động từ. Còn ý kiến thứ hai thừa nhận sự tồn tại của động từ. Những người có ý kiến thứ nhất như M. Grammong (M.Grammont) và Lê Quang Trinh phủ nhận khả năng phân định các loại từ trong tiếng Việt. Do đó, các tác giả cũng phủ nhận sự tồn tại của động từ.Các tác giả này cho rằng trong tiếng Việt, không có mạo từ, danh từ, đại từ, động từ, cũng không có giống và số mà chỉ có những từ không thôi: những từ này đều là đơn âm tiết, nói chung không biến đổi, ý nghĩa của chúng thay đổi hay được xác định nhờ những từ đặt trước hay theo sau, nghĩa là nhờ chức năng, vị trí của chúng ở trong câu. Ý kiến thứ hai thừa nhận sự tồn tại của động từ, nhưng những người theo ý kiến này lại khác nhau về điểm xuất phát cũng như về kết quả đạt được. Có thể kể ra một số ý kiến như sau: Nguyễn Kim Thản phân động từ ra làm bốn loại: loại thứ nhất có sự lẫn lộn giữ động từ và vị ngữ bắt nguồn từ thời cổ Hy Lạp, loại thứ hai xuất phát từ ý nghĩa, loại thứ ba xuất phát từ hình thức ngữ pháp (hiểu theo nghĩa rộng), chủ yếu là khả năng kết hợp của từ, loại thứ tư chú ý tới cả đặc điểm ý nghĩa và đặc điểm hình thức của từ. Những tác giả chủ trương xuất phát từ ý nghĩa để xác định từ loại là Trần Trọng Kim, Bùi Đức Tịnh, Nguyễn Lân, Người chủ trương dựa vào hình thức ngữ pháp (khả năng kết hợp) để xác định từ loại là Lê Văn Lý. Ông chỉ ra rằng: Người chức năng chủ nghĩa tốt nhất là làm việc không dựa vào ý nghĩa của từ, mà dựa vào chức năng của chúng, sự ứng phó và kết cấu của chúng không phải là nhìn vào bản thân từ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 để tìm ra cái quy định đặc tính của nó, mà phải nhìn vào hoàn cảnh của nó, tức là khả năng kết hợp các từ với các từ khác trong ngôn ngữ. Trong loại ý kiến thứ tư, Nguyễn Kim Thản chủ trương phân định từ loại dựa vào cả ý nghĩa lẫn hình thức ngữ pháp, tác giả chứng minh sự tồn tại của danh từ và động từ tiếng Việt bằng cách đối lập khả năng kết hợp của hai từ loại như khả năng kết hợp với những từ chỉ định (này, kia ). với từ chỉ sở thuộc, với đại từ (có là và không có là), với định ngữ tính từ (danh từ thì kết hợp trực tiếp, động từ thì có thể có từ cho), với những từ phủ định. Trong hai loại ý kiến trên, ý kiến thứ hai đã dần chiếm ưu thế và được công nhận. Bởi thế, động từ bắt đầu được nghiên cứu một cách nghiêm túc và đầy đủ. Quá trình ấy có thể được tóm tắt như sau: Từ cuối thế kỉ XIX đến đầu những năm sáu mươi của thế kỉ XX, việc nghiên cứu về động từ chưa đạt được những thành tựu đáng kể, chưa có nhiều công trình nghiên cứu một cách đầy đủ về động từ. Chỉ từ giữa những năm sáu mươi đến nay, việc nghiên cứu về động từ mới thực sự được chú ý và đi vào chiều sâu. Bên cạnh những công trình chung về ngữ pháp thường có đề cập đến động từ, có thể kể đến một số chuyên luận tiêu biểu trong và ngoài nước như: Ở nước ngoài có: - Phân loại động từ tiếng Việt của I.S. Bystov (1966) - Cụm động từ tiếng Việt của Nguyễn Phú Phong (1973) Ở trong nước có: - Các động từ chỉ hướng trong tiếng Việt của Nguyễn Lai (1976) - Động từ trong tiếng Việt của Nguyễn Kim Thản (1977) - Ngữ nghĩa và cấu trúc của động từ của Vũ Thế Thạch (1984) - Vị từ hành động và các tham tố của nó của Nguyễn thị Quy (1995) - Kết trị của động từ tiếng Việt của Nguyễn Văn Lộc (1995) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Trong các công trình trên đây, một số nghiên cứu tương đối hoàn toàn diện về động từ nói chung. Đó là những công trình của Nguyễn Phú Phong và Nguyễn Kim Thản Ở những công trình này, diện mạo chung của động từ đã hiện lên khá rõ rệt. Bên cạnh đó có những công trình đi sâu vào một khía cạnh nào đó của động từ như: I.S. Bystov đi vào phân loại động từ, Nguyễn Lai tìm hiểu về nhóm động từ chỉ hướng, Vũ Thế Thạch tìm hiểu về mặt ngữ nghĩa, Nguyễn Thị Quy tìm hiểu về vị từ hành động và các tham tố của nó, Nguyễn Văn Lộc đi sâu vào mặt kết trị. Tuy nhiên, có một khía cạnh của động từ còn ít được chú ý đến, đó là việc tìm hiểu về các nhóm, các tiểu loại động từ trong đó có động từ ba diễn tố. Vì vậy, ở đề tài này chúng tôi sẽ đi sâu vào việc tìm hiểu về động từ ba diễn tố trong tiếng Việt theo lý thuyết kết trị. III. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Mục đích của đề tài này là miêu tả làm rõ đặc điểm ý nghĩa và thuộc tính kết trị của nhóm động từ ba diễn tố trong tiếng Việt. Qua đó, góp phần soi sáng thêm một số vấn đề về lý thuyết kết trị và kết trị của động từ trên cứ liệu của một nhóm động từ cụ thể trong một ngôn ngữ thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là: 1. Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung (về động từ, lý thuyết kết trị và kết trị của động từ, phân loại động từ theo kết trị, khái niệm động từ ba diễn tố). 2. Xác lập nguyên tắc và thủ pháp phân tích, miêu tả động từ ba diễn tố theo lý thuyết kết trị. 3. Phân loại, miêu tả các nhóm động từ 3 diễn tố theo đặc điểm ý nghĩa và thuộc tính kết trị. IV. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của luận văn là động từ ba diễn tố trong tiếng Việt hiện đại. [...]... http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 diễn tố không thể chi phối bất kì diễn tố nào, động một diễn tố không thể chi phối diễn tố thứ hai và thứ ba, động từ hai diễn tố không thể chi phối diễn tố thứ ba Như vậy, diễn tố thứ nhất có thể gặp trong câu gồm một, hai và ba diễn tố Diễn tố thứ hai có thể gặp trong câu có hai và ba diễn tố còn diễn tố thứ ba chỉ có thể gặp trong câu có ba diễn tố [28, tr.123] Diễn tố thứ nhất từ góc độ... này, động từ được chia thành: động từ không đòi hỏi diễn tố hay còn gọi là động từ vô trị (thí dụ: nắng, mưa, sáng, tối ) động từ đòi hỏi một diễn tố hay động từ đơn trị (thí dụ: thức, ngủ, )., động từ hai kết tố hay còn gọi là động từ song trị (thí dụ: ăn, đọc, đánh, )., động từ đòi hỏi ba diễn tố hay còn gọi là động từ tam trị (thí dụ; trao, tặng, biếu, ) Động từ ba diễn tố thuộc nhóm các vị từ mà... Alfred) Ngoài ra, trong các ngôn ngữ có phạm trù cách, động từ ba diễn tố chi phối dường như không phải diễn tố thứ hai và thứ ba mà diễn tố thứ nhất và diễn tố thứ hai Chẳng hạn, trong tiếng Nga (Anton dạy cậu bé ngữ pháp) hai diễn tố sau động từ có ý nghĩa và hình thức giống như diễn tố thứ hai Dựa vào số lượng diễn tố, L Tesnière chia động từ thành động từ không diễn tố hay còn gọi là động từ vô trị (verb... L Tesnière chia động từ thành động từ không diễn tố hay còn gọi là động từ vô trị (verb avalent), động từ một diễn tố hay còn gọi là động từ đơn trị (verb monovalent), động từ hai diễn tố hay còn gọi là động từ song trị (verb trivalent), động từ ba diễn tố hay còn gọi là động từ tam trị (verb divalent) [28, tr.251] Các động từ không thể có diễn tố theo cách hiểu của L Tesnière trong ngữ pháp học truyền... là động từ vô trị (verb avalent), động từ một diễn tố hay còn gọi là động từ đơn trị (verb monovalent), động từ hai diễn tố hay còn gọi là động từ song trị (verb trivalent), động từ ba diễn tố hay còn gọi là động từ tam trị (verb divalent) [29,tr.251] Các động từ không thể có diễn tố theo cách hiểu của L Tesnière trong ngữ pháp học truyền thống thường được gọi là động từ vô nhân xưng (conpersonnels)... văn gồm có ba chương: Chƣơng 1: Một số vấn đề chung về động từ ba diễn tố Chương này tập chung tìm hiểu những lí thuyết về động từ, nguyên tắc thủ pháp và quy trình nghiên cứu động từ theo lí thuyêt kết trị Vị trí, đặc điểm chung của động từ ba diễn tố trong tiếng Việt Chƣơng 2: Động từ ba diễn tố với mô hình N1 – V – N2 – N3 Chương này tập trung miêu tả đặc điểm chung, thuộc tính kết trị của các diễn. .. mà cả đối với diễn tố thứ ba (Charlesis given the book by Alfred) Ngoài ra, trong các ngôn ngữ có phạm trù cách, động từ ba diễn tố chi phối dường như không phải diễn tố thứ hai và thứ ba mà diễn tố thứ nhất và diễn tố thứ hai Chẳng hạn, trong tiếng Nga (Anton dạy cậu bé ngữ pháp) hai diễn tố sau động từ có ý nghĩa và hình thức giống như diễn tố thứ hai * Các kiểu kết trị Kết trị của từ hiểu như là... Thứ hai, từ việc nghiên cứu các nhóm động từ ba diễn tố cụ thể theo lí thuyết kết trị, chúng ta sẽ thấy được sự phong phú, đa dạng của động từ tiếng Việt nói chung và động từ ba diễn tố nói riêng Thứ ba, về thực tiễn, kết quả nghiên cứu kết trị của động từ ba diễn tố có thể được sử dụng để biên soạn các tài liệu phục vụ cho việc dạy học ngữ pháp tiếng Việt trong nhà trường VII BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Ngoài... điểm chung, thuộc tính kết trị của các diễn tố, phân loại các nhóm động từ thuộc các nhóm động từ ban phát; nhóm động từ thu nhận; nhóm động từ so sánh, đối chiếu; nhóm động từ kết nối Kể thêm nhưng không phân tích sâu hai nhóm động từ cũng thuộc mô hình này là nhóm động từ chia tách đối tượng và nhóm động từ làm chuyển dời các đối thể Chƣơng 3: Động từ ba diễn tố với mô hình N1 – V1 – N2 – V2 Chương này... kiểu diễn tố khác nhau (diễn tố thứ nhất, thứ hai, thứ ba) , thuộc tính của động từ chi phối các kiểu diễn tố được phân biệt dựa vào chỗ chúng chi phối một, hai hay ba diễn tố Ông viết: “Có thể hình dung động từ ở dạng nguyên tử với những cái móc có thể hút vào mình một số lượng diễn tố phù hợp với số lượng móc mà nó có để giữ bên mình các diễn tố này - số lượng các móc có ở động từ và số lượng diễn tố . kết trị của động từ 38 1.4. Đặc điểm chung của động từ ba diễn tố 40 1.4.1. Nhận xét chung 40 1.4.2. Phân loại động từ ba diễn tố (Các diện đối lập chính trong động từ ba diễn tố) 42 Tiểu. CHUNG VỀ ĐỘNG TỪ BA DIỄN TỐ 7 1.1. Động từ 7 1.1.1. Khái niệm 7 1.1.2. Cách xác định động từ 7 1.1.3. Một số vấn đề cần chú ý khi xác định động từ 9 1.2. Vị trí của động từ ba diễn tố trong. loại, các nhóm động từ. Động từ ba diễn tố trong tiếng Việt là một nhóm động từ có số lượng khá lớn, có ý nghĩa ngữ pháp quan trọng. Tuy nhiên, đến nay, nhóm động từ này trong tiếng Việt chưa được