1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tạo động lực cho người lao động qua công cụ lương, thưởng và phúc lợi

30 2,4K 21
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 208 KB

Nội dung

Tạo động lực cho người lao động qua công cụ lương, thưởng và phúc lợi

Trang 1

Lời mở đầu

Ngày nay trong bối cảnh hội nhập quốc tế, các tổ chức doanh nghiệp thi nhau mọclên trong đó có rất nhiều tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài Mục tiêu của của các doanhnghiệp chính là tối đa hoá lợi nhuận Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp cần làm gì để thựchiện được điều đó? Một trong những biện pháp đó là phải biết quản lý và sử dụng nguồnnhân lực một cách có hiệu quả Bởi vì con người là nguồn lực quan trọng nhất, không thểthiếu được, con người trong quá trình lao động là yếu tố duy nhất đưa lại lợi ích kinh tếlàm tăng của cải cho xã hội, chỉ có con người mới tạo ra giá trị thặng dư cho doanh

nghiệp Bởi vậy, em đã chọn đề tài: “Tạo động lực cho người lao động thông qua công

cụ lương, thưởng và phúc lợi” Khi người lao động có động lực làm việc thì họ rất hăng

say, nhiệt tình, ham mê với công việc, điều đó sẽ tạo ra năng suất lao động cao góp phầnvào việc đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Sản xuất ngày càngphát triển, đời sống của người lao động ngày càng được nâng cao, cái mà người lao độngquan tâm giờ đây không chỉ đơn thuần là những nhu cầu vật chất mà còn bao gồm cảnhững nhu cầu về tinh thần Vì vậy doanh nghiệp cần phải nhận biết được nhu cầu đangtồn tại trong người lao động để đáp ứng nhu cầu đó

Trong bài em đã sử dụng phương pháp phân tích đánh giá và phương pháp tổnghợp Trên cơ sở số liệu thống kê tính toán, phân tích, đánh giá và đưa ra các nhận xét kháiquát về quá trình hoạt động phát triển cũng như thực trạng tạo động lực thông qua lương,thưởng, phúc lợi của công ty

Kết cấu nội dung:

Chương I: Những vấn đề chung về động lực và tạo động lực trong lao động

Chương II: Các công cụ tạo động lực cho người lao động

Chương III: Phân tích thực trạng tạo động lực thông qua lương, thưởng, phúc lợi ởCông ty than Dương Huy

Trong thời gian nghiên cứu em đã có nhiều cố gắng song do trình độ và thời gian

có hạn bài viết không thể tránh những thiếu sót Em rất mong được sự đóng góp ý kiếncủa thầy Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỘNG LỰC VÀ TẠO ĐỘNG LỰC TRONG LAO ĐỘNG

I.Động lực lao động và các nhân tố ảnh hưởng

1 Các khái niệm cơ bản

Động lực không phải là đặc điểm tính cách cá nhân Điều đó có nghĩa là không

có người có động lực và người không có động lực

Trong trường hợp các nhân tố khác không thay đổi, động lực sẽ dẫn tới năngsuất, hiệu quả công việc cao hơn Tuy nhiên, không nên cho rằng động lực tất yếu dẫntới năng suất, hiệu quả công việc bởi vì sự thực hiện công việc không chỉ phụ thuộcvào động lực mà còn phụ thuộc vào khả năng của người lao động, phương tiện và cácnguồn lực để thực hiện công việc

Người lao động nếu không có động lực thì vẫn có thể hoàn thành công việc.Tuy nhiên, người lao động nếu mất động lực hoặc suy giảm động lực sẽ mất khả năngthực hiện công việc và có xu hướng ra khỏi tổ chức

Trang 3

Quá trình tạo động lực của người lao động

Nhu cầu được hiểu là sự không đầy đủ về vật chất hay tinh thần mà làm chomột hệ quả trở nên hấp dẫn

Nhu cầu không được thoả mãn tạo ra sự căng thẳng, và sự căng thẳng kíchthích những động cơ bên trong các cá nhân Những động cơ này tạo ra một cuộc tìmnhằm có được các mục tiêu cụ thể mà nếu đạt được sẽ thoả mãn nhu cầu này và dẫnđến giảm căng thẳng

Các nhân viên được tạo động lực thường ở trong trạng thái căng thẳng Để làmgiảm bớt sự căng thẳng này, họ tham gia vào hoạt động Mức độ căng thẳng càng lớnthì càng phải hoạt động để làm dịu căng thẳng Vì vậy, khi thấy các nhân viên lamviệc chăm chỉ trong một hoạt động nào đó chúng ta có thể kết luận rằng họ bị chi phốibởi một sự mong muốn đạt được một mục tiêu nào đó mà họ cho là có giá trị

2 Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực lao động

2.1 Nhóm yếu tố thuộc về người lao động

- Nhu cầu cá nhân: Mỗi một người ở mỗi hoàn cảnh thời kì khác nhau cónhững nhu cầu khác nhau Khi nhu cầu nào đó đang tồn tại mà đã được thoả mãn thìnhu cầu khác lại xuất hiện Chính sự mong muốn thoả mãn nhu cầu đó đã tạo ra độnglực cho chính họ

- Mục đích cá nhân: Mỗi người làm việc vì mục đích động cơ khác nhau Cóngười muốn làm việc để có thu nhập cao, một số người muốn công việc thử thách, một

số người muốn có quyền lực Những điều mà mỗi cá nhân mong muốn khi làm việctrong tổ chức đóng vai trò như là những yếu tố quyết định động cơ làm việc của họ

- Năng lực, trình độ của người lao động: Mỗi người có năng lực, trình độ nhấtđịnh, nhận thức về năng lực của bản thân khác nhau dẫn đến động lực lao động khácnhau

- Đặc tính tâm lý: Mỗi người có tính cách riêng vì vậy trong môi trường làmviệc nhất định, một công việc nhất định có người phù hợp, có người không Vì vậy

Nhu cầu

không được

thoả mãn

Sự căng thẳng

Các động cơ Hành vi tìm kiếm

Nhu cầu được thoảmãn

Giảm căng thẳng

Trang 4

người quản lý phải bố trí, sắp xếp đúng người đúng việc mới tạo được động lực chongười lao động.

2.2 Nhóm các yếu tố thuộc về công việc

- Bản chất công việc: Đối với những công việc hấp dẫn, có tính đa dạng vàphong phú cao sẽ kích thích sự làm việc của người lao động Ngược lại, những côngviệc mà nhàm chán, lặp đi lặp lại, đơn điệu sẽ triệt tiêu động lực làm việc của ngườilao động

- Mức độ phức tạp của công việc càng cao đòi hỏi người lao động càng phải

cố gắng thì mới đáp ứng được yêu cầu công việc Nhưng đối với những công việc màphức tạp quá khiến người lao động khó thực hiện được thì sẽ gây chán nản, làm giảmđộng lực làm việc của họ

- Điều kiện làm việc: Không nhất thiết điều kiện tốt sẽ tạo động lực nhưng nógóp phần làm tăng động lực lao động

- Mức độ hao phí về trí lực: Những công việc mà đòi hỏi sự suy nghĩ thì kíchthích tính sáng tạo của người lao động và do đó nó sẽ tạo động lực cho họ tìm tòi sángtạo ra cái mới

2.3 Nhóm nhân tố thuộc về tổ chức

- Mục tiêu chiến lược của tổ chức: Trước khi tiến hành sản xuất kinh doanh

tổ chức phải xây dựng chiến lược và đặt ra các mục tiêu cần đạt được trong kì tới.Người lao động phải nắm được mục tiêu của tổ chức để có hướng phấn đấu đạt mụctiêu đó Vì vậy, mục tiêu càng rõ ràng, cụ thể thì càng tạo động lực cho người lao động

- Văn hoá tổ chức: Là tổng thể các mối quan hệ giữa người với người trong tổchức, thói quen về suy nghĩ, thói quen hành vi, quan niệm về giá trị của tổ chức Vănhoá tổ chức ảnh hưởng rất lớn đến động lực làm việc của người lao động vì nơi làmviệc của người lao động được coi như là ngôi nhà thứ hai của mình Mọi người tronggia đình này vui vẻ, thân thiện, giúp đỡ lẫn nhau là cơ sở để người lao động gắn bó với

tổ chức, giúp tổ chức phát triển

- Lãnh đạo: Bao gồm quan điểm, phong cách và phương pháp lãnh đạo.Người lãnh đạo phải là người có tài có đức đặc biệt là phải hiểu nhân viên của mình có

Trang 5

như vậy mới đưa ra được phương pháp lãnh đạo hợp lý làm cho người lao động tuântheo một cách tự nguyện, hài lòng và phấn khởi.

- Các chính sách liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động Nhữngquy định tối thiểu trước hết phải được thoả mãn đầy đủ bên cạnh đó tổ chức thêmnhững chính sách khác nhằm thúc đẩy tinh thần làm việc của người lao động

II Sự cần thiết phải tạo động lực.

1 Lợi ích của tạo động lực

* Đối với người lao động

- Tăng năng suất lao động: Khi người lao động có động lực để làm việc, họ sẽlàm việc hăng say, hết mình điều đó tất yếu dẫn tới năng suất lao động tăng

- Kích thích tính sáng tạo: Từ sự say mê làm việc của người lao động sẽ tìmtòi phát hiện ra cái mới để phục vụ cho quá trình làm việc của bản thân đạt được kếtquả cao hơn

- Tăng sự gắn bó của người lao động đối với tổ chức: Nếu người lao độngcảm thấy thích thú với công việc đó thì không có lý do gi để họ rời bỏ tổ chức Vì khithay đổi chỗ làm việc cũng cần tính đến các chi phí thay đổi và sắp xếp chỗ ở mới

- Hoàn thiện bản thân: Người lao động khi có động lực thì họ sẽ cố gắng họchỏi kinh nghiệm của những người đi trước, người có trình độ cao hoặc tự mình học tập

để có thể thực hiện công việc đó được tốt hơn

* Đối với tổ chức

- Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh: Sử dụng có hiệu quả nguồn nhânlực, khai thác tối ưu khả năng của người lao động Người lao động làm việc vừa cónăng suất cao lại tiết kiệm được chi phí, tiết kiệm nguyên vật liệu cho tổ chức

- Thu hút và gìn giữ lao động giỏi có trình độ tay nghề cao do những chính sáchkích của doanh nghiệp

- Tạo ra bầu không khí làm việc hăng say, thoải mái góp phần xây dựng vănhoá doanh nghiệp ngày càng tốt đẹp

* Đối với xã hội

Trang 6

- Thúc đẩy nền kinh tế xã hội tăng trưởng và phát triển góp phần xây dựng xãhội ngày càng phồn vinh.

- Các thành viên trong xã hội được phát triển toàn diện, có được cuộc sống

ấm no hạnh phúc hơn khi mà các nhu cầu của họ được thoả mãn, tạo ra một xã hộilành mạnh

- Động lực lao động giúp cá nhân có thể đạt được mục đích của mình, làmphong phú hơn đời sống tinh thần của bản thân từ đó hình thành nên những giá trị mớicho xã hội

2 Sự cần thiết phải tạo động lực.

Như vậy, lợi ích mà động lực lao động tạo ra cho bản thân người lao động, cho

tổ chức và xã hội là rất lớn Nó giúp người lao động cảm thấy được thoả mãn, đượchoàn thiện bản thân, yêu thích công việc và cuộc sống, giúp cho tổ chức đạt được mụctiêu của mình và giúp cho xã hội ngày càng phát triển Ngày nay, người lao động ngàycàng giữ vai trò quan trọng trong tổ chức và trong tương lai yếu tố cạnh tranh trongcác doanh nghiệp chính là nguồn lực con người Tuy nhiên, người lao động không chỉ

là nguồn tài nguyên quý giá, mà họ còn là một bộ phận chi phí rất lớn của doanhnghiệp Mọi tổ chức đều có xu hướng là tối đa hoá lợi nhuận từ chi phí mà mình bỏ ra,

do đó tổ chức luôn tìm cách khai thác tối đa và có hiệu quả nguồn lực con người trong

tổ chức

III Một số học thuyết về tạo động lực

1 Hệ thống nhu cầu của MasLow

MasLow đặt ra giả thuyết rằng trong mọi con người đều tồn tại một hệ thốngnhu cầu năm thứ bậc sau:

- Các nhu cầu sinh lý: các đòi hỏi cơ bản về thức ăn, nước uống, chỗ ở và cácnhu cầu cơ thể khác

- Nhu cầu an toàn: nhu cầu được ổn định, chắc chắn, được bảo vệ khỏi cácđiều bất chắc hoặc nhu cầu tự bảo vệ

- Nhu cầu xã hội: nhu cầu được quan hệ với những người khác để thể hiện vàchấp nhận tình cảm, sự chăm sóc và sự hiệp tác

Trang 7

- Nhu cầu được tôn trọng: là nhu cầu có địa vị được người khác công nhận vàtôn trọng cũng như nhu cầu tự tôn trọng mình.

- Nhu cầu tự hoàn thiện: là nhu cầu được trưởng thành và phát triển, đượcbiến các năng lực của mình thành hiện thực

Khi mà một trong số các nhu cầu này được thoả mãn một cách căn bản, nhu cầutiếp theo sẽ chế ngự nhưng một nhu cầu nào đó được thoả mãn một cách căn bản sẽkhông còn tạo ra động lực nữa

Vì thế để tạo động lực cho nhân viên người quản lý cần phải hiểu nhân viên đóđang ở đâu trong hệ thống thứ bậc này và hướng vào sự thoả mãn nhu cầu ở thứ bậcđó

2 Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom

Học thuyết cho rằng: Một sự nỗ lực nhất định sẽ đem lại thành tích nhất định vàthành tích đó sẽ dẫn đến những kết quả hoặc phần thưởng như mong muốn Vì vậy,học thuyết này bao gồm ba biến số sau đây:

- Tính hấp dẫn: tầm quan trọng mà các cá nhân đặt vào, kết quả hay phầnthưởng tiềm tàng có thể đạt được trong công việc

- Mối quan hệ giữa kết quả - phần thưởng: mức độ cá nhân tin rằng thực hiệncông việc ở một mức độ cụ thể nào đó sẽ dẫn đến việc thu được một kết quả mongmuốn

- Mối liên hệ giữa nỗ lực và kết quả: Khả năng một cá nhân nhận thức đượcrằng bỏ ra một nỗ lực nhất định sẽ đem lại kết quả

Lý thuyết kỳ vọng đã nêu ra một số vấn đề cần lưu ý trong tạo động lực chongười lao động

+ Nhấn mạnh đến sự trả công, các phần thưởng cần phải chú ý rằng những phầnthưởng mà tổ chức đưa ra phải có mối liên quan đến những gì cá nhân muốn Vì vậy,các nhà quản lý cần quan tâm đến tính hấp dẫn của các phần thưởng

+ Nhấn mạnh hành vi được kỳ vọng, phải cho người lao động biết được tổ chức

kỳ vọng những hành vi nào ở họ và hành vi đó sẽ được đánh giá ra sao

+ Học thuyết quan tâm đến những kỳ vọng của cá nhân, những kỳ vọng của bảnthân người lao động về kết quả làm việc, phần thưởng và các kết quả đầu ra thoả mãn

Trang 8

mục tiêu chứ không phải là bản thân các kết quả sẽ quyết định nỗ lực của nhân viênnày.

3 Học thuyết công bằng của Adams

Học thuyết phát biểu rằng người lao động họ so sánh những gì họ bỏ vào côngviệc (đầu vào) với những gì họ nhận được từ công việc đó (đầu ra) và sau đó đối chiếu

tỷ suất đầu vào đầu ra của họ với những người khác Nếu tỷ suất này ngang bằng nhauthì người ta cho rằng đang tồn tại một tình trạng công bằng và ngược lại

Như vậy các cá nhân không chỉ quan tâm đến phần thưởng tuyệt đối mà họnhận được cho nỗ lực của mình, mà còn tới cả mối quan hệ giữa khối lượng đó vớinhững gì những người khác nhận được Khi các cá nhân nhận thức được một sự bấtcông, họ sẽ có hành động để hiệu chỉnh tình hình này Kết quả có thể là năng suất caohơn, chất lượng tốt hơn hay giảm đi

Tuy nhiên, học thuyết công bằng vẫn chưa làm sáng tỏ được một số vấn đề:Làm thế nào các cá nhân có thể chọn được người để đối chiếu; làm thế nào họ xácđịnh được đầu vào và đầu ra; làm thế nào họ có thể kết hợp và so sánh đầu vào và đầu

ra của mình và của người khác để đi đến kết luận Mặt khác sự công bằng hay bấtcông bằng chỉ có tính chất tương đối và phụ thuộc vào nhận thức của từng cá nhân vàmối quan hệ của cá nhân với nhóm và tổ chức

CHƯƠNG II: CÁC CÔNG CỤ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

I Lương

1 Khái niêm

- Tiền công: là số tiền trả cho người lao động tuỳ thuộc vào số lượng thờigian thực tế ( ngày, giờ) hay số lượng sản phẩm được sản xuất ra hay tuỳ thuộc vàokhối lượng công việc đã hoàn thành

- Tiền lương: là số tiền trả cho người lao động một cách cố định và thườngxuyên theo một đơn vị thời gian ( tuần, tháng, năm)

Như vậy tiền lương và tiền công về bản chất là giá cả sức lao động nhưng có sựkhác nhau ở chỗ

Trang 9

Tiền lương là lượng tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao độngmang tính chất thường xuyên và thường gắn với hình thức biên chế, định biên trongmột doanh nghiệp, tổ chức.

Tiền công là lượng tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động đểthực hiện một hoặc một số công việc cụ thể, hoặc làm việc với số thời gian nào đóđược xác lập thông qua thuê khoán lao động, hoặc thông qua các hợp đồng dân sự

2.Tác dụng

- Đối với cá nhân

Tiền lương là phần thu nhập cơ bản nhất của người lao động đảm bảo cho họ cóthể mua được những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động của bảnthân và dành một phần để nuôi các thành viên trong gia đình

Tiền lương, tiền công có quan hệ trực tiếp với địa vị xã hội của từng người Nócòn là khoản tiền đầu tư cho người lao động không ngừng phát triển về trí lực, thể lực,thẩm mỹ và đạo đức

Đặc biệt tiền công, tiền lương được coi là động lực chính thúc đẩy người laođộng làm việc

- Đối với doanh nghiệp

Là phần chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi phí sản xuất sản phẩm và cung ứngdịch vụ

Là công cụ của doanh nghiệp hay tổ chức để thu hút người lao động có chấtlượng phù hợp với công việc đặt ra

Là công cụ quản lý trong chiến lược quản lý nguồn nhân lực tác động trực tiếpmột cách có hiệu quả đến các hoạt động thù lao khác

- Đối với xã hội

Đảm bảo tính ổn định của nền kinh tế quốc gia vì khi mọi người có thu nhập thìcác tệ nạn xã hội ít xảy ra

Góp phần tăng và ổn định nguồn thu cho ngân sách dẫn tới nhà nước có chi phícho hoạt động an sinh xã hội, góp phần phân chia lại thu nhập

Trang 10

3 Chức năng của tiền lương

- Chức năng thước đo giá trị sức lao động: Tiền lương là giá cả sức lao động, là

sự biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động Giá trị hàng hoá sức lao động được đogián tiếp thông qua các chi phí sinh hoạt cần thiết để duy trì cuộc sống của người laođộng

- Chức năng tái sản xuất sức lao động: Trong quá trình lao động, sức lao động

bị hao mòn dần cùng với quá trình tạo ra sản phẩm, con người cần phải bù đắp lại sứclao động đã hao phí Hơn nữa để duy trì và phát triển sức lao động, người lao độngcòn phải học tập, tích luỹ, rèn luyện kỹ năng, phải nuôi con và nuôi dưỡng chúng Chonên tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động phải gồm cả những tư liệusinh hoạt cho họ và con cái họ Như vậy, chức năng cơ bản của tiền lương là phải duytrì và phát triển được sức lao động cho người lao động Vì vậy, các yếu tố cấu thànhtiền lương phải đảm bảo được yêu cầu không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinhthần cho người lao động và gia đình họ, do đó trong sử dụng lao động không được trảlương thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định Nhưng không phải bao giờsức lao động cũng được mua bán theo đúng giá trị của nó Cũng như hàng hoá khác,giá cả sức lao động thường có biến động theo cung cầu lao động trên thị trường

- Chức năng kích thích: Tiền lương là bộ phận thu nhập chính của người laođộng nhằm thoả mãn phần lớn các nhu cầu về vật chất và tinh thần của người laođộng Vì vậy, khi người lao động làm việc đạt hiệu quả cao phải được trả lương caohơn Tiền lương phải đảm bảo khuyến khích người lao động nâng cao năng suất laođộng, chất lượng và hiệu quả lao động, khuyến khích lao động sáng tạo góp phần điềuphối và ổn định hoạt động lao động xã hội

Mục đích của các nhà sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, còn mục đích củangười lao động là tiền lương Với ý nghĩa này, tiền lương không chỉ mang ý nghĩa làchi phí mà nó đã trở thành chi phí tạo ra giá trị mới hay đúng hơn là nguồn kích thích

sự sáng tạo, sức sản xuất, năng lực của người lao động trong quá trình sản sinh ra cácgiá trị gia tăng Đối với người lao động tìên lương nhận được thoả đáng sẽ tạo độnglực, kích thích năng lực sáng tạo để làm tăng năng suất lao động Mặt khác, khi năngsuất lao động cao thì lợi nhuận doanh nghiệp sẽ tăng, do đó doanh nghiệp có điều kiện

Trang 11

tăng các phúc lợi điều đó sẽ tạo ra sự gắn kết giữa người lao động với mục tiêu và lợiích của doanh nghiệp.

- Chức năng bảo hiểm tích luỹ: Trong hoạt động lao động người lao độngkhông những duy trì được cuộc sống hàng ngày trong thời gian còn khả năng lao động

và đang làm việc mà còn dành một phần tích luỹ dự phòng cho cuộc sống sau này khi

họ hết khả năng lao động hoặc chẳng may gặp rủi ro bất trắc trong đời sống Chứcnăng tích luỹ của tiền lương còn biểu hiện ở khả năng tiết kiệm của tiền lương từngười lao động phục vụ vào các mục đích khác như: học tập để nâng cao trình độchuyên môn kỹ thuật, đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tạo việc làm

- Chức năng xã hội: Tiền lương là yếu tố kích thích việc hoàn thành các mốiquan hệ lao động Việc gắn tiền lương với hiệu quả sản xuất kinh doanh của người laođộng và đơn vị thực tế sẽ thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau nâng caohiệu quả cạnh tranh của doanh nghiệp Bên cạnh đó tạo tiền đề cho sự phát triển toàndiện của con người và thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng dân chủ và văn minh.Chức năng xã hội của tiền lương còn được thể hiện ở góc độ điều phối thu nhập trongnền kinh tế quốc dân, tạo nên sự công bằng xã hội trong việc trả lương cho người laođộng trong cùng một ngành nghề, khu vực và giữa các ngành nghề, khu vực khácnhau

4 Yêu cầu của tiền lương, tiền công.

Thu nhập từ tiền lương của người lao động phải chiếm từ 70-80% tổng thunhập của người lao động Tiền lương phải gắn chặt với số lượng và chất lượng laođộng, phải phản ánh cống hiến của người lao động cho doanh nghiệp, phải phản ánhvai trò và vị trí đích thực của người lao động Từ đó tiền lương mới kích thích họ hănghái lao động với tinh thần trách nhiệm cao nhất

Tiền lương phải đảm bảo được tái sản xuất giản đơn sức lao động, hay nói cáchkhác đi tiền lương đảm bảo mức sống trung bình cho người lao động

Tiền lương được xác định trên các yếu tố điều kiện lao động, các tiêu chuẩn laođộng và chế độ làm việc ngày càng hoàn thiện theo quy định của pháp luật

Tiền lương phải được đặt trong mối quan hệ hợp lý với các chỉ tiêu lợi nhuận,năng suất lao động, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và các chính sách xã hội

Trang 12

Sự chênh lệch giữa mức lương cao nhất và mức lương thấp nhất phải phản ánhkhách quan mức độ phức tạp của trình độ lao động xã hội, là thước đo giá trị lao động

có tác dụng khuyến khích lao động, tránh phân phối bình quân đảm bảo sự phân cựchợp lý, tích cực

II Thưởng

1 Khái niệm

- Tiền thưởng: Là một dạng khuyến khích tài chính được chi trả một lần(thường vào cuối quý hoặc cuối năm) để thù lao cho sự thực hiện công việc tốt củangười lao động

- Phần thưởng: cũng giống như tiền thưởng nhưng thường được trả dưới dạnghiện vật

Thưởng thường được sử dụng trong những trường hợp sau:

+ Cho nhân viên hoàn thành suất xắc nhiệm vụ có nghĩa là làm vượt so với tiêuchuẩn đặt ra

+ Tiết kiệm được nguyên vật liệu sử dụng trong lao động điều này sẽ tiết kiệmđược chi phí sản xuất cho doanh nghiệp và làm giảm giá thành sản phẩm, tăng sự cạnhtranh trên thị trường

+ Cho những hoạt động sáng tạo của người lao động: Trong quá trinh lao độngđôi khi người lao động có những phát minh mới, tạo ra phương pháp lao động đạt hiệuquả hơn làm tăng năng suất lao động Vì vậy tổ chức cần phải khen thưởng để họ tiếptục phát huy tinh thần sáng tạo

+ Cho hoàn thành những dịch vụ đặc thù như hoa hồng, vượt doanh thu, phần tăng

do đơn giá luỹ tiến

2 Tác dụng

Đi đôi với tiền lương, thì thưởng là một hình thức khuyến khích khá quan trọng.Người ta thường nói: “Trăm đồng tiền công không bằng một đồng tiền thưởng”, khôngchỉ thưởng bằng vật chất mà có thể thưởng về tinh thần bằng cách đưa ra những lời khenngợi, hay tặng bằng khen… Tiền thưởng tuy không nhiều nhưng nó là công cụ để người

sử dụng lao động kích thích sự hăng say gắn bó, tinh thần trách nhiệm, tính tiết kiệm,năng suất và hiệu quả

Trang 13

- Số lượng tiền thưởng cho người lao động mỗi lần phải có ý nghĩa nhất địnhtrong giá trị tiêu dùng của cuộc sống thì mới tạo ra sự hi vọng, nuôi dưỡng, mong đợi vànhư vậy mới tạo ra sự kích thích nhất định.

Phúc lợi của doanh nghiệp gồm có:

- Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế

- Hưu trí

- Nghỉ phép

- Nghỉ lễ

- Ăn trưa do doanh nghiệp đài thọ

- Trợ cấp của doanh nghiệp cho các nhân viên đông con hoặc có hoàn cảnhkhó khăn

- Quà tặng của doanh nghiệp cho nhân viên vào các dịp sinh nhật, cướihỏi, mừng thọ cha mẹ nhân viên

Trang 14

Ngày nay khi cuộc sống của người lao động đã được cải thiện rõ rệt, trình độvăn hoá của người lao động được nâng cao, người lao động đi làm mong muốn khôngchỉ có các yếu tố vật chất như lương cơ bản, thưởng, trợ cấp, phúc lợi mà còn muốnđược có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, được thực hiện những công việc có tínhchất thách thức, thú vị

2 Ý nghĩa

Góp phần quan trọng trong việc đảm bảo cuộc sống cho người lao động

Làm tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, làm người lao động thấyphấn chấn, từ đó giúp tuyển mộ và gìn giữ một lực lượng lao động có trình độ cao

Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động từ đóthúc đẩy và nâng cao năng suất lao động

Đặc biệt nó giúp giảm bớt gánh nặng của xã hội trong việc chăm lo cho ngườilao động như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

Phúc lợi của doanh nghiệp gồm có:

- Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế

- Hưu trí

- Nghỉ lễ nghỉ phép

- Ăn trưa do doanh nghiệp đài thọ

- Trợ cấp của doanh nghiệp cho các nhân

3 Yêu cầu phúc lợi

Các loại phúc lợi phải thoả mãn các yêu cầu sau:

- Ổn định theo từng dịp nhất định và có gắn với kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp

- Phải gắn với những điều kiện ràng buộc nhất định giữa người lao động vàdoanh nghiệp

- Mức của phúc lợi phải có ý nghĩa đối với cuộc sống của người lao động mớitạo ra được sự mong đợi, hi vọng của họ

Như vậy, lương, thưởng, phúc lợi và động lực của người lao động có quan hệ chặtchẽ với nhau Mục đích của các nhà sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, còn mục đích lợiích của người cung ứng sức lao động là các khoản thù lao Đối với người lao động, tiền

Trang 15

lương nhận được thoả đáng sẽ tạo động lực, kích thích năng lực sáng tạo để làm tăng năngsuất lao động Mặt khác khi năng suất lao động cao thì lợi nhuận doanh nghiệp sẽ tănglên, do đó nguồn phúc lợi của doanh nghiệp mà người lao động được nhận lại cũng sẽtăng lên, nó là phần bổ sung thêm cho tiền lương, làm tăng thu nhập và tăng ích lợi chongười cung ứng lao động Hơn nữa khi lợi ích của người lao động được đảm bảo bằng cáckhoản thù lao thoả đáng, nó sẽ tạo ra sự gắn kết cộng đồng giữa những người lao động vớimục tiêu và lợi ích của doanh nghiệp, xoá bỏ sự ngăn cách giữa người sử dụng lao động

và người lao động, làm cho những người lao động có trách nhiệm hơn, tự giác hơn vớicác hoạt động của doanh nghiệp

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC THÔNG QUA LƯƠNG, THƯỞNG, PHÚC LỢI Ở CÔNG TY THAN DƯƠNG HUY

I Quá trình hình thành và phát triển công ty.

sau năm 1989 do chính sách của nhà nước thay đổi, công ty gặp nhiều khó khăn,việc làm thiếu, lực lượng CNVC đông, thiết bị thiếu Đứng trước tình hình đó năm 1990Công ty đã chuyển dần sang sản xuất than và đổi tên thành Công ty xây lắp và sản xuấtthan

Năm 1995 nhiệm vụ sản xuất xây lắp ngày càng thu hẹp, Công ty dịch chuyển sanghẳn sản xuất than và được Bộ chủ quản chấp nhận, Công ty đổi tên thành Công ty thanKhe Tam

Đến năm 1996 để phù hợp với tên địa bàn khai trương sản xuất Công ty lại đổi tênthành Công ty than Dương Huy và toàn bộ vùng than thuộc địa bàn Dương Huy do Công

ty quản lí phần nhiều

Ngày đăng: 25/03/2013, 16:59

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w