1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan điểm mácxít về thực tiễn và mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và lý luận

32 5,8K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 144 KB

Nội dung

b/ Hoạt động chính trị xã hội Là hoạt dộng của con người trong các lĩnh vực chính trị xã hội nhằm phát triển và hoàn thiện các thiết chế xã hội, các quan hệ xã hội làm địa bàn rộng rãi c

Trang 2

mà còn là sự chấp nhận một cơ sở phương pháp luận nhất định chỉ đạo cho hoạt động.

Nhận thức được vấn đề đó và nhờ sự hướng dẫn của TS Lê Thị Hồng,

nhóm 03 đã lựa chọn đề tài : “Quan điểm mácxít về thực tiễn và mối quan

hệ biện chứng giữa thực tiễn và lý luận” để nghiên cứu.

Trong quá trình nghiên cứu, trên tinh thần đoàn kết và cố gắng rất nhiều của nhóm nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong cơ và các bạn góp ý để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn,

Các thành viên nhóm 3

Trang 3

CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG

1.1.2 Tính vật chất trong hoạt động thực tiễn

Đó là hoạt động có mục đích của xã hội, phải sử dụng những phương tiện vật chất đề tác động tới đối tượng vật chất nhất định của tự nhiên hay

xã hội, làm biến đổi nó, tạo ra sản phẩm vật chất nhằm thoả mãn nhu cầu của con người

Chỉ có thực tiễn mới trực tiếp làm thay đổi thế giới hiện thực, mới thực

sự mang tính chất phê phán và cách mạng Đây là đặc điểm quan trọng nhất của thực tiễn, là cơ sở đề phân biệt hoạt động thực tiễn khác với hoạt động lý luận của con người

1.1.4 Thực tiễn của con người được tiến hành dưới nhiều hình thức

Trong quá trình hoạt động cải tạo thế giới, con người tạo ra một hiện thực mới, một ”thiên nhiên thứ hai” Đó là thế giới của văn hóa tinh thần và

Trang 4

vật chất, những điều kiện mới cho sự tồn tại của con người, những điều kiện này không được giới tự nhiên mang lại dưới dạng có sẵn Đồng thời với quá trình đó, con người cũng phát triển và hoàn thiện bản thân mình Chính sự cải tạo hiện thực thông qua hoạt động thực tiễn là cơ sở của tất cả những biểu hiện khác có tính tích cực, sáng tạo của con người Con người không thích nghi một cách thụ động mà thông qua hoạt động của mình, tác động một cách tích cực để biến đổi và cải tạo thế giới bên ngoài Hoạt động đó chính là thực tiễn:

a/ Hoạt động sản xuất vật chất

Là hoạt động thực tiễn quan trọng nhất của xã hội.Thực tiễn sản xuất vật chất là tiền đề xuất phát để hình thành những mối quan hệ đặc biệt của con người đối với thế giới, giúp con người vượt ra khỏi khuôn khổ tồn tại của các loài vật

b/ Hoạt động chính trị xã hội

Là hoạt dộng của con người trong các lĩnh vực chính trị xã hội nhằm phát triển và hoàn thiện các thiết chế xã hội, các quan hệ xã hội làm địa bàn rộng rãi cho hoạt động sản xuất và tạo ra những môi trường xã hội xứng đáng với bản chất con người bằng cách đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội.c/ Hoạt động thực nghiệm khoa học

Là hoạt động thực tiễn đặc biệt vì con người phải tạo ra một thế giới riêng cho thực nghiệm của khoa học tự nhiên và cả khoa học xã hội

1.1.5 Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Hoạt động thực tiễn là cơ sở, là nguồn gốc, là động lực, là mục đớch, là tiêu chuẩn của nhận thức:

+ Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức

Trong hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi thế giới khách quan, bắt các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan phải bộc lộ những thuộc tính và quy luật của chúng Trong quá trình hoạt động thực tiễn luôn luôn nảy

Trang 5

sinh các vấn đề đòi hỏi con người phải giải đáp và do đó nhận thức được hình thành Như vậy, qua hoạt động thực tiễn mà con người tự hoàn thiện và phát triển thế giới quan( tạo điều kiện cho nhận thức cao hơn).

Qua hoạt động thực tiễn, não bộ con người cũng ngày càng phát triển hơn, các giác quan ngày càng hoàn thiện hơn

Thực tiễn là nguồn tri thức, đồng thời cũng là đối tượng của nhận thức Chính hoạt động thực tiễn đã đặt ra các nhu cầu cho nhận thức, tạo ra các phương tiện hiện đại giúp con người đi sâu tìm hiểu tự nhiên

+ Thực tiễn là động lực của nhận thức

Ngay từ đầu, nhận thức đã bắt nguồn từ thực tiễn, do thực tiễn quy định Mỗi bước phát triển của thực tiễn lại luôn luôn đặt ra những vấn đề mới cho nhận thức, thúc đẩy nhận thức tiếp tục phát triển Như vậy thực tiễn trang bị những phương tiện mới, đặt ra những nhu cầu cấp bách hơn, nó rà soát sự nhận thức Thực tiễn lắp đi lắp lại nhiều lần, các tài liệu thu thập được phong phú, nhiều vẻ, con người mới phân biệt được đâu là mối quan hệ ngẫu nhiên

bề ngoài, đâu là mối liên hệ bản chất, những quy luật vận động và phát triển của sự vật

+ Thực tiễn là mục đích của nhận thức

Những tri thức khoa học chỉ có ý nghĩa thực tiễn khi nó được vận dụng vào thực tiễn Mục đích cuối cùng của nhận thức không phải là bản thân các tri thức mà là nhằm cải tạo hiện thức khách quan, đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần xã hội Sự hình thành và phát triển của nhận thức là bắt nguồn từ thực tiễn, do yêu cầu của thực tiễn

Nhận thức chỉ trở về hoàn thành chức năng của mình khi nó chỉ đạo hoạt động thực tiễn, giúp cho hoạt động thực tiễn có hiệu quả hơn Chỉ có thông

Trang 6

qua hoạt động thực tiễn, thì tri thức con người mới thể hiện được sức mạnh của mình, sự hiểu biết của con người mới có ý nghĩa.

+ Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức

Bằng thực tiễn mà kiểm chứng nhận thức đúng hay sai Khi nhận thức đúng thì nó phục vụ thực tiễn phát triển và ngược lại

+ Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý

a Chân lý

Là những tri thức phản ánh đúng đắn thế giới khách quan được thực tiễn khẳng định ( nội dung khách quan, có ý nghĩa giá trị đối với đời sống con người)

Chân lý mang tính khách quan, nó không phụ thuộc vào số đông (ví dụ: chân lý tôn giáo)

Chân lý mang tính hai mặt ( tuyệt đối và tương đối ) vì tính hai mặt trong quá trình nhận thức của nhân loại

b Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý không phải là ý thức tư tưởng, tư duy mà là thực tiễn Bởi vì chỉ có thông qua hoạt động thực tiễn, tri thức mới trở lại tác động vào thế giới vật chất, qua đó nó được ”hiện thực hoá”, “vật chất hơn” thành các khách thể cảm tính Từ đó mới có căn cứ để đánh giá nhận thức của con người đúng hay sai,

có đạt tới chân lý hay không

Thực tiễn có rất nhiều hình thức khác nhau, nên nhận thức của con người cũng được kiểm tra thông qua rất nhiều hình thức khác nhau

+Thực tiễn của xã hội luôn luôn vận động và phát triển

+Thực tiễn trong mỗi giai đoạn lịch sử đều có giới hạn Nó không thể chứng minh hay bác bỏ hoàn toàn một tri thức nào đó của con người mà nó được thực tiễn tiếp theo chứng minh, bổ sung thêm

Trang 7

Như vậy tiêu chuẩn thực tiễn cũng mang tính chất biện chứng và như vậy mới có khả năng kiểm tra một cách chính xác sự phát triển biện chứng của nhận thức

c Ý nghĩa

Thực tiễn lớn nhất ở nước ta hiện nay là thực tiễn xây dựng nền kinh tế thị trường mới, nền văn hoá mới đậm đà bản sắc dân tộc và chế độ xã hội mới: công bằng, bình đẳng, tién bộ

Trong lĩnh vực kinh tế, đường lối, chính sách hay các giải pháp kinh tế

cụ thể muốn biết đúng hay sai đều phải thông qua vận dụng chúng trong sản xuất, kinh doanh cũng như quản lý các quá trình đó Đường lối chính sách cũng như các giải pháp kinh tế chỉ đúng khi chúng mang lại hiệu quả kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao động, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh

Nó mang tính hệ thống cao, tổ chức có khoa học

1.3 Sự thống nhất giữa thực tiễn và lý luận

Được thể hiện bằng mối quan hệ giữa nhận thức và thực tiễn GIữa lý luận và thực tiễn thống nhất biện chứng với nhau Sự thống nhất đó bắt nguồn

từ chỗ: chúng đều là hoạt động của con người, đều nhằm mục đích cải tạo tự nhiên và cải tạo xã hội để thoả mãn nhu cầu của con người

Trang 8

1.3.1 Lý luận bắt nguồn từ thực tiễn

Lý luận dựa trên nhu cầu của thực tiễn và lấy được chất liệu của thực tiễn Thực tiễn là hoạt động cơ bản nhất của con người, quyết định sự tồn tại

và phát triển xã hội Lý luận không có mục đích tự nó mà mục đích cuối cùng

là phục vụ thực tiễn Sức sống của lý luận chính là luôn luôn gắn liền với thực tiễn, phục vụ cho yêu cầu của thực tiến

1.3.2 Lý luận mở đường và hướng dẫn hoạt động của thực tiễn

Ví dụ: lý luận Mác - Lênin hướng dẫn con đường đấu tranh của giai cấp

vô sản Sự thành công hay thất bại của hoạt động thực tiễn là tuỳ thuộc vào nó được hướng dẫn bởi lý luận nào, có khoa học hay không? Sự phát triển của lý luận là do yêu cầu của thực tiễn, điều đó cũng nói lên thực tiễn không tách rời

lý luận, không thể thiếu sự hướng dẫn của lý luận

Vai trò của lý luận khoa học là ở chỗ: nó đưa lại cho thực tiễn các tri thức đúng đắn về các quy luật vận động, phát triển của hiện thực khách quan,

từ đó mới có cơ sở để định ra mục tiêu và phương pháp đúng đắn cho hoạt động thực tiễn

Quan hệ lý luận và thực tiễn mang tính chất phức tạp, quan hệ đó có thể

là thống nhất hoặc mâu thuẫn đối lập

1.3.3 Lý luận và thực tiễn là thống nhất

Lý luận và thực tiễn thống nhất khi giai cấp thống trị còn mang tinh thần tiến bộ và còn giữ sứ mệnh lịch sử Khi lý luận và thực tiễn thống nhất thì chúng sẽ tăng cường lẫn nhau và phát huy vai trò của nhau Sự thống nhất đó

là một trong những nguyên lý căn bản của triết học Mác- Lênin

1.3.4 Sự mâu thuẫn của lý luận và thực tiễn

Xảy ra khi giai cấp thống trị trở nên phản động, lỗi thời, lạc hậu Khi mâu thuẫn nảy sinh, chúng sẽ làm giảm ảnh hưởng của nhau Điều đó dẫn đến mọi đường lối, chính sách xã hội trở nên lạc hậu và phản động

Trang 9

*Ý nghĩa:

Cần phải tăng cường, phát huy vai trò của lý luận đối với xã hội, đặc biệt là

lý luận xã hội mà quan trọng là lý luận Mác - Lênin và các lý luận về kinh tế.Trước chủ nghĩa Mác, trong lý luận nhận thức, phạm trù thực tiễn hầu như không có chỗ đứng nào Nhiều người còn hình dung thực tiễn với bộ mặt xấu xí của con buôn (Phơ-Bách) Trong “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, sau khi phê phán E Ma Khơ và một số ngươi khác đã ”cố gạt thực tiễn ra khỏi lý luận nhận thức, coi thực tiễn như một cái gì không đáng nghiên cứu về mặt nhận thức luận, đã ”đem cái tiêu chuẩn thực tiễn là cái giúp cho mỗi người phân biệt được ảo tưởng với hiện thực đặt ra ngoài giới hạn của khoa học, của lý luận nhận thức để dọn chỗ cho chủ nghĩa duy tâm và thuyết bất khả tri”

V.I.Lênin đã khẳng định: quan điểm về đời sống, về thực tiễn phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức (“V.I.Lênin toàn tập” – 1980)Chính vì sự quan trọng của mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn nên đối với nước ta trong giai đoạn này cần đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và hoạt động Hiện nay, nước ta đang tiến hành đổi mới một cách toàn diện các mặt của đời sống xã hội, mà trong đó đổi mới kinh tế là trung tâm Đổi mới từ nền kinh tế tập trung quan liêu sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là một vấn đề hết sức mới mẻ chưa có lời giải đáp sẵn Và chúng ta cũng không bao giờ có thể có một lời giải sẵn sau đó mới đi vào tiến hành đổi mới Quá trình đổi mới nói chung, đổi mới kinh tế nói riêng và việc nhận thức quá trình đổi mới đó không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau cùng phát triển.Vậy trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, phải xuất phát từ thực tế khách quan, phải lấy hiện thực khách quan làm cơ sở cho hoạt động của mình Gắn lý luận vào thực tiễn để hoạt động trở nên khoa học, có cơ sở vững chắc Tinh thần ấy chính là vấn đề cần nghiên cứu trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI

Trang 10

1.3.5 Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác- Lênin.

Thực tiễn không có lý luận hướng đẫn thì thành thực tiễn mù quáng Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông Vì vậy cho nên trong khi nhấn mạnh sự quan trọng của lý luận, đã nhiều lần Lênin nhắc đi nhắc lại rằng

lý luận cách mạng không phải là giáo điều, nó là kim chỉ nang cho hành động cách mạng, và lý luận không phải là một cái gì cứng nhắc, nó đầy tính sáng tạo Lý luận luôn luôn cần được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn sinh động Những người cộng sản các nước phải cụ thể hoá chủ nghĩa Mác _ Lênin cho thích hợp với điều kiện, hoàn cảnh từng lúc và từng nơi (“Hồ Chí Minh: toàn tập”-1996)

*Con đường biện chứng của sự nhận thức:

Nhận thức của con người diễn ra trên cơ sở thực tiễn và không ngừng vận động, phát triển Sự vận động và phát triển của nhận thức diễn ra một cách biện chứng:

- “Từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng và từ tư duy trìu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tại khách quan”

+ Trực quan sinh động (hay nhận thức cảm tính) là giai đoạn đầu của quá trình nhận thức, được hình thành trong quá trình thực tiễn.Giai đoạn này được hình thành thông qua các hình thức cơ bản nối tiếp nhau: cảm giác, tri giác, biểu tượng

+ Tư duy trì tượng (hay nhận thức lý tính) là giai đoạn cao của quá trình nhận thức dựa trên cơ sở những tài liệu do giai đoạn trực quan sinh động mang lại

- Nhận thức của con người phát triển đến giai đoạn tư duy trìu tượng chưa phải là chấm dứt, mà nó lại tiếp tục vận động trở về với thực tiễn Nhận thức phải trở về với thực tiễn vì:

Trang 11

+ Mục đích của nhận thức là phục vụ hoạt động thực tiễn Vì vậy nó phải trở về chỉ đạo hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới

+ Đến giai đoạn tư duy trìu tượng vẫn có khả năng phản ánh sai lạc hiện thực Vì vậy, nhận thức phải quay trở về thực tiễn để kiểm tra kết quả nhận thức, phân biệt đâu là nhận thức đúng, đâu là nhận thức sai lầm

+ Thực tiễn luôn luôn vận động, phát triển Vì vậy nhận thức phải trở về với thực tiễn để trên cơ sở thực tiễn mới tiếp tục bổ sung, phát triển nhận thức

- Từ trực quan sinh động dến tư duy trìu tượng, và từ tư duy trìu tượng đến thực tiễn là một vòng khâu của quá trình nhận thức Nó cứ lặp đi lặp lại làm cho nhận thức của con người phát triển không ngừng, ngày càng phản ánh sâu sắc bản chất, quy luật của thế giới khách quan

Trang 12

CHƯƠNG 2

Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG

THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM

2.1 Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như các tri thức khoa học mà nhân loại đã đạt được vào điều kiện

cụ thể của nước ta

Như vậy là thực tiễn đổi mới ở nước ta những năm qua đó khẳng định vai trò của triết học Mác-Lênin, khẳng định ý nghĩa thế giới quan và phương pháp luận của nó Chủ nghĩa Mác-Lênin trong đó có triết học của nó cho đến nay vẫn là học thuyết tiến bộ nhất, chưa một học thuyết nào có thể thay thế được, vẫn là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho nhận thức và hành động cách mạng của chúng ta, vẫn là vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản như Mác

đã nói cách đây trên 150 năm

Sự nghiệp đổi mới với tính chất mới mẻ, khó khăn và phức tạp của nó đòi hỏi phải có lý luận khoa học soi sáng Sự khám phá về lý luận phải trở thành tiền đề và điều kiện cơ bản làm cơ sở cho sự đổi mới trong hoạt động thực tiễn Phải khắc phục tình trạng trước đây thường vắng bóng lý luận khi thông qua những quyết định quan trọng và do vậy buộc phải ra quyết định trên cơ sở thuần túy kinh nghiệm Phải tạo cơ sở thế giới quan khoa học, tạo niềm tin cho cán bộ, Đảng viên trong quá trình đổi mới theo định hướng XHCN trước những biến động sâu sắc, đầy kịch tính của thời đại Muốn vậy cần phải có lý luận triết học Không thể đổi mới thành công nếu thiếu mặt tư duy triết học sâu sắc Triết học Mác–Lênin chính là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận cho công cuộc đổi mới của chúng ta

Trang 13

2.2 Nghiân cứu tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của Việt Nam và quốc tế để tiếp tục hoàn thiện lý luận về CNXH và con đường đi lờn CNXH

Từ cuộc khủng hoảng tài chính toán cầu năm 2008, chúng ta có thể thấy được mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn trong cuộc ứng phó với cuộc khủng hoảng này của Trung Quốc và Việt Nam

Như vậy, điều hết sức thú vị là, từ cuộc khủng hoảng lần này, chúng ta tự hào và có cơ hội để nhìn lại sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa Mác, bởi lẽ nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, về cơ bản, vẫn không nằm ngoài nguyên nhân mà C.Mác đã từng phát hiện: đó là mâu thuẫn giữa sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của lực lượng sản xuất trên quy mô toàn cầu với quan hệ sản xuất và các quyền lực tư bản đã tỏ ra thiếu hiệu quả và mất khả năng kiểm soát đối với các hình thức tổ chức kinh doanh do chính các quyền lực đó tạo ra; rằng sự mở rộng quá mức của tự do hoá và các vấn đề toàn cầu đang mâu thuẫn sâu sắc với các thể chế quản trị mang tính quốc gia; rằng sự buông lỏng vai trò và thiếu khả năng kiểm soát của các nhà nước đang làm cho tính vô chính phủ của thị trường lấn

át, thậm chí có thể đe doạ đến sự tồn vong của cả hệ thống kinh tế - xã hội Một số nhà kinh tế nổi tiếng và có cả chính khách phương Tây cho rằng: Việc

áp dụng giáo điều, cứng nhắc mô hình kinh tế của chủ nghĩa tự do mới là sai lầm tệ hại và đã đến lúc phải từ bỏ nó Giáo sư Giơ-xộp Xti-glít đã viết: Mỹ

đã xuất khẩu triết lý kinh tế thị trường tự do ở mức mà ngay cả vị tu sĩ cao cấp nhất của trường phái đó là A-lan Grin-xpan giờ cũng phải thừa nhận là

Mỹ đã sai lầm nghiêm trọng trong việc chủ tâm xuất khẩu một thứ văn hoá doanh nghiệp vô trách nhiệm đối với xã hội; và cuối cùng Mỹ đã xuất khẩu cả

sự suy thoái đi bốn phương Tổng thống Pháp N.Xác-cơ-di tuyên bố: Phải

Trang 14

chỉnh đốn lại chủ nghĩa tư bản theo một mô hình khác, bởi hệ thống thị trường tự điều tiết qua rồi Dường như các thất bại của thị trường không thể được sửa chữa bằng các năng lực quản trị nhiều bất cập của nhà nước và ngược lại, các thất bại của nhà nước lại không dễ khắc phục khi thị trường đã mang tính chỉnh thể toàn cầu, nhiều tương tác và khó dự đoán Đây chính là biện chứng của sự phát triển mới mà phương pháp luận của C.Mác vẫn giữ nguyên giá trị, giúp chúng ta nhận diện một cách tổng thể mối tương tác giữa chu kỳ phát triển với các vấn đề cơ cấu, thể chế diễn ra đồng thời Chính vào lúc cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu đang diễn ra hiện nay, những tư tưởng khoa học của C.Mác lại càng toả sáng với "cường độ" rất mạnh; và ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa phát triển - trung tâm của cuộc khủng hoảng này, nhiều học giả tư sản lại đang "đổ xô" tìm mua và nghiên cứu lại bộ Tư bản của C.Mác Việc trở lại và nắm cho thật vững, sâu sắc, đúng đắn những tư tưởng khoa học và nhất là những giá trị về mặt phương pháp luận của C.Mác lại càng cần thiết hơn bao giờ hết đối với các nhà lý luận mác-xít chân chính

Từ cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu lần này, chúng

ta phải xem xét lại một cách nghiêm túc, trên tinh thần phê phán khoa học, cả các mô hình thực tiễn và các lý thuyết kinh tế thị trường đã từng được hay đang được sử dụng Trong quá trình loài người còn phải tiếp tục sử dụng lâu dài kinh tế thị trường, thì không một ai có thể quả quyết rằng sẽ loại trừ được hoàn toàn các cuộc khủng hoảng Nhưng rõ ràng là các tổ chức quốc tế, các tổ chức khu vực, chính phủ và giới kinh doanh ở tất cả các nước đều phải có trách nhiệm quản lý, hoàn thiện kinh tế thị trường theo những phương pháp mới ngày càng khoa học và dân chủ hơn, hướng kinh tế thị trường vào những tiến bộ xã hội ngày càng lành mạnh và nhân văn hơn, làm cho những mong muốn và nhu cầu cơ bản, đa dạng về cả vật chất và tinh thần của các cá nhân,

Trang 15

các nhóm xã hội trong toàn bộ các hệ thống xã hội ngày càng phải được đáp ứng tốt hơn

2.3 Trong giáo dục, đào tạo phải kết hợp lý luận với thực tiễn, học với hành

Chủ nghĩa Mác-Lênin vào được Việt Nam, tỏ rõ sức sống mãnh liệt,

được bổ sung và phát triển trong điều kiện cụ thể của Việt Nam là nhờ Chủ

tịch Hồ Chí Minh- Người luôn đứng vững trên nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn Cùng với việc chống giáo điều trong học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, những người cộng sản Việt Nam còn phải chống giáo điều trong vận dụng lý luận cũng như kinh nghiệm của nước khác, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Không chú trọng đến đặc điểm của dân tộc mình trong khi học tập kinh nghiệm của các nước anh em, là sai lầm nghiêm trọng, là phạm chủ nghĩa giáo điều[2] Tránh cả hai loại giáo điều này, thì biện pháp cơ bản là phải gắn lý luận với thực tiễn cách mạng nước nhà Trên tinh thần đó, Đảng

Cộng sản Việt Nam ra đời, lấy chủ nghĩa Mác- Lênin làm kim chỉ nam, trở

thành đội tiền phong của giai cấp công nhân và của cả dân tộc

Về phương pháp giáo dục Tuy Hồ Chí Minh không để lại cho chúng ta một tác phẩm, một hệ thống lý luận về phương pháp giáo dục, nhưng những việc làm thiết thực, những bài viết ngắn gọn, súc tích của Người đã hàm chứa các phương pháp giáo dục mẫu mực Người lấy nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn làm nguyên tắc cơ bản cho việc xây dựng các phương pháp

về giáo dục Nguyên tắc này được Người sử dụng trong việc giáo dục cán bộ, đảng viên, thanh thiếu niên, công nhân, nông dân, bộ đội, trí thức, học sinh, sinh viên… Nó được coi như "kim chỉ nam" để lồng dẫn nhận thức, hành động và bồi dưỡng tinh thần yêu nước cho tất cả mọi người Hơn nữa, nguyên tắc này có tính chất quyết định trong việc chuyển hướng giáo dục và trở thành

Trang 16

đặc trưng của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa Người nhấn mạnh: "Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành Học với hành phải kết hợp với nhau”.

2.4 Khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều

Để quán triệt tốt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn nhằm khắc phục bệnh kinh nghiệm thì trước hết cần khắc phục bệnh kém lý luận, bệnh khinh lý luận Bởi lẽ, kém lý luận, khinh lý luận nhất định sẽ dẫn tới bệnh kinh nghiệm Hơn nữa, không có lý luận thì trong hoạt động thực tiễn người ta dễ chỉ dựa vào kinh nghiệm, dễ dẫn tới tuyệt đối hoa kinh nghiệm, cho kinh nghiệm là yếu tố quyết định thành công trong hoạt động thực tiễn Nếu không có lý luận hay trình độ lý luận thấp sẽ làm cho bệnh kinh nghiệm thâm trầm trọng, thêm kéo dài Thực tế cho thấy, ở nước ta có không ít cán

bộ, đảng viên "chỉ bo bo giữ lấy kinh nghiệm lẻ tẻ Họ không hiểu rằng lý luận rất quan trọng cho sự thực hành cách mạng Vì vậy, họ cứ cắm đầu nhắm mắt mà làm, không hiểu rõ toàn cuộc của cách mạng" (Hồ Chí Minh, 1995, tập 6, tr 247) Những cán bộ ấy quân rằng, "kinh nghiệm của họ tuy tốt, nhưng cũng chẳng qua là từng bộ phận mà thôi, chỉ thiên về một mặt mà thôi

Có kinh nghiệm mà không có lý luận cũng như một mắt sáng một mắt mờ" (Hồ Chí Minh, 1995, tập 5, tr 234) Thực chất là họ không hiểu vai trò của lý luận đối với thực tiễn Theo Hồ Chí Minh , lý luận có vai trò hết sức to lớn đối với thực tiễn, lý luận "như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi" (Hồ Chí Minh, 1995, tập 5, tr 234 - 235) "Làm mà không có lý luận thì không khác gì đi mò trong đêm tối vừa chậm chạp vừa hay vấp váp" (Hồ Chí Minh, 1995, tập 6, tr 47) Làm mò mẫm chính là biểu hiện của bệnh kinh nghiệm Kém lý luận, khinh lý luận không chỉ dẫn tới bệnh kinh nghiệm

mà còn dẫn tới bệnh giáo điều Bởi lẽ, do kém lý luận, khinh lý luận nên

Ngày đăng: 20/09/2014, 09:46

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w