Bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của một số giống lúa chất lượng cao tại huyện bình gia, tỉnh lạng sơn (Trang 36)

2. Mục tiêu của đề tài

2.2.Bố trí thí nghiệm

- Số công thức: 6 công thức (t= 3). - Số lần nhắc lại: 3 lần nhắc lại (r= 3). - Số ô thí nghiệm: (t) x (r) = 6 x 3 = 18 ô

- Diện tích 1 ô là 10m2x 18 ô = 180m2. Diện tích cả dải bảo vệ là 120m2 . - Kiểu bố trí thí nghiệm: Theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm: Dải bảo vệ Dải bảo vệ Dải bảo vệ I 1 2 5 6 3 4 II 5 3 2 4 1 6 III 3 4 1 2 6 5 Dải bảo vệ

I, II, III là số lần nhắc lại.

1, 2, 3, 4, 5, 6 là công thức thí nghiệm.

Các giống chất lượng được đưa vào trồng thử nghiệm để so sánh: 1- Giống lúa HT1 (đối chứng).

2- Giống N46. 3- Giống P10. 4- Giống PC6. 5- Giống MT125. 6- Giống P6.

Quy trình kỹ thuật canh tác áp dụng cho thí nghiệm so sánh giống

- Làm đất: Đất được cày bừa kỹ 2 lần như kỹ thuật hiện nay đang áp dụng. - Thời gian Nghiên cứu: Tháng 7/ 2013 đến tháng 6/2014.

- Kỹ thuật ngâm ủ: Ngâm vào nước ấm 48h, cứ 12 giờ phải thay nước đãi hạt giống một lần, khi thấy hạt hút đủ nước phôi hạt trắng đều đem đãi sạch rồi ủ, chú ý thỉnh thoảng cần phải tưới nước ấm đến khi mầm dài bằng ½ hạt thóc đem gieo.

- Mật độ cấy: cấy mật độ 45 khóm/m2, cấy 2 dảnh/khóm. * Phân Bón: Lượng bón (tính cho 01ha).

Lượng phân bón:

Bón 10 tấn phân chuồng + 100 kg N + 80 kg P2O5 + 100 kg K2O (theo quy trình hiện hành cho giống lúa thuần tai đia phương).

* Cách bón:

- Bón lót 100% phân chuồng + 100% P2O5 + 30% đạm Urê.

- Bón thúc: Sau cấy 7 ngày vụ mùa, 15 ngày vụ xuân, bón 40% đạm Urê + 50% kali clorua.

- Bón đón đòng: Khi lúa hình thành khối sơ khởi bón 30% đạm + 50% kali clorua còn lại.

Phương pháp lấy mẫu theo dõi:

Mẫu được theo dõi mỗi ô lấy 10 khóm/ô thí nghiệm, lấy theo đường chéo góc, lấy 5 điểm, mỗi điểm 2 khóm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của một số giống lúa chất lượng cao tại huyện bình gia, tỉnh lạng sơn (Trang 36)