1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

219 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam

85 715 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

219 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM 2

1.1.GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM AS2 VÀ SMART AUDIT SUPPORT (SAS)– CÔNG CỤ HỖ TRỢ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN 2

1.2.ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM THỰC HIỆN 3

1.2.1 Phương pháp tiếp cận đánh giá rủi ro của Deloitte Việt Nam 3

1.2.2 Đặc điểm khách thể kiểm toán ảnh hưởng đến rủi ro kiểm toán BCTC do Deloitte Việt Nam thực hiện 5

1.2.3 Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán và xác định mức độ trọng yếu (PM) 9

1.2.4 Đánh giá rủi ro kiểm toán trên báo cáo tài chính 26

1.2.4.1 Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên báo cáo tài chính 26

1.2.4.2 Đánh giá rủi ro kiểm soát trên báo cáo tài chính 32

1.2.4.3 Đánh giá rủi ro phát hiện trên báo cáo tài chính 51

1.2.5 Đánh giá rủi ro kiểm toán trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ 52 1.2.5.1 Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ 52 1.2.5.2 Đánh giá rủi ro kiểm soát trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ 59

1.2.5.3 Dự kiến rủi ro phát hiện trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ 64

Trang 2

CHƯƠNG II: NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TRÌNH TỰ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM 67

Trang 3

2.1 NHẬN XÉT VỀ THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH DELOITTE

VIỆT NAM 67

2.1.1 Những ưu điểm trong thực tế 67

2.1.2 Những tồn tại 71

2.2 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM 73

2.2.1 Sử dụng lưu đồ trong đánh giá rủi ro kiểm soát 73

2.2.2 Nâng cao hiệu quả đánh giá rủi ro kiểm soát 75

2.2.3 Sử dụng tư liệu của chuyên gia 77

KẾT LUẬN 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCTC : Báo cáo tài chính

DN : Doanh nghiệp

KSNB : Kiểm soát nội bộ

KTV : Kiểm toán viên

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Mô hình mức độ đảm bảo kiểm toán 4

Bảng 1.2: Bảng đánh giá thủ tục kiểm soát tại Deloitte Việt Nam 8

Bảng 1.3: Biên bản cung cấp dịch vụ khách hàng cho Công ty A 18

Bảng 1.4: Biên bản cung cấp dịch vụ khách hàng cho Công ty A 18

Bảng 1.4: Biên bản cung cấp dịch vụ khách hàng cho Công ty A 19

Bảng 1.5: Bảng đánh giá rủi ro Công ty TNHH Bất động sản A 19

Bảng 1.5: Bảng đánh giá rủi ro Công ty TNHH Bất động sản A 20

Bảng 1.6: Bảng đánh giá rủi ro Công ty Cổ phần B 21

Bảng 1.7: Trị số MP theo phương pháp tỉ lệ bậc thang 24

Bảng 1.8: Các cấp độ thực hiện thủ tục kiểm soát của Deloitte Việt Nam 25

Bảng 1.9: Các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro tiềm tàng của khách hàng 29

Bảng 1.10: Bảng tìm hiểu hệ thống và chu trình kế toán của Công ty TNHH Bất động sản A và Công ty cổ phần B 34

Bảng 1.11: Bảng đánh giá thủ tục kiểm soát đối với Công ty A và Công ty B 37

Bảng 1.12: Bảng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty A và Công ty B do KTV của Deloitte Việt Nam thực hiện 39

Bảng 1.13: Ma trận kiểm tra định hướng 53

Bảng 1.14: Bảng phân tích sơ bộ Bảng Cân đối kế toán của công ty B 56

Bảng 1.15: Bảng phân tích sơ bộ Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty B 57

Bảng 1.16: Bảng câu hỏi đánh giá kiểm soát đối với các khoản mục Công ty B 60

Bảng 1.17: Bảng dự kiếnrủi ro phát hiệnđối với từng khoản mục của Công ty B .64

Sơ đồ 1.1: Trình tự phân tích rủi ro tiềm tàng từ đỉnh đến đáy 28

Sơ đồ 1.2: Các sai phạm tiềm tàng đối với công nợ và doanh thu 54

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Dịch vụ kiểm toán đã hình thành và phát triển từ rất lâu trên thế giới, song tạiViệt Nam mới bắt đầu hình thành từ năm 1991 Tuy ra đời muộn nhưng dịch vụkiểm toán tại Việt Nam đã nhanh chóng có một chỗ đứng quan trọng, góp phần thúcđẩy nền kinh tế đất nước về mọi mặt Đặc biệt trong thời kỳ nền kinh tế Việt Nam

và thế giới đang trên đà khôi phục sau thời kỳ khủng hoảng như hiện nay, dịch vụkiểm toán có vai trò vô cùng quan trọng

Kiểm toán báo cáo tài chính là dịch vụ truyền thống và chiếm tỷ trọng doanhthu lớn trong các công ty kiểm toán hiện nay Mục tiêu hàng đầu của các công tycung cấp dịch vụ kiểm toán tại Việt Nam là không ngừng nâng cao chất lượng cungcấp dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và cạnh tranh với các công tykiểm toán nước ngoài

Trong đó đánh giá rủi ro kiểm toán là một bước vô cùng quan trọng để giúpcác công ty kiểm toán xây dựng kế hoạch và thực hiện kiểm toán một cách hợp lý

và hiệu quả, bảo đảm chất lượng kiểm toán Đánh giá rủi ro kiểm toán là công việcxuyên suốt trong quá trình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, nó thể hiện tầmnhìn của kiểm toán viên và góp phần nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán Tuynhiên, thực tế hiện nay việc đánh giá rủi ro ở các công ty kiểm toán vẫn chưa hoànthiện do đây là một công việc khó và đòi hỏi rất nhiều ở trình độ phán xét của kiểmtoán viên Được đánh giá là công ty có quy trình đánh giá rủi ro khá hoàn chỉnh vàtiêu chuẩn, Công ty trách nhiệm hữu hạn Deloitte Việt Nam luôn khẳng định được

vị trí hàng đầu về cung cấp dịch vụ kiểm toán tại Việt Nam Trong thời gian thựctập tại Công ty, em đã có cơ hội tiếp xúc, so sánh giữa lý thuyết với thực tiễn và rút

ra nhiều kinh nghiệm quý báu Chính vì vậy, em đã chọn đề tài “Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Deloitte Việt Nam” để nghiên cứu và phát triển thành chuyên đề thực tập

của mình

Chuyên đề ngoài Lời mở đầu và Kết luận gồm có 2 chương:

Chương I: Thực trạng đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Deloitte Việt Nam Chương II: Nhận xét và giải pháp hoàn thiện trình tự đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Deloitte Việt Nam

Sinh viên

Trang 7

CHƯƠNG I THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY

TNHH DELOITTE VIỆT NAM

1.1 GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM AS2 VÀ SMART AUDIT SUPPORT

(SAS)– CÔNG CỤ HỖ TRỢ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN

Phần mềm AS2 được sử dụng ở Công ty TNHH Deloitte Việt Nam có ý nghĩa

vô cùng quan trọng trong quá trình thực hiện kiểm toán BCTC nói chung và việcđánh giá rủi ro kiểm toán BCTC nói riêng Nó không chỉ đơn thuần là một phầnmềm công nghệ hỗ trợ cho quá trình kiểm toán mà còn là một công cụ hữu ích tạođiều kiện cho các KTV có thể tổng hợp giấy tờ làm việc, hồ sơ kiểm toán và tra cứumột cách dễ dàng khi cần thiết Với các tính năng khoa học, nhanh gọn và thôngminh, công tác đánh giá rủi ro kiểm toán BCTC của KTV được thực hiện thuận lợihơn nhờ phần mềm AS2 Phần mềm AS2 có thể tự động phân tích, điều chỉnh chophù hợp với yêu cầu thực tế của cuộc kiểm toán, với từng loại hình khách hàng cụthể, dựa trên nguồn thông tin đầu vào mà KTV thu thập được từ khách hàng hoặccác nguồn thông tin hỗ trợ từ bên ngoài và các biểu mẫu định dạng sẵn có trongAS2 (SAS documents)

Trong ứng dụng đối với đánh giá rủi ro nói riêng, phần mềm AS2 luôn chứađựng một bảng hướng dẫn thực hiện các thủ tục kiểm toán chi tiết (MAP – chươngtrình kiểm toán đối với từng phần hành) hỗ trợ kiểm toán viên thực hiện đầy đủ Vf

có hiệu quả các bước công việc Hơn nữa, việc liên kết (tham chiếu số liệu) giữa cácchỉ mục hồ sơ trong AS2 và cách tính tự động hóa trong chọn mẫu (nhờ phần mềmchọn mẫu CMA), xác định mức độ trọng yếu (MP) đã giảm nhẹ khối lượng và áplực công việc đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán Thêmvào đó, với tính năng thông minh, phần mềm AS2 vẫn cho phép người sử dụng bổsung thêm những thông tin mới thu thập được về khách hàng, hoặc các thủ tục kiểmtoán mới phát sinh, phù hợp với điều kiện thực tế của từng khách hàng mặc dù đãsẵn có những bảng biểu, câu hỏi và lựa chọn được thiết kế ở dạng đóng

Trang 8

Smart Audit Support (SAS) – Công cụ hỗ trợ đánh giá rủi ro kiểm toán

SAS là một bộ phận cấu thành của phần mềm AS2 Nó đặc biệt có ý nghĩa đốivới việc đánh giá rủi ro kiểm toán BCTC, đồng thời SAS cũng là một công cụ trợgiúp cho các KTV chuyên nghiệp trong quá trình đánh giá rủi ro, từ đó lập kế hoạchphục vụ khách hàng, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và thiết lập các chươngtrình kiểm toán phù hợp cho các phần hành và khoản mục có liên quan Nói cáchkhác, nó trợ giúp các KTV tập trung vào yêu cầu và tình hình thực tế của kháchhàng để thực hiện dịch vụ tốt hơn

Thành phần của SAS gồm ba nhân tố chính:

- Đoạn văn cố định: là những thông tin hướng dẫn để hoàn thành những phầnhành xác định

- Câu hỏi yếu tố: bao gồm hộp kiểm tra (kích hoạt hay không kích hoạt mộtlựa chọn), hộp sửa đổi (điền dữ liệu), hộp liệt kê lựa chọn (chọn các mục đã đượcđịnh sẵn), nút lựa chọn

- Phần liên kết với hồ sơ trợ giúp theo phần hành, theo mẫu hoặc theo từng tàiliệu cụ thể

Mặc dù nội dung trong SAS đã được định sẵn ở dạng biểu mẫu và câu hỏi.Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, với tính năng thông minh của phần mềm AS2,các KTV vẫn có thể sửa đổi, thêm bớt các thủ tục kiểm toán cho phù hợp đối vớitừng khách hàng cụ thể, từng khoản mục và phần hành khác nhau

1.2 ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG QUY TRÌNH KIỂM

TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM THỰC HIỆN

1.2.1 Phương pháp tiếp cận đánh giá rủi ro của Deloitte Việt Nam

Khác với mô hình trong lý thuyết cũng như tại một số Công ty khác là tiếp cậntheo mức độ rủi ro (rủi ro tiềm tàng, rủi ro phát hiện, rủi ro kiểm soát), Deloitte ViệtNam tiếp cận kiểm toán dựa trên cơ sở mức độ đảm bảo Có 3 loại mức độ đảm bảocần xác định:

- Mức độ đảm bảo tiềm tàng (Inherent Assurance – IA): là mức độ đảm bảođược xác định tương ứng với rủi ro tiềm tàng được nhận diện Mức độ đảm bảo

Trang 9

Không có rủi ro tiềm tàng Có rủi ro tiềm tàng

- Mức độ đảm bảo kiểm soát (Control Assurance – CA): là mức độ đảm bảotương ứng với rủi ro kiểm soát được nhận diện Mức độ đảm bảo kiểm soát đượcxác định như sau:

Không tin cậy vào KSNB Tin cậy vào KSNB

- Mức độ đảm bảo chi tiết (Substantive Assurance – SA): là mức độ đảm bảo

mà các thủ tục kiểm tra chi tiết của KTV phải đạt tới được trên cơ sở mức độ đảmbảo tiềm tàng và mức độ đảm bảo kiểm soát đã được xác lập ở trên

Mối quan hệ giữa các loại mức độ đảm bảo trên được thể hiện qua công thứcsau:

AA = IA + CA + SA = 3 AA: Mức độ đảm bảo kiểm toán (Audit Assurance)

Cụ thể mối quan hệ giữa các loại mức độ đảm bảo được thể hiện như sau:

Bảng 1.1: Mô hình mức độ đảm bảo kiểm toán

(Nguồn: Tài liệu đào tạo nội bộ Công ty)

0.0Tối thiểu

0.0Tối thiểu

Tối đa

0.0Tối thiểu

1.3Tối đa

0.0Tối thiểu

1.7Điều tiết

3.0Tập trung

Chú thích:

Trang 10

- No SIR (No Specific Identified Risk) : không có rủi ro tiềm tàng được nhận diện

- SIR (Specific Identified Risk) : có rủi ro tiềm tàng được nhận diện

Như vậy, có thể thấy cách tiếp cận kiểm toán của Deloitte Việt Nam được thựchiện ngược lại so với cách tiếp cận thông thường trên lý thuyết- tiếp cận từ mô hìnhrủi ro kiểm toán Tuy nhiên, xét về bản chất, cách tiếp cận kiểm toán của DeloitteViệt Nam hoàn toàn phù hợp với cách tiếp cận trên lý thuyết vì hai cách tiếp cậnnày đều được thực hiện trên cơ sở nhận diện các yếu tố về môi trường kinh doanh,

hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, từ đó thiết kếcác thủ tục kiểm toán và mức độ kiểm tra chi tiết cho phù hợp với rủi ro được nhậndiện

1.2.2 Đặc điểm khách thể kiểm toán ảnh hưởng đến rủi ro kiểm toán

BCTC do Deloitte Việt Nam thực hiện

Bản chất, môi trường kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh của DN

Bản chất kinh doanh của DN có ảnh hưởng quan trọng tới rủi ro kiểm toán.Bởi lẽ nó thể hiện một cách đầy đủ về các hoạt động cơ bản của doanh nghiệp; đồngthời phản ánh những rủi ro, bất lợi mà DN gặp phải trong quá trình sản xuất kinhdoanh Một DN hoạt động trong môi trường hoặc ngành nghề kinh doanh chứađựng nhiều rủi ro, nguy hiểm trong kinh doanh thì rủi ro kiểm toán sẽ cao và ngượclại Qua việc tìm hiểu về bản chất và môi trường kinh doanh của khách hàng, KTV

có thể đưa ra những nhận định về khả năng sai phạm của khách hàng Khi đánh giárủi ro kiểm toán dựa vào bản chất kinh doanh, KTV thường chú ý tới các điểm sau:

- Kỳ kinh doanh của DN: Một DN có kỳ kinh doanh là ngắn hạn thì khả năngxảy ra rủi ro là rất cao

- Ngành nghề kinh doanh: DN hoạt động trong ngành có sự gia tăng các thấtbại trong kinh doanh hoặc sự sụt giảm nghiêm trọng về nhu cầu tiêu dùng, hay DNhoạt động trong ngành, thị trường không ổn định thì khả năng xảy ra rủi ro là cao

- Kỹ thuật: DN sử dụng các kỹ thuật tài chính phức tạp, thiếu sự đổi mới thìkhả năng xảy ra rủi ro cao

Nghiên cứu về quy trình và cách thức khách hàng báo cáo kết quả kinh doanhcũng là cách giúp KTV phát hiện ra rủi ro Khi xem xét vấn đề này, KTV cần lưu ý:

- Cổ tức của DN: Có thể Ban quản lý DN đề xuất cổ tức quá cao nhằm duy trì

Trang 11

- Kết quả kinh doanh không hợp lý: Chủ sở hữu hoặc ban lãnh dạo DN có thểbáo cáo không hợp lý cho mục đích cắt giảm khoản thu nhập, giảm gánh nặng vềthuế.

- Lợi nhuận có thể phân phối của DN hoặc lượng tiền có đủ để phân phối chohoạt động hiện tại hay không?

- Thực trạng kinh doanh của DN: có những biến động mạnh nào trong thựctrạng kết quả kinh doanh của DN hay không?

Cơ cấu tổ chức và quản lý của doanh nghiệp

Cơ cấu tổ chức và quản lý của DN cũng là một trong những nhân tố quantrọng ảnh hưởng đến rủi ro kiểm toán Nếu cơ cấu và tổ chức quản lý của DN đượcthiết kế không phù hợp với quy mô hay bản chất kinh doanh của khách hàng có thểgây ra sự không hiệu quả, lãng phí nguồn nhân lực dẫn tới không đảm bảo đượcchất lượng quản lý và điều hành trong nội bộ DN Do đó, rủi ro có thể dễ dàng phátsinh Chính vì vậy, khi đánh giá rủi ro kiểm toán, các KTV cũng cần phải quan tâmtới cơ cấu tổ chức cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức ở những khíacạnh sau:

- Quy mô của DN: DN càng có nhiều chi nhánh đang hoạt động thì rủi ro càng

dễ phát sinh

- Tài khoản ngân hàng: DN có các tài khoản quan trọng tại ngân hàng hoặc cócác chi nhánh hoạt động ở những nước có quyền tránh thuế và vì lý do này bị coinhư không chứng minh hoạt động kinh doanh Vì vậy, KTV cần phải điều tra để tìmhiểu được nguồn gốc của các giao dịch thuộc loại này

- DN thực hiện mở rộng quy mô nhanh chóng trong một thời gian ngắn: Vấn

đề gây nhiều nghi vấn về nguồn vốn, cách thức huy động vốn để tăng quy mô trongthời gian ngắn

- Sự phù hợp giữ giám sát, điều hành và sự phát triển của DN: Năng lực,phong cách quản lý, giám sát, điều hành không thống nhất với quy mô và sự pháttriển của DN sẽ dẫn tới khả năng rủi ro cao

- Phương pháp phân chia quyền hạn và trách nhiệm: Nếu trong DN không có

sự phân chia quyền hạn, trách nhiệm phù hợp và công minh thì khả năng xảy ra gianlận và rủi ro là cao

Khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp

Trang 12

Hoạt động liên tục là một dấu hiệu rất quan trọng để khẳng định về thực trạngsản xuất kinh doanh của khách hàng Khi khách hàng có dấu hiệu hoạt động khôngliên tục, điều đó có nghĩa là thông tin được phản ánh trên báo cáo có thể khôngchính xác và trung thực Do vậy, khi đánh giá rủi ro kiểm toán BCTC, KTV cần cânnhắc các khía cạnh sau của vấn đề hoạt động liên tục:

- DN không thể tổng hợp dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong khi báo cáo

Hệ thống kiểm soát nội bộ

Nếu một DN thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ tốt, DN đó sẽ giảm thiểu đượckhả năng xảy ra sai sót, gian lận trong quá trình kế toán cũng như hoạt động sảnxuất kinh doanh Nhờ vậy rủi ro kiểm soát sẽ được giảm thiểu và mức độ đảm bảokiểm soát (CA) sẽ đạt ở mức độ cao Ngược lại, nếu một DN có hệ thống kiểm soátnội bộ yếu, KTV không thể tin cậy vào hệ thống kiểm soát nội bộ, khả năng xảy rasai sót cao và do đó mức độ đảm bảo kiểm soát (CA) sẽ thấp, KTV sẽ tăng cườngthực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ.Khi tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng, KTV cần nhận thức được rằngmỗi hệ thống KSNB dù được thiết kế hoàn hảo đếm đâu cũng không thể ngăn ngừahay phát hiện mọi sai phạm có thể xảy ra Theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA

400 “Đánh giá rủi ro kiểm soát nội bộ”, những hạn chế đó được xác định như sau:

- Ban Giám đốc thường yêu cầu giá phí của một thủ tục kiểm tra không vượtquá những lợi ích mà thủ tục đó mang lại

- Phần lớn công tác kiểm tra nội bộ thường tác động đến những nghiệp vụ lặp

đi lặp lại mà không tác động đến những nghiệp vụ bất thường

- Không loại trừ được rủi ro, sai sót của con người, xuất phát từ sụ thiếu chú ý,đãng trí, sai sót về xát đoán hoặc do không hiểu các chỉ thị

- Khả năng vượt tầm kiểm soát của hệ thống KSNB do có sự thông đồng củamột người trong Ban Giám đốc hay một nhân viên với như ngx người khác ở trong

Trang 13

- Khả năng những người chịu trách nhiệm thực hiện KSNB lạm dụng đặcquyền của mình

- Do có sự biến động tình hình, các thủ tục kiểm soát có khả năng không cònthích hợp và do đó không được áp dụng

Trích bảng đánh giá thủ tục kiểm soát tại Deloitte Việt Nam

Bảng 1.2: Bảng đánh giá thủ tục kiểm soát tại Deloitte Việt Nam

(Nguồn: Tài liệu cung cấp nội bộ Deloitte Việt Nam)

1 Các chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong Công ty có được

phân công, phân nhiệm rõ ràng? Sự phân công, phân nhiệm có

được thể hiện rõ ràng bằng văn bản không?

2 Có sự phân chia nhiệm vụ và công việc trong Công ty một

cách hợp lý không?

3 Sự phân công trách nhiệm và quyền lợi trong Công ty có

đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm không?

4 Quyền hạn của các cá nhân trong Công ty có được phân

quyền hợp lý không?

5 Có chế độ ủy quyền hợp lý không?

6 Mọi nghiệp vụ có được phê chuẩn hợp lý không?

Đánh giá tổng hợp thủ tục kiểm soát

Đặc điểm và tính liêm khiết của đội ngũ lãnh đạo

Trong quá trình đánh giá kiểm toán BCTC nói chung và đánh giá rủi ro kiểmtoán BCTC nói riêng, việc tìm hiểu và đánh giá đặc điểm và tính liêm khiết của độingũ lãnh đạo là vô cùng cần thiết bởi vì điều đó sẽ quyết định mức độ tin cậy củaKTV vào những thông tin do khách hàng cung cấp, tính trung thực của các thông tintrình bày trên BCTC từ đó thiết kế chương trình kiểm toán phù hợp với điều kiện cụthể và tình hình thực tế của khách hàng Khi xem xét về đặc điểm và tính liêm khiếtcủa đội ngũ lãnh đạo, KTV xem xét các vấn đề như:

- Cam kết của DN về độ tin cậy của thông tin trong BCTC

Trang 14

- Cam kết của DN về thiết kế, duy trì quy trình kế toán và hệ thống thông tintin cậy.

- Những khó khăn và trở ngại trong đời sống của các thành viên trong ban lãnhđạo KTV có thể thực hiện công việc này thông qua điều tra, phỏng vấn

- Uy tín với bên thứ ba: Nếu DN không đảm bảo uy tín với bên thứ ba thì khảnăng rủi ro là rất cao

- Quản lý doanh nghiệp có chấp nhận những rủi ro ở mức độ cao xảy ra bấtthường hay không

- Chỉ mục 1100: Kế hoạch giao dịch và phục vụ khách hàng

- Chỉ mục 1200: Đánh giá rủi ro kiểm toán và môi trường kiểm toán

Trước khi tiến hành đánh giá rủi ro kiểm toán tại khách hàng, Công ty lập kếhoạch tiếp cận khách hàng nhằm mục đích có được sự hiểu biết khái quát nhất vềkhách hàng, cũng như yêu cầu và mong muốn của khách hàng đối với cuộc kiểmtoán Trong bước công việc này, Công ty tìm hiểu các thành viên chủ chốt trong banquản lý; các yêu cầu của khách hàng đối với dịch vụ kiểm toán mà Công ty cungcấp Ngoài ra, Công ty còn tìm hiểu thêm những phản hồi về chất lượng dịch vụtrước đây của khách hàng (đối với những khách hàng cũ), giá phí, thời lượng kiểm

Trang 15

toán, xây dựng kế hoạch mở rộng và tăng cường mối quan hệ với khách hàng…Trước khi kí kết hợp đồng kiểm toán, KTV phải thu thập những thông tin chungnhất về khách hàng kiểm toán để có thể đưa ra những nhận định ban đầu về rủi rocủa hợp đồng và đưa đến kết luận có thực hiện kiểm toán cho khách hàng đó haykhông Những thông tin chung về khách hàng mà KTV cần thu thập là: hình thức sởhữu, quy mô của khách hàng, đặc điểm, ngành nghề, lĩnh vực hoạt động kinh doanhcủa khách hàng, các đối thủ cạnh tranh, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, hoạt độngliên tục của khách hàng… và thường được lưu trong Hồ sơ kiểm toán chung(Permanent file).

Bất kỳ cuộc kiểm toán nào cũng có rủi ro Trong mục 08, chuẩn mực Việt

Nam số 400 (VSA 400) “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ” có quy định: “Rủi ro

kiểm toán phải được xác định trước khi lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện kiểm toán” Như vậy, rủi ro kiểm toán phải được xác định trước khi KTV lập kế hoạch

và thực hiện kiểm toán Việc này góp phần giúp cho KTV và Công ty kiểm toán xácđịnh được chương trình kiểm toán cụ thể và thực hiện kiểm toán một cách hiệu quảhơn Tùy vào mức độ của rủi ro mà Công ty có các phương án khác nhau DeloitteViệt Nam quy định có thể đánh giá rủi ro kiểm toán ở một trong các mức sau:

- Mức bình thường: Nếu rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán là bình thường

thì Giám đốc kiểm toán và trưởng nhóm kiểm toán đại diện cho Deloitte Việt Nam

sẽ xem xét chấp nhận hợp đồng kiểm toán với khách hàng và thảo luận, thiết lập cácđiều khoản trong hợp đồng và tiến hành thực hiện kiểm toán tại Công ty kháchhàng

- Mức cao hơn bình thường: Nếu rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán cao thì

Giám đốc phải xem xét để đưa ra kết luận cuối cùng Nếu có nghi ngờ về khả năng chấpnhận hay tiếp tục với khách hàng thì Công ty cần thu thập ý kiến của các chuyên gia tưvấn từ đó đưa ra quyết định có chấp nhận hợp đồng kiểm toán hay không

- Mức rất cao: Nếu rủi ro chấp nhận hợp đồng là rất cao thì Công ty không

chấp nhận hợp đồng kiểm toán vì khi đó chất lượng của cuộc kiểm toán không đảmbảo theo đúng tiêu chuẩn của Deloitte toàn cầu, nếu thực hiện kiểm toán sẽ gây rahậu quả khó lường và ảnh hưởng đến uy tín của Deloitte Việt Nam cũng như

Trang 16

Deloitte toàn cầu.

Trong giai đoạn đánh giá rủi ro trước khi thực hiện hợp đồng kiểm toán, KTV

có thể sử dụng thông tin trên các báo cáo kiểm toán năm trước (nếu có) để có thểhiểu một cách đầy đủ và chi tiết hơn về tình hình, thực trạng kinh doanh của kháchhàng Từ đó, KTV có thể đưa ra những nhận định đúng đắn và chính xác hơn về khảnăng xảy ra rủi ro kiểm toán Tuy nhiên, khi sử dụng các thông tin kiểm toán nămtrước, KTV cần cân nhắc về tính phù hợp và độ tin cậy của các thông tin đó đối vớiviệc kiểm toán năm nay Trong nhiều trường hợp, những thay đổi trong hệ thốngcủa khách hàng hoặc sự biến động của các yếu tố bên ngoài cũng có thể là nguyênnhân dẫn tới sự gia tăng hoặc hạn chế rủi ro khi thực hiện kiểm toán

Cách thức thu thập thông tin đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán:

Để thu thập nguồn thông tin để đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán,KTV cần dựa trên các cách thức sau:

- Xem xét hồ sơ kiểm toán các năm trước

- Trao đổi với ban giám đốc, kế toán trưởng Công ty khách hàng

- Kinh nghiệm và sự hiểu biết của KTV về công ty khách hàng, lĩnh vựckinh doanh của khách hàng nếu trong các năm kiểm toán trước KTV đã thực hiệnkiểm toán cho khách hàng hoặc trao đổi với KTV tiền nhiệm đối với khách hàngtruyền thống của Deloitte Việt Nam song năm nay có thể thay đổi nhóm kiểm toánthực hiện hợp đồng kiểm toán đó

- Thu thập các văn bản pháp lý có liên quan

Trước khi tiến hành bất kỳ một cuộc kiểm toán nào, nhóm kiểm toán đều phải

có được sự hiểu biết chung về hoạt động kinh doanh của khách hàng đủ để nhậndiện và hiểu được bản chất của các sự kiện, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà theo

dự đoán của nhóm kiểm toán chúng sẽ ảnh hưởng trọng yếu đến thông tin trình bàytrên báo cáo tài chính của khách hàng, từ đó KTV sẽ đánh giá rủi ro kiểm toánBCTC tại Công ty khách hàng để có kế hoạch kiểm toán phù hợp Do đó các thôngtin quan trọng này cần phải được thu thập và ghi chép trong kế hoạch kiểm toán

Trang 17

Trong năm kiểm toán 2009, phòng kiểm toán 3 của Deloitte Việt Nam đã thựchiện kiểm toán cho 2 khách hàng là Công ty A và Công ty B Trong đó, Công ty B

là khách hàng truyền thống còn Công ty A là khách hàng trong năm kiểm toán đầutiên của Deloitte Việt Nam Do hai Công ty là hai đối tượng khách hàng khác nhau

về ngành nghề kinh doanh (Công ty A kinh doanh bất động sản còn Công ty B sảnxuất vật liệu xây dựng), bên cạnh đó, mức độ hiểu biết của Deloitte với từng kháchhàng là không như nhau do Công ty B là khách hàng lâu năm còn Công ty A làkhách hàng mới, vì vậy, việc đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán trongcác trường hợp này có những khác biệt nhất định Do Công ty A là khách hàng mớinên để đánh giá được rủi ro, KTV phải thực hiện khối lượng công việc nhiều hơn sovới Công ty B Trong quá trình tìm hiểu Công ty A, kỹ thuật được KTV sử dụngchủ yếu bao gồm điều tra (quan sát cách quản lý giám sát của Công ty A, phỏng vấn

kế toán trưởng và trưởng phòng kinh doanh ), các thủ tục phân tích, quan sát vàkiểm tra tài liệu Đối với Công ty B, quá trình tìm hiểu để đánh giá rủi ro chấp nhậnhợp đồng kiểm toán được thực hiện thuận tiện và đơn giản hơn Do các KTV đãnắm bắt được tình hình và thực trạng kinh doanh cũng như đặc điểm và tính liêmkhiết của ban lãnh đạo Công ty từ các cuộc kiểm toán trước Tuy nhiên, các KTVvẫn hết sức thận trọng vì trong quá trình hoạt động năm 2009, Công ty B có thể phátsinh thêm những sự kiện mới ảnh hưởng tới việc đánh giá rủi ro kiểm toán Do đó,đối với Công ty B, KTV sẽ tập trung tìm hiểu các sự kiện bất thường hoặc nhữngbiến động mạnh trong các khoản mục trên BCTC của Công ty

Qua quá trình thu thập thông tin để đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểmtoán, KTV đã thu được kết quả như sau:

Đối với Công ty A:

Công ty TNHH Bất động sản A được hoạt động theo giấy chứng nhận đăng kíkinh doanh công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên số 0104000435 do Sở kếhoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 10/07/2006 Giấy chứng nhận đăng kíkinh doanh thay đổi lần thứ 6 ngày 27/04/2009 Công ty A là công ty con do Tổngcông ty X nắm giữ 100% vốn đầu tư, vốn điều lệ 30 000 000 000 đồng

Các lĩnh vực hoạt động chính của Công ty A:

- Kinh doanh, đầu tư, môi giới bất động sản

Trang 18

- Dịch vụ thuê và cho thuê nhà ở văn phòng, nhà xưởng, kho bãi

- Dịch vụ kinh doanh khách sạn, nhà hàng, học xá

- Dịch vụ tư vấn, quản lý bất động sản

- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi

- Dịch vụ khảo sát và tư vấn các công trình xây dựng dân dụng và côngnghiệp, giao thông, thủy lợi

- Đầu tư, xây dựng , kinh doanh các khu đô thị, khu công nghiệp và khu côngnghệ cao

- San lấp mặt bằng, thi công xử lý nền móng công trình

- Trang trí, lắp đặt nội ngoại thất của các công trình dân dụng và công nghiệp

- Mua, bán vật liệu xây dựng, vật tư, thiết bị, máy móc trong xây dựng dândụng và công nghiệp

- Đầu tư, xây dựng, kinh doanh các khu công viên, khu vui chơi giải trí

- Tư vấn đầu tư (không bao gồm tư vấn pháp luật)

- Triển khai các dự án quy hoạch

- Thiết kế quy hoạch khu đô thị và nông thôn

- Xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thủy lợi và xâydựng khác

- Thiết kế yêu cầu đồi với công trình dân dụng, công nghiệp, nông nghiệp

- Thiết kế tổng mặt bằng kiến trúc, nọi ngoại thất đối với các công trình dândụng, công nghiệp, đô thị

- Thiết kế công trình, đô thị, khu công nghiệp (khu chế xuất, khu công nghệ cao)

Tóm lại: Công ty A hoạt động kinh doanh chủ yếu trên lĩnh vực bất động sản,

thực hiện 3 chức năng chính là : xây dựng các tòa nhà văn phòng thương mại choTổng Công ty X, xây dựng thành phố X và các công trình mang dấu ấn X

Chiến lược phát triển của Công ty A là đầu tư xây dựng các khu đô thị, công

Trang 19

dân sinh với hạ tầng kỹ thuật hiện đại trên cả nước và cung cấp các dịch vụ hoànhảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu sống, làm việc, sinh hoạt, vui chơi, giải trí cho mọi đốitượng khách hàng.

Trụ sở chính của Công ty tại thành phố Hà Nội

Ban lãnh đạo của Công ty gồm có:

- Ông Hoàng Nam T – Tổng giám đốc

- Ông Ngô Phúc C – Phó Tổng Giám đốc

- Ông Nguyễn Ngọc C – Kế toán trưởng

Cả hai cơ sở của Công ty A (tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh đều được đặt dưới

sự quản lý của Tổng giám đốc Hoàng Nam T Sơ đồ tổ chức của công ty được chiathành 3 khối chức năng chính bao gồm: khối hỗ trợ, khối Quản lý đầu tư và khốiKinh doanh

Tổng Công ty X bổ nhiệm Deloitte Việt Nam làm kiểm toán viên cho năm

2009 tại Công ty A nhằm đưa ra báo cáo soát xét phục vụ cho mục đích hợp nhấtBCTC của Tổng Công ty X Khách hàng mong muốn Deloitte Việt Nam làm việc

kỹ lưỡng, tất cả bút toán điều chỉnh đưa ra Công ty A sẽ đồng ý điều chỉnh nếu phùhợp với chế độ tài chính kế toán Qua tìm hiểu những thông tin bổ sung, trao đổi vớiHội đồng Quản trị của Tổng Công ty X, ban lãnh đạo Công ty A, nhóm Kiểm toánviên của Deloitte Việt Nam nhận thấy một số điểm như sau:

- Trong năm 2008, Công ty A không gặp rủi ro gì lớn liên quan đến hoạtđộng sản xuất kinh doanh Các chính sách kế toán áp dụng để lập BCTC tuân thủtheo chuẩn mực kế toán và hệ thống kế toán Việt Nam

- Thông qua tìm hiểu, KTV nhận định, cam kết của Ban quản lý về việc thiết

kế, duy trì quy trình kế toán và hệ thống thông tin tin cậy được thực hiện; cam kếtchung của Ban lãnh đạo về độ tin cậy của thông tin trên BCTC được thực hiện

- Sau khi hoàn thiện các vấn đề tìm hiểu, KTV cho rằng cơ cấu tổ chức vàquản lý của Công ty A không bộc lộ những dấu hiệu cho thấy khả năng phát sinhnhững sai sót hay gian lận trong điều hành, quản lý Tuy nhiên, để đảm bảo thậntrọng, KTV vẫn không đưa ra quyết định nào chắc chắn về rủi ro đối với việc chấp

Trang 20

nhận hợp đồng kiểm toán, mà chỉ dừng lại ở những phán đoán mang tính chất kinhnghiệm nghề nghiệp về độ tin cậy của cơ cấu tổ chức cơ cấu quản lý.

- Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty A: Hoạt động kinhdoanh của Công ty A chịu ảnh hưởng từ diễn biến chung trên thị trường bất độngsản Thị trường những tháng cuối năm 2009 và đầu năm 2010 diễn ra khá phức tạp,

có nhiều chính sách mới được đưa ra, các xu hướng trái chiều xuất hiện.Mặc dùchịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nhưng thị trường bất động sản được đánhgiá là khá hấp dẫn đối với nhiều chủ đầu tư, đặc biệt tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh.Tại Hà Nội, hàng loạt dự án lớn được triển khai như: Nam An Khánh, Bắc AnKhánh, Ecopark… Ngoài ra, hiệu ứng từ cơn sốt đất phía Tây Hà Nội đã làm giábất động sản hình thành mặt bằng giá mới cao hơn Đồng thời thông tin về việcđóng cửa sàn vàng trong năm 2010 cũng là một dấu hiệu làm thị trường khởi sắc khimột lượng vốn lớn đổ về thị trường bất động sản

Đây là lần đầu tiên Deloitte Việt Nam tiến hành kiểm toán cho Công ty A,nhóm kiểm toán viên nhận thấy: Hoạt động của Công ty A đơn giản, quy mô khônglớn, Hệ thống KSNB của Công ty A và của Tổng Công ty X rất tốt nên nhóm kiểmtoán viên đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán với Công ty A là “trungbình” Do đó Deloitte Việt Nam sẽ ký kết hợp đồng kiểm toán với Công ty A chonăm kiểm toán 2009

Đối với Công ty B:

Công ty B là một công ty cổ phần được thành lập theo Quyết định số54/BXD/TCLĐ ngày 28 tháng 01 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Ngày01/05/2008, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh số 060300109, công ty B chính thức trở thành công ty cổ phần và hoạt độngtheo mô hình công ty cổ phần Vốn điều lệ của công ty là 900 tỷ VND

Trụ sở chính : Bình Lục, Hà Nam

Ngành nghề kinh doanh:

- Sản xuất và kinh doanh các loại vật liệu xây dựng

- Kinh doanh các ngành nghề phù hợp với quy định của pháp luật

Trang 21

Ông Phạm Văn Vuông

Ông Nguyễn Phong Hoà

Ông Hà Ngọc Anh

Ông Nguyễn Quốc Trường

Ông Lê Văn Quế

Ông Tống Quốc Anh

Giám đốcPhó Giám đốc sản xuấtPhó Giám đốc tiêu thụPhó Giám đốc xây dựngTrưởng phòng kinh doanh

Kế toán trưởngCông ty B là khách hàng kiểm toán lâu năm của Deloitte Việt Nam, nhómkiểm toán thực hiện kiểm toán cho công ty B không thay đổi Qua tìm hiểu cácthông tin bổ sung, nhóm KTV nhận thấy:

- Qua phỏng vấn và quan sát, kết hợp với tham khảo giấy tờ làm việc từ nămtrước, KTV nhận định, Công ty có phương pháp phân chia quyền hạn và tráchnhiệm rõ ràng, phù hợp với quy mô và bản chất kinh doanh của Công ty Tuy nhiên,Ban kiểm soát chưa có soạn thảo văn bản chính thức nào về quy định quyền hạn vàtrách nhiệm đối với kiểm soát nội bộ của Công ty

- Thực tế cho thấy trong các năm kiểm toán trước đây, khi kiểm toán chocông ty B, kiểm toán viên không thấy tồn tại các sai phạm nghiêm trọng Nhưngtrong năm 2009, công ty B tiến hành bán đấu giá cổ phần ra thị trường, do đó cókhả năng sẽ xảy ra nhiều sai phạm Mặt khác, có rất nhiều cổ đông và các nhà đầu

tư quan tâm đến thông tin chính xác của kiểm toán viên

Từ thực tế trên, kiểm toán viên đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toánvới công ty B ở mức “cao hơn bình thường” Deloitte Việt Nam chấp nhận hợpđồng kiểm toán với công ty Y cho năm kiểm toán 2009

Sau khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán, Deloitte Việt Nam sẽ tiến hành thiếtlập nhóm kiểm toán.Do mức độ rủi ro được đánh giá khác nhau nên nhóm kiểmtoán được thiết lập để thực hiện kiểm toán tại hai Công ty trên cũng khác nhau về sốlượng, trình độ và kinh nghiệm của các KTV Đối với Công ty A, do đánh giá rủi rochấp nhận hợp đồng kiểm toán ở mức “bình thường” nên nhóm kiểm toán gồm có 1chủ phần hùn (partner), 1 chủ nhiệm kiểm toán (manager), 1 KTV cấp cao (senior)

và 3 trợ lý kiểm toán Đối với Công ty B, do đánh giá rủi ro ở mức “cao hơn bìnhthường”nên các thành viên được chon kiểm toán cho Công ty B bao gồm 1 chủ

Trang 22

phần hùn (partner), 1 chủ nhiệm kiểm toán (manager), 2 KTV cấp cao (senior) và 5trợ lý kiểm toán

Sau khi có quyết định thực hiện hợp đồng kiểm toán và phân công nhóm kiểmtoán thì các kiểm toán viên phải cam kết về tính độc lập của mình trong quá trìnhthực hiện kiểm toán Hàng năm Deloitte toàn cầu đều cử các chuyên gia sangDeloitte Việt Nam để rà soát lại tính độc lập của KTV trong các cuộc kiểm toán.Nếu phát hiện có sự vi phạm quy chế về tính độc lập của KTV, Deloitte toàn cầu cóquyền bác bỏ vị trí thành viên của Deloitte Việt Nam trong hãng kiểm toán Deloittetoàn cầu Hơn nữa, tính độc lập của kiểm toán viên là một trong những điều kiện cơbản để nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán Do vậy, để đảm bảo uy tín và sựphát triển bền vững của công ty, Deloitte Việt Nam luôn yêu cầu các nhân viên phảituyệt đối tuân thủ quy chế về tính độc lập của KTV

Bản cam kết về tính độc lập của KTV được coi là cơ sở vững chắc và ràngbuộc về tính độc lập của kiểm toán viên Sau khi đánh giá được rủi ro chấp nhậnhợp đồng kiểm toán và cam kết về tính độc lập của KTV đối với khách hàng kiểmtoán, chủ nhiệm kiểm toán sẽ lập biên bản tiếp tục cung cấp dịch vụ cho khách hàngvới Công ty A và với công ty cổ phần B Các bản hợp đồng này sẽ được Giám đốckiểm toán Khúc Thị Lan Anh thay mặt Ban Giám đốc Deloitte Việt Nam ký duyệt.Hợp đồng kiểm toán phải được lập phù hợp với Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số

210 – “Hợp đồng kiểm toán” Các điều khoản thoả thuận trong hợp đồng kiểm toángiữa Deloitte Việt Nam và các công ty khách hàng được lưu trong hồ sơ kiểm toán,

ở chỉ mục 1300 – “Các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán” Hợp đồng kiểm toán

là một trong những căn cứ quan trọng để KTV lập kế hoạch chi tiết cho cuộc kiểmtoán phù hợp với yêu cầu và mong muốn của khách hàng

Sau đây là biên bản tiếp tục cung cấp dịch vụ cho khách hàng và bảng đánh giá rủi ro đối với công ty A và Công ty B

Trang 23

Bảng 1.3: Biên bản cung cấp dịch vụ khách hàng cho Công ty A

(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán - Tài liệu cung cấp nội bộ tại Deloitte Việt Nam)

Số 8 Phạm Ngọc Thạch

Đống Đa – Hà Nội

CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM BIÊN BẢN CUNG CẤP DỊCH VỤ CHO KHÁCH HÀNG THÔNG TIN VỀ KHÁCH HÀNG

Họ và tên khách hàng: Công ty TNHH Bất động sản A

Kỳ kiểm toán : 31/12/2009

Năm bắt đầu : 2009

Hoạt động kinh doanh: Kinh doanh bất động sản

Kiểm toán viên của các năm trước: Không áp dụng

Lý do thay đổi kiểm toán viên : Không áp dụng

Dịch vụ cung cấp : Kiểm toán báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính năm gần đây nhất: Năm 2009

PHÂN LOẠI KHÁCH HÀNG

Công ty trách nhiệm hữu hạn

Phí kiểm toán dự tính: 300.000.000 đồng (chưa bao gồm VAT)

Thời gian kiểm toán dự tính: 1012 giờ

Tính độc lập và vấn đề mâu thuẫn lợi ích: Kiểm toán viên đảm bảo tính độc lập trongcuộc kiểm toán và không có mâu thuẫn về lợi ích giữa công ty kiểm toán với khách hàng

Quyết định của thành viên Ban giám đốc về việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng : Có

Trang 24

Bảng 1.4: Biên bản cung cấp dịch vụ khách hàng cho Công ty B

(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán - Tài liệu cung cấp nội bộ tại Deloitte Việt Nam)

Họ và tên khách hàng: Công ty cổ phần B

Kỳ kiểm toán : 31/12/2009

Là khách hàng của Deloitte Việt Nam từ năm: 1999

Hoạt động kinh doanh: sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng

Kiểm toán viên của các năm trước: Không áp dụng

Lý do thay đổi kiểm toán viên : Không áp dụng

Dịch vụ cung cấp : Kiểm toán báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính năm gần đây nhất: Năm 2008

PHÂN LOẠI KHÁCH HÀNG

Công ty cổ phần

Phí kiểm toán: Năm trước:490.000.000 đồng

Đề nghị cho năm nay: 610.000.000 đồng

Số ngày/giờ tính phí : Năm trước: 3034h Dự kiến cho năm nay: 2890h

Tính độc lập và vấn đề mâu thuẫn lợi ích: Kiểm toán viên đảm bảo tính độc lập trongcuộc kiểm toán và không có mâu thuẫn về lợi ích giữa công ty kiểm toán với khách hàng

Quyết định của thành viên Ban giám đốc về việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng : Tiếp tục cung cấp dịch vụ

Trang 25

Bảng 1.5: Bảng đánh giá rủi ro Công ty TNHH Bất động sản A

(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán - Tài liệu cung cấp nội bộ tại Deloitte Việt Nam)

Số 8 Phạm Ngọc Thạch

Đống Đa – Hà Nội

CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM

BẢNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO CÔNG TY TNHH BẤT ĐỘNG SẢN A

Giải thích tóm tắt (Rủi ro đã được xác định phải được trình bày chi tiết theo từng mục)

Tham chiếu trong Mục 1210

Đặc điểm và tính liêm khiết

của Ban Giám đốc Không có vấn đề gì Số 1,2 và 3

Cơ cấu quản lý và tổ chức Không có vấn đề gì Số 4,5,6,7,8,9Lĩnh vực kinh doanh Không có vấn đề gì Số 10

Môi trường kinh doanh Không có vấn đề gì Số 11

Kết quả kinh doanh Không có vấn đề gì Số 12 và 13Đặc thù của công tác kiểm

toán Nhằm mục đích xác nhận tính trung thực và hợp lý của BCTC

kết thúc ngày 31/12/2009

Số 14, 15,16

Các mối quan hệ kinh doanh

Kinh nghiệm và hiểu biết về

Bản chất của các sai sót cố

hữu

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG VỀ RỦI RO KIỂM TOÁN

Có vấn đề gì đáng lưu ý trong hợp đồng kiểm toán các năm trước: Không áp dụngKhách hàng có ý định thay đổi kiểm toán viên không: Không áp dụng

ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP VỀ RỦI RO KIỂM TOÁN: Trung bình

Trang 26

Bảng 1.6: Bảng đánh giá rủi ro Công ty Cổ phần B

(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán - Tài liệu cung cấp nội bộ tại Deloitte Việt Nam)

Số 8 Phạm Ngọc Thạch

Đống Đa – Hà Nội

CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM

BẢNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO CÔNG TY CỔ PHẦN B

Giải thích tóm tắt (Rủi ro đã được xác định phải được trình bày chi tiết theo từng mục)

Tham chiếu trong Mục 1210

Đặc điểm và tính liêm khiết

của Ban quản lý

Không có vấn đề gì Số 1,2 và 3

Cơ cấu quản lý và tổ chức Không có vấn đề gì Số 4,5,6,7,8,9Lĩnh vực kinh doanh Không có vấn đề gì Số 10

Môi trường kinh doanh Không có vấn đề gì Số 11

Kết quả kinh doanh Không có vấn đề gì Số 12 và 13

Đặc thù của công tác kiểm

toán

Nhằm mục đích xác nhận tính trung thực và hợp lý của BCTCkết thúc ngày 31/12/2007

Số 14, 15,16

Các mối quan hệ kinh doanh

và các bên liên quan

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG VỀ RỦI RO KIỂM TOÁN

Vấn đề kế toán/kiểm toán trong kỳ của năm trước

(Kèm theo bản copy của form 3281):………

ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP VỀ RỦI RO KIỂM TOÁN: Cao hơn mức bình thường

Ghi chú: Nếu rủi ro được đánh giá là cao và nếu có quyết định triển khai dịch vụ,

chúng ta cần lập kế hoạch để quản lý các rủi ro đó trong mục 1210

Phê chuẩn của TV.BGĐ quản lý rủi ro (chỉ áp dụng

với rủi ro vượt mức bình thường)……….Ngày………

Chữ ký của TV.BGĐ phụ trách chung (chỉ để chỉ ra rằng

hợp đồng kiểm toán đã được ký)……… Ngày………

Trang 27

Khi thiết lập biên bản tiếp tục cung cấp dịch vụ cho khách hàng và bảng đánhgiá rủi ro, có một điểm chúng ta cần lưu ý đó là rủi ro kiểm toán trong phần đánhgiá tổng hợp có thể không đồng nhất với rủi ro kiểm toán mong muốn được KTV sửdụng sau này Mức rủi ro kiểm toán mong muốn được KTV sử dụng sau này chỉđược xác định sau khi KTV đã tìm hiểu các thông tin chi tiết và toàn diện hơn đốivới khách hàng kiểm toán còn rủi ro kiểm toán trong phần đánh giá tổng hợp nàychỉ là cơ sở để chấp nhận hay không chấp nhận hợp đồng kiểm toán Mặt khác,mức rủi ro kiểm toán mong muốn cũng được quyết định bởi uy tín và chất lượngkiểm toán của bản thân công ty kiểm toán Do đó, để đảm bảo uy tín, các công tykiểm toán danh tiếng thường yêu cầu rủi ro kiểm toán mong muốn thấp hơn mứctrung bình để có thể tạo niềm tin cho những người sử dụng thông tin từ BCTC đãđược kiểm toán.

Như vậy KTV Deloitte Việt Nam đã đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểmtoán đối với Công ty TNHH A ở mức trung bình và rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểmtoán đối với Công ty Cổ phần B là cao hơn mức trung bình Do trong năm 2009,Công ty B niêm yết trên thị trường chứng khoán nên mặc dù công ty B là kháchhàng truyền thống, trong các năm kiểm toán trước, KTV đã xác nhận tính trung thực

và hợp lý của BCTC công ty B, KTV vẫn phải đánh giá rủi ro kiểm toán chấp nhậnhợp đồng kiểm toán đối với công ty B ở mức cao hơn bình thường để đảm bảo tínhthận trọng nghề nghiệp

Xác định mức độ trọng yếu (PM)

Việc đánh giá mức trọng yếu (PM) dự kiến là thống nhất cho toàn bộ cáckhoản mục trên BCTC Toàn bộ các khoản mục kiểm toán (bao gồm cả doanh thu,công nợ, tài sản, chi phí, ) đều được áp dụng chung thống nhất một và chỉ một

PM KTV không thực hiện công việc phân bổ mức trọng yếu cho toàn bộ các khoảnmục mà chỉ thực hiện đánh giá trị số các nhân tố ảnh hưởng của từng khoản mục để

có được một phạm vi công việc hợp lý

Mục đích của việc xác định mức độ trọng yếu PM ( Planning materiality):

- Trợ giúp cho việc ấn hành phạm vi của các thủ tục cần tiến hành

- Xác định bản chất thời gian và sự mở rộng của các thủ tục kiểm toán

Trang 28

- Ước tính mức độ sai sót có thể bỏ qua của số dư các khoản mục được trìnhbày trên BCTC

- Trợ giúp đánh giá ảnh hưởng của các sai sót hiện hữu và tiềm tàng đối vớicác khoản mục

Tuy nhiên việc xác định PM cần được xây dựng dựa trên những cơ sở và tỷ lệphần trăm thích hợp, nghĩa là cần phải liện hệ trong mối quan hệ của từng kháchhàng kiểm toán cụ thể, giữa loại cơ sở được lựa chọn và quy mô của cơ sở ấy.Thông thường chủ nhiệm kiểm toán sẽ giựa vào một số yếu tố sau để xác định giátrị mức trọng yếu PM :

- Tính ổn định của cơ sở

- Sự liên hệ giữa cơ sở và toàn bộ BCTC

Trong đó việc xác định PM chủ yếu dựa vào bản chất khoản mục trên BCTC.Các khoản mục quan trọng và có tính ổn định tương đối cao trên BCTC là các đốitượng có tỷ lệ được lựa chọn cao hơn Một trong những cơ sở được KTV lựa chọn

để sử dụng doanh thu, lợi nhuận sau thuế, tài sản…

Với các doanh nghiệp nhà nước KTV lựa chọn một trong 3 phương thức sau

để tính toán mức độ trọng yếu:

- 2% tổng tài sản ngắn hạn hoặc vốn chủ sở hữu

- 10% tổng thu nhập sau thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh

- 0,5% đến 3% doanh thu dựa trên tỷ lệ % bậc thang

Với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, KTV ước tính thu nhập sau thuế tạingày khóa sổ kế toán và áp một tỷ lệ từ 5% - 10% của thu nhập sau thuế để tính ragiá trị PM

KTV không phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục mà việc tính toán PMdựa trên phương pháp tỷ lệ trượt dần nhân với trị số của các nhân tố ảnh hưởng củatừng khoản mục dưới sự hỗ trợ của phần mềm AS2 Cụ thể, việc tính toán PMthường dựa trên phương pháp tỷ lệ trượt dần nhân với vị số của doanh thu như sau:

Trang 29

Bảng 1.7: Trị số MP theo phương pháp tỉ lệ bậc thang

(Nguồn: Tài liệu nội bộ Công ty)

- Cấp độ kiểm tra D&I (Design& Implementation): Thủ tục này được thực

hiện ở giai đoạn“lập kế hoạch kiểm toán sơ bộ” – giai đoạn thứ 2 của cuộckiểm toán sau khi thu thập hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của kháchhàng Ở cấp độ này, mục tiêu của thủ tục kiểm soát là nhằm đánh giá xemkhách hàng có thiết lập và thực hiện hoạt động kiểm soát nội bộ hay không

Trang 30

Với thủ tục kiểm soát ở cấp độ này, mức độ đảm bảo kiểm soát (CR- ControlAssurance) chưa thể được xác định do KTV không thể đưa ra được kết luận cótin tưởng hay không vào hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.

- Cấp độ kiểm tra OE (Operating Effectiveness): Thủ tục này được thực

hiện ở giai đoạn thứ tư của cuộc kiểm toán - “ Thực hiện kế hoạch kiểm toánchi tiết” Ở cấp độ này, thủ tục kiểm soát được thực hiện với mục đích nhằmđánh giá xem hoạt động kiểm soát nội bộ của khách hàng có được thực hiệnmột cách có hiệu quả hay không Đây là một bước công việc rất khó, đòi hỏi sựkết hợp của nhiều kỹ thuật thu thập bằng chứng khác nhau Chỉ sau khi thựchiện thủ tục kiểm soát ở cấp độ này, KTV mới có thể kết luận có tin cậy haykhông vào hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng Và do đó, mức độ đảmbảo kiểm soát (CA) mới được xác định ở mức tối đa 1.3 hay tối thiểu 0.0

Bảng 1.8: Các cấp độ thực hiện thủ tục kiểm soát của Deloitte Việt Nam

ơ

Kiểm tra D&I

Cấp độ 2 Kiểm tra OE

Mục đích Đánh giá xem khách hàng

có thiết lập và thực hiệnkiểm soát nội bộ haykhông?

Xem xét các hoạt động kiểmsoát nội bộ có được thựchiện một cách hiệu quả haykhông?

triển kế hoạch chi tiết

Kết luận về mức độ đảm bảokiểm soát (CA) và quy môkiểm tra chi tiết cần mở rộng(nếu có)

Mặc dù vậy, không phải lúc nào KTV cũng được yêu cầu phải thực hiện cả haicấp độ của thủ tục kiểm soát như trên Việc thực hiện thủ tục kiểm soát ở cấp độ 2trở nên tốn kém và thiếu hiệu quả trong những trường hợp quy mô của khách hàng

Trang 31

thường thực hiện ngay thử nghiệm chi tiết với quy mô lớn hơn sẽ đảm bảo tính tiếtkiệm và hiệu quả hơn việc thực hiện đầy đủ 2 cấp độ của thủ tục kiểm soát.

1.2.4 Đánh giá rủi ro kiểm toán trên báo cáo tài chính

1.2.4.1 Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên báo cáo tài chính

Rủi ro tiềm tàng là khả năng trong BCTC có những sai sót nghiêm trọng haynhững điều không bình thường, trước khi xem xét tính hiệu lực của hệ thống KSNBđơn vị được kiểm toán

Đánh giá rủi ro tiềm tàng là một bước công việc có ý nghĩa quan trọng đượcthực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và là cơ sở cho kiểm toán viêntrong việc lựa chọn phương pháp kiểm toán, xác định nhân sự, khối lượng côngviệc, thời gian và chi phí cần thiết cho một cuộc kiểm toán Để đánh giá mức độ rủi

ro tiềm tàng của khách hàng, KTV thường tìm hiểu trước tiên là về môi trường kinhdoanh, lĩnh vực kinh doanh và bản chất kinh doanh của DN đó Theo đó, KTV cóthể phải tìm hiểu về bất cứ thông tin gì, từ kiến thức về kế hoạch chiến lược của mộtcông ty lớn đến những thông tin về từng loại nghiệp vụ của một đơn vị nhỏ Nócũng bao gồm những hiểu Theo hướng dẫn của Deloitte, khi đánh giá rủi ro tiềmtàng thường dựa vào một số yếu tố ảnh hưởng sau:

 Đặc điểm và tính liêm khiết của Ban giám đốc và những áp lực bất thườngđối với Ban giám đốc, kế toán trưởng

 Trình độ chuyên môm và kinh nghiệm của kế toán trưởng, của các nhânviên kế toán chủ yếu, của kiểm toán viên nội bộ và sự thay đổi (nếu có) của họ

 Những áp lực bất thường đối với Ban giám đốc, kế toán trưởng

 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị và các nhân tố ảnh hưởng đếnlĩnh vực hoạt động của đơn vị

 Các thay đổi về thị trường, đối thủ cạnh tranh

 Các chính sách kế toán mà công ty khách hàng áp dụng

 Ý kiến của kiểm toán viên tiền nhiệm

Tất cả các thông tin trên được kiểm toán viên thu thập và lưu trong hồ sơ kiểm

Trang 32

toán tại chỉ mục 1410 “Tìm hiểu khách hàng và môi trường kiểm soát” Trong quátrình đánh giá rủi ro tiềm tàng trên báo cáo tài chính, có 3 mức độ được kiểm toánviên sử dụng: mức trung bình, mức cao hơn trung bình và mức rất cao.

- Mức rủi ro bình thường: được KTV kết luận khi hoạt động kinh doanh củakhách hàng hiệu quả trong những năm gần đây; Hệ thống tài chính kế toán vữngmạnh; Ban Giám đốc và đội ngũ kế toán có chuyên môn cao; tính liêm khiết củaBan Giám đốc được đảm bảo…

- Mức rủi ro cao hơn bình thường: được áp dụng khi KTV nhận thấy có nhữngkhó khăn nhất định trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán, nhưng chưa tới mứcnghiêm trọng

- Mức rủi ro rất cao hơn bình thường: được áp dụng khi KTV nhận thấy sẽgặp phải rất nhiều khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng hoặc nếucung cấp dịch vụ cho khách hàng có khả năng Công ty sẽ mất uy tín KTV có thểkhông chấp nhận hợp đồng kiểm toán

Sự phân tích, đánh giá rủi ro tiềm tàng được thực hiện hàng năm như là một

bộ phận của quá trình lập kế hoạch kiểm toán Tại Deloitte Việt Nam, trình tự phântích rủi ro từ “đỉnh đến đáy” dược áp dụng một cách hiệu quả Nghĩa là phải tiếnhành công việc từ trên xuống, đánh giá rủi ro của một đơn vị tổng thể, sau đó xemxét rủi ro của từng đơn vị kinh doanh, từng công ty con và sau đó là phân tích, đánhgiá rủi ro tiềm tàng của các đơn vị, bộ phận, khoản mục trong BCTC

Trang 33

Sơ đồ 1.1: Trình tự phân tích rủi ro tiềm tàng từ đỉnh đến đáy

(Nguồn: Tài liệu đào tạo nội bộ Công ty)

Sau khi thu thập được thông tin chi tiết về khách hàng, giấy tờ làm việc sẽđược KTV tập hợp vào chỉ mục “Tìm hiểu thông tin chi tiết về hoạt động của doanhnghiêp” và lưu vào Hồ sơ kiểm toán của từng Công ty Khi đó KTV sẽ tiến hànhphân tích các thông tin và đưa ra mức rủi ro tiềm tàng ban đầu của Công ty A vàCông ty B Trên các thông tin thu thập được về Tính chính trực của Ban Giám đốc,Loại hình doanh nghiệp, Ngành nghề kinh doanh, Hình thức sở hữu, Chế độ kếtoán áp dụng, Công ty kiểm toán BCTC năm trước, Các nhân tố ảnh hưởng đến lĩnhvực kinh doanh …KTV tiến hành phân tích và xem xét các nhân tố ảnh hưởng đếnrủi ro tiềm tàng Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng của Công ty A và Công

Công ty ABC

Công ty phụ

thuộc M Công ty phụ thuộc N toán độc lập PCông ty hạch

Các khoản phải

thu từ bán lẻ Các khoản phải thu giữa các

Công ty

Dự phòng nợ phải thu khó đòi

………

Trang 34

ty B được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1.9: Các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro tiềm tàng của khách hàng

để phát triển hoạt động sản xuấtkinh doanh của mình

- Thị trường chính của Công tyđược đảm bảo bởi công ty mẹ Domới được thành lập nên Công tyvẫn chưa tạo được lợi nhuận từhoạt động kinh doanh

- Cuối năm 2009, thị trường vậtliệu xây dựng có nhiều biếnđộng đáng kể, giá vật liệu xâydựng tăng do nhu cầu của ngườitiêu dùng ngày càng cao Đây làđiều kiện thuận lợi cho hoạtđộng sản xuất của Công ty dosản phẩm của Công ty đangchiếm thị phần lớn trong thịtrường vật liệu xây dựng ViệtNam

- Trong năm 2009, Công ty Bniêm yết trên thị trường chứngkhoán nên nhiều khả năng có saiphạm

2 Luật và quy

định

Hoạt động theo Luật doanh nghiệpViệt Nam Công ty đang trong quátrình ban hành và oàn thiện quychế quản lý của Công ty

Luật thuế thu nhập cá nhân từchuyển nhượng bất động sản cóhiệu lực từ ngày 26/9/2009 theoThông tư 161 của Bộ Tài Chính

đã phần nào làm giảm tính hấpdẫn của thị trường trong nhữngtháng cuối năm Theo đó, nhàđầu tư được lựa chọn một tronghai cách nộp thuế suất: 2% trên

Hoạt động theo Luật doanhnghiệp Việt Nam

Trang 35

suất khá cao, thuế chuyểnnhượng bất động sản cũng tácđộng khá lớn đến tâm lý các nhàđầu tư Hơn nữa, việc Nhà nướcthực hiện thắt chặt cho vay cộngvới việc lãi suất tăng dần cũnglàm thu hẹp nguồn tiền cho chobất động sản Mặt khác, nguồncung bất động sản trong năm

2010 khả năng sẽ tăng mạnh donhiều công trình đi vào hoànthành Điều này khiến giá trungbình trên thị trường trong nămnay khó có biến động tăng

đô thị, khu công nghiệp và khucông nghệ cao; San lấp mặtbằng, thi công xử lý nền móngcông trình; Triển khai các dự ánquy hoạch; Thiết kế công trình,

đô thị, khu công nghiệp (khu chếxuất, khu công nghệ cao)

Sản xuất và kinh doanh xi măng

và các sản phẩm từ xi măng; sảnxuất và kinh doanh các loại vậtliệu xây dựng khác; kinh doanhcác ngành nghề phù hợp với quyđịnh của pháp luật

5 Tính chính trực

của Ban Giám đốc

- Ban Giám đốc của Công ty đều

là những người có trình độchuyên môn cao, có kinh nghiệmtrong quản lý và kinh doanh bấtđộng sản

- Ban quản lý cam kết báo cáo tài chính đã trình bày trung thực

- Ban Giám đốc khách hàng đều

là những người có trình độchuyên môn cao, có kinh nghiệmtrong lĩnh vực kinh doanh vậtliệu xây dựng và có trình độquản lý cao Đặc điểm và tínhliêm khiết của Ban Giám đốc

Trang 36

và hợp lý tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh củadoanh nghiệp trong năm 2009

- Cam kết của ban quản lý về việc thiết kế, duy trì quy trình kếtoán và hệ thống thông tin tin cậy được thực hiện

được đảm bảo

- Ban Giám đốc cam kết báo cáo tài chính đã trình bày trung thực

và hợp lý tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh củadoanh nghiệp trong năm 2009

Công ty đã thực hiện theo quyđịnh của Bộ Tài chính và Chuẩnmực Kế toán

9 Quy mô của

Ý kiến chấp nhận toàn phần(do Công ty TNHH Deloitte ViệtNam thực hiện kiểm toán)

Như vậy, qua bảng tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng củaCông ty A và Công ty B, KTV nhận định rủi ro tiềm tàng của Công ty A ở mứctrung bình, còn rủi ro tiềm tàng ở Công ty B ở mức cao hơn bình thường Do Công

ty B năm 2009 thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán, hơn nữa quy mô củaCông ty B lại khá lớn, do đó Công ty B sẽ dễ phát sinh rủi ro Ngược lại, thị trườngbất động sản năm 2009 không có biến động gì lớn, Quy mô của Công ty A khônglớn, KTV tiền nhiệm là một trong 4 Công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán đứng đầuViệt Nam nên có thể tin cậy được nên rủi ro tiềm tàng ở Công ty A ở mức trungbình

1.2.4.2 Đánh giá rủi ro kiểm soát trên báo cáo tài chính

Rủi ro kiểm soát là các khả năng mà hệ thống KSNB của đơn vị không pháthiện và ngăn chặn được các gian lận và sai sót

Trang 37

lãnh đạo đơn vị Tuy nhiên rủi ro kiểm soát vẫn xuất hiện và khó tránh khỏi nhữnghạn chế có tính bản chất của bất kỳ hệ thống KSNB nào KTV cần có hiểu biết đầy

đủ về hệ thống KSNB đơn vị, đánh giá chính xác mức độ rủi ro kiểm soát, để vạch

ra kế hoạch kiểm toán và xây dựng trình tự, phương pháp kiểm toán thích hợp Sựhiểu biết về hệ thống KSNB, sự đánh giá xác đáng rủi ro kiểm soát, cùng với sựđánh giá về rủi ro tiềm tàng, cũng như mọi cân nhắc khác sẽ giúp cho KTV:

- Xác định được các loại thông tin sai sót nghiêm trọng có thể xảy ra trongBCTC

- Xem xét các nhân tố tác động đến khả năng để xảy ra các sai sót nghiêmtrọng

- Thiết kế phương pháp kiểm toán cơ bản thích hợp

Trong quá trình tìm hiểu về hệ thống KSNB, KTV có thể sử dụng biện phápkiểm tra “từ đầu đến cuối” của hệ thống KSNB đối với từng loại nghiệp vụ để nắmchắc cấu trúc của hệ thống KSNB, cũng như tính thích hợp và hiệu quả của chúng.KTV cũng cần có hiểu biết đầy đủ về môi trường kiểm soát, để có thể đánh giá quanđiểm của Ban Giám đốc và Ban quản trị, sự hiểu biết và các hành động của họ đốivới công tác kiểm soát KTV còn phải là một chuyên gia lành nghề kế toán, có đủhiểu biết về hệ thống kế toán của đơn vị để xác định và hiểu được:

- Các loại nghiệp vụ lớn trong hoạt động của DN

- Các nghiệp vụ đó được bắt đầu như thế nào

- Các ghi chép kế toán, các chứng từ và tài khoản chi tiết trong BCTC

- Thể lệ về kế toán và BCTC (gồm cả việc số liệu được xử lý bằng máy tínhnhư thế nào)

Đánh giá rủi ro kiểm soát thực chất là quá trình đánh giá tính hiệu quả của hệthống KSNB đối với việc phát hiện và ngăn ngừa được gian lận và sai sót quantrọng trong BCTC Sau khi tìm hiểu hệ thống KSNB, KTV cần đánh giá sơ bộ rủi rokiểm soát đối với các cơ sở dẫn liệu trong BCTC Các nhân tố ảnh hưởng đến việcđánh giá rủi ro kiểm soát là:

- Nhân lực (số lượng, chất lượng) của hệ thống KSNB; các trình tự và các thủtục KSNB

Trang 38

- Tính chất phức tạp và mới của các loại giao dịch; khối lượng và cường độcủa các giao dịch

Theo hướng dẫn của DTT khi đánh giá rủi ro kiểm soát, KTV thực hiện các công việc sau:

- Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng, môi trường kiểm soát, chutrình kế toán, các thủ tục kiểm soát và kiểm toán nội bộ

- Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát

- Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

Để đánh giá rủi ro kiểm soát trên BCTC, KTV Deloitte Việt Nam thu thập cácthông tin cần thiết thông qua bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ mà DTT đãxây dựng Việc trả lời chính xác các câu hỏi này hỗ trợ KTV đánh giá về môitrường kiểm soát, các thủ tục kiểm soát được áp dụng tại đơn vị khách hàng, hiệuquả của hệ thống KSNB được thiết lập tại đơn vị và từ đó đánh giá rủi ro kiểm soát.Trong mỗi câu hỏi lớn có chứa nhiều câu hỏi bổ sung, KTV không nhất thiết phảithực hiện các câu hỏi bổ sung Tuy nhiên, việc trả lời các câu hỏi bổ sung này sẽgiúp KTV có được đánh giá hoàn chỉnh về hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểmsoát KTV sẽ tiến hành tìm hiểu các yếu tố sau của hệ thống kiểm soát nội bộ đểđánh giá rủi ro kiểm soát:

Thứ nhất, KTV tìm hiểu về môi trường kiểm soát: Bao gồm các yếu tố: Đặc

thù quản lý, cơ cấu tổ chức, tổ chức nhân sự và uỷ ban kiểm soát của khách hàng,…

Đó là các yếu tố bên trong và bên ngoài để đánh giá về môi trường kiểm soát

Thứ hai, KTV tìm hiểu về hệ thống kế toán Thông tin tìm hiểu và đánh giá về

hệ thống kế toán của khách hàng được KTV Deloitte Việt Nam lưu trong hồ sơkiểm toán tại chỉ mục 1500 – “Tìm hiểu quy trình kế toán áp dụng” Các văn bảnđăng ký hệ thống kế toán của khách hàng với Bộ tài chính bao gồm: Hình thức sổ

kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống báo cáo tàichính và các báo cáo kế toán khác là các nguồn chủ yếu để KTV tìm hiểu hệ thống

kế toán của Công ty khách hàng Trong quá trình tìm hiểu hệ thống kế toán, kiểmtoán viên căn cứ vào đặc thù ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và bản chất kinhdoanh của doanh nghiệp để tập trung vào các quy trình kế toán chủ yếu

Trang 39

đã xác định được các thông tin sau:

Bảng 1.10: Bảng tìm hiểu hệ thống và chu trình kế toán của Công ty

- Báo cáo tài chính được lập bằngĐồng Việt Nam (VND), theo nguyêntắc giá gốc, phù hợp với các quy địnhcủa Chế độ kế toán và các nguyên tắcđược chấp nhận chung tại Việt Nam

Các nguyên tắc này bao gồm các quyđịnh tại các chuẩn mực kế toán ViệtNam, hệ thống kế toán Việt Nam vàcác quy định về kế toán hiện hành tạiViệt Nam

- BCTC kèm theo không nhằm phảnánh tình hình tài chính, kết quả hoạtđộng kinh doanh và tình hình lưuchuyển tiền tệ theo các nguyên tắc vàthông lệ kế toán được chấp nhận tạicác nước khác ngoài VN

- Hình thức kế toán: Nhật kýchứng từ

- Niên độ kế toán 1/1 đến31/12 năm dương lịch

- Công ty tuân thủ Luật kế toán

và các Chuẩn mực Kế toánViệt Nam và các quy địnhhiện hành khác về kế toán tạiViệt Nam

Trang 40

phát hành hoá đơn với thuế suất là10%.

- Doanh thu được ghi nhận trên giá cơ

sở giá gốc và được ghi nhận theo thờiđiểm khách hàng chấp nhận thanh toán

nhận theo thời điểm kháchhàng chấp nhận thanh toán

Chênh lệch tỷ

giá

- Chênh lệch tỷ giá phát sinh từ cácnghiệp vụ kinh doanh và môi giới bấtđộng sản được hạch toán vào Báo cáoKết quả hoạt động kinh doanh

- Công ty thực hiện đánh giá lại ngoại

tệ cuối năm tài chính

Các giao dịch của Công ty Bđều được thực hiện bằngVND, không sử dụng ngoạitệ

Hàng tồn kho - Hàng tồn kho được xác định trên cơ

sở giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trịthuần có thể thực hiện được - Giá trịthuần có thể thực hiện được được xácđịnh bằng giá bán ước tính trừ các chiphí để hoàn thành cùng chi phí tiếp thị,bán hàng và phân phối phát sinh

- Hàng tồn kho của Công ty A chủ yếu

là chi phí sản xuất dở dang của cáccông trình đang thi công dở Trongnăm 2009, hàng tồn kho của Công ty

là chi phí dở dang của công trình Nam

An Khánh

- Hàng tồn kho được xácđịnh trên cơ sở giá thấp hơngiữa giá gốc và giá trị thuần

có thể thực hiện được

- Phương pháp hạch toánhàng tồn kho là phương pháp

kê khai thường xuyên, nhậpkho theo giá thành sản phẩmsản xuất, xuất kho theo giáđích danh

Như vậy, cả hai Công ty đều áp dụng đúng Chính sách kế toán Việt Nam, dovậy KTV không gặp nhiều khó khăn trong quá trình kiểm toán Đó là Chính sách kếtoán về cơ sở lập BCTC, tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, tài sản

cố định và hao mòn, ghi nhận doanh thu…

Công ty A là khách hàng năm đầu tiên của Deloitte Việt Nam KTV tin tưởngvào chất lượng kiểm toán do Công ty kiểm toán trước (KPMG) cung cấp nên khôngthực hiện lập kế hoạch kiểm tra hiệu quả hoạt động của hệ thống KSNB, mà sử dụngkết quả của cuộc kiểm toán trước Đối với hệ thống kế toán của Công ty A, việc tìmhiểu được thực hiện thông qua các chu trình kinh doanh Do Công ty sử dụng phần

Ngày đăng: 25/03/2013, 17:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ
2. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 “ Tính trọng yếu trong kiểm toán” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính trọng yếu trong kiểm toán
5. Quyết định số 32/2007/QĐ- BTC ban hành ngày 15/5/2007 về “Quy chế kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán
3. Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 320 (ISA 320), số 420 (ISA 420), văn bản chỉ đạo kiểm soát quốc tế số 29 (IAG 29) Khác
4. GS.TS. Nguyễn Quang Quynh- TS. Ngô Trí Tuệ (Chủ biên, 2006) Giáo trình kiểm toán tài chính, NXB trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Khác
6. Nguồn tài liệu từ website cung cấp tài liệu của Deloitte toàn cầu www://Deloitteresouce.com/; www://Deloitte.com/ Khác
7. Tài liệu đào tạo nội bộ Công ty TNHH Deloitte Việt Nam Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Mô hình mức độ đảm bảo kiểm toán - 219 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Bảng 1.1 Mô hình mức độ đảm bảo kiểm toán (Trang 7)
AA = IA + CA + SA 3 AA:  Mức độ đảm bảo kiểm toán (Audit Assurance) - 219 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
3 AA: Mức độ đảm bảo kiểm toán (Audit Assurance) (Trang 7)
Bảng 1.1: Mô hình mức độ đảm bảo kiểm toán - 219 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Bảng 1.1 Mô hình mức độ đảm bảo kiểm toán (Trang 7)
- Do có sự biến động tình hình, các thủ tục kiểm soát có khả năng không còn thích hợp và do đó không được áp dụng - 219 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
o có sự biến động tình hình, các thủ tục kiểm soát có khả năng không còn thích hợp và do đó không được áp dụng (Trang 11)
Bảng 1.2: Bảng đánh giá thủ tục kiểm soát tại Deloitte Việt Nam - 219 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Bảng 1.2 Bảng đánh giá thủ tục kiểm soát tại Deloitte Việt Nam (Trang 11)
Bảng 1.6: Bảng đánh giá rủi ro Công ty Cổ phần B - 219 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Bảng 1.6 Bảng đánh giá rủi ro Công ty Cổ phần B (Trang 24)
Bảng 1.6: Bảng đánh giá rủi ro Công ty Cổ phần B - 219 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Bảng 1.6 Bảng đánh giá rủi ro Công ty Cổ phần B (Trang 24)
Bảng 1.7: Trị số MP theo phương pháp tỉ lệ bậc thang - 219 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Bảng 1.7 Trị số MP theo phương pháp tỉ lệ bậc thang (Trang 27)
Bảng 1.7: Trị số MP theo phương pháp tỉ lệ bậc thang - 219 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Bảng 1.7 Trị số MP theo phương pháp tỉ lệ bậc thang (Trang 27)
Bảng 1.8: Các cấp độ thực hiện thủ tục kiểm soát của Deloitte Việt Nam - 219 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Bảng 1.8 Các cấp độ thực hiện thủ tục kiểm soát của Deloitte Việt Nam (Trang 28)
Bảng 1.8: Các cấp độ thực hiện thủ tục kiểm soát của Deloitte Việt Nam - 219 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Bảng 1.8 Các cấp độ thực hiện thủ tục kiểm soát của Deloitte Việt Nam (Trang 28)
Sơ đồ 1.1: Trình tự phân tích rủi ro tiềm tàng từ đỉnh đến đáy - 219 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Sơ đồ 1.1 Trình tự phân tích rủi ro tiềm tàng từ đỉnh đến đáy (Trang 31)
được thể hiện trong bảng sau: - 219 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
c thể hiện trong bảng sau: (Trang 32)
Bảng 1.9: Các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro tiềm tàng của khách hàng - 219 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Bảng 1.9 Các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro tiềm tàng của khách hàng (Trang 32)
3. Hình thức sở hữu công ty  - 219 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
3. Hình thức sở hữu công ty (Trang 33)
- Hình thức kế toán: Nhật ký chung - Niên độ kế toán 1/1 đến 31/12 năm  dương lịch - 219 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Hình th ức kế toán: Nhật ký chung - Niên độ kế toán 1/1 đến 31/12 năm dương lịch (Trang 37)
- Hình thức kế toán: Nhật ký chứng từ. - 219 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Hình th ức kế toán: Nhật ký chứng từ (Trang 37)
Bảng 1.12: Bảng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty A và Công ty B do KTV của Deloitte Việt Nam thực hiện - 219 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Bảng 1.12 Bảng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty A và Công ty B do KTV của Deloitte Việt Nam thực hiện (Trang 42)
Bảng 1.12: Bảng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty A và  Công ty B do KTV của Deloitte Việt Nam thực hiện - 219 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Bảng 1.12 Bảng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty A và Công ty B do KTV của Deloitte Việt Nam thực hiện (Trang 42)
9. Bảng mô tả  công việc nhân viên bao gồm trách  nhiệm, phạm vi công việc và hạn chế cụ thể đã không  được xõy dựng một cỏch rừ ràng hoặc khụng được  thông báo cho nhân viên một cách hiệu quả? - 219 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
9. Bảng mô tả công việc nhân viên bao gồm trách nhiệm, phạm vi công việc và hạn chế cụ thể đã không được xõy dựng một cỏch rừ ràng hoặc khụng được thông báo cho nhân viên một cách hiệu quả? (Trang 44)
Câu 8: Hình thức và phạm vi sử dụng máy tính có bất - 219 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
u 8: Hình thức và phạm vi sử dụng máy tính có bất (Trang 46)
hợp lý với quy mô và hình thức kinh doanh không? x 1. Nhà quản lý không nhận thấy tầm quan trọng của  - 219 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
h ợp lý với quy mô và hình thức kinh doanh không? x 1. Nhà quản lý không nhận thấy tầm quan trọng của (Trang 46)
Câu 8: Hình thức và phạm vi sử dụng máy tính có bất - 219 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
u 8: Hình thức và phạm vi sử dụng máy tính có bất (Trang 46)
V. Hình thức và môi trường kinh doanh - 219 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Hình th ức và môi trường kinh doanh (Trang 48)
Hình thức kinh doanh - 219 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Hình th ức kinh doanh (Trang 48)
1. Tình hình tài chính của Công ty tốt hơn hay xấu hơn các đơn vị khác trong ngành? - 219 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
1. Tình hình tài chính của Công ty tốt hơn hay xấu hơn các đơn vị khác trong ngành? (Trang 49)
VI. Các kết quả tài chính - 219 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
c kết quả tài chính (Trang 49)
Bảng 1.13: Ma trận kiểm tra định hướng Loại khoản mục  - 219 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Bảng 1.13 Ma trận kiểm tra định hướng Loại khoản mục (Trang 55)
O (overstatement )– Khai báo thừa - 219 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
overstatement – Khai báo thừa (Trang 55)
Bảng 1.13: Ma trận kiểm tra định hướng Loại khoản mục - 219 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Bảng 1.13 Ma trận kiểm tra định hướng Loại khoản mục (Trang 55)
những giấy tờ làm việc đưa ra những chỉ dẫn chung về các tài khoản đó, tình hình biến động so với năm trước, nguyên tắc hạch toán các nhóm tài khoản đó - 219 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
nh ững giấy tờ làm việc đưa ra những chỉ dẫn chung về các tài khoản đó, tình hình biến động so với năm trước, nguyên tắc hạch toán các nhóm tài khoản đó (Trang 56)
Sơ đồ 1.2: Các sai phạm tiềm tàng đối với công nợ và doanh thu - 219 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Sơ đồ 1.2 Các sai phạm tiềm tàng đối với công nợ và doanh thu (Trang 56)
KTV đã lập bảng phân tích sơ bộ đối với Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty B như sau - 219 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
l ập bảng phân tích sơ bộ đối với Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty B như sau (Trang 58)
Bảng 1.14: Bảng phân tích sơ bộ Bảng Cân đối kế toán của công ty B - 219 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Bảng 1.14 Bảng phân tích sơ bộ Bảng Cân đối kế toán của công ty B (Trang 58)
Từ việc phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty B bằng phương pháp phân tích như đã trình bày ở trên kiểm toán viên sẽ  đưa ra các nhận xét, đánh giá sau: - 219 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
vi ệc phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty B bằng phương pháp phân tích như đã trình bày ở trên kiểm toán viên sẽ đưa ra các nhận xét, đánh giá sau: (Trang 59)
Kiểm toán viên thực hiện bảng câu hỏi trên với các khoản mục cần đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát - 219 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
i ểm toán viên thực hiện bảng câu hỏi trên với các khoản mục cần đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát (Trang 64)
Bảng 1.17: Bảng dự kiếnrủi ro phát hiệnđối với từng khoản mục của Công ty B - 219 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Bảng 1.17 Bảng dự kiếnrủi ro phát hiệnđối với từng khoản mục của Công ty B (Trang 66)
Bảng 1.17: Bảng dự kiếnrủi ro phát hiệnđối với từng khoản mục của  Công ty B - 219 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Bảng 1.17 Bảng dự kiếnrủi ro phát hiệnđối với từng khoản mục của Công ty B (Trang 66)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w