Một số biện pháp khác

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động qua công cụ lương, thưởng và phúc lợi (Trang 25 - 27)

III. Đánh giá thực trạng tại công ty 1 Những thành tựu

4.Một số biện pháp khác

- Cho người lao động mua cổ phần của công ty để cho họ cảm thấy mình được làm chủ.

- Bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ lao động tiền lương.

- Hoàn thiện phương pháp kiểm tra đánh gía thực hiện công việc...

II. Kiến nghị

Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển với nguồn lao động dồi dào tuy nhiên chất lượng lao động còn thấp. Thông tin về thị trường lao động còn nhiều hạn chế do đó các doanh nghiệp mong muốn có sự hỗ trợ thông tin về nguồn lao động đã được đào tạo từ phía nhà nước, các nhà tài trợ trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Nhà nước cần có các giải pháp hữu hiệu phát triển giáo dục và đào tạo để có được đội ngũ lao động có chất lượng cao đáp ứng được thị trường lao động trong nước và thế giới.

Nhà nước cần tổ chức, xây dựng các trung tâm giới thiệu việc làm, các hội trợ việc làm để tạo cơ hội cho người lao động và các doanh nghiệp gặp nhau để người lao động có được việc làm như mong muốn, còn người sử dụng lao động thì tìm được đội ngũ lao động phù hợp với nhu cầu tuyển dụng.

Nhà nước cần hoàn thiện thể chế thị trường lao động, có hành lang pháp lý phù hợp và đối xử công bằng giữa người lao động và người sử dụng lao động. Khi thị trường lao động được xác lập người lao động và người sử dụng lao động tự do thoả thuận mức tiền công, tiền lương theo yêu cầu công việc và trình độ năng lực làm việc.

KẾT LUẬN

Mục tiêu của các doanh nghiệp chính là tối đa hoá lợi nhuận, muốn vậy các doanh nghiệp không ngừng tìm mọi biện pháp để kích thích người lao động làm việc đạt năng suất

và hiệu quả cao. Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau ngày càng gay gắt. Vì vậy, các doanh nghiệp đưa ra mức lương hấp dẫn cùng với các phần thưởng và phúc lợi cho người lao động để thu hút và giữ gìn lao động giỏi cho tổ chức mình. Tuy nhiên, ở Việt Nam quan niệm về động lực và tạo động lực còn đơn giản, cứng nhắc, thiếu linh hoạt và kiến thức về động lực và tạo động lực thiếu tính hệ thống. Còn có những sai lầm trong nhận thức và đưa ra các chính sách và biện pháp về tạo động lực. Các sai lầm phổ biến như: Coi động lực là đặc điểm tính cách của người lao, không quan tâm tới điều kiện mà động lực nảy sinh nhất là liên quan trực tiếp đến công việc và điều kiện làm việc, gắn động lực với sự thoả mãn nhu cầu cá nhân; tách biệt các biện pháp khuyến khích tạo động lực về vật chất và tinh thần, cho rằng các biện pháp về tiền lương là các biện pháp về vật chất còn các biện pháp tiền thưởng là các biện pháp về tinh thần. Vì vậy, hướng đặt ra cho các doanh nghiệp trong tương lai là cần phải đưa ra hệ thống các biện pháp khuyến khích tạo động lực, xây dựng chương trình hành động toàn diện nhằm khuyến khích tạo động lực cho người lao động.

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động qua công cụ lương, thưởng và phúc lợi (Trang 25 - 27)