Các nhà nghiên cứuDân tộc học/ Nhân học và Văn hóa học đã chỉ ra rằng, lối sống tùy thuộc vào cácđiều kiện sống môi trường cư trú, phương thức mưu sinh, các yếu tố lịch sử - vănhóa… của
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Lối sống của các cộng đồng cư dân là đề tài được các tác giả trong và ngoàinước quan tâm nghiên cứu từ lâu dưới các góc độ khác nhau Các nhà nghiên cứuDân tộc học/ Nhân học và Văn hóa học đã chỉ ra rằng, lối sống tùy thuộc vào cácđiều kiện sống (môi trường cư trú, phương thức mưu sinh), các yếu tố lịch sử - vănhóa… của cộng đồng cư dân và lối sống cũng biểu hiện những dạng thức khác nhau
từ các yếu tố trên Lối sống được thể hiện tập trung ở phương thức mưu sinh, cácthiết chế xã hội, các phong tục tập quán, tín ngưỡng…, hình thành từ phương thứcmưu sinh và trở lại phục vụ phương thức mưu sinh đó Nghiên cứu lối sống lànghiên cứu cốt lõi văn hóa của các tộc người
Với hệ thống sông ngòi chằng chịt và vùng biển, hải đảo rộng lớn trải dàitrên 3200 km, chứa đựng nguồn lợi tự nhiên phong phú, dọc bờ biển Việt Nam từxưa đã hình thành nhiều cộng đồng ngư dân làm nghề đánh bắt thủy, hải sản, sống
trong các làng chài Các cộng đồng cư dân có nhiều nét đặc thù Họ có nguồn gốc
từ những cư dân nội đồng, mưu sinh bằng khai thác nguồn thủy, hải sản nơi sôngnước Nhìn chung, trước năm 1954 và ở nhiều nhóm thuộc một số địa phương hiệnnay, ngư dân có cuộc sống rất nghèo khó, họ có xu thế tách khỏi các cộng đồng làng
xã chính thống, sống biệt lập trên những chiếc thuyền, không có đất làm nhà, tậphợp lại thành các làng chài, vạn chài Do vậy, lối sống của ngư dân có những nétkhác biệt so với cư dân nông nghiệp ở trên bờ
Từ sau năm 1954, đặc biệt là từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay,Đảng và Chính phủ đã có nhiều chính sách đối với ngư dân và sự nỗ lực vươn lêncủa các cộng đồng giúp cho cuộc sống của ngư dân từng bước được cải thiện; là cơ
sở để lối sống của họ có những chuyển biến trên nền của lối sống truyền thống Sựchuyển biến này được biểu hiện khác nhau ở từng cộng đồng ngư dân mỗi vùng,
Trang 2miền, phụ thuộc vào đặc điểm của môi trường cư trú cùng một số yếu tố khác, cầnđược đi sâu nghiên cứu
Bên cạnh những chuyển biến tích cực, cuộc sống của ngư dân các vùng miền
ở nước ta đang gặp nhiều khó khăn, thách thức Đó là, nguồn lợi tự nhiên đang bịkhai thác quá mức, dẫn đến cạn kiệt, ảnh hưởng tới nguồn sống lâu dài; tình trạngthấp kém về giáo dục và đời sống văn hóa - tinh thần…
Với những lí do trên, tôi chọn vấn đề “Lối sống người dân làng chài hiện nay” (nghiên cứu trường hợp tại làng chài Nam Hải, huyện Kiến Thụy và làng chài
Ngọc Sơn, quận Kiến An, Hải Phòng) làm đề tài luận án tiến sĩ ngành Nhân học,với mong muốn nghiên cứu lối sống của cộng đồng ngư dân nhằm chỉ ra những đặcđiểm văn hóa của một bộ phận cư dân tộc người Việt Về mặt thực tiễn, nghiên cứulối sống của các cộng đồng ngư dân tạo cơ sở khoa học để đề ra các chính sách, cácgiải pháp giúp ngư dân phát triển theo hướng bền vững, có đủ tri thức, tiềm lực đểvươn ra biển khơi, làm giàu cho bản thân và đóng góp vào công cuộc xây dựng, bảo
vệ đất nước, nhất là giữ vững vùng biển và hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc
2 Mục đích nghiên cứu của luận án
- Luận án chỉ ra một số dạng thức chủ yếu trong lối sống của ngư dân hailàng chài Nam Hải và Ngọc Sơn (Hải Phòng) để từ đó thấy được những điểm tươngđồng và khác biệt trong lối sống, văn hóa, tín ngưỡng giữa hai cộng đồng này
- Cung cấp cơ sở khoa học cho việc đề ra các giải pháp giúp các cộng đồngngư dân phát triển sản xuất, cải thiện đời sống vật chất, nâng cao đời sống văn hóatinh thần trong điều kiện hiện nay
3 Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu của Luận án
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là một số dạng thức chính trong lối sống(ăn, ở, lao động, phương tiện đi lại, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tổ chức xã hội)
- Phạm vi nghiên cứu của luận án:
Trang 3Về không gian, luận án chọn hai làng chài để nghiên cứu là làng Ngọc Sơn (phường Ngọc Sơn, quận Kiến An) và làng Nam Hải (xã Đoàn Xá, huyện Kiến
Thụy Đây là hai làng chài khác nhau về môi trường cư trú (làng Ngọc Sơn nằm vensông Lạch Tray, đồng thời là làng Công giáo; làng Nam Hải nằm gần cửa sông Văn
Úc đổ ra biển) Điều kiện sống cũng như tôn giáo khác nhau tạo ra những nét riêng
về lối sống, thể hiện rõ nét ở phương thức mưu sinh, các tập tục và hướng phát triểntrong tương lai
Về thời gian: luận án nghiên cứu lối sống hiện nay của hai cộng đồng ngư
dân là làng Nam Hải và làng Ngọc Sơn, có so sánh với một số yếu tố của lối sốngtruyền thống (làng Nam Hải trước khi chuyển cư lên bờ, năm 1955; làng Ngọc Sơntrước khi được mở rộng tiếp xúc với cư dân trên bờ, đặc biệt là khi trẻ em tronglàng được học chữ, năm 1998)
4 Nguồn tư liệu của luận án
Nguồn tư liệu chính của luận án là tư liệu điền dã, thu được qua việc phỏngvấn và tham gia các hoạt động lao động sản xuất, các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡngcủa ngư dân Bên cạnh đó luận án sử dụng những báo cáo, các số liệu thống kê vềcác mặt kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của địa phương trong những năm gần đây
Luận án kế thừa các kết quả nghiên cứu về ngư dân, về lối sống và về làng xã
đã được công bố
5 Đóng góp mới của luận án
Đây là luận án tiến sĩ Nhân học đầu tiên nghiên cứu về lối sống của ngư dânHải Phòng qua hai làng chài cụ thể; chỉ ra những đặc trưng trong lối sống; sự giốngnhau và khác biệt trong lối sống của hai cộng đồng ngư dân có nguồn gốc, môitrường cư trú khác nhau
Luận án tạo cơ sở khoa học để cấp ủy, chính quyền địa phương tham khảotrong việc đề ra các giải pháp giúp cộng đồng ngư dân hai làng chài khắc phục khókhăn, phát huy thuận lợi, phát triển theo hướng bền vững
Trang 4Luận án góp phần nghiên cứu những vấn đề lý luận về lối sống, về làng xã,
về ngư dân; là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinhviên nghiên cứu về ngư dân
6 Bố cục của luận án
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận án được chia
thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, phương pháp và
địa bàn nghiên cứu
Chương 2: Lối sống của ngư dân làng chài Nam Hải
Chương 3: Lối sống của ngư dân làng chài Ngọc Sơn
Chương 4: Kết quả và bàn luận.
Trang 5Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT,
PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Nghiên cứu về lối sống của các tác giả nước ngoài
Thuật ngữ “lối sống” lần đầu tiên được sử dụng bởi nhà Tâm lý học người
Áo Alfred Adler (1870-1937) Lối sống hay phong cách sống, nếp sống là những
nét điển hình, được lặp đi lặp lại và định hình thành phong cách, thói quen trong đờisống cá nhân, nhóm xã hội, dân tộc, hay cả một nền văn hóa
Trên thực tế, từ khoảng giữa thế kỷ XIX, vấn đề lối sống đã được nhiều nhà khoahọc thuộc các ngành Xã hội học, Triết học, Dân tộc học/ Nhân học, Văn hóa học nghiêncứu, bởi đây được coi là chủ đề hay, phản ánh được hiện thực của đời sống văn hóa - xãhội của mỗi nước, mỗi vùng, mỗi dân tộc hay mỗi nhóm, giai tầng xã hội
Khi nghiên cứu lối sống với tư cách là một thực thể văn hóa, nhà nhân họcngười Mĩ L.H.Morgan và nhà Nhân học văn hóa người Anh E.B.Tylor dưới ảnhhưởng học thuyết tiến hóa của Charles Darwin đều nhấn mạnh, văn hóa là phươngthức riêng biệt của loài người nhằm thích ứng với hoàn cảnh, là dạng thức tâm lýcủa tộc người; tâm lý này và xã hội mà nó gắn bó đều phát triển tiến hóa theo cácgiai đoạn từ thấp đến cao [85, tr.18]
B.K.Malinowski, nhà Nhân học sáng lập ra trường phái Chức năng cho rằngbất cứ nền văn hóa nào trong tiến trình phát triển cũng đều tạo ra một hệ thống cânbằng và ổn định, trong đó mỗi bộ phận của chỉnh thể đều thực hiện chức năng của
mình Ông nhấn mạnh “Truyền thống theo cách nhìn sinh học là sự tiến hóa thích nghi tập thể của cộng đồng đối với môi trường của nó” [85, tr.23]
Trang 6C.L.Strauss và những người trong trường phái Cấu trúc luận cho rằng, vănhóa là một hệ thống do các phương thức phản ứng có tính chất là những tập quán,liên quan tới nhau, nương tựa vào nhau tổ chức thành [85, tr 26].
A.Kroeber và C.Kluckhohn, xuất phát từ quan điểm của trường phái Ký hiệu
- văn hóa học, đã định nghĩa, “Văn hóa bao quát các mô thức hành vi hiển hiện ra bên ngoài hoặc tiềm ẩn bên trong, thông qua việc vận dụng ký hiệu, người ta học tập và truyền thụ chúng Hệ thống văn hóa tuy được coi là sản phẩm do hoạt động của con người tạo ra, nhưng nó cũng có thể được coi là những nhân tố hiệu chỉnh, hạn chế hoạt động của con người” [85, tr.29].
G Condominas (1997) trong cuốn Không gian xã hội vùng Đông Nam Á
[15], sau khi điểm tình hình nghiên cứu Nhân học ở các nước thuộc thế giới thứ ba
có đề cập đến vấn đề không gian xã hội, ông đã chỉ ra các quan điểm, các trườngphái nghiên cứu về vấn đề này, giới hạn các khái niệm, các khía cạnh nghiên cứucủa “Không gian xã hội” Trên cơ sở đó, ông đưa ra các khảo sát về không gian xãhội của một số tộc người như Thái, Lào, Ra đê, Việt, đặc biệt các tư liệu rất sâu vềngười Mnông Ga trên các phương diện: dân cư, họ hàng, trao đổi, kiêng kỵ, nghi lễ.Qua đó, có thể hiểu được văn hóa đặc trưng của từng tộc người, sự khác biệt của tộcngười này với tộc người khác
Có thể nói, trong quan niệm về văn hóa của các nhà Nhân học trên đây tuykhông đề cập đến một cách trực tiếp lối sống nhưng đều đã nhấn mạnh những dạngthức của nó như tập quán, truyền thống, tâm lý tộc người, mô thức các hành vi biểuhiện bên ngoài hoặc tiềm ẩn bên trong…Tuy quan điểm có khác nhau, nhưng nhữngnghiên cứu của họ để đi đến khẳng định những biểu hiện phong phú của văn hóahay cũng chính là lối sống làm cơ sở lý thuyết trong nhân học, đặc biệt khi nghiêncứu một cộng đồng, tộc người hay một nhóm nào đó
Cùng quan điểm của các nhà Dân tộc học/ Nhân học, dưới góc độ của Xã hội học,các nhà nghiên cứu đã xây dựng cơ sở lý thuyết của lối sống, phân biệt lối sống với điềukiện sống, chỉ ra cơ cấu của lối sống và điều kiện sống Các nhà khoa học xã hội khẳng
Trang 7định lối sống không phải là sự tái tạo một cách thụ động, tự động và công thức những tácđộng xuất phát từ hệ thống xã hội, và đặc biệt là từ phương thức sản xuất Mọi người đềuthuộc vào những giai cấp, nhóm tộc người, dân tộc khác nhau, có quá khứ, truyền thống,phong tục và quyền lợi khác nhau Vì vậy, trong khuôn khổ của cùng một chế độ xã hội,trên cơ sở của một phương thức sản xuất chung, lối sống của những người thuộc nhóm xãhội khác nhau, ngoài những nét chung còn có những điểm đặc thù; khi các điều kiện tựnhiên, xã hội thay đổi, các hoạt động của con người phải thích nghi để có thể tồn tại, tấtyếu sẽ diễn ra sự biến đổi lối sống [28, tr 215]
1.1.2 Nghiên cứu về lối sống của các tác giả Việt Nam
Lối sống được các nhà nghiên cứu Việt Nam quan tâm từ lâu với nhiều cáchtiếp cận khác nhau Nếu hiểu lối sống gồm các thành tố: đời sống vật chất (sinh kế,sinh hoạt vật chất: ăn, mặc, ở, phương tiện đi lại); đời sống xã hội (gia đình, dòng
họ, tập quán pháp) và đời sống tinh thần (tín ngưỡng, tôn giáo, hội hè, đình đám,văn hóa nghệ thuật) thì lối sống được trình bày trong các giản chí Dân tộc học vềcác tộc người, các cộng đồng cư dân Đối với người Việt, lối sống được đề cập một
phần trong các quốc địa chí như Lịch triều hiến chương loại chí [19], Đại Nam nhất thống chí [135]; tỉnh chí, như Sơn Tây tỉnh chí [27], Bắc Ninh địa dư chí [133]; các
xã chí, như Đông Ngạc xã chí [55], Thượng cổ xã Tam Sơn đồng dân công ước chí
[54] Từ đầu thế kỷ XX trở đi, các nghiên cứu về lối sống lần lượt được nghiên cứu
một cách bài bản, với các tác phẩm Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính [4], Việt Nam văn hóa sử cương của Đào Duy Anh [2].
Trong khoảng 30 năm trở lại đây, các nghiên cứu về lối sống được đẩymạnh Ngoài các tác phẩm bàn về lối sống dưới các góc độ Chính trị học, Triết học,Đạo đức học bàn đến lý luận về lối sống, đặc trưng lối sống Việt Nam, giải pháp giữgìn và phát huy những nét đẹp, loại bỏ những hủ tục trong lối sống giúp người dânthích nghi với sự phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,còn có một lượng lớn công trình khảo cứu về từng lĩnh vực cụ thể của lối sống, nhưtín ngưỡng, tục lệ, nghi lễ trong tang ma, cưới xin, sinh đẻ, thiết chế xã hội Ngoài
Trang 8lối sống của cư dân nông thôn, còn có các tác phẩm về lối sống đô thị: Lối sống trong đời sống đô thị hiện nay của Lê Như Hoa [44]; Văn hóa và lối sống đô thị Việt Nam một cách tiếp cận của Trương Minh Dục [25]; cả lối sống của giáo dân, như Lối sống đạo của người công giáo Việt Nam của Nguyễn Hồng Dương [23]
Dưới đây, chúng tôi nêu một số tác phẩm tiêu biểu nhất
Cuốn Tìm hiểu cảnh quan đồng bằng (1983) do Trần Từ chủ biên nhìn
nhận lối sống từ góc độ ứng xử của con người trước môi trường cảnh quan Cáctác giả lấy bốn làng tiêu biểu cho các dạng cảnh quan: trung du, đồng chiêm,đồng mùa và ven biển để nhìn nhận lối sống của người nông dân, thể hiện quaphương thức mưu sinh (bố trí mùa vụ, vật nuôi cây trồng, sử dụng các công cụ,
kỹ thuật, bố trí lịch làm ăn, giải trí…) [93] Có thể coi đây là “mẫu” cho hướngnghiên cứu Nhân học môi trường và Nhân học dưới góc nhìn Sinh thái học vănhóa và Không gian văn hóa
Cuốn Văn hóa lối sống và môi trường (1998) do Chu Khắc Thuật chủ biên
gồm các bài viết đề cập những vấn đề chung về các khía cạnh trong lối sống truyềnthống của con người Việt Nam Đó là, đối lập với “Con người chinh phục thiênnhiên” của phương Tây, con người phương Đông hài hòa với tự nhiên Một số bàiviết bàn về môi trường tự nhiên và môi trường sản xuất; môi trường xã hội và tiêudùng trong đời sống hàng ngày; ảnh hưởng của môi trường đến con người và ngượclại [121] Tuy nhiên, sách chưa phân tích lối sống theo các trục cơ bản (đời sống vậtchất, đời sống tinh thần và đời sống xã hội) để thấy được một cách sâu sắc hơn lốisống con người Việt Nam truyền thống và hiện đại
Nguyễn Từ Chi trong cuốn Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người (1996),
khi viết về ảnh hưởng của cảnh quan đến văn hóa của tộc người đã khẳng định có hai yếu
tố quy định diện mạo nền văn hóa và lối sống của một tộc người, đó là môi trường tự
nhiên mà tộc người đó cư trú và nguồn gốc tộc người Ông chỉ rõ: “Cư dân sống trên đồng cỏ thảo nguyên, nơi có nhiều muông thú họ phát triển nghề đi săn Một loạt lề thói hay nói hoa mỹ hơn, một loạt ứng xử văn hóa được hình thành để phù hợp với cuộc sống
Trang 9du mục…Các dân tộc sống trong môi trường khác nhau có nền văn hóa khác nhau Sau đó, vì một hoàn cảnh nào đấy họ đến cư trú ở môi trường khác, một loạt lề thói được hình thành để thích nghi với môi trường mới nhưng văn hóa cũ vẫn để lại những dấu ấn hết sức quan trọng trong nền văn hóa mới” [16, tr 627] Trên cơ sở chỉ ra trong những môi trường khác nhau, con người có những ứng xử khác nhau và “Các môi trường thiên nhiên chính tạo nên diện mạo văn hóa tộc người” [16, tr 629] Điều đó cho thấy khi
nghiên cứu văn hóa hay lối sống của tộc người nào đó không thể bỏ qua môi trường mà
họ sinh sống và những lề thói được hình thành
Dù chưa trực tiếp đề cập đến lối sống và biến đổi lối sống của tộc người trước kia
và hiện nay, song kết quả của các công trình nghiên cứu trên là những tham khảo có giátrị đối với chúng tôi khi tiếp cận về lối sống của ngư dân làng chài
1.1.3 Tình hình nghiên cứu về ngư dân làng chài
1.1.3.1 Nghiên cứu về ngư dân làng chài ở nước ngoài
Nghiên cứu về ngư dân trên thế giới tập trung vào tìm hiểu những vấn đềtrong nghề cá, dưới nhiều góc độ khác nhau Trong Nhân học biển (MaritimeAnthropology), có thể nêu một số tác phẩm nghiên cứu về ngư dân và nghề cá sau:
James M Acheson (1981), với bài viết Anthropology of fishing đã nhìn nhận
sự thích nghi với môi trường biển là một thành tựu nổi bật của con người, có thể nóinhững nhận định của tác giả là đóng góp ban đầu cho các nhà nhân học nghiên cứu
về nghề cá [144]
Nhà nhân học Mỹ James R Mc Goodwin (1990) đã tập trung hầu hết các công
trình nghiên cứu của ông về cộng đồng ngư dân và quản lý nghề cá Trong cuốn Crisis in the wold ’ s fisheries: people, problems, and policies [145], ông đã chia sẻ các quan điểm
Nhân học liên quan đến cộng đồng ngư dân thế giới Cuốn sách cung cấp một cái nhìntổng quan các khía cạnh của nghề cá như văn hóa, kinh tế, chính trị, môi trường, nhữngvấn đề đe dọa ngư dân trên thế giới, và đánh giá một cách cơ bản về chính sách quản lýnghề cá Tuy nhiên, nội dung cuốn sách đề cập đến nghiên cứu nghề cá ở tầm vĩ mô, chưa
Trang 10bàn đến trường hợp cụ thể nhằm thấy được một cách chi tiết và cụ thể hơn ảnh hưởngcủa các yếu tố khác nhau đến cư dân làm nghề cá
Chandana Sarmai và A.N.M Irshad (2005) thuộc bộ môn Nhân học trườngĐại học Cotton và Sở Nhân chủng học trường đại học Guwhati đã có công trìnhnghiên cứu về kinh tế xã hội của của cộng đồng ngư dân ở Asam, Ấn Độ Dựa trênkết quả nghiên cứu vào năm 1999 và năm 2005, các tác giả đã mô tả về công cụ vàcác hoạt động đánh bắt cá của ngư dân trong các mùa, tổ chức lao động, nhữngkiêng kỵ, tình trạng giáo dục, cấu trúc, tổ chức xã hội và ảnh hưởng của đô thị hóađến cuộc sống, đặc biệt là sự thay đổi nghề nghiệp của thế hệ trẻ của ngư dân làmnghề cá quy mô nhỏ ở làng Boripara thuộc ngoại ô thành phố Guwahati Tuy nhiên,các tác giả chưa chỉ ra nguyên nhân sâu xa của những thay đổi trong cuộc sống củangư dân ở Assam và những định hướng có tính chiến lược cho sự phát triển bềnvững nghề cá quy mô nhỏ ở đây
Edward W.Glazier (2006) là người nghiên cứu ứng dụng nhân học ở Mỹ
trong nhiều năm về ngư dân ở Hawaii Trong cuốn Hawaiian fishermen (casse tudies in cultural anthropology) [141], ông mô tả về các hình thức đánh cá bằng
thuyền nhỏ và lối sống ngư dân Hawaii, ảnh hưởng đến tương lai của ngư dân.Cuốn sách của ông là một điển hình trong nghiên cứu trường hợp về ngư dân vớinghề cá quy mô nhỏ Tác giả đã đưa ra một cái nhìn sâu sắc dưới góc độ Nhân học
và Xã hội học về văn hóa địa phương với đặc trưng của những người đánh cá Dotập trung vào một cộng đồng ngư dân với nghề cá quy mô nhỏ mà tác giả chưa sosánh với những cộng đồng ngư dân khác để thấy được điểm giống và khác nhautrong lối sống của ngư dân Hawaii với cộng đồng ngư dân khác
Ricardo Perez (2006) trong cuốn The State and small - scale fisheries in Puerto Rico, dựa trên nghiên cứu nhân học và lịch sử ở Puerto Rico từ năm 1996
đến năm 2002, dựa vào tư liệu phỏng vấn với ngư dân, đại lý thủy sản và các nhàkhoa học, các quan chức chính phủ, cùng với các cuộc điều tra hộ gia đình ngư dân
và các nghiên cứu lưu trữ, Perez phân tích sự phát triển kinh tế nông thôn ở bờ biển
Trang 11phía nam của đảo; đề cập đến sự can thiệp của chính phủ trong chính sách thủy sảntạo ra mâu thuẫn giữa phát triển, hiện đại hóa thủy sản và việc bảo tồn nguồn cá[147] Nghiên cứu về ngư dân trên đảo Puerto Rico của Perez chủ yếu tập trung vàokinh tế hộ gia đình, chưa đi sâu phân tích về văn hóa của cộng đồng ngư dân.
Daryl Mc Phee (2008) là tiến sĩ Triết học làm việc tại Viện Phát triển bềnvững, Đại học Bond nghiên cứu quản lý nghề cá và thẩm định các dự án ven
biển Trong cuốn sách Fisheries Management in Australia [140], tác giả phân
tích một cách toàn diện về quản lý nghề cá ở Úc, trong đó có quản lý hành vicon người, xem xét hệ sinh thái và các thành phần của nó Cuốn sách còn đề cậpđến các chủ đề như sự chia sẻ nguồn lợi giữa các ngư dân, giảm thiểu đánh bắt
và quản lý môi trường sống của thủy sản, môi trường pháp lý và chính sách hiệnhành, quy hoạch công viên biển Tác giả đưa ra những kinh nghiệm về quản lýnghề cá quy mô lớn ở tầm quốc gia, song những vấn đề của nghề cá ở địaphương chưa được tác giả đề cập đến
Dean Adams (2012) là người tham gia đánh cá trên tàu từ năm 15 tuổi, sau
đó đã theo học đại học và có bằng cử nhân, thạc sĩ của khoa Thủy sản (Đại học
Washington) Cuốn Four thousand hooks của ông thực sự là hồi ký trung thực mô tả
về phương pháp đánh bắt, sự tương tác giữa các thành viên trên tàu đánh cá, cáchsống và làm việc của gia đình, nền văn hóa biển vùng Alaska [137]
Jonh Clammer trong cuốn Bức khảm văn hóa châu Á (2001) đã nêu ra hệ
thống tổ chức kinh tế và phương thức kiếm sống của những người săn bắn, háilượm, canh tác nương rẫy, nông dân, người chăn nuôi và ngư dân Đối với ngư dân,tác giả cho rằng đây là vấn đề thu hút sự chú ý trong Nhân học bởi phần lớn khuvực Đông Nam Á là gần biển Tổ chức kinh tế, xã hội của ngư dân thay đổi theo vịtrí sinh thái, trình độ kỹ thuật và mối quan hệ của họ với chế độ kinh tế rộng lớnhơn Tác giả còn nhìn nhận một số cách đánh bắt cá nhất là đánh bắt gần bờ, đã phụthêm vào nền nông nghiệp trên bờ [21, tr 209] Trong nghiên cứu của Jonh
Trang 12Clammer chưa đi sâu phân tích về văn hóa của ngư dân ở các quốc gia trong khuvực, những điểm tương đồng và khác biệt về phong tục, tập quán của họ
Những công trình nghiên cứu của các tác giả nói trên phản ánh các khía cạnhcủa nghề cá quy mô nhỏ và lớn; từ các nghiên cứu trường hợp đến tầm quốc gia,quốc tế về ngư dân, sinh thái biển, quản lý nguồn thủy, hải sản; tạo cơ sở khoa họccho những nhà hoạch định chính sách và quản lý nghề cá, giúp phát triển bền vữngnghề cá ở từng cấp độ là tham khảo cả về mặt lý luận và thực tiễn đối với các nhàNhân học biển Việt Nam khi nghiên cứu về nghề cá và ngư dân Tuy nhiên, nhữngnghiên cứu nói trên ở tầm quốc gia, quốc tế chưa thể phản ánh hết đặc trưng tronglối sống của từng cộng đồng ngư dân, việc tiếp tục phản ánh về phương thức mưusinh, văn hóa, tín ngưỡng…của các nhóm ngư dân sẽ tiếp tục vẽ thêm bức tranh vềngư dân, giúp xã hội hiểu thêm về lối sống của họ
1.1.3.2 Nghiên cứu về ngư dân làng chài ở Việt Nam
Từ năm 1985 trở về trước, nghiên cứu về ngư dân ở Việt Nam còn lẻ tẻ,được lồng vào nghiên cứu chung, chưa được tách ra độc lập Nhà Dân tộc họcNguyễn Từ Chi đã bàn đến ứng xử của người nông dân trước môi trường biển [16,
tr 622-665] Ông nhấn mạnh “Mặc dù không có truyền thống về biển, nhưng do tiếp xúc với biển đã khá lâu nên ở vùng biển người Việt đã hình thành một số tập quán sông nước” [16, tr 654] Bên cạnh đó, một số bài đăng trên Tạp chí Dân tộc học của Diệp Trung Bình [10], Nguyễn Dương Bình [11]; [12]; [13], Đoàn Đình
Thi [108] phản ánh về tình hình các làng xã làm nghề cá ở ven biển phía Bắc,những vấn đề có liên quan đến đến cư dân ven biển như việc khai thác nguồn lợi từthời xa xưa, tình hình nghiên cứu về nguồn lợi, mức độ khai thác và bảo quản lâubền nguồn lợi cá biển Việt Nam Ngoài ra, trong một số công trình về văn hóa ViệtNam nói chung, Trần Quốc Vượng, Ngô Đức Thịnh đề cập đến yếu tố biển trong
văn hóa Việt ở Bắc Bộ với nhận định “Văn hóa Việt Nam xa rừng, nhạt biển” hay
“Việt Nam chúng ta xưa kia cũng như ngày nay không có một văn hóa biển điển
Trang 13hình, mà chỉ là những yếu tố văn hóa biển đan xen với văn hóa nông nghiệp tạo nên một sắc diện văn hóa đặc thù của cư dân ven biển” [117, tr 732]
Từ những năm 90 trở đi, nghiên cứu về văn hóa biển, về cộng đồng ngư dânđược đẩy mạnh, nhiều tác phẩm về biển được xuất bản
Trước hết là các công trình nghiên cứu chung, như Biển trong văn hóa người Việt của Nguyễn Thị Hải Lê [70]; Biển với người Việt cổ của Trần Quốc
Vượng - Cao Xuân Phổ [132] nêu vị trí của biển trong đời sống kinh tế- xã hội và
văn hóa của người Việt từ trước đến nay
Cuốn Phát triển kinh tế - xã hội và môi trường các tỉnh ven biển Việt Nam
(2003) do Đỗ Hoài Nam chủ biên đã phác họa thực trạng kinh tế, tác động của yếu
tố kinh tế đến các vấn đề y tế, giáo dục, văn hóa trong bối cảnh kinh tế thị trường vànhững biển đổi khí hậu của các tỉnh ven biển trong thời kỳ đổi mới [76] Với nhữngđánh giá chung về kinh tế - xã hội của các tỉnh ven biển, tác giả chưa bàn đến ảnhhưởng của biến đổi khí hậu đến lối sống của cư dân ven biển
Nguyễn Duy Thiệu là người có những nghiên cứu về ngư dân Ngoài các bài
viết đăng tải trên các tạp chí về vấn đề này, ông có cuốn Cộng đồng ngư dân ở Việt Nam [109], giới thiệu các cộng đồng ngư dân với việc khai thác nguồn lợi hải sản
gắn với lịch con nước, các loại công cụ đánh bắt; đời sống văn hóa tinh thần qua cáchình thái thờ cá ông, thờ thành hoàng, thờ mẫu Thoải Đây có thể coi là bức tranhchung nhất được phác họa về cuộc sống của ngư dân Việt Nam Tuy nhiên, cuốnsách chưa tìm hiểu về những biến đổi trong hoạt động lao động sản xuất, sinh hoạtvăn hóa của ngư dân Việt Nam
Thứ hai là các công trình nghiên cứu về các làng quê, các vùng biển, chủ yếu dưới góc độ văn hóa dân gian, tiêu biểu là các công trình, cuốn sách dưới đây.
Đề tài Điều tra khảo sát những vấn đề khảo cổ học và thực trạng kinh tế - xã hội, phong tục tập quán phục vụ di dân tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, do
Trung tâm nghiên cứu và tư vấn về phát triển thực hiện (1996) có phần khảo sát vềcác làng xã vùng biển Dung Quất của Bùi Xuân Đính, đưa ra các thông tin khá cụ
Trang 14thể về các hình thức đánh bắt thủy sản gắn với các quan hệ “đậu thuyền chunglưới”, thuê mướn lao động, cùng các hình thức tín ngưỡng, kiêng kỵ của ngư dâncác làng trong vịnh Dung Quất [29]
Văn hóa dân gian làng ven biển do Ngô Đức Thịnh (chủ biên 2000), đề cập đến
khía cạnh lịch sử và văn hóa dân gian của các làng ven biển tiêu biểu (Trà Cổ, Quan Lạn,
Đồ Sơn, Kẻ Mom, Phương Cần, Cửa Sót, Nhượng Bạn, Cảnh Dương và Thuận An…)[115] Nghiên cứu của tác giả giúp nhìn nhận một cảnh tổng thể bức tranh dân gian củacác làng ven biển nhưng tác giả chưa đề cập đến sự biến đổi của các yếu tố văn hóa dângian dưới những thay đổi điều kiện sống của cư dân ven biển
Nhà Nghiên cứu Dân tộc học Đoàn Đình Thi trong cuốn Tiền Hải miền quê lấn biển rút ra từ luận án phó tiến sĩ của ông thông qua các tư liệu về quá
trình khai hoang vùng ven biển đầu thế kỷ XIX để lập thành các làng xã thuộchuyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình ngày nay, chỉ ra được cung cách ứng xử củangười Việt với biển là “đẩy đồng bằng ra biển”, lập các làng xã theo “nguyênbản” trong nội đồng, từ cấu trúc làng xóm về mặt vật chất, đến các thiết chế tổchức, các quan hệ xã hội, các thiết chế văn hóa… Qua nghiên cứu, Đoàn ĐìnhThi cung cấp một trong những cơ sở nhìn nhận về nguồn gốc cư dân ven biển,điểm giống và khác giữa làng ven biển và làng trong nội đồng Nhưng tác giảchưa bàn sâu đến những khó khăn và thách thức của cư dân làng ven biển trướcnhững biến đổi của điều kiện tự nhiên và xã hội
Cuốn Địa chí Quảng Ninh tập 2 có phần viết mô tả khá chi tiết về cuộc sống
của hai làng chài Giang Võng và Trúc Võng trong vịnh Hạ Long, từ các hình thứcđánh bắt, đến chiếc thuyền - phương tiện để kiếm sống của dân vạn chài, cũng làmái nhà của một gia đình; phân công lao động trong một gia đình, các mối quan hệgia đình, dòng họ, cơ cấu tổ chức làng xã truyền thống [96, tr 56 - 72] Song tác giảchưa so sánh sự giống và khác nhau về đời sống của cư dân hai làng khi cùng cócảnh quan và môi trường cư trú giống nhau
Trang 15Nguyễn Đăng Vũ (2003) với luận án tiến sĩ lịch sử “Văn hóa dân gian của
cư dân ven biển Quảng Ngãi” phản ánh khá toàn diện bức tranh văn hóa dân gian
của cộng đồng cư dân nơi đây: từ tín ngưỡng, lễ hội cho đến nghệ thuật diễn xướngdân gian, nghệ thuật tạo hình dân gian, ngữ văn dân gian [131] Với trọng tâmnghiên cứu về văn hóa dân gian làng biển ở Quảng Ngãi nên tác giả chưa nghiêncứu sâu về phương thức mưu sinh của ngư dân và ảnh hưởng của nó đến văn hóadân gian của bộ phận cư dân này
Trần Hồng Liên (2004) trong cuốn Cộng đồng ngư dân Việt ở Nam Bộ phản
ánh những nét truyền thống đậm đặc của ngư dân Nam Bộ trên các mặt: kinh tế, vănhóa, xã hội qua hai cộng đồng ở xã Phước Tỉnh, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu và xã Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, nêu ý kiến về
kế thừa và phát huy trong giai đoạn hiện nay; những biện pháp giúp ngư dân có thểvươn lên nắm lấy những tiến bộ khoa học kỹ thuật, làm chủ đời sống đánh bắt Tácgiả mới chỉ đề cập đến cuộc sống của ngư dân sống chủ yếu dựa vào nguồn lợi từbiển; chưa đề cập đến một bộ phận làm nghề chài lưới trên sông, ven sông [69]
Cuốn Vai trò của nam chủ hộ ngư dân ven biển trong bước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (1999) của Nguyễn Đình Tấn và Lê Tiêu
La phân tích đặc điểm nghề nghiệp quy định vị thế của người nam giới trong đờisống gia đình ngư dân, tâm lý và khát vọng có con trai của ngư dân [88] Tác giả đãđóng góp một phần quan trọng vào việc nghiên cứu về vai trò của giới trong sự pháttriển kinh tế gia đình ngư dân nói riêng và kinh tế đất nước nói chung Tuy nhiên,những ảnh hưởng từ lối sống ngư dân đến môi trường tự nhiên, đặc biệt là môitrường kinh tế - xã hội lại chưa được đề cập đến trong nghiên cứu
Dưới góc độ xã hội, luận án tiến sĩ sử học của Phạm Văn Tuấn nghiên cứu về
Cơ cấu tổ chức xã hội truyền thống của làng Việt ven biển huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa [83] Qua nghiên cứu, tác giả đã phác họa một cách đầy đủ nhất tổ chức
xã hội truyền thống của làng ven biển ở Hậu Lộc, Thanh Hóa Song nghiên cứu của
Trang 16tác giả mới chỉ đề cập tổ chức xã hội trong đời sống cư dân ven biển mà chưa khắcsâu được sự biến đổi lối sống của bộ phận cư dân này
Phạm Thanh Tịnh (2012) với luận án tiến sĩ Văn hóa dân gian người Bồ Lô ven biển Hà Tĩnh đã nêu lên những đặc trưng của người Bồ Lô trên hai bình diện: những tri
thức, tín ngưỡng dân gian gắn liền với biển và nếp sống của cư dân trên thuyền, đặc biệt ở
ba lĩnh vực lớn đó là đời sống văn hóa tinh thần, đời sống văn hóa vật chất, tổ chức xã hội[98] Nghiên cứu đã phác họa một cách rõ nét văn hóa dân gian của người Bồ Lô khắcsâu trong nếp sống của họ Tuy nhiên, tác giả chưa so sánh một cách hệ thống văn hóacủa người Bồ Lô với văn hóa của cộng đồng ngư dân khác để thấy được điểm tươngđồng và khác biệt giữa các cộng đồng ngư dân
Thứ ba là các công trình nghiên cứu về các khía cạnh chuyên sâu của ngư dân ở các vùng ven biển.
Dưới góc độ kinh tế và ứng xử với môi trường, tiêu biểu là các cuốn sách
Ngư cụ thủ công truyền thống chủ yếu của nghề cá Kiên Giang của Đoàn Nô [77], Nghề đóng ghe xuồng tại Nam Bộ của Võ Công Nguyện [79], Luận văn thạc sĩ Văn hóa học Văn hóa ứng xử với biển của người Việt miền Tây Nam Bộ
của Nguyễn Hữu Nghị [78]
Dưới góc độ tín ngưỡng và phong tục, có thể nêu một số công trình như Lễ hội dân gian của ngư dân Bà Rịa - Vũng Tàu của Phan An, Đinh Văn Hạnh [1], Tín ngưỡng cư dân ven biển Quảng Nam - Đà Nẵng (hình thái, đặc trưng và giá trị) của Nguyễn Xuân Hương [61], Văn hóa tín ngưỡng cộng đồng ngư dân ven biển Bến Tre của Dương Hoàng Lộc [71]
Nhìn chung, các công trình công bố đã đề cập những vấn đề sau đây:
- Quá trình hình thành của cộng đồng ngư dân hay quá trình chiếm lĩnh vùngven biển và hải đảo ở Việt Nam
- Các bộ phận ngư dân khác nhau sinh sống trong các làng chài thuộc các dạng môitrường cảnh quan khác nhau, có các hoạt động mưu sinh khác nhau, cụ thể là các phương
Trang 17thức khai thác thủy sản, dựa vào các loại hình công cụ đối với các loại hình thủy sản Mưusinh là yếu tố có ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống ngư dân.
- Các đặc điểm về văn hóa của ngư dân được hình thành từ yếu tố biển, thểhiện ở nhận biết về ngư trường, các hình thái tín ngưỡng, các sinh hoạt văn hóa dângian, lễ hội
Tuy nhiên, các công trình trên bộc lộ nhiều mặt bất cập, tức nhiều vấn đề vềngư dân mà các công trình nghiên cứu chưa đề cập đến đó là:
- Chú trọng phản ánh các khía cạnh của đời sống ngư dân, trong khi lối sốngchưa được đi sâu phân tích
- Đời sống và lối sống ngư dân mới chỉ được đề cập đến trong các khảo cứuDân tộc học, chưa được tách ra là một nghiên cứu độc lập
- Tập trung nghiên cứu các khía cạnh của đời sống và lối sống truyền thốngcủa ngư dân, chưa lưu tâm đến các vấn đề của xã hội hiện đại, hay biến đổi của lốisống dưới tác động của các điều kiện hiện nay, nhất là những bức xúc của ngư dântrong bối cảnh kinh tế - xã hội, biến đổi khí hậu đang diễn ra
- Chưa đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa thay đổi của môi trường cảnhquan với sự biến đổi về văn hóa - xã hội của ngư dân
- Các nhóm ngư dân theo Công giáo chưa được chú ý nghiên cứu
Như vậy, có thể nói, các nghiên cứu về lối sống, đặc biệt là lối sống của cưdân làng chài ở Hải Phòng còn thiếu vắng, còn nhiều điểm bỏ ngỏ…; song vẫn là tưliệu quý để chúng tôi tham khảo cho luận án này
1.2 Lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
1.2.1 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1.1 Lối sống
Trong tiếng Anh, lối sống được diễn đạt là “way of life” hay “mode of life”;
“life style” hoặc “life form” Lối sống là đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa học
Trang 18xã hội, từ trước đến nay đã có nhiều cách tiếp cận lối sống khác nhau Dưới đây,chúng tôi xin giới thiệu một vài cách tiếp cận về lối sống
Dưới góc độ Triết học, Đặng Quang Thành định nghĩa lối sống là tổng hòa
những hoạt động sống ổn định của cộng đồng (dân tộc, giai cấp, nhóm xã hội ) vàcác cá nhân, được vận hành theo những chuẩn giá trị xã hội nào đó trong sự thốngnhất với các điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định [106]
Dưới góc độ của Xã hội học, các nhà nghiên cứu của Liên Xô (cũ) phân tích
cơ cấu, nội hàm của phạm trù lối sống và giới thiệu định nghĩa “Lối sống là tổng hòa những hoạt động sống điển hình đối với một xã hội nhất định được xét thống nhất với các điều kiện hoạt động” [89, tr 66].
Chu Khắc Thuật, Mai Quỳnh Nam và đồng nghiệp (1998) định nghĩa: “Lối sống trong một chừng mực nhất định, là cách ứng xử của con người cụ thể trước những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của môi trường sống” [121, tr 21]
Trịnh Duy Luân (2004) cho rằng “lối sống dùng để chỉ các khuôn mẫu hành
vi, ứng xử của cá cá nhân, các nhóm xã hội trong hoàn cảnh, điều kiện sống, tình huống cụ thể” [73, tr 129].
Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: Lối sống là toàn bộ những hình thức hoạt động sống của con người trong một xã hội nhất định được xem xét thống nhất với các điều kiện kinh tế xã hội nhất định Lối sống bao gồm những mặt cơ bản: lao động vốn là nhu cầu sống hàng đầu, là giá trị lớn nhất trong bậc thang giá trị xã hội, là điều kiện biểu thị nội dung xã hội và là nền tảng phát triển toàn diện cá nhân con người; tính tích cực chính trị - xã hội là thể hiện sự tham gia của các giai cấp và các tầng lớp xã hội vào các tổ chức xã hội, vào việc quản lí, kiểm tra xã hội và nhà nước trong các lĩnh vực khác nhau, ở các cấp độ khác nhau; sinh hoạt tinh thần là các hoạt động liên quan đến nhu cầu phi sản xuất vật chất nhằm khôi phục và phát triển sức lực con người, tổ chức đời sống văn hóa, tinh thần trong thời gian tự do ngoài lao động sản xuất ở nơi công tác; văn hóa - giáo dục là những hoạt động nâng cao trình độ hiểu biết, học vấn để hoàn thiện đạo đức và trí tuệ, tiếp thu những giá trị
Trang 19tinh thần, biến những giá trị văn hóa thành bộ phận khăng khít trong sinh hoạt hàng ngày trở thành cơ sở cho những chuẩn hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội.
Lối sống có liên quan, ảnh hưởng đến mức sống và chất lượng sống, gắn liền với trình độ kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của con người và mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, giữa nhà nước và nhân dân, giữa thành thị và nông thôn, giữa người lao động trí óc và lao động chân tay [52, tr 742].
Qua các ý kiến trên, lối sống được định nghĩa là các hoạt động sống củacon người, là ứng xử của con người trước những điều kiện của môi trườngsống Lối sống khác với đời sống hay hoạt động sống Hai phạm trù này cónhững điểm chung và có mối liên hệ với nhau, song không hẳn đồng nhất vớinhau Lối sống của một cộng đồng hay một cá nhân không chỉ được bộc lộ ởcác hoạt động sống hay đời sống mà còn phản ánh vào các khuôn mẫu và hành
vi ứng xử, quan niệm về giá trị đạo đức Lối sống là cái mà người ta thấy ở đó
ý nghĩa tồn tại của mình, vì mỗi cá nhân, cộng đồng sống không phải chỉ chomình, vì mình, mà còn vì người khác, cộng đồng khác
Dưới góc độ Dân tộc học/ Nhân học các nhà nghiên cứu xem xét lối sống trong mốiquan hệ với văn hóa, môi trường Do đó, lối sống là cách ứng xử của con người trước mộtmôi trường thiên nhiên và xã hội của họ Trước một môi trường thiên nhiên, con người phảitìm cách ứng xử để đảm bảo cuộc sống vật chất như ăn, mặc, ở, đi lại Trên cơ sở đó, hìnhthành môi trường xã hội, bao gồm các thiết chế tổ chức, các mối quan hệ xã hội và các quytắc ứng xử trong cộng đồng mà mọi người phải tuân thủ, trở thành tập quán, thành phongtục và nhiều mặt dần trở thành truyền thống Bổ sung vào quá trình hình thành môi trường
xã hội, có tác dụng kiểm soát thế ứng xử của mỗi cá nhân là các yếu tố tôn giáo, tín ngưỡng,văn học dân gian, các quan niệm đạo đức và những yếu tố này lại tác động trở lại lối sốngcủa con người [121]
Theo cách đánh giá trên, giữa văn hóa và lối sống có mối quan hệ chặt chẽ, sự hòaquyện vào nhau Song lối sống chính là bộ phận hợp thành và biểu hiện cụ thể của văn
Trang 20hóa Thông qua các dạng thức của lối sống mà văn hóa được bộc lộ, hình thành, củng cố
và phát triển Ngược lại, những hoạt động sống ổn định khi đã trở thành những “khuônmẫu”, “chuẩn mực” lại ảnh hưởng đến việc hình thành lối sống của tộc người Do đó, cóthể hiểu được văn hóa của tộc người qua các dạng thức của lối sống, hay nói cách khác,thông qua các hoạt động sống điển hình, ổn định trong một môi trường tự nhiên, xã hội cụthể để phản ánh văn hóa đặc trưng của tộc người đó
Từ những phân tích trên đây, chúng tôi cho rằng lối sống là tổng hòa những hoạt động sống điển hình của con người được thể hiện qua những hành vi ứng xử thuộc đời sống vật chất, đời sống tinh thần, đời sống xã hội trong mối quan hệ thống nhất với môi trường cũng như những điều kiện của một xã hội nhất định.
Với cách tiếp cận lối sống qua những dạng thức cụ thể, chúng tôi tiến hành nghiêncứu lối sống của ngư dân qua các mặt: đời sống vật chất (phương thức mưu sinh, ăn, ở,phương tiện đi lại ); đời sống thần (tôn giáo, tín ngưỡng; lễ hội; phong tục, kiêng kỵ ); đờisống xã hội (tang ma, cưới xin ) Qua đó, có thể thấy được văn hóa đặc trưng của họ
Khi nghiên cứu lối sống, các khái niệm như mức sống, chất lượng sống, hoạt động sống là không thể tách rời, dưới đây chúng tôi giới thiệu và bàn luận quan
điểm của các nhà nghiên cứu về các khái niệm này
*Mối quan hệ giữa lối sống với mức sống, chất lượng sống, hoạt động sống
Mức sống, là chỉ báo về lối sống, thể hiện ở mức độ thu nhập, trình độ sinh
hoạt, tiêu dùng về vật chất và tinh thần của các cá nhân trong cộng đồng người.Mức sống là điều kiện quan trọng nhất cho hoạt động sống của con người vì nó quyđịnh việc con người có thể phát triển và áp dụng năng lực của mình, thỏa mãn cácnhu cầu của mình như thế nào và đến mức nào [39, tr 48]
Theo quan điểm trên, mức sống đóng một vai trò quan trọng trong hoạt độngsống của con người Tuy nhiên, mức sống phản ánh các yếu tố vật chất và tinh thần màcon người được hưởng Con người có thỏa mãn được các nhu cầu và phát huy năng lựcbản thân hay không, cải tạo điều kiện sống như thế nào còn phụ thuộc vào mức sốngcủa họ Nói như vậy không có nghĩa là tăng hay giảm mức sống thì lối sống tốt lên hay
Trang 21xấu đi Vì vậy, mức sống không phải là yếu tố duy nhất quyết định đến lối sống củacon người Mức sống chỉ là mặt khách quan của lối sống Mức sống và lối sống là haikhái niệm có liên quan mật thiết với nhau nhưng không đồng nhất.
Chất lượng sống, khi bàn về sự phát triển của con người, các nhà nghiên cứu cho rằng: chất lượng sống là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của sự
phát triển con người, bao gồm các yếu tố: Sung túc về kinh tế; Công bằng trên cơ sởluật pháp; Bảo hiểm xã hội lúc già và ốm đau; Hạnh phúc cá nhân trong quan hệ giađình và bạn bè; Sự tham gia vào đời sống xã hội; Bình đẳng về giáo dục, nhà ở vànghỉ ngơi; Chống ô nhiễm môi trường ” [121, tr 34]
Đồng ý với quan điểm trên, nhiều nhà nghiên cứu khẳng định: chất lượng sống thể hiện trình độ của lối sống Chúng tôi cho rằng: chất lượng sống là sự tổng hợp cả mặt chất và lượng của lối sống, nó liên quan đến việc không chỉ thỏa mãn những nhu cầu
trực tiếp của con người (ăn, ở, chữa bệnh, tránh thiên tai ) mà còn thỏa mãn những nhucầu cao hơn (hưởng các dịch vụ xã hội, chăm sóc về mặt tinh thần )
Hoạt động sống, trước đây các nhà nghiên cứu khi nhìn nhận lối sống như là phương thức hoạt động sống cho rằng hoạt động sống là bất kỳ hoạt động nào theo nghĩa
rộng nhất nhằm thỏa mãn những nhu cầu sống, đảm bảo sự vận hành của cơ thể (trongtrường hợp nào đó, hoặc là một người hoặc là một cơ thể xã hội, hay một bộ phận hợpthành xã hội), tức là làm việc, nghỉ ngơi, ngủ còn điều kiện là những nhân tố bên ngoàiquy định đặc trưng của hoạt động [89, tr 65] Theo cách đánh giá này thì các hoạt động
sống như là những biểu hiện của lối sống Do đó, dễ làm cho người ta hiểu rằng lối sống
là sự gộp lại các hoạt động sống của con người trong các lĩnh vực của đời sống Theo
chúng tôi, hoạt động sống là những hoạt động diễn ra trong đời sống của con ngườinhằm thỏa mãn nhu cầu nhiều mặt và phải thống nhất với các điều kiện sống Muốnnghiên cứu lối sống phải tìm hiểu hoạt động sống của con người trong các mặt của đờisống cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến những hoạt động đó
Trang 221.2.1.2 Biến đổi lối sống
Từ trước đến nay, tuy không đề cập trực tiếp đến biến đổi lối sống nhưng có nhiều cách tiếp cận khác nhau khi nghiên cứu về biến đổi xã hội Có thể xem đó là một trong những cơ sở để nghiên cứu về biến đổi lối sống
Nhiều nhà nhân học cho rằng các tình huống của đời sống xã hội và chính trị
thường xuyên thay đổi và ý nghĩa văn hóa mới tiếp tục được tạo ra Marx
Gluckham, nhà nhân học chức năng - cấu trúc luận nhận định biến đổi là một thóiquen [92, tr 708]
Sahlins - Giáo sư Nhân học, Đại học Chicago (1985) sử dụng cách tiếp cận cấutrúc luận để tìm hiểu về biến đổi lịch sử Hawaii và chứng minh rằng các thể chế văn hóa
và xã hội tiền sử biến đổi và phát triển thành các các hình thức văn hóa và xã hội tư bảncủa Hawaii hiện đại [92, tr 709] Với ảnh hưởng bởi học thuyết Tiến hóa mới của White,Sahlins cho rằng tiến hóa của văn hóa diễn ra đồng thời theo cả hai hướng: văn hóa lặp đilặp lại những khắc phục theo kiểu thích ứng hơn với môi trường thì tính đa dạng cũng nảysinh; xét một cách tổng thể, sự tiến hóa này sẽ sinh ra sự tiến hóa khác theo dạng từ mộttình trạng thấp hơn hướng đến một tình trạng cao hơn [17, tr 175; 176]
Qua nghiên cứu của các nhà nhân học cho thấy biến đổi văn hóa (tiến hóa văn hóa)diễn ra như một tất yếu trong cuộc sống của con người; sự thích ứng (thích nghi) của conngười với môi trường tự nhiên và xã hội là yếu tố cốt lõi của biến đổi văn hóa - xã hội
Như đã phân tích, lối sống là một bộ phận của văn hóa, do đó có thể xem xét
biến đổi lối sống mang những đặc trưng của biến đổi xã hội Trên cơ sở đó, chúng tôi cho rằng biến đổi lối sống là quá trình con người thích nghi và biến đổi với điều kiện sống; trong đó, con người tiến hành các hoạt động sống một cách sáng tạo để thích nghi với hoàn cảnh sống (môi trường sống trực tiếp) cũng như biến đổi hoàn cảnh theo nhu cầu và mục đích sống của con người.
Biến đổi của lối sống có quan hệ đến sự thay đổi của môi trường sống (môitrường tự nhiên và môi trường xã hội) Biến đổi lối sống biểu hiện cụ thể ở biến đổiđời sống vật chất; đời sống tinh thần và đời sống xã hội
Trang 231.2.1.3 Thích nghi
Trong quá trình biến đổi lối sống bao gồm cả việc con người thích nghi với
môi trường tự nhiên và xã hội Do vậy, thích nghi là khái niệm được chúng tôi đề
cập đến trong nghiên cứu của mình
Theo Từ điển Từ và ngữ Việt Nam (2006), thích nghi theo nghĩa chung được
hiểu là hợp với hoàn cảnh, hợp với tình hình [67, tr 1733]
Đào Thị Minh Hương (2009), khi bàn về thích nghi văn hóa xã hội trong di
cư mưu sinh cho rằng trước hoàn cảnh sống đa dạng, phong phú và phức tạp, con
người phải có những hành vi ứng xử để thích nghi Đó là những biểu hiện cụ thểnhư cải tạo hoàn cảnh sống hay lựa chọn những hành vi phù hợp với hoàn cảnh đó
Sự thích nghi của con người chính là để đảm bảo con người tồn tại được trong môitrường tự nhiên và xã hội Hoàn cảnh sống đặt con người trước sự lựa chọn gay gắt:hoặc phải thay đổi chính mình để thích nghi với môi trường sống đang biến đổinhanh chóng, hoặc sẽ bị gạt ra ngoài phát triển Tác giả còn cho rằng con ngườiphải có những hành vi phù hợp với môi trường tự nhiên và xã hội trong đó có cảnhững thay đổi của chính bản thân thì con người mới tồn tại và phát triển được [60]
Dù là cách hiểu chung hay đặt trong trường hợp cụ thể, thích nghi chính
là những hành vi ứng xử của con người cho phù hợp với hoàn cảnh sống.Trong quá trình đó, con người phải vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đãđược hình thành cũng như sự nhạy bén trong việc nhận biết về các yếu tốthuộc môi trường tự nhiên, xã hội nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh
thần Chúng tôi cho rằng thích nghi là quá trình con người tác động đến môi trường qua hệ thống hành vi phù hợp, trên cơ sở hiểu biết về các quy luật tự nhiên, xã hội nhằm đảm bảo cho con người có thể tồn tại và phát triển
Trên cơ sở đưa ra khái niệm thích nghi, chúng tôi vận dụng vào quá trình nghiên
cứu nhằm tìm hiểu những hành vi ứng xử của ngư dân để thấy được sự tương đồng và khácbiệt của mỗi nhóm ngư dân trước cảnh quan và môi trường cư trú khác nhau
Trang 241.2.1.4 Ngư dân
Trong tiếng Anh fisherman được dịch là người đánh cá Theo Từ điển
Từ và ngữ Việt Nam (2006), ngư dân là thuật ngữ để chỉ người dân làm nghề
Trên cơ sở căn cứ vào phương thức mưu sinh, môi trường cảnh quan và địabàn cư trú cũng như những nét văn hóa đặc trưng trong đời sống của những cư dân
đánh cá, chúng tôi cho rằng ngư dân là tập hợp những người sống ở gần sông, biển, hồ, trên các đầm phá hoặc các đảo nhỏ, trong các vũng, vịnh, kiếm sống chủ yếu bằng nghề đánh cá, địa bàn cư trú và phương thức đánh bắt có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống vật chất; tinh thần và xã hội của họ.
1.2.1.5 Làng chài
Dựa vào những căn cứ khác nhau, các nhà nghiên cứu đã phân chia các loại
làng Việt Trong Các tộc người ở Việt Nam, tác giả đã chỉ ra cơ sở phân loại làng và
các loại làng trong xã hội người Việt [31, tr 100; 101]; Nguyễn Dương Bình (1984)
khi nghiên cứu về làng xã làm nghề cá ven biển của các tỉnh phía Bắc , dựa trên cơ
sở căn cứ vào tình trạng cư trú, cách làm ăn và nghề nghiệp sinh sống, đã phân ramột số loại hình làng xã của cư dân ven biển [11] Trong công trình nghiên cứu về
Trang 25Cộng đồng ngư dân ở Việt Nam, Nguyễn Duy Thiệu phân tích về cơ cấu tổ chức cổ
truyền của các cộng đồng nghề cá ở Việt Nam và chia cộng đồng ngư dân ở ViệtNam thành 3 nhóm: vạn chài, làng ngư dân, làng ngư dân công giáo [109, tr 86]
Dù với tên gọi khác nhau, nhưng qua nghiên cứu của các tác giả nói trên cómột loại làng của những người đánh cá được gọi là làng chài hay vạn chài tồn tạicùng với các làng khác trong xã hội người Việt xưa và nay Qua tìm hiểu các côngtrình nhiên cứu về làng của những cư dân đánh cá, có thể thấy một số điểm đặc thù
so với các làng khác trong xã hội người Việt:
- Tùy từng cảnh quan và môi trường cư trú mà hình thành nên làng của nhữngngười đánh cá với các tên gọi khác nhau: làng thủy cư, làng chài, làng chài công giáo
- Đời sống của ngư dân phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, nhiều khi
đe dọa đến tính mạng của con người nên họ có những điều kiêng kỵ và tập tục riêngkhác với cư dân nông nghiệp [11]
- Tổ chức xã hội truyền thống của ngư dân về cơ bản không khác mấy tổchức xã hội của cư dân nông nghiệp nhưng do phải thích nghi với sông nước nên tổchức xã hội cổ truyền của ngư dân có những điểm đặc thù riêng [109]
Từ những cách giải thích trên, có thể hiểu làng chài là làng của những người làm nghề đánh bắt thủy, hải sản, ở ven sông, cửa sông, ven biển, trong các vũng vịnh, trong các hồ và đầm phá Do đặc thù về mưu sinh tại các môi trường cảnh quan khác nhau nên làng chài có các đặc điểm riêng về diện mạo làng xóm, cơ cấu
tổ chức, các quan hệ xã hội, các phong tục, tập quán, tín ngưỡng cùng các sinh
hoạt văn hóa, tâm lý, tính cách của cộng đồng cư dân.
1.2.1.6 Lối sống người dân làng chài
Trước đây, việc nghiên cứu về biển và cư dân ven biển của các bộ môn khoahọc xã hội và nhân văn còn khiêm tốn, dưới góc độ Dân tộc học, Nhân học, một sốcông trình đề cập đến công cụ khai thác như các loại lưới đánh bắt cá, đăng đó, cácloại thuyền, bè, mảng, các sinh hoạt văn hóa, của ngư dân sống ven biển và hải đảo
Trang 26[117, tr 692] Trong đó, chưa có công trình nghiên cứu nào đưa ra khái niệm lối sống người dân làng chài Trên cơ sở khái niệm lối sống đã nói ở trên, lối sống người dân làng chài theo chúng tôi phải thể hiện được những nội dung sau:
- Là toàn bộ những hoạt động sống điển hình của ngư dân trong quá trình họthích nghi với môi trường tự nhiên và xã hội
- Các hoạt động trong đời sống vật chất, đời sống tinh thần, đời sống xã hội
là những dạng thức trong lối sống của họ, thể hiện đặc trưng của những cư dân làmnghề đánh cá
- Khi các điều kiện trong cảnh quan và môi trường cư trú thay đổi, lối sốngngư dân biến đổi cho phù hợp (trên nền của lối sống cũ) Qua đó, ngư dân thỏa mãnđược nhu cầu vật chất, tinh thần của họ
Từ những nhận định trên, có thể hiểu lối sống người dân làng chài là toàn bộ các hoạt động mưu sinh, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của ngư dân, thể hiện qua những ứng xử để thích nghi với cảnh quan, môi trường cư trú, đáp ứng được các yêu cầu về vật chất và tinh thần của họ
1.2.2 Các lý thuyết vận dụng nghiên cứu
1.2.2.1 Lý thuyết về sinh thái học văn hóa
Nhân học sinh thái có năm hướng nghiên cứu là sinh thái học linh trưởng (primate ecology); sinh thái học văn hóa (cultural ecology), sinh thái học lịch sử (historical ecology), sinh thái học chính trị (political ecology) và sinh thái học tín ngưỡng (spiritual ecology) Lý thuyết này phát triển đỉnh cao những năm 1950-
1960, gắn liền với tên tuổi của Julian Steward (1902 - 1972) Ông cho rằng, cónhiều cách con người có thể thích ứng với cùng một điều kiện môi trường (quan
niệm sau này được khái niệm hóa thành thuật ngữ tiến hóa đa tuyến - multilineal
evolution); những tương đồng văn hóa có thể xuất phát từ những thích nghi giốngnhau với các điều kiện môi trường tương đồng Các luận điểm chính cũng là cáchướng nghiên cứu của ông là: các nguồn tài nguyên có ảnh hưởng trực tiếp đến
Trang 27cuộc sống tự cung, tự cấp của mỗi cộng đồng, đến kỹ thuật và việc tổ chức lao độngnhằm khai thác các nguồn tài nguyên đó; từ đó ảnh hưởng đến các khía cạnh kháccủa văn hóa Cách tiếp cận của Steward nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa môitrường sinh học, tài nguyên thiên nhiên, kỹ thuật, lao động, kinh tế và tổ chức xãhội, giữa văn hóa và môi trường, coi đó như là cơ sở quan trọng để có hiểu biết đầy
đủ về văn hóa (Steward 1949, 1972) Mục đích của ông là tìm hiểu những biến đổi
xã hội bên trong mang tính chất tiến hóa phải bắt đầu từ sự thích nghi với môitrường để biến thành một nền văn hóa tĩnh Bên cạnh Steward, tên tuổi một số họcgiả khác cũng cần được nhắc đến: Fredrick Barth, Robert Netting…
Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, môi trường khác nhau, thách đố khácnhau và con người cũng ứng xử khác nhau Do đó, dấu ấn của môi trường để lại rõnét trong mô thức văn hóa, không phải môi trường quyết định văn hóa như các nhàđịa lý theo quyết định luận, mà môi trường quy định cách ứng xử của con người
theo quan niệm của họ.
Những nhà nhân học Mỹ mà tiêu biểu là Andrew Vayda và Roypaport
áp dụng những quy tắc của sinh thái sinh vật học vào nghiên cứu sinh tháivăn hóa Theo quan điểm của họ, môi trường bao gồm môi trường tự nhiên vàmôi trường xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển các đặc điểm văn hóa; trong
đó “các cá nhân cư xử theo các cách khác nhau sẽ có những mức độ thànhcông khác nhau trong việc sinh tồn và tái sản xuất và kết quả tạo ra sự biếnđổi các cư xử của họ từ thế hệ này sang thế hệ khác ” [17, tr 28]
Trong khoa học Sinh thái học tộc người, người ta chia những đặc điểm đảm
bảo sự sống thành hai mặt vật chất và tinh thần Mặt thứ nhất là sự thích nghi về thểchất của con người với môi trường tự nhiên và sự thích nghi xã hội - văn hóa thểhiện qua những yếu tố như ăn, mặc, ở Mặt thứ hai là sự thích nghi về mặt tâm lýcủa con người với môi trường tự nhiên xung quanh bằng cách áp dụng các phươngpháp do văn hóa quy định để cân bằng cuộc sống tinh thần
Luận án vận dụng lý thuyết Sinh thái học văn hóa để tìm hiểu các khía cạnh:
Trang 28- Các hình thức khai thác nguồn lợi của ngư dân.
- Ứng xử của ngư dân với môi trường tự nhiên và xã hội để thích nghi
- Sự biến đổi trong nhà cửa, ăn uống, phương tiện, tín ngưỡng, lễ nghi, sinhhoạt văn hóa của ngư dân khi định cư
Nói một cách khác, trước từng môi trường cảnh quan (trong sông, cửa sông cửa biển, hải đảo, đầm phá…), từng nhóm ngư dân phải nắm bắt được các đặc điểmmang tính quy luật của các yếu tố môi trường (thủy triều, gió, bão, chế độ mưa,nguồn thủy hải sản với các đặc điểm về di chuyển, sinh sản…) để bố trí các hìnhthức khai thác thông qua các công cụ đánh bắt), tổ chức tiêu thụ sản phẩm Trên nềnmưu sinh như vậy, ngư dân hình thành các mối quan hệ xã hội, được biểu hiện, duytrì trong các thiết chế xã hội và được điều chỉnh bằng các quy định của phong tục, lệtục Từ các đặc điểm về kinh tế- xã hội trên đây, các cộng đồng ngư dân hình thànhcác hình thái tín ngưỡng, các sinh hoạt văn hóa và được trao truyền cho các thế hệsau, thông qua gia đình, dòng họ, làng và các quy định của phong tục, lệ tục… Các
-đặc điểm về kinh tế- xã hội - văn hóa trên đây mang tính ổn định cao, song cũng dễ
thay đổi khi môi trường sống thay đổi
1.2.2.2 Lý thuyết về không gian xã hội
“Không gian xã hội” là khái niệm được các nhà Nhân học châu Âu, đưa ra từgiữa thế kỷ XIX; về sau phát triển thành lý thuyết vào những năm 50 của thế kỷ
XX, với vai trò của các nhà Nhân học như Emil Durkheim, Lévis - Strauss, AndréLeroi - Gourhan, G Codominas Có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm này.Lévis - Strauss cho rằng, không gian xã hội là cách thức những hiện tượng xã hộiđược phân bố trên bản đồ và những sự ràng buộc của sự phân bố đó Lévis - Strausscho rằng, không gian xã hội đáp ứng một trong những chức năng của sự cư trú làbảo đảm cái khung cho hệ thống xã hội Trong khi đó, G Condominas định nghĩa
dễ hiểu hơn: “Không gian xã hội là cái không gian được xác lập bởi tập hợp các hệthống quan hệ đặc trưng cho một nhóm người nào đó” [15, tr 16]
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra các khía cạnh của không gian xã hội là:
Trang 29- Những mối liên hệ với không gian địa lý và thời gian;
- Những mối quan hệ với môi trường tự nhiên;
- Những mối quan hệ về trao đổi của cải;
- Những mối quan hệ về giao tiếp và chữ viết;
Luận án vận dụng lý thuyết về không gian xã hội để tìm hiểu không gian sinhtồn, mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên, tổ chức xã hội của ngưdân ở hai cộng đồng làng được lựa chọn nghiên cứu
1.2.2.3 Lý thuyết về biến đổi văn hóa
Biến đổi văn hóa được nhiều nhà nhân học nghiên cứu và đưa ra nhữngquan điểm qua các thời kỳ Lewis Henry Morgan (1818 - 1881) - nhà nhân họcngười Mĩ và Edward B Taylor (1832-1917) - nhà nhân học văn hóa người Anh
với học thuyết “Tiến hóa đơn tuyến về văn hóa” được coi là những người đầu tiên
đề cập đến biến đổi văn hóa Nội dung cơ bản của học thuyết này cho rằng mọi xãhội loài người đều biến đổi từ xã hội mông muội đến văn minh Học thuyết này đãtạo ra tiền đề quan trọng cho sự ra đời của các học thuyết khác nghiên cứu về vănhóa và biến đổi văn hóa như thuyết truyền bá văn hóa, thuyết vùng văn hóa,thuyết chức năng, thuyết kết cấu - chức năng, đặc biệt là thuyết tiến hóa đatuyến… Trong mỗi học thuyết, các nhà nghiên cứu đã đưa ra quan điểm khác nhaugiúp cho việc nhìn nhận về biến đổi văn hóa phong phú hơn
Dựa trên những dữ liệu liên quan đến hiện tượng di chuyển văn hóa qua khônggian do sự phát triển của ngành khoa học lịch sử, khảo cổ, địa lý, dân tộc học… cung cấp,một số nhà nghiên cứu đã thấy rằng: hoàn cảnh và điều kiện tự nhiên là một trong nhữngnguyên nhân tạo nên sự khác biệt giữa các nền văn hóa… [85, tr 19]
Khi nghiên cứu về biến đổi văn hóa, Dennis O,Neil đã chỉ ra ba yếu tố lànguồn gốc của sự thay đổi về văn hóa là: áp lực về công việc; sự liên hệ giữa các xãhội; sự thay đổi của môi trường tự nhiên [85, tr 28] Các thay đổi này tùy thuộc bốicảnh hoặc điều kiện lịch sử nên khi tiếp cận phải tập trung nghiên cứu mối quan hệ
Trang 30của con người và môi trường tự nhiên trong một không gian và thời gian cụ thể, màqua đó, con người từng bước chi phối môi trường, và sau đó là cải biến cảnh quan
sinh thái Hướng tiếp cận này gọi là Sinh thái học lịch sử.
Các nhà sinh thái học lịch sử thu thập tư liệu hướng đến 4 nguồn tư liệuchính là dữ liệu sẵn có về môi trường và văn hóa; những tác động của môi trườngđối với các hoạt động sinh kế của con người; sự thích ứng của con người; chínhsách, phươngtiện mà các thích nghi được tiến hành
Các nhà nghiên cứu còn chỉ ra sự biến đổi về văn hóa còn liên quan đếnchính trị - xã hội Nói một cách khác, các yếu tố xã hội và chính trị có ảnh hưởng
lớn đến môi trường sống Đây là cơ sở cho việc xuất hiện thuyết Sinh thái học chính trị, tức xem xét các yếu tố chính trị, chính sách, sự thay đổi về xã hội có tác động
như thế nào đối với môi trường sống, với văn hóa tộc người [104]
Luận án vận dụng các lý thuyết trên đây để xem xét tác động của các chủtrương, chính sách của Nhà nước đối với những thay đổi về lối sống của hai cộngđồng ngư dân ở các thời điểm khác nhau
1.2.3 Phương pháp nghiên cứu
1.2.3.1 Phương pháp điền dã Dân tộc học/ Nhân học
Tại mỗi địa bàn nghiên cứu, sau khi làm các thủ tục hành chính với chínhquyền địa phương, trình bày mục đích, nội dung và kế hoạch nghiên cứu, chúng tôixác định và tiếp xúc với các thông tín viên là những người cao niên, cán bộ tại cơ
sở, những người đang làm nghề truyền thống, những người làm nghề đánh cá ngoàibiển, người dân…để thu thập thông tin
Sau khi có được danh sách các cộng tác viên nhờ cán bộ thôn hoặc đạidiện cộng động đồng ngư dân, chúng tôi tiến hành các công việc cụ thể củahoạt động điền dã
- Quan sát, chụp ảnh, ghi chép các hiện tượng “tai nghe, mắt thấy” của cáccộng đồng ngư dân
Trang 31- Tham dự một số công việc lao động sản xuất (kéo lưới), sinh hoạt trong giađình (chế biến món ăn), các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, lễ hội của ngư dân, đểkết hợp quan sát, ghi chép mô tả lại các hoạt động này
- Phỏng vấn và điều tra hồi cố ngư dân về công việc và những hoạt động vănhóa, tín ngưỡng của họ trong quá khứ và hiện tại
Trong phỏng vấn, kết hợp quan sát tham dự, chúng tôi cố gắng tạo thái độ thân mật
để ngư dân kể lại một cách tự nhiên câu chuyện về những vấn đề liên quan đến việc mưusinh, cuộc sống của họ trước đây và hiện nay Với những câu hỏi sắp đặt sẵn từ trước được
sử dụng khi làm việc với các thông tín viên, người đại diện hoặc cán bộ ở cơ sở, người dân,giúp chúng tôi thu thông tin nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian
Ngoài phỏng vấn và điều tra hồi cố, chúng tôi còn có những buổi thảo luậnnhóm với số lượng người từ 4 đến 6 người, tùy theo các vấn đề liên quan đến quákhứ và hiện tại, tôi thường chọn độ tuổi thuộc các thế hệ khác nhau Các vấn đềthảo luận được tôi chuẩn bị từ trước, buổi thảo luận thường được bắt đầu bằngnhững câu chuyện thân mật để các thành viên không cảm thấy bị gò bó Trong thảoluận tôi gợi ra những vấn đề chưa rõ, như ở Nam Hải trong quá khứ ngư dân sốngdưới vạn, điều kiện sống khó khăn nhưng lại có nhiều ngư dân biết chữ và có khảnăng tư duy tốt Điều đó giúp tôi hiểu kỹ hơn về việc học chữ của ngư dân gắn vớikhát vọng lên bờ của họ… Nhờ có việc thảo luận giúp tôi thu được những thông tinxác thực, phản ánh đầy đủ, chính xác các chỉ báo trong lối sống của ngư dân
Những thông tin tại địa bàn nghiên cứu được ghi chép bằng tay và kết hợp với ghi
âm (trong một số trường hợp cho phép) vào một cuốn sổ Sau mỗi ngày điền dã, tôi nạpthông tin vào máy tính và suy nghĩ về vấn đề chưa rõ để tiếp tục hỏi vào lần sau
1.2.3.2 Ghi hình, ghi âm
Chúng tôi sử dụng máy ảnh, máy quay ghi lại các hoạt động của ngưdân Với những hình ảnh thu được là những minh họa cho phản ánh của chúng tôi vềhoạt động lao động, sinh hoạt cộng đồng, lễ hội,…của ngư dân Bên cạnh đó, có một số
Trang 32loại ngư cụ trong nghề truyền thống chưa thể ghi chép, mô tả ngay trên thực địa đượcchúng tôi chụp lại hình để phân tích và tiếp tục phỏng vấn ngư dân ở những lần sau.
Những lần phỏng vấn thông tín viên và nói chuyện với người dân, bên cạnh việc ghichép, trong điều kiện cho phép, chúng tôi sử dụng máy ghi âm nhằm đảm bảo thông tinkhông bị phản ánh sai lệch giúp loại bỏ những hạn chế trong khi ghi chép Sau mỗi ngàyphỏng vấn, chúng tôi mở lại băng ghi âm để bổ sung vào sổ những điểm còn chưa rõ
1.2.3.3 Phương pháp nghiên cứu so sánh và thống kê
Trên cơ sở các tư liệu thu thập được, chúng tôi lập bảng thống kê để phântích và làm rõ công việc của ngư dân ở từng thời điểm; so sánh sản phẩm của họvào các mùa trước đây và hiện nay giống và khác nhau như thế nào, có ảnh hưởng
gì đến những biến đổi trong lối sống của ngư dân
Luận án còn sử dụng phương pháp so sánh đồng đại và lịch đại để thấy đượcnhững điểm giống và khác nhau về lối sống truyền thống và hiện đại của mỗi cộngđồng ngư dân cũng như giữa hai cộng đồng với nhau Các yếu tố được so sánh là
các hoạt động mưu sinh, tổ chức xã hội, các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, ảnh hưởng từ các chính sách của nhà nước… của hai cộng đồng ngư dân, đây cũng là
cơ sở nhằm đề xuất những chính sách với từng cộng đồng ngư dân
1.2.3.4 Tham khảo ý kiến chuyên gia
Là một nghiên cứu sinh gốc chuyên ngành Tâm lý - Giáo dục học, đang theohọc chương trình học nghiên cứu sinh ở tại cơ sở đào tạo của Viện Nghiên cứu conngười thì được chuyển sang học tiếp ở khoa Dân tộc học thuộc Học viện KHXH
Do vậy, tôi gặp khó khăn trong cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Để tháo
gỡ các khó khăn, bỡ ngỡ này, tôi tranh thủ ý kiến của một số nhà khoa học có kinhnghiệm trong lĩnh vực Nhân học, Dân tộc học nói chung và về Nhân học biển nóiriêng Các nhà khoa học - những người thầy đã chỉ bảo cho tôi hướng tiếp cận vấn
đề, các kinh nghiệm điền dã về Nhân học biển, tiếp xúc và phỏng vấn ngư dân,những vấn đề cần lưu ý trong thu thập tư liệu cho các nội dung cần được nghiêncứu, đặc biệt là những kiêng kỵ của ngư dân liên quan đến con thuyền, đến các hình
Trang 33thức đánh bắt của họ; để tôi là một phụ nữ vốn là “đối tượng” của nhiều hình thứckiêng kỵ của ngư dân giúp tôi tránh được những “sự cố”, tiếp xúc với ngư dân mộtcách thuận lợi, tạo được niềm tin với họ để khai thác tư liệu.
1.2.3.5 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được chúng tôi sử dụng là phương pháp hỗ trợ cho phỏng vấn sâu Chúng tôi sử dụng bảng hỏi thu thập ý kiến của 150 ngư dân
Nam Hải về những nội dung như mức sống, chất lượng sống, thay đổi quan niệm về giátrị sống qua các dạng thức của lối sống (phương thức mưu sinh và đời sống vật chất;đời sống tinh thần; đời sống xã hội); giúp có cách nhìn khái quát về một số nội dungnghiên cứu Chúng tôi xử lý bảng hỏi bằng cách tính tỉ lệ phần trăm các ý kiến trả lời.Trên cơ sở đó, chúng tôi lượng giá và định hướng cụ thể hơn nội dung phỏng vấn sâu đốivới ngư dân nhằm thu được tư liệu một cách chính xác, đầy đủ nhất
1.3 Khái quát về địa bàn nghiên cứu
1.3.1 Làng chài Nam Hải (huyện Kiến Thụy)
1.3.1.1 Đặc điểm địa lý - tự nhiên
Làng chài Nam Hải là một trong 10 thôn của xã Đoàn Xá Xã Đoàn Xá vềphía Đông giáp với xã Đại Hợp, phía Nam giáp với cửa sông Văn Úc, phía Bắc giápvới xã Tân Phong, Tú Sơn, Ngũ Đoan, phía Tây giáp với xã Tân Trào Các xã nàyđều thuộc huyện Kiến Thụy
Làng trước kia sống thủy cư ở cửa sông Văn Úc Năm 1955 được chuyển lên bờ,kéo dài khoảng 2km, nằm dọc theo triền đê biển II thuộc cửa sông Văn Úc Đây là mộtsông lớn của Hải Phòng, hướng chủ yếu là Tây Bắc - Đông Nam, chảy qua địa phận xãĐoàn Xá với chiều dài 2.550m, đổ ra biển Nam Đồ Sơn Do vậy, làng có điều kiện tựnhiên của vùng cửa sông giáp với biển Theo đo đạc của trạm khí tượng thủy văn HònDấu: nhiệt độ cao nhất 320C, thấp nhất 150C, độ ẩm không khí trung bình năm 83%.Lượng mưa trung bình năm khoảng 125mm Tốc độ gió trung bình 4,5m/s Độ cao của
Trang 34sóng vào tháng 1: cao nhất 0,74m, thấp nhất 0,59m Độ cao của sóng cao nhất vào tháng
7 là 1,1m, thấp nhất 0,53m [116, tr.11 - 13]
Thủy triều cửa sông Văn Úc lên xuống một ngày một lần Mỗi tháng có haicon nước, riêng tháng Hai và tháng Tám có ba con nước Các con nước đều rơi vàongày lẻ Con nước mỗi năm chia thành hai kỳ, một kỳ từ tháng Giêng đến thángSáu; kỳ sau từ tháng Bảy đến tháng Chạp Con nước trong các tháng lần lượt củamỗi kỳ tương ứng nhau Cụ thể như sau:
- Tháng Giêng và tháng Bảy, con nước vào các ngày mồng 5 và 19;
- Tháng Hai và tháng Tám, con nước vào các ngày mồng 3 và 17, 29;
- Tháng Ba và tháng Chín, con nước vào các ngày 13 và 27;
- Tháng Tư và tháng Mười, con nước vào các ngày 11 và 25;
- Tháng Năm và tháng Một, con nước vào các ngày mồng 9 và 23;
- Tháng Sáu và tháng Chạp, con nước vào các ngày mồng 7 và 21
Với con nước như trên, theo thủy triều, cá từ ngoài biển vào cửa sông đẻ, cómùa cá đi hàng đàn (cá Mòi) hoặc một số loại cá do đặc tính ưa nước ngọt vào cửasông tìm kiếm thức ăn (cá Sủ); đồng thời cá từ trong sông cũng di chuyển đến khuvực cửa sông (cá Úc) góp phần tạo nên sự phong phú về nguồn lợi ở cửa sông Văn
Úc Trước đây, nắm bắt được đặc điểm này, một bộ phận ngư dân trong sông tìmđến cửa sông Văn Úc đánh bắt cá, dần dần hình thành xóm làng nơi đây
1.3.1.2 Đặc điểm dân cư
Theo các bậc cao niên ở làng Nam Hải hiện nay và cuốn Lịch sử Đảng bộ xã Đoàn Xá, khoảng những năm 1912 - 1913 có hơn 10 gia đình ngư dân thuộc nhóm “thủy cư” ở
làng (xã) Thượng Triệt, tổng Thượng Triệt, phủ Nam Sách (làng này nay thuộc xã ThượngĐạt, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương) chuyển đến mưu sinh ở ngoài bãi gần bờ sôngthuộc thôn Đông Tác, tổng Đại Lộc, phủ Kiến Thụy (nay là xã Đại Hợp huyện Kiến Thụy)[7, tr 6] Sau một thời gian, các thuyền của ngư dân chuyển về Đồng Cống, Cổ Trai (thuộcgiang - địa phận làng Đoàn Xá), giáp với cửa sông Văn Úc Những gia đình này không có
Trang 35đất trên bờ làm nhà, phải ở trên thuyền, sống bằng chài lưới và đăng đáy trên sông Dânchài các nơi về sinh sống ngày một đông, hình thành vạn Đồng Cống Sau này, vạn ĐồngCống đổi tên thành vạn Thượng Hải; vào khoảng những năm 1940 của thế kỷ XX, lại đổi
thành Nam Hải Từ điển bách khoa địa danh Hải Phòng chép: “Thôn Nam Hải thuộc xã Đoàn Xá huyện Kiến Thụy Trước năm 1945, là một vạn chài của dân làng Thượng Triệt thuộc phủ Nam Sách tỉnh Hải Dương đến làm ăn bằng nghề đánh cá sông, biển” [50, tr.
292]
Từ năm 1955, theo chủ trương của Nhà nước, vạn Nam Hải được chuyển lên
bờ sinh sống, hình thành làng Nam Hải thuộc xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy ngàynay Hiện nay, làng có 210 hộ dân, hơn 900 khẩu, có 4 xóm: xóm 1, xóm 2, xóm 3
và xóm 4 Làng có 96% nhà xây và nhà ngói; 80% gia đình có máy thu thanh, thuhình cùng nhiều phương tiện sinh hoạt tiên tiến; 100% gia đình có điện sinh hoạt.Hiện trong làng chỉ còn một số gia đình làm đáy, còn đại đa số làm nghề lộng và 01gia đình làm nghề khơi (đến năm 2013), một số gia đình chuyển sang làm dịch vụbuôn bán nhỏ và vận chuyển, một số chuyển sang làm nghề khác trên bờ
1.3.2 Làng chài Ngọc Sơn (quận Kiến An)
1.3.2.1 Đặc điểm địa lý - tự nhiên
Làng chài Ngọc Sơn nằm trên một đoạn của bãi bồi sông Lạch Tray chảy quađịa phận phường Ngọc Sơn Từ con đường chính Hoàng Quốc Việt của quận Kiến
An đi xuống làng chài chưa đến 0,5km Làng nằm gần cây cầu Kiến An (nối quậnKiến An với huyện An Dương), đứng từ trên cầu nhìn về hướng Đông Nam có thểthấy những mái nhà tạm lúp xúp và những con thuyền nhỏ ngay sát mép sông
1.3.2.2 Đặc điểm dân cư
Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, một số gia đình ngư dân gốc từ các huyệnKim Thành và Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) đi chài lưới trên sông Lạch Tray, chọn
khu vực bãi bồi của sông này (dân gọi đây là bãi cói) thuộc địa phận phường Ngọc Sơn làm nơi tránh mưa bão, ngư dân gọi là âu bè hay ủng bè Sau đó, một số gia
đình đậu thuyền hẳn ở đây để sinh sống, họ vừa cắm đăng tre tại nơi đậu thuyền,
Trang 36vừa chèo thuyền đi chài lưới ở các khúc sông Mọi sinh hoạt của họ gần như bị táchrời với cuộc sống của cư dân trên bờ, là những người “vô hữu điền địa”, “tứ không”(không nhà cửa, đẻ không khai sinh, cưới không đăng ký kết hôn và chết khôngkhai tử) Tuy chỗ đậu thuyền không xa bờ nhưng ngư dân không giao tiếp với cưdân trên bờ Cuộc sống của ngư dân thiếu thốn, thuyền là nhà, không có điện, nướcsạch để sinh hoạt, không có nhà vệ sinh, chài lưới được con gì thì mang lên bờ bánđổi lấy tiền mua gạo và các đồ ăn, đồ dùng khác
Từ năm 1998, trẻ em được đưa lên bờ học chữ trong lớp học tình thương đãthay đổi nhận thức của ngư dân về việc cho con đi học và trẻ em trong làng đã biếtchữ Cũng từ đây, ngư dân nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân về vật chất
và tinh thần để cải thiện cuộc sống
Hiện nay, ngư dân làng chài Ngọc Sơn phải sống trong những căn nhàtạm ngay mép sông Lạch Tray Làng có 23 hộ với gần 100 khẩu, trẻ em sinh
ra đã có giấy khai sinh, đến tuổi đi học được đưa vào trường học hòa nhậpvới trẻ em trên bờ Các gia đình vẫn sống chủ yếu bằng nghề chài lưới Ngưdân đã có điện, nước sạch để sinh hoạt
Tiểu kết Chương 1
Lối sống là tổng hòa những hoạt động sống điển hình của con người đượcthể hiện qua những hành vi ứng xử thuộc đời sống vật chất, đời sống tinh thần, đờisống xã hội trong mối quan hệ thống nhất với môi trường cũng như những điềukiện của một xã hội nhất định
Lối sống được nghiên cứu từ giữa thế kỷ XIX Ban đầu những nghiên cứu vềlối sống được lồng vào nghiên cứu về chính trị hay là những ghi chép về phong tục,tập quán…Từ cuối thế kỷ XX, đã có nhiều công trình nghiên cứu về lối sống theocác cách tiếp cận, các quan điểm và phương pháp khác nhau Các tác giả đã đưa ranhững vấn đề lý luận về lối sống cũng như giới thiệu những đặc trưng trong lối sốngcủa từng cộng đồng Dưới góc độ Nhân học, lối sống được lồng vào các nghiên cứu
Trang 37văn hóa của từng tộc người và thường thể hiện qua những dạng thức như sinh kế,trang phục, thiết chế xã hội, ăn ở, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng…
Lối sống có mối quan hệ với mức sống, chất lượng sống, điều kiện sống vàcác hoạt động sống; khi nghiên cứu lối qua các dạng thức cụ thể của nó phải xemxét các khái niệm này như những chỉ báo của lối sống để có thể phản ánh được mộtcách đầy đủ, trung thực lối sống của một nhóm, cộng đồng hay tộc người nào đó
Nghiên cứu về ngư dân ở thế kỷ XX được các nhà nhân học trên thế giới tậptrung vào nghề cá quy mô nhỏ và lớn Ở Việt Nam, ban đầu chủ yếu là những khảocứu Dân tộc học, phản ánh về lao động, thiết chế xã hội và các sinh hoạt văn hóa,tín ngưỡng của ngư dân Gần đây, dưới góc độ Nhân học, một số tác giả hướngvào tìm hiểu đặc trưng văn hóa của các nhóm ngư dân Những nghiên cứu về lýthuyết cho thấy, lối sống và văn hóa của ngư dân có mối liên hệ chặt chẽ với nhau
Để chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong lối sống của các nhóm ngư dânphải nghiên cứu đời sống vật chất, đời sống tinh thần, và đời sống xã hội của họcũng như những biến đổi trong lối sống trước những thay đổi của điều kiện sống
Luận án vận dụng một số khái niệm như lối sống, biến đổi lối sống, thích nghi và các lý thuyết về Sinh thái học văn hóa, Không gian xã hội, Biến đổi văn hóa, sử dụng các phương pháp điền đã, mô tả, phân tích, thống kê… để nghiên cứu
về lối sống của ngư dân hai làng chài, một ở cửa sông cửa biển Văn Úc, một trongsông Lạch Tray thuộc thành phố Hải Phòng nhằm thấy được sự tương đồng và khácbiệt giữa hai nhóm ngư dân này
Trang 38Chương 2 LỐI SỐNG CỦA NGƯ DÂN LÀNG CHÀI NAM HẢI
2.1 Lối sống của ngư dân qua phương thức mưu sinh và đời sống vật chất
2.1.1 Lối sống của ngư dân qua phương thức mưu sinh
2.1.1.1 Phương thức mưu sinh của ngư dân trước năm 1955
* Nhận thức của ngư dân về môi trường sống
Bao đời gắn bó với cửa sông, cửa biển và biển khơi, ngư dân Nam Hải đã nhậnbiết được các hiện tượng mang tính quy luật của tự nhiên, từ đó đúc kết thành kinhnghiệm để có một thế ứng xử đúng nhằm tổ chức cuộc sống và truyền lại cho thế hệsau Vốn tri thức này không chỉ mang lại cho họ bát cơm, manh áo, mà còn được xemnhư là bí quyết để họ vượt qua hiểm nguy, cứu lấy tính mạng trước đe dọa của bão giótrên biển Dưới đây là một số nhận thức của ngư dân Nam Hải được đúc kết thành trithức, kinh nghiệm trong quá trình mưu sinh trước và sau khi định cư
- Nhận biết dòng nước thủy triều tại khu vực cửa sông Văn Úc
Để khai thác được nguồn lợi, ngư dân phải nắm được dòng nước thủy
triều mà cụ thể là lịch con nước Mỗi vùng miền thường có cách ghi nhớ lịch con nước riêng sao cho dễ nhớ để tránh những ngày nước lớn hay nước kém đi
làm nghề sẽ không gặp trắc trở Cách tính con nước của ngư dân Nam Hải cũngtheo tuần trăng chế độ nhật triều Những ngày con nước trong các tháng theo lịch
âm, được đúc kết bằng những câu văn Hán - Việt: “Ngũ cửu không, tam thất cửu đồng, không tam thất, không nhất ngũ, cửu không tam, thất không nhất” ; nghĩa
lần lượt là: ngày mùng 5; 19 (tháng Giêng; Bảy); mùng 3; 17; 29 (tháng Hai;Tám); 13; 27 (tháng Ba; Chín); 11; 25 (tháng Tư; Mười); 9; 23 (tháng Năm;Một); 7; 21 (tháng Sáu; Chạp)
Cách tính con nước nói trên giúp ngư dân chọn thời điểm để đánh bắt hợp lý,
tránh được những ngày chết nước và nước lên to không bắt được tôm, cá Con nước
Trang 39cũng “thông báo” cho ngư dân nắm bắt đặc điểm của các loài cá xuất hiện ở khu vựccửa sông khi nước thủy triều vào và ra để đặt đáy và cất lưới nhằm thu được nhiều cá
Theo kinh nghiệm của ngư dân, trong một kỳ nước, một lần chảy vào và mộtlần chảy ra
- Các tháng Giêng, Hai con nước nhỏ và thấp“Giêng, Hai gà đẻ bãi”
- Các tháng Ba, tháng Tư là thời điểm trước khi có lũ tiểu mãn, cá ngoài biển
vào nhiều
- Các tháng Năm, Sáu, Bảy mưa nhiều, nước từ các sông nội đồng chảy về,kết hợp với thủy triều lên, không thể đóng đáy được, các gia đình di chuyển qua ĐồSơn đến Cát Hải, đánh xăm tép ở bãi ngang
- Các tháng Chín, Mười con nước lớn, nước lên khỏe gọi là nước cường rươi Tháng Một nước kém, không làm nghề, các gia đình ngược thuyền về quê
Thượng Triệt (phủ Nam Sách, Hải Dương)
- Đến tháng Tám, có gió heo may, cửa sông Văn Úc hết nước lũ, các gia đìnhlại trở về đây để làm nghề đăng đáy cho đến tháng Năm của năm sau
Tháng Tám đánh trâu bò ra Tháng Ba đánh trâu bò về.
- Nhận biết về bão gió và cách ứng phó
Khi các phương tiện thông tin khoa học về thời tiết còn hạn chế, việc dự báocác hiện tượng thời tiết để tổ chức các hoạt động của đời sống, nhất là để tránh bãogió của ngư dân hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm dân gian Qua quan sát các hiệntượng tự nhiên, ngư dân đã đúc kết các dấu hiệu có bão như sau:
- Buổi chiều, phía chân trời có ráng vàng là có gió to
- Ngày hôm trước tôm cá đánh được nhiều một cách bất thường, ngày hômsau có bão ở biển
Trang 40- Tháng Tám, bất chợt có gió mùa Đông Bắc, đánh bắt tôm cá được nhiềuhoặc tuy không có gió Đông Bắc, nhưng cá vào xăm nhiều đến nỗi vất vả mới lôilên được là sắp có bão lớn Hay vào mùa hè, bất chợt có gió heo may nổi lên là có
bão (“Gió heo may mùa hè không mưa thì bão”).
- Trời có gió Tây, lác đác hạt mưa, mây cuộn, nước biển có mùi tanh bốc lên,
vài ngày sau là có bão
- Trước khi có bão thường có nắng, gió lặng từ 15 đến 20 phút; hoặc “ Mưa
dò, gió may” (mưa dò là mưa lác đác vài hạt rồi hảnh nắng, gió may là gió ào từng
đợt rồi lại thôi)
Ngư dân còn đúc kết kinh nghiệm nhận biết bão qua quan sát cây cỏ trong tựnhiên Vào ngày mùng 5 tháng Năm, ngư dân thường xem nhánh của cây cỏ gà, cây
cỏ này mọc bao nhiêu nhánh thì theo ngư dân là trong năm có bấy nhiêu cơn bão;hoặc năm nào măng tre mọc chúi vào giữa bụi là năm đó có bão to
Những nhận biết này vẫn còn nguyên giá trị với cuộc sống của ngư dân làngNam Hải hôm nay, vì một số đông các hộ gia đình vẫn sống bằng nghề đánh bắtthủy hải sản không chỉ ven bờ mà còn vươn ra khơi Mặt khác các diễn biến bấtthường của thời tiết vẫn ảnh hưởng đến cuộc sống chung của dân làng
Để ứng phó với bão, ngư dân có những cách sau:
+ Buộc thuyền tránh bão, là công việc ngư dân thường làm khi dự báo sắp có
bão Chiếc thuyền là phương tiện sinh nhai cũng là nhà để ở, do vậy là tài sản quantrọng nhất, lớn nhất của ngư dân Với điều kiện sống dưới sông, khi có bão gió, đểgiữ cho thuyền không bị trôi, ngư dân đóng cọc trên cồn, dùng một đầu dây buộcthật chặt vào cọc đóng trên cồn, đầu dây còn lại buộc vào cọc đóng trên mũi thuyền
Kinh nghiệm ứng phó với bão còn được ngư dân vận dụng khi lên bờđịnh cư, giữ cho nhà khỏi bị tốc mái lúc có bão lớn Đối với những nhà máilợp bằng lá, ngư dân dùng lưới phủ qua mái nhà rồi đóng cọc buộc chặt lướivới cọc để giữ cho nhà không bị tốc mái; hoặc đóng cát vào từng bao rồi đặt