Đánh giá chất lượng các giống lúa

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của một số giống lúa chất lượng cao tại huyện bình gia, tỉnh lạng sơn (Trang 43)

2. Mục tiêu của đề tài

2.3.9. Đánh giá chất lượng các giống lúa

Đánh giá chất lượng từng loại giống theo phương pháp cảm quan bằng cách nấu chín đánh giá mùi thơm, độ dẻo, vị đậm cơm của các loại gạo của

các giống thí nghiệm, sau đó đề nghị mọi người nếm thử và cho điểm.

- Tỷ lệ xay xát :sau khi thu hoạch phơi khô quạt sạch , lấy mỗi giống 5 kg đem xay (cân khối lượng gạo xay) và xát (cân khối lượng gạo xát), làm nhắc lại 3 lần rồi tính tỉ lệ gạo lật, gạo xát theo phần % khối lượng thóc.

- Tỷ lệ gạo nguyên: Lấy 100 gram gạo xát rồi chọn riêng tất cả hạt gạo nguyên ra, cân khối lượng gạo nguyên, làm nhắc lại 3 lần. Tính tỷ lệ gạo nguyên theo % khối lượng gạo xát.

- Kích thước gạo lật: sau khi thu hoạch , phơi khô, quạt sạch và say, đo chiều dài (D) và chiều rộng(R), hạt gạo (tính bằng mm):

+Chiều dài : Rất ngắn: <4,50mm. Ngắn: 4,51 – 5,50 mm. Trung bình: 5,51- 6,5 mm. Dài: 6,51 – 7,50mm. Rất dài: >7,50mm. + Chiều rộng: Hẹp: <2,5mm. Trung bình: 2,5-3,0mm. Rộng:>3,0mm. +Dạng hạt (D/R): Tròn: <1,5. Bán tròn: 1,5-1,99. Bán thon: 2,0 – 2,49. Thon dài: ≥ 3,0.

- Màu sắc gạo lật: Trắng, nâu nhạt, có đốm nâu, nâu xẫm, hơi đỏ, đỏ, có đốm tím, tím, tím xẫm.

- Độ bạc bụng gạo xát:

+ Nháỏ: 5 - 10%.

+ Trung bình: 11 - 20%. + Rộng: 21 - 40%. + Rất rộng: > 40%.

- Đánh giá mùi thơm bằng cách cho điểm theo phương pháp của IRRI. + Điểm 0: Không thơm.

+ Điểm 1: Hơi thơm. + Điểm 2: Thơm.

- Đánh giá độ dẻo, độ mềm cơm sau khi nấu chín để nguội, bằng phương pháp cho điểm của IRRI:

+ Điểm 1: Không dẻo. + Điểm 2: Trung bình. + Điểm 3: Dẻo.

- Đánh giá vị đậm (ngọt) bằng phương pháp cảm quan bằng cách ăn thử và cho điểm theo thang điểm:

+ Điểm 1: Nhạt.

+ Điểm 2: Trung bình. + Điểm 3: Đậm.

2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Các số liệu sau khi thu thập được được xử lý thống kê toán học, phương pháp xử lý số liệu trên phần mềm Excel và phần mềm phân tích thống kê IRRISTART.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ VÀ ĐỀ NGHỊ

3.1. Khả năng sinh trƣởng và phát triển của các giống lúa thí nghiệm vụ Mùa 2013 và vụ Xuân 2014 tại huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn

3.1.1. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm

- Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng là giai đoạn sinh trưởng đầu tiên của cây lúa, khởi đầu của giai đoạn này là thời kỳ nảy mầm và mọc, kết thúc là thời kỳ làm đòng.

- Giai đoạn sinh trưởng sinh thực và phát triển hạt lúa được tính từ khi lúa làm đòng đến chín sinh lý.

Quá trình theo dõi thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống lúa có một ý nghĩa rất lớn đối với khoa học và sản xuất, giúp cho việc đánh giá giống chín sớm, trung bình hay chín muộn, từ đó làm cơ sở cho việc bố trí thời vụ và cơ cấu cây trồng hợp lý. Đồng thời giúp cho việc lựa chọn phân vùng sản xuất các giống lúa phù hợp với từng vùng sinh thái. Thời gian sinh trưởng của cây lúa dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, thời tiết khí hậu, điều kiện sinh thái. Qua theo dõi các thời kỳ và giai đoạn sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm ở vụ Mùa 2013 và vụ Xuân 2014, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.1

Bảng 3.1. Các thời kỳ và giai đoạn sinh trƣởng của các giống lúa thí nghiệm vụ Mùa 2013 và vụ Xuân 2014

TT Giống Lúa Vụ mùa 2013 Vụ Xuân 2014 Tuổi mạ khi cấy (ngày) Số lá khi cấy (lá) Chiều cao mạ (cm) Sức sống mạ Tuổi mạ khi cấy (ngày) Số lá khi cấy (lá) Chiều cao mạ (cm) Sức sống mạ 1 HT1(đc) 14 4,5 13,3 1 25 4,4 12,3 1 2 N46 14 4,5 14,4 1 25 4,4 13,2 5 3 P10 14 5,1 14,7 1 25 5,0 12,7 5 4 PC6 14 4,7 13,6 1 25 4,7 13,2 5 5 MT125 14 4,4 14,4 1 25 4,4 13,6 5 6 P6 14 4,6 14,5 5 25 4,6 11,8 5

Ở vụ Xuân: Do gặp điều kiện thời tiết lạnh, ảnh hưởng của đợt rét đậm rét hại kéo dài ảnh hưởng đến sức sống của mạ, do đó mà sinh trưởng của mạ kém hơn, ở giai đoạn này các giống đều sinh trưởng chậm, tuy nhiên nhờ khả năng chịu lạnh tốt mà các giống lúa thí nghiệm ở giai đoạn mạ đều sinh trưởng tốt, mạ khoẻ (điểm 1- 5). Giống HT1có khả năng chịu rét tốt nhất . Giống N46, P10, PC6, MT125, P6 khả năng chịu rét kém hơn so với giống đối chứng (đạt điểm 5).

Qua bảng 3.1 ta thấy: Mạ xuân, mặc dù có cùng tuổi mạ là 25 ngày nhưng ở các giống khác nhau có chiều cao cây mạ khác nhau. Chiều cao cây mạ dao động từ (11,8 – 14,7 cm), Giống có chiều cao lớn nhất là giống P10, giống P6 có chiều cao cây mạ thấp nhất là 11,8 cm . các giống khác có chiều cao cây mạ lớn hơn giống P6 từ 0,5-2,9 cm.

So sánh chất lượng mạ giữa 2 vụ chúng tôi thấy: Sức sống của mạ ở vụ Mùa cao hơn hẳn vụ Xuân.

Chiều cao cây mạ của các giống lúa thí nghiệm giữa hai vụ rất khác nhau, chiều cao cây mạ vụ Mùa cao hơn vụ Xuân dao động trong khoảng 1-2,9 cm, trong đó mạ P6 vụ Mùa cao hơn vụ Xuân là 2,7 cm còn chênh lệch là giống P6 , còn các giống khác thì mạ vụ mùa cao hơn vụ xuân từ: 1-2 cm.

3.1.2. Các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của các giống lúa thí nghiệm

Thời gian sinh trưởng là khoảng thời gian được tính bằng ngày kể từ khi gieo cho đến khi lúa chín.

Thời gian sinh trưởng dài hay ngắn tùy thuộc vào giống và điều kiện môi trường cây lúa sinh trưởng (mùa vụ, đất đai, kỹ thuật canh tác…) cùng một giống nhưng trồng trong hai vụ khác nhau thời gian sinh trưởng cũng khác nhau. Thời gian sinh trưởng của cây lúa được chia làm hai thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng và thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng được tính từ gieo đến khi làm đòng. Đây là giai đoạn hình thành các cơ quan như: Rễ, thân, lá, nhánh và một phần tích lũy dinh dưỡng cho giai đoạn sau,

thời kỳ này có các giai đoạn: Nảy mầm, mạ, đẻ nhánh, vươn lóng. Thời kỳ sinh trưởng sinh thực được tính từ khi cây lúa làm đòng cho đến khi chín. Nếu thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng quyết định số bông/khóm thì thời kỳ sinh trưởng sinh thực quyết định số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc. Thời kỳ này chia làm các giai đoạn: Làm đòng, trỗ bông, chín sữa, vào chắc, chín.

Như vậy sự khác nhau về thời gian sinh trưởng của các giống lúa chủ yếu khác nhau ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng. Thời gian sinh trưởng sinh thực rất ít biến động, thời gian từ làm đòng đến trỗ khoảng 30 ngày thời gian từ trỗ đến chín 28 - 30 ngày.

Theo Bùi Huy Đáp (1999), [4]: Thời gian sinh trưởng của lúa mà quá ngắn không đủ để cây đẻ nhánh và tạo nên một diện tích lá tốt, nếu thời gian sinh trưởng quá dài làm cho cây bị che bóng lẫn nhau ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của bộ lá… Do vậy, tìm hiểu thời gian sinh trưởng của cây lúa là rất cần thiết, là cơ sở để chúng ta bố trí cơ cấu cây trồng, cũng như biện pháp kỹ thuật hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất. Qua nghiên cứu chúng tôi thu được kết quả về thời gian sinh trưởng phát triển của các giống lúa như sau:

Bảng 3.2. Các thời kỳ sinh trƣởng, phát triển các giống lúa

Giống

Thời gian ngày kể từ khi gieo đến ... (ngày) Vụ Mùa 2013 Vụ Xuân 2014 Cấy Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ bông Chín Cấy Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ bông Chín HT1(đc) 14 24 62 91 114 25 39 67 97 121 N46 14 21 47 74 103 25 35 72 100 128 P10 14 22 51 79 107 25 37 71 99 127 PC6 14 22 49 77 105 25 37 77 104 135 MT125 14 23 53 81 109 25 40 71 93 122 P6 14 21 42 70 98 25 35 70 98 124

Vụ Mùa: Các giống lúa thí nghiệm có thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với vụ Xuân từ 13- 26 ngày. Vì vụ Mùa nhiệt độ cao, các giống lúa sớm đạt được tổng tích nhiệt theo yêu cầu nên sớm phát dục rút ngắn thời gian sinh trưởng. Giống P6 có thời gian sinh tưởng ngắn nhất là 98 ngày, giống PC6 có thời gian sinh trưởng dài nhất là 135 ngày, dài hơn giống thấp nhát là 37 ngày. Thời gian từ làm đòng đến chín của các giống lúa thí nghiệm dao động trong khoảng 52-59 ngày biến động không nhiều.

Trong vụ Xuân các giống lúa tham gia thí nghiệm đều được cấy cùng một ngày và có tuổi mạ như nhau nhưng thời gian đẻ nhánh, làm đòng, trỗ bông và chín khác nhau. Thời gian từ cấy đến làm đòng dao động trong khoảng 43-56 ngày. Giống làm đòng sớm nhất là HT1 là 67 ngày, giống PC6 làm đòng muộn nhất là 77 ngày. Thời gian từ làm đòng đến chín của các giống lúa thí nghiệm biến động không nhiều đều tương đương nhau, Tổng thời gian sinh trưởng của các giống dao động từ 110-135 ngày, giống HT1 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là 121 ngày ngắn hơn các giống còn lại là 1-14 ngày. Như vậy trừ giống lúa P6 trong vụ mùa thuộc nhóm giống cực ngắn ngày các giống còn lại đều thuộc nhóm giống ngắn ngày trong vụ xuân và vụ mùa.

3.1.3. Chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm

Chiều cao cây tuy không liên quan trực tiếp đến năng suất nhưng liên quan tới tính chống đổ và khả năng chịu thâm canh của giống. Xu hướng họn giống ngày nay là chọn tạo những giống lúa có năng suất cao, phẩm chất tốt, thấp cây, ưa thâm canh, chống đổ tốt và có khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh. Theo dõi sự tăng trưởng về chiều cao cây của các giống lúa để đánh giá tình trạng sinh trưởng của cây. Khả năng tăng trưởng chiều cao cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Giống, chế độ nước, chế độ dinh dưỡng và điều kiện ngoại cảnh, ngoài ra chiều cao cây còn liên quan đến việc bố trí mật độ gieo cấy, khả năng đẻ nhánh… Do vậy nghiên cứu chiều cao cây giúp chúng ta có các biện pháp kỹ thuật phù hợp phát huy hết tiềm năng của từng giống lúa.

Vụ Mùa: Chiều cao cây của các giống trong thí nghiệm dao động từ 102,3 – 112,9. Trong đó giống HT1(đc) có chiều cao cây cuối cùng cao nhất. Giống P6, P10 có chiều cao cay thấp nhất so với các giống trong thí nghiệm. Kết quả thống kê cho thấy với LSD05 11,3 cm thì tất cả các giống đều có chiều cao tương đương giống đối chứng.

Qua bảng 3.3 ta thấy: chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân dao động từ 101,8- 110,6 cm. Giống P10 có chiều cao cây cuối cùng cao hơn so với giống còn lại trong thí nghiệm. Với LSD05 11,9 cm cho thấy các giống lúa đều có chiều cao tương đương giống đối chứng.

Bảng: 3.3. Chiều cao cây cuối cùng của các giống lúa thí nghiệm

TT Tên giống Vụ mùa 2013 Vụ Xuân 2014 Chiều cao cuối cùng (cm) Chênh lệch so với đối chứng Đánh giá Chiều cao cuối cùng (cm) Chênh lệch so với đối chứng Đánh giá 1 HT1(đc) 112,9 - Trung bình 104,0 - Trung bình 2 N46 107,5 + 5,4 Trung bình 101,8 +2,2 Trung bình 3 P10 102,3 +10,6 Trung bình 110,6 - 6,6 Trung bình 4 PC6 107,0 +5,9 Trung bình 102,3 +1,7 Trung bình 5 MT125 105,9 +7 Trung bình 105,0 +1 Trung bình 6 P6 107,6 +10,5 Trung bình 108,0 +3 Trung bình CV% 5,8 6,2 LSD05 11,3 11,9

3.1.4. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm

Đẻ nhánh là tập tính sinh học của cây lúa, nhánh được hình thành từ các mắt trên thân (mầm mắt). Các mầm này có thể phát triển tạo thành nhánh khi gặp điều kiện thuận lợi. Khả năng đẻ nhánh nhiều hay ít phụ thuộc vào đặc điểm của từng giống, tuỳ thuộc vào tuổi mạ, kỹ thuật cấy, điều kiện dinh dưỡng, nước, điều kiện ngoại cảnh. Qua nghiên cứu khả năng đẻ nhánh và theo dõi quá trình đẻ nhánh của các giống lúa tham gia thí nghiệm, chúng tôi thu được một số kết quả sau:

Bảng 3.4. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm vụ mùa 2013

Giống (dảnh/khóm) Dảnh cơ bản Nhánh tối đa (dảnh/khóm) Nhánh hữu hiệu (dảnh/khóm) Sức đẻ nhánh chung Sức đẻ nhánh hữu hiệu Tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu (%) HT1(đc) 2 9,4 6,2 4,7 3,1 66,0 N46 2 7,7 5,6 3,9 2,8 72,7 P10 2 8,1 5,7 4,1 2,9 70,4 PC6 2 9,1 5,7 4,6 2,9 62,6 MT125 2 8,3 5,9 4,2 2,95 78,4 P6 2 8,0 5,5 4 2,75 63,9 CV% 6,2 LSD05 0,64

Trong điều kiện vụ Mùa 2013, nhánh tối đa của các giống lúa biến động từ 7,7 nhánh/khóm đến 9,4 nhánh/khóm. Giống có số nhánh tối đa cao nhất là HT1, PC6. Giống có số nhánh thấp nhất là giống N46.

Vụ Xuân 2014 các giống có số nhánh tối đa/khóm biến động từ 8,0 nhánh/khóm đến 9,9 nhánh/khóm, Giống HT1 có số nhánh trên khóm cao nhất (9,9 nhánh/khóm) giống có số dảnh trên khóm thấp nhất là giống P6.

Trong điều kiện vụ Mùa, số nhánh hữu hiệu biến động từ 5,5 nhánh/khóm 6,2 nhánh/khóm, giống có số dảnh hữu hiệu cao nhất là giống HT1 (6,6 nhánh/khóm) và thấp nhất là giống P6 (5,5 nhánh/khóm). Kết quả xử lý số liệu cho thấy giống P6 có số nhánh hữu hiệu thấp thấp hơn đối chứng, các giống còn lại tương đương đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Trong điều kiện vụ Xuân, số nhánh hữu hiệu trên khóm của các giống lúa thí nghiệm biến động từ 5,5 đến 6,8 nhánh/khóm, giống có số nhánh hữu hiệu cao nhất là HT1và PC6 và thấp nhất là P6.

Bảng 3.5. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân 2014

Giống Dảnh cơ bản (dảnh/khóm) Nhánh tối đa (nhánh/khóm) Nhánh hữu hiệu (nhánh/khóm) Sức đẻ nhánh chung Sức đẻ nhánh hữu hiệu Tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu (%) HT1(đc) 2 9,9 6,8 5,0 3,4 68,7 N46 2 8,0 5,8 4,0 2,9 72,5 P10 2 8,6 5,8 4,3 2,9 67,4 PC6 2 9,3 6,1 4,7 3,1 65,6 MT125 2 8,4 6,0 4,2 3 78,4 P6 2 8,1 5,5 4,05 2,75 63,9 CV% 7,8 LSD 0,84 Tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu:

Ở vụ Mùa 2013 biến động từ 63,9% đến 78,4 % và giống có tỷ lệ đẻ hữu hiệu cao là giống MT125, các giống N46, P10, P6 có tỷ lệ hữu hiệu là tương đương nhau và cao hơn Giống thấp nhất, Ở vụ Xuân biến động từ 63,9 % đến 78,4 %, giống có tỷ lệ đẻ hữu hiệu cao nhất là giống MT125 và thấp nhất là giống PC6, các giống còn lại có tỷ lệ đẻ tương đương nhau.

3.1.5. Khả năng chống chịu sâu bệnh chính hại lúa

Ở miền Bắc Việt Nam thời tiết được phân thành 4 mùa rõ rệt, mùa Xuân thường có mưa phùn kéo dài, ẩm độ không khí cao, mùa Hè nắng nóng kèm theo mưa rào xuất hiện nhiều đó là đặc trưng cơ bản của thời tiết nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều nên rất thuận lợi cho sâu, bệnh phát sinh phát triển gây hại lúa. Những tác hại do sâu bệnh gây ra đối với năng suất cây trồng nói chung với lúa nói riêng là rất lớn.

Quá trình phát sinh phát triển sâu, bệnh rất nhanh chỉ trong thời gian ngắn nếu không phát hiện và phòng trừ sâu, bệnh kịp thời sẽ ảnh hưởng đến kết quả thu hoạch của cả vụ sản xuất đó. Việc người dân phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong công tác phòng trừ sâu, bệnh làm tăng chi phí cho sản xuất đồng thời gây ra những ảnh hưởng cho sức khoẻ con người, ảnh hưởng tới chất lượng nông sản phẩm, ảnh hưởng tới môi trường sống, làm mất đi sự cân bằng sinh thái phá vỡ thế cân bằng của thiên nhiên dẫn tới các đại dịch về sâu, bệnh.

Từ những vấn đề đã được đề cập ở trên vấn đề đặt ra cho chúng ta hiện nay là cần chọn các giống lúa có khả năng chống chịu tốt với sâu, bệnh. Đây

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của một số giống lúa chất lượng cao tại huyện bình gia, tỉnh lạng sơn (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)