Các yếu tố cấu thành năng suất lúa

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của một số giống lúa chất lượng cao tại huyện bình gia, tỉnh lạng sơn (Trang 55)

2. Mục tiêu của đề tài

3.2.1Các yếu tố cấu thành năng suất lúa

Cũng như tất cả các cây trồng khác, trong sản xuất lúa năng suất là mục tiêu cuối cùng và là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại hay không tồn tại của một giống lúa mới trong sản xuất. Mặt khác

năng suất là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả đánh giá của một giống. Khả năng cho năng suất của các giống lúa được thể hiện tổng hợp thông qua các yếu tố cấu thành năng suất như: Số bông/m2, số hạt chắc/bông, khối lượng 1000 hạt, các yếu tố này liên quan chặt chẽ với nhau. Số bông/m2

phụ thuộc vào quá trình đẻ nhánh hữu hiệu và số cây trên đơn vị diện tích.

Năng suất lúa trên đơn vị diện tích là sự tổng hợp của nhiều yếu tố, dựa vào điều kiện đất đai, phân bón, khí hậu của địa phương và đặc điểm của từng vụ lúa, từng giống để quyết định mật độ cấy, tỷ lệ đẻ nhánh từ đó ảnh hưởng đến số bông, số hạt, tỷ lệ hạt chắc, khối lượng 1000 hạt và năng suất cuối cùng.

Bảng 3.8. Các yếu tố cấu thành và năng suất của các giống lúa thí nghiệm

TT Giống Chiều dài bông (cm) Số bông/m2 (bông) Số hạt/bông (hạt) Số hạt chắc/bông (hạt) Khối lƣợng 1,000 hạt (g) NSLT (ta/ha) NSTT (tạ/ha) 1 HT1(đc) 19,1 177,3 107,9 89,1 25,4 40,1 37,5 2 N46 18,1 171,3 102,1 82,6 28,1 39,8 32,6 3 P10 17,7 182.6 101,4 82,0 21,03 31,5 30,8 4 PC6 20,5 172,3 110,7 91,5 27,3 43,0 40,1 5 MT125 20,5 202,3 107,8 86,4 21,3 36,5 34,6 6 P6 18,8 187,6 103,8 81,9 26,9 41,3 35,4 CV% 2,8 4,3 1,2 2,9 14,3 2,6 LSD 05 0,6 7,2 2,3 3,2 10,11 1,14 Vụ Xuân năm 2014 1 HT1(đc) 19,3 174,6 108,5 86,2 25,8 38,8 36,4 2 N46 18,3 168,6 103,2 83,0 28,1 39,3 33,8 3 P10 18,0 158,6 101,0 82,4 21,3 32,5 30,8 4 PC6 20,1 159,3 109,3 88,5 27,7 40,5 37,6 5 MT125 20,1 173,3 107,0 85,3 21,3 35,9 33,7 6 P6 19,0 167,3 103,4 78,1 26,9 35,1 34,1 CV% 3,3 5,9 0,6 3,0 15,3 2,6 LSD 05 0,8 5,0 0,82 3,2 9,9 1,16

Chiều dài bông

Chiều dài bông là một đặc điểm cũng rất quan trọng để đánh giá giống. Có loại hình bông dài, trung bình và bông ngắn. Các giống đều thuộc loại hình bông có chiều dài trung bình.

Ở vụ Mùa 2013 giống MT125, PC6 có chiều dài bông dài nhất 20,05 cm, ngắn nhất là giống giống P10. Với LSD05 là 0,6 cm các giống PC6, MT125 có chiều dài bông cao hơn đối chứng, giống N46, P10 có chiều dài nhỏ hơn đối chứng và giống P6 có chiều dài bông tương đương giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Trong điều kiện vụ Xuân 2014 giống PC6, MT125 có chiều dài bông dài nhất (20,1cm) và tương đương với giống đối chứng, các giống còn lại đều có chiều dài bông thấp hơn giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Số bông/m2

Trên ruộng lúa số bông/m2 phụ thuộc rất nhiều vào năng lực đẻ nhánh và sức đẻ nhánh hữu hiệu. Ta biết rằng cơ cấu hình thành số bông/m2

là: mật độ cấy và tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu. Như vậy, muốn nâng cao số bông trên đơn vị diện tích nhất thiết phải tác động, thúc đẩy hai yếu tố trên một cách hài hoà nhất. Thực tế ta thấy rằng quần thể ruộng lúa có quy luật tự điều tiết, không cho phép cấy dày hay thưa quá vì không phù hợp với những lợi ích về kinh tế và kỹ thuật.

Để cấy với mật độ hợp lý phải căn cứ vào giống, đất đai, phân bón, mùa vụ, nếu muốn tăng số bông chúng ta phải đảm bảo mật độ gieo cấy và bón thúc để lúa đẻ sớm, đẻ tập trung, hạn chế lúa đẻ lai dai và đẻ nhánh vô hiệu. Đồng thời để tăng khả năng đẻ nhánh hữu hiệu phải đảm bảo chất lượng mạ tốt, cấy đúng kỹ thuật (nông tay, thẳng hàng, đều tay), đúng mật độ và đúng tuổi mạ, làm đất kỹ, chăm sóc, bón phân đầy đủ hợp lý và điều quan trọng nhất là phải cấy đúng thời vụ.

Qua bảng 3.8 ta thấy:

Vụ Mùa năm 2013 số bông/m2

biến động từ 171,3 – 202,3 bông. Theo đánh giá thì các giống có số bông/m2

là tương đương nhau (Sai khác không có ý nghĩa thống kê).

Vụ Xuân năm 2014: Biến động từ 158,6 – 174,6 bông, Giống HT1 có số bông/m2 cao nhất (174,6 bông) giống P10 thấp nhất (158,6 bông), với LSD05 là 5,0 thì tất cả các giống lúa đều có số bông tương đương giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Số hạt/bông

Tổng Số hạt/bông nhiều hay ít tuỳ thuộc vào số gié, hoa phân hoá, hoa thoái hoá, các quá trình này nằm trong thời kỳ cây lúa sinh trưởng sinhthực (làm đòng). Số hạt/bông của các giống lúa thí nghiệm trong vụ Mùa biến động từ 101,4 - 110,7 hạt. So sánh các giống thì giống PC6 có số hạt/bông cao hơn đối chứng, các giống N46, P10, P6 có số hạt/bông thấp hơn chắc chắn giống đối chứng, giống MT125 có số hạt/bông tương đương giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Số hạt/bông ở vụ Xuân có biến động từ 101,1 -109,3 hạt. giống PC6 có tổng số hạt/bông cao nhất là 109,32 hạt/bông cao hơn đối chứng, các giống còn lại có số hạt/bông thấp hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Số hạt chắc/bông

Số hạt chắc/bông là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Thời kỳ quyết định hình thành số hạt chắc/bông bắt đầu từ thời kỳ phân hoá đòng đến cuối thời kỳ vào chắc (từ trước trỗ 30 ngày đến sau trỗ 15 ngày).

Nhưng thực tế không phải tất cả những hạt được hình thành đều là hạt chắc mà ít nhiều cũng có những hạt lép do nhiều nguyên nhân như:

Do điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi, do ảnh hưởng của chăm sóc không hợp lý, đất đai, phân bón, sâu bệnh hại và một phần do đặc tính của giống.

Nguyên nhân số hạt chắc không cao là do thời kỳ trỗ bông và sau trỗ bông gặp đợt nắng nóng nhiệt độ lên tới 36, 370C ảnh hưởng tới thụ phấn, thụ tinh, làm tăng tỷ lệ lép của các giống. Để nâng cao số hạt chắc/bông cần phải cấy đúng thời vụ, nhằm đảm bảo điều kiện ngoại cảnh thuận lợi vào thời kỳ hình thành hạt chắc, tránh hạn hán, ngập úng, rét, sâu bệnh, cấy đúng mật độ, không được bón quá nhiều đạm, tăng cường bón Kali đặc biệt vào giai đoạn cuối.

Qua bảng 3.8 ta thấy: Vụ Mùa năm 2013 số hạt chắc bông biến động từ 81,9 đến 91,5 hạt chắc/bông, Giống PC6 có số hạt chắc /bông (91,5 hạt chắc/bông) cao nhất, các giống MT125, PC6 có số hạt chắc/bông tương đương giống đối chứng, các giống còn lại thấp hơn giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Vụ Xuân năm 2014 thể hiện bảng 3.9: Các giống có số hạt chắc trên bông biến động từ 78,1 hạt chắc/bông đến 88,5 hạt chắc/bông, giống đối chứng HT1, có số hạt chắc/bông cao hơn với giống P10, P6 chắc chắn, các giống còn lại có số hạt chắc thấp hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95% .

Qua thí nghiệm có thể thấy được: Các giống lúa mới thí nghiệm có khả năng tích luỹ vật chất hữu cơ về hạt đạt cao, các giống P6, N46 do có số hạt trên bông không nhiều nên số hạt chắc trên bông không cao.

Để khắc phục các nguyên nhân trên công tác chọn giống cần chú ý chọn những giống có đặc tính tỷ lệ hạt chắc cao đưa vào sản xuất, bố trí cơ cấu thời vụ hợp lý để né tránh những bất lợi về thời tiết, phòng trừ sâu, bệnh kịp thời nhằm hạn chế tới mức thấp nhất tỷ lệ hạt lép. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khối lƣợng 1000 hạt

Khối lượng 1000 hạt (P1000 hạt) cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới năng suất, trọng lượng nghìn hạt là tương đối ổn định theo từng giống, ít bị thay đổi do ảnh hưởng của chăm sóc, đất đai, phân bón, sâu bệnh hại. Khối lượng nghìn hạt do đặc tính của giống quyết định và do 2 thành phần tạo nên đó là vỏ trấu và lượng tinh bột tích luỹ, trong đó kích thước vỏ trấu phụ thuộc vào sự biến đổi chút ít của bức xạ mặt trời trong 2 tuần trước khi hoa nở. Bên cạnh đó trọng lượng nghìn hạt còn phụ thuộc vào giống, các giống khác nhau có trọng lượng nghìn hạt khác nhau.

Như vậy, trong các yếu tố cấu thành năng suất yếu tố nào cũng ảnh hưởng rất lớn tới năng suất. Chính bởi vậy một trong các yếu tố đó bị giảm sẽ kéo theo năng suất lúa giảm. Giữa các yếu tố lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, yếu tố này là tiền đề của yếu tố kia và ngược lại. Yếu tố số bông/m2

và số hạt chắc/bông ảnh hưởng tới năng suất lớn hơn khối lượng nghìn hạt vì trọng lượng nghìn hạt ít bị biến đổi, chủ yếu do đặc tính giống quy định.

Qua bảng 3.9 ta thấy:

Vụ Mùa năm 2013, vụ Xuân 2014: Khối lượng 1000 hạt của các giống biến động từ 21,3 - 28,1 gram, so sánh các giống với nhau thì giống N46 có trọng lượng 1000 hạt cao nhất (ở mức tin cậy 95%), Giống MT125 có trọng lượng 1000 hạt thấp nhất (21,3 gram).

Qua số liệu đo đếm ta có thể thấy được: Các giống lúa mới N46, PC6 trong thí nghiệm có đặc điểm hạt to, ngắn, khả năng tích luỹ chất hữu cơ về hạt cao.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của một số giống lúa chất lượng cao tại huyện bình gia, tỉnh lạng sơn (Trang 55)