1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN mối quan hệ biện chứng giữa các phương pháp lập luận giải thích, chứng minh, b̀nh luận trong văn nghị luận ở trung học cơ sở

21 63 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 136,5 KB

Nội dung

MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CÁC PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN: GIẢI THÍCH, CHỨNG MINH, BÌNH LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN Ởtập làm văn “Cái phân môn chăc phải coi là có lịch sử lâu đời nhất trong các

Trang 1

MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CÁC PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN: GIẢI THÍCH, CHỨNG MINH, BÌNH LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN Ở

tập làm văn “Cái phân môn chăc phải coi là có lịch sử lâu đời nhất trong các môn học, cái phân môn đáng lẽ phải tích lũy được nhiều kinh nghiệm nhất thì thành quả vào lúc này hóa ra lại ít ỏi và mong manh cũng vào bật nhất” Thực tế giáo viên và

học sinh đang gặp không ít khó khăn, trở ngại từ nội dung lí thuyết cho đến nhữngphương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức dạy học tập làm văn Dẫn đến chấtlượng hiệu quả dạy học tập làm văn thấp và không đều Thực tế chung đó có nhiềunguyên nhân khác nhau, muốn giải quyết khắc phục phải nghiên cứu một cách đồng

bộ vào các bộ phận, yếu tố khác nhau trong đó nội dung của phân môn là một trongnhững bộ phận quan trọng cần phải tìm hiểu, nghiên cứu Bởi muốn đổi mới dạyhọc, muốn không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học thì nội dung củaphân môn không những phải được hoàn thiện mà nó phải đi trước một bước

1.2 Nội dung của phân môn tập làm văn ở nhà trường THCS, nhìn một cáchtổng quát nó bao gồm nhiều bài làm văn nghị luận khác nhau Trong đó các phươngpháp nghị luận: giải thích, chứng minh, bình luận có vai trò vị trí tương đối quantrọng Thế nhưng bản thân lí thuyết có nhiều vấn đề chưa được thống nhất, nhiềugiáo viên lúng túng khi dạy, nhiều học sinh không phân biệt được ranh giới và mốiquan hệ giữa các kiểu bài này Nên học sinh làm bài một cách mơ hồ tùy tiện

Trang 2

Thực tế khi làm bài, học sinh không vận dụng đúng các thao tác cần thiết theoyêu cầu của đề bài Hiện tượng nhầm thao tác, nhầm phương pháp lập luận khôngphải là ít

Đề bài bình luận, học sinh thiên về giải thích chứng minh hoặc bình luận mộtcách tùy tiện ngẫu hứng Đề bài chứng minh, học sinh đi bàn tán, bình luận mộtcách áp đặt đưa ra nhiều dẫn chứng mà không chú ý phân tích, giải thích nâng caovấn đề Đề bài giải thích, học sinh chỉ giải thích sơ lược rồi liệt kê hàng loạt dẫnchứng một cách rời rạc… phổ biến nhất là bài nào các em cũng vận dụng tất cả cácthao tác trên nhưng không ý thức được việc vận dụng các thao tác là xuất phát từyêu cầu của đề ra

Về phía giáo viên nhiều người kêu ca về những định nghĩa các phương pháplập luận giải thích, chứng minh, bình luận còn mơ hồ, chưa thống nhất Các đợt bồidưỡng giáo viên hàng năm về bộ môn ngữ văn chủ yếu thiên về phân môn giảngvăn còn phân môn tập làm văn ít được chú ý Việc dạy lí thuyết tập làm văn nhiềukhi trở thành hình thức chiếu lệ vô bổ Như đã nói ở trên bản chất mối quan hệ giữa

ba phương pháp lập luận làm văn này chưa được rõ ràng, cụ thể Vì vậy dẫn đếnhiện tượng học sinh đồng nhất phương pháp lập luận, hoặc vận dụng một cách máymóc rời rạc các phương pháp mà hiệu quả dạy học TLV được biểu hiện rất rõ ở bàilàm văn của học sinh Qua thực tế giảng dạy tôi tìm hiểu và thống kê thực tế hiệnnay ở các trường THCS, Học sinh làm văn về các bài TLV nghị luận nói trên đạtkết quả rất thấp

1.3 Chất lượng làm văn nghị luận ở THCS thấp và không đều, ở một mức độnào đó việc dạy học các bài TLV nghị luận: giải thích, chứng minh, bình luận cũngphải chịu lấy phần trách nhiệm Bởi phương pháp lập luận này có sự gần gủi nhau

về bản chất, cấu tạo, sắp xếp trong nội dung chương trình Làm tốt các thao tác này

sẽ có tác động tích cực đối với việc làm các bài TLV nghị luận khác trong quá trìnhdạy học

Do đó tìm hiểu nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa ba phương pháplập luận: giải thích, chứng minh, bình luận là việc làm có thể tác động tích cực đốivới bản thân việc dạy học bài văn nghị luận này Mặt khác nó tạo điều kiện thuận

Trang 3

lợi cho việc dạy học TLV nghị luận trong nhà trường THCS đạt hiệu quả cao hơn vàvững chắc hơn.

Vì những lí do cơ bản trên cũng với ý muốn tìm hiểu để phục vụ cho việc

giảng dạy Tôi đã chọn đề tài : “Mối quan hệ biện chứng giữa các phương pháp

lập luận: Giải thích, chứng minh, bình luận trong văn nghị luận ở THCS” để

nghiên cứu

2 PHẠM VI ĐỀ TÀI

2.1 Đề tài hướng vào việc tìm hiểu và vận dụng những kiến thức và lí luậncũng như kinh nghiệm thực tiễn của dạy học TLV, để từ đó xác định mối quan hệbiện chứng giữa các phương pháp lập luận: Giải thích, chứng minh, bình luận ở cácphương diện của nó

2.2 Đề tài chủ yếu hướng vào việc tìm hiểu nội dung lí thuyết và thực tiễn dạyhọc các phương pháp lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận ở trường THCSvới mục đích nghiên cứu mong góp phần vào việc nâng cao chất lượng hiệu quả dạyhọc TLV ở THCS

2.3 Trong quá trình nghiên cứu có vận dụng một số đề bài TLV về cácphương pháp lập luận nhằm minh họa cho đề tài này Bởi mối quan hệ biện chứnggiữa các phương pháp này ở các phương diện khác nhau đã được xác định, cuốicùng cũng phải quay về thực tiễn, nhằm phục vụ cho chính thực tiễn dạy học TLV.Với khuôn khổ của một đề tài ở bậc THCS tôi không có điều kiện nghiên cứutất cả các bài trong phân môn TLV (lí thuyết và thực hành) mà chỉ đi vào nghiêncứu mối quan hệ biện chứng giữa các phương pháp lập luận: Giải thích, chứngminh, bình luận trong bài văn nghị luận

PHẦN THỨ NHẤT : THỰC TRẠNG

Trang 4

1 Vài trò vị trí của các bài tập làm văn nghị luận : Giải thích, chứng minh, bình luận ở trường THCS.

Các bài tập làm văn này được dạy học ở THCS từ lớp 7 với số lượng tiết tươngđối lớn Sang lớp 8, 9 thì số tiết dành cho phân môn này chiếm thời lượng lớn hơn.+ Lớp 7 có 46 tiết TLV thì số tiết TLV Nghị Luận chiếm 16 tiết

+ Lớp 8 có 46 tiết TLV thì số tiết TLV Nghị luận chiếm 22 tiết

+ Lớp 9 có 46 tiết TLV thì số tiết TLV Nghị luận chiếm 21 tiết

1 1 Các bài làm văn nghị luận ở THCS

Thực tế ở bậc THCS mỗi tiết học nội dung lí thuyết các bài được dạy học có

sự khác nhau về mức độ, pham vi nghị luận Nhưng để xác đinh mối quan hệ ấy mộtcách cụ thể thì buộc phải dựa trên các sách, các cấp, các lớp để hệ thống hóa nộidung lí thuyết các phương pháp những đặc điểm, yêu cầu cách tiến hành của nó

1.2 Bài làm văn nghị luận, giải thích:

1.2.1.Khái niệm:

Bài làm văn nghị luận, giải thích là sử dụng phương pháp lập luận giải thích,trình bày những lí lẽ để giảng giải, có kèm theo những bằng chứng thực tế để bànbạc cho những lí lẽ thêm phần vững chắc, giúp người đọc hiểu đúng, hiểu cặn kẽsâu sắc vấn đề đã nêu ra

1.2.2.Bản chất:

Đặc trưng của bài làm văn nghị luận, giải thích là dùng lí luận ( không có lí lẽ,

lí luận thì không có giải thích), như thế muốn giải thích thì phải dùng lí lẽ, lí lẽ là cơ

sở chủ yếu trong thao tác giải thích Viết một bài văn giải thích, muốn làm sang tỏvấn đề, muốn làm cho người đọc, người nghe hiểu và tin vấn đề ấy là đúng đắng thìviệc giải thích phải thấu tình đạt lí phải được soi sang ở nhiều góc độ khác nhau thìmới thuyết phục

1.3 Bài văn nghị luận, chứng minh:

1.3.1.Khái niệm:

Trang 5

Bài làm văn nghị luận, chứng minh là là sử dụng phương pháp lập luậnchứng minh để làm sáng tỏ luận đề chủ yếu bằng các dẫn chứng Người viết vậndụng lí lẽ, dẫn chứng rút ra từ đời sống xã hội và văn học làm sáng tỏ toàn diện, sâusắc luận đề đó để khẳng định hoặc phủ định có cơ sở nhằm thuyết phục người đọcngười nghe

1.3.2 Bản chất

Nếu như ở bài giải thích, đặc trưng của nó là một hệ thống lí lẽ, lí luận thì đặctrưng của bài chứng minh chủ yếu là hệ thống dẫn chứng Không có dẫn chứng thìkhông thành bài văn chứng minh

Nhan đề mà đề bài yêu cầu chứng minh có thể là những từ ngữ, hình ảnh, kháiniệm cô đúc Do đó kèm theo dẫn chứng bao giờ cũng phải có lí lẽ giải thích, phântích, bàn bạc chỉ ra những điểm, những nét ta đang cần làm nổi bật trong các dẫnchứng kia

1.4 Bài văn nghị luận bình luận

1.4.1.Khái niệm:

Bài văn nghị luận bình luận là bài có nội dung bàn bạc đánh giá về một hiệntượng, một vấn đề nào đó về văn học, chính trị, xã hội…là bài trình bày những lí lẽ,chứng cớ để người đọc nhận ra vấn đề đúng, sai Đúng hay sai trong trường hợp nào

? Vấn đề có tác dụng tốt với đời sống ra sao?

1.4.2.Bản chất :

Bài bình luận có nội dung bàn bạc đánh giá về một hiện tượng, một vấn đềđòi hỏi nâng cao, mở rộng vấn đề, phải lật ngược lật xuôi vấn đề để khẳng định cáiđúng bác bỏ cái sai, đó chính là đặc trưng bài TLV này

Mục đích của bài nghị luận, bình luận là người đọc xác định vấn đề mộtcách sâu sắc toàn diện Đòi hỏi người viết phải xác định công khai luận đề đúnghay sai Đúng, sai chổ nào? Như thế nào? Vì sao lại đúng? Vì sao lại sai? Muốn cósức thuyết phục thì mọi ý kiến nhận định, nhận xét, đánh giá đưa ra phải có cơ sởđúng đắn, khoa học

Trang 6

2 Tính riêng biệt và mối quan hệ hữu cơ giữa các phương pháp lập luận : Giải thích, chứng minh, bình luận.

Như đã nói ở các phần trên các bài làm văn nghị luận: Giải thích, chứng minh,bình luận có sự liên hệ chặt chẽ với nhau, nhưng mỗi bài đều có những đặc điểmtiêu biểu riêng biệt của nó Xác định mối quan hệ biện chứng giữa ba phương pháplập luận này thực chất là xác định những điểm riêng biệt để nó tồn tại với tư cách làmột bài độc lập và xác định những đặc điểm tương đồng, hữu cơ giữa chúng

2.1 Tính riêng biệt

Để tồn tại với tư cách là một bài độc lập thì bản thân chúng phải có đầy đủ cơ

sở, phải có những đặc điểm khác biệt so với bài khác Vì ba phương pháp lập luậnnày có mối tương quan gần gũi, mật thiết nên để xác định tính riêng biệt đòi hỏiphải so sánh đối chiếu trên những cơ sở nhất định

Khi đối diện với đề văn đòi hỏi HS phải xác định rõ yêu cầu của đề, trước hết

là yêu cầu về mặt phương pháp lập luận, về mặt hình thức ngôn ngữ của các phần,yêu cầu kiểu đề bài rất đa dạng, ví dụ : Hãy giải thích…,Em hiểu như thế nào…(giải thích), Bằng những dẫn chứng thực tế hãy làm sáng tỏ…(chứng minh), Ý kiếncủa anh chị như thế nào ? (kiểu bài bình luận)… Ở phần yêu cầu của đề có thể biểuhiện dưới nhiều hình thức khác nhau Nhưng dù dưới bất kì hình thức nào thì ý đồcủa GV cũng yêu cầu một phương pháp nhất định Do đó HS phải sử dụng cácthao tác tương ứng

- Xét về đối tượng nghị luận : Mỗi đề bài đều có đặc thù riêng Nếu như đối

tượng của đề bài chứng minh là “Ai đó chưa tin, chưa thừa nhận”, đề bài giải thích là “Người ta chưa thật hiểu cái nghĩa lí của vấn đề” thì đối tượng của bình luận là “Ai đó muốn tranh luận, bàn luận” về vấn đề được nêu ra.

- Xét về mục đích nghị luận : Mỗi đề bài đều có mục đích cụ thể khác biệt Bởi

“Có những bài nghị luận khác nhau là do có những mục đích nghị luận khác nhau”(4)

Trang 7

- Mục đích nghị luận của bài giải thích là để người đọc hiểu vấn đề đó có lí.Bài chứng minh nhằm để người đọc tin vấn đề là có thật Bài bình luận mục đíchlàm cho người đọc xác định vấn đề một cách sâu sắc, toàn diện.

Do mục đích khác nhau nên phương tiện nghị luận của ba phương pháp lậpluận này cũng khác nhau Để minh họa cho những vấn đề đã phân tích, trình bày ởtrên về tính riêng biệt của mỗi bài, có thể tổng quát những đặc điểm đó bằng sơ đồsau :

Mục đích nghị luận

Phương tiện chủ yếu

Tiến trình chủ yếu

Người đọc, người nghe chưa hiểu vấn đề

Hiểu vấn đề thấu lí đạt tình

Lí lẽ

Hệ thống

lí luận,lí lẽ

Người đọc, người nghe chưa tin, chưa thừa nhận

Tin vấn đề là đúng , là có thật

dẫn chứng

Người đọc, người nghe muốn bàn bạc, tranh luận

Xác định vấn

đề sâu sắc, toàn diện

Nhận xét, đánh giá

Hệ thống nhận xét, đánh giá

Qua sơ đồ này với những cơ sở cụ thể được đối chiếu ta thấy các bài này cónhững đặc điểm riêng biệt Nó đủ cơ sở để tồn tại với tư cách là những bài độc lập.Tất nhiên chỉ là độc lập tương đối

Xác định được những đặc điểm này, sẽ tránh được hiện tượng xóa nhòa ranhgiới, đồng nhất các bài này trong dạy học của giáo viên và làm bài của học sinh.Xác định rõ điều đó sẽ có điều kiện để khi ra đề, làm bài, chấm bài trở nên thiết thựchiệu quả

Trang 8

3 Mối quan hệ hữu cơ giữa các phương pháp lập luận: Giải thích, Chứng minh, Bình luận trong văn nghị luận.

Thao tác nghị luận mang tính tổng hợp Thực tế không có một bài văn nghịluận nào chỉ áp dụng đơn nhất một thao tác nghị luận mà phải kết hợp nhuầnnhuyễn các thao tác với nhau Vì thế ngoài những đặc điểm riêng biệt, ba phươngpháp này còn có mối tương đồng mật thiết được thể hiện ở các mặt sau :

3.1 Về thao tác nghị luận

Mỗi phương pháp có một thao tác nghị luận chủ yếu, đồng thời nó sử dụngnhững thao tác khác ở vị trí thứ yếu Bài giải thích sử dụng thao tác chứng minh,bình luận làm bổ trợ Bài bình luận sử dụng thao tác giải thích, chứng minh bổ trợcho những nhận xét đánh giá

3.2 Về nội dung nghị luận

Mỗi đề bài đều có nội dung cụ thể để nghị luận, mà nội dung nghị luận thì vôcùng phong phú và đa dạng Có thể là nghị luận về một vấn đề đạo đức, chính trị, xãhội; Một nhận định về văn học, về đời sống … Nhưng chung quy lại cả ba bài nóiriêng về nội dung nghị luận đều có thể là một vấn đề văn học, hay một vấn đề chínhtrị, xã hội hoặc xen kẽ cả ba lĩnh vực đó

3.3 Về đối tượng nghị luận

Mỗi bài có đối tượng giao tiếp đặc trưng, nhưng đối tượng ấy cũng là “Ai đó” hay “Người đọc, người nghe” chứ không cụ thể như trong giao tiếp đời thường.

Hay nói đúng hơn là đối tượng của các bài nghị luận là đối tượng giả định Do đó

HS phải biết nhận diện tưởng tượng ra đối tượng và thật sự hướng về đối tượng giảđịnh ấy

3.4 Về mục đích nghị luận

Mỗi bài làm văn nghị luận đều có mục đích đặc thù riêng Tuy nhiên giảithích, chứng minh, bình luận đều hướng đến việc bộc lộ, bày tỏ đối thoại và thuyếtphục đối tượng (người đọc, người nghe) Cả ba bài đều bộc lộ quan điểm, tình cảmcủa chủ thể tức là dung lí và tình để thuyết phục, chinh phục đối tượng của mình

Trang 9

3.5 Về phương tiện nghị luận

Do mục đích, đối tượng có những điểm chung nên tất yếu phương tiện đuợc sửdụng để nghị luận cũng sẽ có những điểm tương đồng Mỗi bài có những phươngtiện chủ yếu nhưng đồng thời nó cũng sử dụng những phương tiện bổ trợ khác Nhưvậy ở mức độ khác nhau nhưng cả ba bài này đều sử dụng những phương tiện giống

nhau để nghị luận Dĩ nhiên “Giống nhau nhưng không có nghĩa là đồng nhất” (5).

3.6 Về mặt bố cục.

Bài văn giải thích, chứng minh hay bình luận đều là những chính thể trọn vẹn

cả về nội dung lẫn hình thức Trong nhà trường, bố cục( mô hình) mẫu mực là bàivăn có ba phần : Mở bài, thân bài, kết bài Phần mở bài và kết bài thường là mộtđoạn văn, thân bài là sự triển khai, lí giải các ý, khía cạnh vấn đề của đề bài và nóđược diễn đạt, trình bày dưới hình thức những đoạn văn Mỗi đoạn văn cũng thường

có câu mở đầu, những câu triển khai và câu kết đoạn Bài văn là sự liên kết chặt chẽgiữa các đoạn văn theo một trật tự mạch lạc, rõ ràng

Để thể hiện mối quan hệ hữu cơ tương đồng ấy một cách trực quan, tôi hệthống bằng sơ đồ sau :

Đốitượng nghị luận

Mục đích nghị luận

Phương tiện nghị luận

Lí lẽ, dẫn chứng, nhận xét, đánh giá

Mở bài, thân bài, kết bài

Đúng hướng, trật

tự, mạch lạc, trong sang, hấp dẫn, sang tạo

Lí lẽ, dẫn chứng, nhận xét, đánh

Mở bài thân bài két bài

Đúng hướng, trật

tự, mạch

Trang 10

thuyết phục

sáng hấp dẫn, sáng tạo

Lí lẽ, dẫn chứng, nhận xét, đánh giá

Mở bài, thân bài, kết bài

Đúng hướng, trật

tự, mạch lạc, trong sang, hấp dẫn, sang tạo

PHẦN II : GIẢI PHÁP

Như đã nói ở các phần trước chính có sự quan hệ hữu cơ giữa các bài nghịluận nên dẫn đến học sinh không vận dụng đến các thao tác cần thiết theo yêu cầucủa đề bài, nhầm phương pháp lập luận trong bài làm văn nghị luận Qua đây tôicũng mạnh dạn đưa ra một vài giải pháp để vận dụng vào kỹ năng làm bài của họcsinh

1 Đối với bài làm văn giải thích

1.1 Phải xác định đúng vấn đề cần giải thích, tránh tình trạng nắm lơ mơ, nói chờn vờn quanh đề bài.

- Phải phát hiện vấn đề của đề bài có những khía cạnh nào cần giải thích, quan

hệ giữa các khía cạnh đó như thế nào ?

- Có một hệ thống lý lẽ, kèm theo dẫn chứng cần thiết để giảng giải cho cặn

kẽ, rành mạch Hệ thống lý lẽ và dẫn chứng đó nhằm trả lời cho các câu hỏi cơ bảnsau :

+ Là thế nào ? (Để giải thích từ, khái niệm)

+ Tại sao ? (Để giải thích quan hệ giữa các khái niệm, hình ảnh)

+ Biểu hiện ở đâu ? (Để tìm dẫn chứng)

Ngày đăng: 27/06/2020, 19:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

+ Tại sao? (Để giải thích quan hệ giữa các khái niệm, hình ảnh) + Biểu hiện ở đâu ? (Để tìm dẫn chứng)  - SKKN mối quan hệ biện chứng giữa các phương pháp lập luận giải thích, chứng minh, b̀nh luận trong văn nghị luận ở  trung học cơ sở
i sao? (Để giải thích quan hệ giữa các khái niệm, hình ảnh) + Biểu hiện ở đâu ? (Để tìm dẫn chứng) (Trang 10)
Sau đây là bảng so sánh, đối chiếu kết quả giảng dạy (các bài viết TLV) trước và sau áp dụng “ Mối quan hệ biện chứng giữa các phương pháp lập luận: Giải thích, chứng minh, bình luận trong văn nghị luận” - SKKN mối quan hệ biện chứng giữa các phương pháp lập luận giải thích, chứng minh, b̀nh luận trong văn nghị luận ở  trung học cơ sở
au đây là bảng so sánh, đối chiếu kết quả giảng dạy (các bài viết TLV) trước và sau áp dụng “ Mối quan hệ biện chứng giữa các phương pháp lập luận: Giải thích, chứng minh, bình luận trong văn nghị luận” (Trang 18)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w