1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN một số biện pháp hình thành bảng nhân, bảng chia lớp 3

31 9,2K 59

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 264 KB

Nội dung

Chương trình toán tiểu học chủ yếu cung cấp kiến thức và kỹ năng thực hiện các phép tính cơ bản ( cộng, trừ, nhân, chia) về các số tự nhiên, số thập phân và phân số. Trong đó, phép nhân và phép chia là các phép tính mà học sinh cảm thấy “ có vấn đề ” nhất. Thực tế đây là một kiểu toán mà các em chưa hề gặp, ít được làm quen trước đó ( kể cả ở gia đinh và mẫu giáo hay lớp 1) nên các em gặp nhiều bỡ ngỡ; khác với toán cộng và toán trừ các em đã được tư duy và làm quen trong cuộc sống thường nhật kể từ hồi con chưa biết chữ.

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Sau mấy năm học tập, đến nay chúng em sắp hoàn thành chương trình

Cử nhân Giáo dục Tiểu học do quý thầy cô ở Trung tâm Giao dục từ xa thuộc trường Đại học Sư phạm Hà Nội giảng dạy

Em xin chân thành cảm ơn Quý thầy, cô trong thời gian qua đã nhiệt tình truyền thụ kiến thức giúp chúng em học tập và hoàn thành chương trình

Cử nhân Tiểu học này

Em đã mong viết được đề tài một đè tài nghiên cứu nghiệp vụ sư phạm thật tốt và đã nỗ lực tối đa để đạt được điều đó Song do khả năng có hạn nê

đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định

Kính mong Quý thầy, cô chỉ dẫn thêm Em xin chân thành cản ơn

PGS-TS Trần Diên Hiển đã hướng dẫn em hoàn thành đề tài này

Em xin hứa sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm và vận dụng thật tốt những kiến thức và kỹ năng đã học được vào thực tiễn giảng dạy để giúp cho học sinh của mình ngày càng học tập tốt

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn !

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC : ……… 2

PHẦN MỞ ĐẦU……….3

1.Lí do chọn đề tài ……….……….3

1.1 Tầm quan trọng của môn toán tiểu học ……… 3

1.2 Xuất phát từ yêu cầu đạt ra trong việc đào tạo lớp người lao động mới phụ vụ công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước………

4 1.3 Xuất phát từ chủ chương của Bộ GD & ĐT trong việc triển khai sách gíao khoa mới trên pham vi cả nước………

4 2 Mục đích nghiên cứu………

5 3 Đối tượng nghiên cứu……… 5

4 Phương pháp nghiên cứu……… 5

4.1 Phương pháo lý thuyết……… 5

4.2 Phương pháp quan sát sư phạm ……… 5

4.3 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm……… 6

4.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm ………6

5 Phạm vi nghiên cứu ………6

PHẦN NỘI DUNG :……… 7

CHƯƠNG I: ……… 7

1……… 7

1.1 Nội dung dạy học toán trong chương trình toán lớp 3……… 7

1.2 Thực trạng dạy học các bảng nhân, bảng chia ở lớp 3……….9

1.2.1 Thực trạng dạy học ………9

1.2.2 Tình hình nhà trường……….10

CHƯƠNG II:……… 11

2.1 Giúp học sinh hình thành các bảng nhân bảng chia……….11

2.2 Tăng cường các hoạt động thực hành, luyện tập……… 12

2.3 Ôn luyện bảng nhân, chia bằng nhiều hình thức ……….13

2.4 Một số lưu ý khi thực hiện phép tính nhân và bảng nhân………… 15

2.5 Các biện pháp kích thích hứng thú học tập của học sinh ………… 16

CHƯƠNG III:……….22

THỰC NGHIỆM:……… 22

3.1 Giáo án thực nghiệm……… 22

3.2 Kết quả làm phiếu kiểm tra ……… 26

Trang 3

PHẦN KẾT LUẬN……….27

PHẦN MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tài

1.1 Tầm quan trọng của môn toán tiểu học

Toán học là một khoa học có vai trò quan trọng trong đời sống con người Toán học giúp con người nhận thức và tri giác thế giới xung quanh về hình dạng và kích thước các sự vật hiện tượng Tuy nhiên nó lại là một môn học tương đối khó khăn đối với học sinh tiểu học, không ít học sinh từng mơ

rằng “Giá như trên đời không có môn toán thì cuộc đời học sinh bớt khổ biết

chừng nào ” Đó là một suy nghĩ tiêu cực song nó phản ánh một phần sự thật

là không ít học sinh gặp khó khăn đối với môn toán, tỉ lệ đó ở học sinh nông thôn lại càng đặc biệt cao

Toán học, bên cạnh việc giúp học sinh chiếm lĩnh một số kiến thức, kĩ năng phục vụ cho việc học tập và đời sống nó còn góp phần giáo dục và hình thành cho học sinh những phẩm chất cần thiết khác như tính cẩn thận, chính xác; có thói quen tư duy logic, hợp lí; khả năng làm việc độc lập; khả năng liên tưởng, phán đón, tổng hợp…

Chương trình toán tiểu học chủ yếu cung cấp kiến thức và kỹ năng thực

hiện các phép tính cơ bản ( cộng, trừ, nhân, chia) về các số tự nhiên, số thập

phân và phân số Trong đó, phép nhân và phép chia là các phép tính mà học

sinh cảm thấy “ có vấn đề ” nhất Thực tế đây là một kiểu toán mà các em chưa hề gặp, ít được làm quen trước đó ( kể cả ở gia đinh và mẫu giáo hay

lớp 1) nên các em gặp nhiều bỡ ngỡ; khác với toán cộng và toán trừ các em đã

được tư duy và làm quen trong cuộc sống thường nhật kể từ hồi con chưa biết chữ

Sách giáo viên toán 3 năm 2000 có hướng dẫn giáo viên khá kỹ về quy trình hình thành bảng nhân và bảng chia cho học sinh nhưng nhìn chung trong thực tế kết quả giảng dạy đạt được là chưa cao Điều này có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là do giáo viên chưa vận dụng tốt các phương pháp dậy học, chưa thực sự giúp cho học sinh vượt qua khó khăn khi tiếp cận với phép nhân, chia Nhằm góp thêm ý kiến tháo gỡ vấn đề này, tôi

quyến định chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp học sinh hình thành bảng nhân, bảng chia lớp 3 ” làm bài tập nghiệp vụ cuối khoá Cử nhân Giáo dục

Tiểu học do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội giảng dạy Đề tài được sự

Trang 4

hướng dẫn của thầy Trần Diên Hiển giảng viên trung tâm Giáo dục từ xa thuộc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

1.2. Xuất phát từ yêu cầu đặt ra trong việc đào tạo lớp người lao động mới phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước

Quá trình dạy học ở tiểu học diễn ra và chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của mội trường vi mô và vĩ mô Ngày nay, những môi trường này có ảnh hưởng

đế quá trình dạy học Công cuộc đổi mới sâu sắc nền kinh tế xã hội đang diễn

ra trên đất nước ta ngày càng mạnh mẽ như Đại hội IX của Đảng đã xác định

“ Con đường Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá của nước ta cần có thể rút ngắn

thời gian vừa có những bước tuần tự vừa có những bước nhảy vọt, phát huy nguồi lực trí tuệ và sức mạnh của người Việt Nam Coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hóa đất nước ”

Những yêu cầu trên đặt ra sự đòi hỏi phải thay đổi cơ cấu đào tạo phù hợp với cơ cấu lao động: Tạo ra nguồn lao động trực tiếp có tay nghề cao; đòi hỏi phải thay đổi phương thức đào tạo để phù hợp nguồi lực của người và của

Để dạy nghề phát triển, mô hình đào tạo đa dạng, xã hội hoá giáo dục, đòi hỏi phải thay đổi nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo (phương pháp dạy học)

để tạo ra nhân tài cho đất nước

Hướng đến mục tiêu đó, bậc tiểu học với vai trò là bậc học nền tảng của nền giáo dục quốc dân cần phải có những điều chỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước Trong đó, việc giảng dạy môn toán cần được xem là một nhiệm vụ trọng tâm của quá trình dạy học góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của bậc tiểu học

1.3 Xuất phát từ chủ chương của Bộ GD & ĐT trong việc triển khai sách giáo khoa mới trên phạm vi cả nước

Sau gần 20 năm thực hiện đổi mới đất nước, nền giáo dục của Việt Nam đã tỏ ra chậm chân so với đòi hỏi của sự phát triển; càng tỏ ra lúng túng

và chưa bắt nhịp được với sự phát triển của khu vực cũng như thế giới Điều

đó đòi hỏi phải có sự cải cách đổi mới nền giáo dục theo hướng hiện đại hoá tuy nhiên cũng phải giữ gìn và phát huy được bản sắc của dân tộc với phương thức hoà nhập nhưng không hoà tan Do vậy quý trình thay sách giáo khoa phổ thông đang diễn ra hiện nay là một đáp ứng phù hợp với tất yếu Trong đó nhiệm vụ của người giáo viên tiểu học hiện nay là phải nắm bắt tốt chương trình và đảm bảo thức hiện thắng lợi việc tiến hành thay sách ở cấp lớp mình đang phụ trách

Trang 5

Xu thế phát triển chương trình và đổi mới quan niệm về SGK của giáo dục phổ thông trong khu vực và trên thế giới đòi hỏi phải khẩn chương điều chỉnh cách soạn thảo chương trình và biên soạn SGK ở trường phổ thông nói

chung và ởi tiểu học nói riêng Trong đó hết sức chú trọng vấn đề phương pháp, đặc biệt là các phương pháp hướng trọng tâm đế người học, tăng cường khả năng tự học, tích cực của học sinh trong việc tiếp cận, tiếp nhận tri thức

và rèn luyện các kỹ năng học tập Hướng đến tiếp cận với các trụ cột giáo dục

của thế kỷ XXI mà UNESCO đã đề xuất: Học để biết (learning to know), học

để làm (learning to do), học để sống cùng nhau (learning live together) và học để khặng định( learning to be).

Mặt khác, quá trình triển khai sách giáo khoa mới hiện nay cũng nhằm góp phần chuẩn bị lớp người lao động phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội quóc tế quốc tế đầu thế kỷ thứ XXI của nhà nước Do vậy, việc đổi mới phương pháp dạy toán theo hướng tích cực hoá hoạt động học tạp của học sinh cũng là một trong những vấn đề cần được quan tâm đúng mức

2 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy toán nói chung, dạy học hình thành bảng nhân, bảng chia nói riêng cho học sinh lớp 3

Đánh giá thực trạng dậy học toán hiện nay, qua đó đề xuất các biện pháp giúp nâng chất lượng dậy học toán trong trường tiểu học

3 Đối tượng nghiên cứu

Quá trình dạy học phép tính nhân và bảng nhân cho học sinh trường trung học cơ sở Vàm Rầy- Hòn Đất – Kiên Giang

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp lí thuyết

Nghiên cứu các cơ sở phương pháp luận, các tài liệu, văn kiện có liên quan đế việc đổi mới phương pháp dạy học Toán nói chung và phương pháp dạy học ở lớp 3 nói riêng nhằm giúp học sinh nắm vững những kỹ năng, kiến thức cơ bản hơn

Nghiên cứu những vấn đề có liên quan đế việc nâng cao hiệu quả của việc sử dụng phương pháp giải toán học ở lớp 3 Có tổng hợp, kế thừa và phát huy những ưu điểm sẵn có

Trang 6

4.2 Phương pháp lí thuyết

Trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp, cán bộ chuyên môn của Phòng Giáo dục và Ban Giám hiệu nhà trường về một số vấn đề có liên quan đến việc dạy toán

Thảo luận nhóm, trao đổi tổ khối ….trong các kỳ họp chuyên môn, thao giảng hoặc chuyên đề của nhà trường

4.3 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Qua nghiên cứu tài liệu và thực tiễn giảng dạy cũng như dự giờ các đồng nghiệp, bản thân tổng kết các kinh nghiệm quan trọng trong việc giúp giảng dạy toán cho học sinh lớp 3; giúp các em nắm vũng các bảng nhân, bảng chia

4.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Thiết kế và giảng dạy các tiết toán theo phương pháp tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh

Thông qua hoạt động thực nghiệm để đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất

Trao đổi thống nhất một số vấn đề nghiệm vụ với các anh chị em đòng nghiệp ; nghe các ý kiến đóng góp để tái thiết kế đạt mức hợp lí cao hơn so với yêu cầu, thực tiễn địa phương

5 Phạm vi nghiên cứu

Khối 3 trường trung học cơ sở Vàm Rầy huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang

Trang 7

PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ DẠY HỌC CÁC PHÉP NHÂN

TRONG SÁCH GIÁO KHOA TOÁN 3 1.1 Nội dung dạy học toán trong chương trình toán lớp 3

1.1.1 Mục tiêu

Học sinh lớp 3 được học các số tự nhiên trong phạm vi 100.000 Gồm các nội dung cụ thể như sau:

- Biết đếm trong phạm vi 100.000

- Biết viết các số tự nhiên trong phạm vi 100.000

- Biết so sánh và sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đế lớn và ngược lại

- Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi

100.000 bao gồm:

Học thuộc các bảng tính và biết tính nhẩm trong phạm vi các bảng tính hoặc trong các trường hợp đơn giản, thường gặp về cộng trừ nhân chia

Biết thực hiện phép cộng trừ với các số có đế 5 chữ số

Biết thực hiện phép nhân số có ba hoặc bốn chữ số với số có 1 chữ

số

Biết thực hiện phép chia số có đến 5 chữ số cho số có một chữ số ( chia hết hoặc có dư)

- Biết tính giá trị của biểu thức có đế hai dấu phép tính

- Biết tìm thành phần chưa biết của phép tính

- Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số

- Biết đo và ước lượng các đại lượng thường gặp, bao gồm :

Có hiểu biết ban đầu về hệ thống đo độ dài, mối quan hệ giữa một

số đơn vị đo độ dài thường gặp, biết sử dụng các dụng cụ đo độ dài để

đo độ dài và biết ước lượng các độ dài (trong trường hợp đơn giản).

Củng cố những hiểu biết ban đầu về: Đo khối lượng với hai đơn vị

đo thường gặp là ki-lô-gam và gam; đo thời gian với các đơn vị đo thường gặp là giờ, phút, ngày, tháng, năm biết sử dụng lịch và đồng hồ

Trang 8

khi đo thời gian, nhận biết bước đầu về thời điểm và khoảng thời gian;

sử dụng tiền Việt Nam trong sinh hoạt hàng ngày

Có hiểu biết ban đầu về diện tích của một hình và đơn vị đo diện tích

- Hiểu biết thêm về hình chữ nhật và hình vuông

- Bước đầu vận dụng các kiến thức, kỹ năng của môn toán để giải quyết các vấn đề thường gặp

Thông qua các hoạt động dạy toán ở lớp 3, giáo viên tiếp tục giúp học sinh phát triển các năng lực tư duy như so sánh, lựa chọn, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá Phát triển trí tưởng tượng không gian, tập nhận xét các số liệu thu thập được ; diễn đạt gọn, rõ, đúng các thông tin; cẩn thận, chăm chỉ, tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành toán

1.1.2 Yêu cầu về dạy học bảng nhân và bảng chia ở lớp 3

Nội dung dạy học về bảng nhân và bảng chia lớp 3 gồm việc giúp lập các :

-Bảng nhân 6, bảng chia 6

-Bảng nhân 7, bảng chia 7

-Bảng nhân 8, bảng chia 8

-Bảng nhân 9, bảng chia

-Giới thiệu bảng nhân

-Giới thiệu bảng chia

Củng cố bảng nhân 2, 3, 4, 5 với tích không quá 50 và các bảng chia 2,

3, 4, 5 với số bị chia không quá 50 Lập các bảng nhân 6,7, 8, 9 với tích không quá 100 và các bảng chia cho 6, 7, 8, 9 với số bị chia không quá 100

Giúp học sinh hoàn thiện các bảng nhân chia và nhân chia ngoài bảng trong phạm vi 100; nhân số có đến bốn chữ số với số có một chữ số có nhớ không quá hai lần và không liên tiếp; chia số có đến bốn chữ số cho số có một chữ số, chia hết và có dư

Biết đặt tính và làm tính nhân số có đến năm chữ số với số có một chữ

số, có nhớ không quá hai lần và không liên tiếp; chia số có năm chữ số cho số

có một chữ số ( chia hết hoặc có dư)

Làm quen với biểu thức số và giá trị của biểu thức, giới thiệu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức số có đến dấu hai phép tính, có hoặc không có dấu ngoặc

Trang 9

Giúp học sinh giải các bài toán có dạng a : x = b ( với a, b là số trong phạm vi đã học) Biết sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính để tìm một thành phần chưa biết của phép nhân.

Với những nội dung trên, mặt thuận lợi là các bảng nhân chia từ 2-5 các

em đã được học từ lớp 2, về cơ bản; học sinh đã nắm các quy tắc chung để hình thành bảng nhân hay bảng chia Tuy nhiên khó khăn chủ yếu nhất là các

số kể từ bảng nhân 6 trở đi khá lớn, học sinh tiếp thu chậm hơn, khó thuộc hơn

1.2 Thực trạng dạy học các bảng nhân, bảng chia ở lớp 3

1.2.1 Thực trạng dạy học

Thuộc các bảng nhân, bảng chia là một yêu cầu quan trọng giúp cho học sinh thực hiện các phép tính trong chương trình một cách thuận lợi Thế nhưng do nhiều nguyên nhân nên việc dạy học các bảng nhân chia trong các nhà trường vẫn còn những hạn chế nhất định

-Một vài giáo viên thiếu tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy, thực hiện giờ dạy một cách máy móc, chưa thật sự phát huy sự sáng tạo, tích cực của học sinh

-Chưa thực sự quan tâm giúp đỡ các em học sinh vượt qua khó khăn mà thường chỉ ra mệnh lệnh, yêu cầu một cách võ đoán.Ví dụ: Yêu cầu học sinh phải học thuộc bảng nhân 6 hoặc bảng chia 7 Còn việc phải làm sao để học thuộc được các bảng ấy thì giáo viên không hướng dẫn

-Từ đó, học sinh có khuynh hướng học thuộc lòng các bảng nhân chia

mà không biết cấu tạo của nó nên không biết kiểm tra tính chính xác của kết quả phát biểu Điều này làm giảm khả năng tự tin, là giảm độ nhạy của học sinh khi học toán; làm cho các em giảm hứng thú trong học tập

-Với các chữ số khá lớn, nhiều học sinh cảm thấy gặp khó khăn ngay từ khi bắt đầu học thuộc lòng nó một cách máy móc Trong khi đó giáo viên chưa giúp các em nhận biết các dấu hiệu của từng bảng nhân, chia

-Vi dụ: đối với bảng nhân 9

9 x 1 = 9, 9 x 2 = 18, 9 x 3 =27, 9 x 4 = 36, 9 x 5 = 45……

Ta thấy số hàng chục tăng từ 0-1-2-3-4….9 Ngược lại số hàng đơn vị giảm từ 9-8-7-6…0

Trang 10

Những dấu hiệu này giúp cho học các em thấy được tính biến ảo, linh động của các con số và do vậy các em thấy hưng phấn, yêu thích với cón số hơn Mặt khác, đó cũng là các dấu hiệu giúp các em có thể kiểm tra tính đúng đắn khi phát biểu các kết quả Là những điểm tựa quan trọng giúp các em tự tin hơn khi học các bảng nhân, chia Ví dụ:

9 x 7 = 62 : Kết quả sai

Bởi vì dựa vào một cột mốc nào đó mà các em đã ghi nhớ ( 45 chăng hạn) thì các em sẽ tính nhanh ra được : 45, 54 63, 72 … Như vậy trong bảng nhân 9 không có số 62 Hoặc các em có thể dựa vào só cuối cùng 9 x 9 = 81

để tính ngược lại 72,63 và suy ra 9 x 7 = 63

-Tính nhân thực chất là phép tính viết gọn của phép tính cộng, do vậy khi dạy học hình thành các bảng nhân và chia, giáo viên cần giúp học sinh nắm cấu tạo của bảng Nhất là giúp các em biết cách chuyển đổi thuần thục giữa phép tính nhân và phép tính cộng; kiểm tra sự chính xác giữa phép tính nhân và chia

Ví du: Chuyển đổi giữa phép tính nhân( một tích) và phép tính cộng (tổng các số hạng bằng nhau)

- 9 x 3 = 27 vậy thì vậy thì 9 x 4 sẽ bằng kết quả 9 x 3 lấy thêm một lần

Trang 11

Từ đó Ban Giám hiệu nhà trường năng nổ, nhiệt tình, rất quan tâm đến việc xây dựng nề nếp giảng dạy, có tinh thần trách nhiệm cao trong việc thực hiện triển khai thay sách giáo khoa ở nhà trường, thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, chỉ đạo các hoạt động chuyên môn đúng quy chế, quy định Đây là một một thuận lợi cơ bản giúp cho việc trao đổi chuyên môn và cũng

là cơ hội giúp cho việc thực hiện đề tài này thuận lợi

CHƯƠNG II

CÁC BIỆN PHÁP GIÚP HÌNH THÀNH BẢNG NHÂN

VÀ BẢNG CHIA CHO HỌC SINH LỚP 3

2.1 Giúp học sinh hình thành các bảng nhân, bảng chia

Cớ sở của phép tính nhân chính là phép tính cộng Gấp một số lên một

số lần thi ta có được phép tính nhân Như vậy, Giáo viên cần giúp Học sinh thao tác nhiều lần để các em có thể hình dung một các rõ ràng mối quan hệ giữa phép tính cộng và phép tính nhân Ví dụ:

Có 3 tấm bìa, mỗi tấm có 6 chấm tròn Hỏi tổng số có bao nhiêu chấm tròn ?

Học sinh dễ dàng tính

được kết quả của phép tính là

6 + 6 + 6 = 18 Từ đó hướng dẫn giúp học sinh thấy dãy tính trên có 3 số hạng, mỗi số hạng đều bằng 6 nên có thể đặt thành phép nhân 6 x 3 = 18

Trong đó các số 6, số 8 được gọi là thừa số, số 18 được gọi là tích và dấu x gọi là dấu nhân

Cũng từ phương thức tư duy nói trên, giáo viên cần tập luyện cho học

sinh biết cách phân tích mọt phép tính nhân thành phép tính cộng (phân tích

mọt tích thành tổng các số hạng bằng nhau)

Từ ví dụ trên 6 x 3 = 18, có thể được hiểu là 6 lấy 3 lần được 18

( hoặc 6 nhân 3 bằng 18) Khi đó có thể chuyển sang phép cộng là:

6 x 3=6 + 6 +6 = 18

Trang 12

Cách tính kết quả của phép tính cộng rõ ràng là lâu hơn so với việc thuộc cửu chương nhưng đó là kết quả chính xác và hoàn toàn có thể tin tưởng được vì nó do chính bản thân học sinh tính toán ra, điều đó quan trọng

và có ý nghĩa hơn hẳn so với việc học thuộc lòng một con số nào đó

Phép chia là phép tính ngược lại của phép nhân, do vậy giữa bảng nhân

và bảng chia có mối quan hệ thành phần với nhau Giúp cho học sinh nắm thật tốt bảng nhân thì sẽ giúp các em nắm tốt bảng chia và ngược lại

2.2 Tăng cường các hoạt động thực hành, luyện tập

Học tính quan trọng là phải thực hành luyện tập nhiều Chính nhờ qua quá trình luyện tập mà học sinh thuần tục việc xử lý các con số, thoát ly được việc vừa nhẩm các bảng tính ( nhân hoặc chia ) vùa làm tính

Để củng cố kiến thức về bảng nhân và chia, giáo viên có thể ra nhiều dạng phép tính khác nhau để học sinh có thể luyện tập nhằm giúp các em nắm vững cấu tạo, nguồn gốc hình thành của phép nhân cũng như mối quan hệ giữa phép tính nhân và phép tính cộng Ví du:

- Chuyển các phép tính cộng sau đây

Trang 13

 6 x 4

9 + 9 + 9 + 9 + 9 -Tính kết qủa của các phép tính sau Giải

thích tại sao có được kết quả đó:

Các hình thức luyện tập chủ yếu có thể vận dụng như sau:

2.2.1 Hình thức 1

Học sinh làm cá nhân trên bảng lớp, tất cả học sinh khác vừa làm vào

vở vừa theo dõi Đây là phần kỹ thuật thực hành được thực hiện sau khi hình thành kiến thưc mới nhằm giúp học sinh vận dụng các kiến thực vào thực tế giải toán Do đó, phần này giáo viên cần gọi học sinh khá giỏi lên bảng làm bài tập, đề nghị các em này giải thích cách làm Sau đó tiếp tục gọi học sinh trung bình, yếu tham gia luyện tập, thực hành Ví dụ:

- Tính và ghi kết quả phép tính sau dưới dạng phép tính cộng và phép tính nhân : 9 + 9 + 9

- Viết các tổng sau dưới dạng tích(theo mẫu)

Trang 14

 Các thừa số là 5 và 4, tích là 20 :………

2.2.3 Hình thức 3

Học sinh làm bài vào bảng con đưa lên cho giáo viên xem( theo hiệu

lệnh) Giáo viên kiểm tra nhận xét, sửa chữa bài của học sinh Cho các em

xem lại bài làm của mình đối chiếu với bài đúng được giáo viên giới thiệu

Giáo viên nhắc nhở, phân tích những sai phạm của học sinh có kết quả không đúng và lưu ý theo dõi việc thực hiện của em này trong bảng con Hay gọi lên bảng ở lớp những bài kế tiếp cho đến khi hết sai phạm Trong lúc cả lớp làm bảng con giáo viên có thể gọi một, hai học sinh lên làm bảng lớp, khi làm xong giáo viên che kết qủa ở bảng phụ

2.3 Ôn luyện các bảng nhân, chia bằng nhiều hình thức

- 6 chia 6 được 1, 12 chia 6 được 2 …( số giao giữa các ô là số bị chia,

số ở hàng đầu là số chia và số ở cột ngoài cùng là thương số )…

Dựa trên kiến thức về phép tính tính nhân và mối quan hệ giữa phép tính nhân và tính cộng, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh lập các bảng nhân hoặc bảng chia 6, 7, 8, 9 bằng nhiều mô hình khác nhau để giúp học sinh nắm vững kiến thức Ngoài mô hình trong sách giáo khoa, có thể thiết lập các mô hình như trên

Trang 15

Cũng có thể cho học sinh tự tính toán để thiết lập mô hình bảng nhân, sau

đó đối chiếu lại kết quả với sách giáo khoa

Bên cạnh đó, giáo viên cũng nên vận dụng các kiểu bài tập khác nhau để khắc sâu kiến thức về bảng nhân cho học sinh Ví dụ

Bài toán trên giúp cho học sinh củng cố kiến thức cuả dạng toán “ rút

về đơn vị ” đồng thời củng cố kiến thức về phép chia, phép nhân, bảng chia

và bảng nhân

2.4 Một số lưu ý khi thực hiện phép tính và bảng nhân

Trường hợp phép tính có cả phép nhân và phép cộng thì phải thực hiện phép nhân trước rồi mới thực hiện phép cộng sau Ví dụ:

32 + 10 = 42 36 + 14 = 50

-Trường hợp một số nhân với 0 thì kết quả sẽ bằng 0

- Một số nhân với 1 sẽ bằng chính nó

-Trong phép tính nhân, vị trí của hai thừa số có thể thay đổi cho nhau

mà kết quả của phép tính vẫn không hề thay đổi

Ngày đăng: 18/09/2014, 06:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w