1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Quy trình, nghiệp vụ Thanh tra

46 1,1K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 5,17 MB

Nội dung

Thầy Bảo (Thanh tra thành phố Hồ Chí Minh biên soạn) Quy trình thanh tra: là các quy định về trình tự, thủ tục và nội dung tiến hành một cuộc thanh tra theo quy định pháp luật để xem xét, đánh giá việc thực thi pháp luật nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý.

Trang 1

BÀI GIẢNG MÔN HỌC:

QUY TRÌNH, NGHIỆP VỤ THANH TRA

NGƯỜI TRÌNH BÀY: Đ/C TRƯƠNG HOÀI BẢO

TH.S, THANH TRA VIÊN - THANH TRA TP.HỒ CHÍ MINH

Trang 2

Pháp lệnh Thanh tra năm 1990

- Nghị định 244-HĐBT ngày 30/6/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức của hệ thống Thanh tra nhà nước và biện pháp bảo đảm hoạt động thanh tra

-Thông tư số 01/TT-TT ngày 20/8/1992 của Thanh tra nhà nước quy định tại Pháp lệnh Thanh tra hướng dẫn thực hiện quyền thanh tra quy định tại Pháp lệnh Thanh tra và Nghị định 244-HĐBT ngày 30/6/1990 của Hội đồng Bộ trưởng.

Luật Thanh tra năm 2004

- Nghị định số 41/2005/NĐ-CP ngày 25/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra.

- Thông tư liên tịch số BQP ngày 23/5/2006 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng về quan

03/2006/TTLT-KSNDTC-TTrCP-BCA-hệ phối hợp trong việc phát hiện điều tra, xử lý các vụ có dấu hiệu tội phạm do cơ quan thanh tra kiến nghị khởi tố.

Trang 3

- Quyết định số 1860/2007/QĐ-TTCP ngày 6/9/2007 của Thanh tra Chính phủ về ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ thanh tra.

- Quyết định 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Thanh tra Chính phủ về mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo

- Quyết định số 2861/2008/QĐ-TTCP ngày 22/12/2008 của Thanh tra Chính phủ về Ban hành Quy chế giám sát, kiểm tra hoạt động Đoàn thanh tra

- Thông tư số 1680/2009/TT-TTCP ngày 17/7/2009 của Thanh tra Chính phủ quy định danh mục vị trí công tác thanh tra của cán bộ, công chức trong các cơ quan thanh tra nhà nước phải định kỳ chuyển đổi.

- Thông tư 02/2010/TT-TTCP ngày 02/3/2010 của Thanh tra Chính phủ về quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra.

Trang 4

Luật Thanh tra năm 2010

- Nghị định số 86/2011//NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thanh tra năm 2010

- Nghị định 97/2011/NĐ-CP ngày 21/10/2011 của Chính phủ quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra.

- Nghị định 07/2012/NĐ-CP ngày 09/2/2012 quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành

và hoạt động thanh tra chuyên ngành

Trang 6

PHẦN I QUY TRÌNH THANH TRA

Chương I Những vấn đề chung về Quy

tra

II

Những yêu cầu của Quy trình thanh

Trang 7

I Khái niệm và đặc điểm của Quy trình thanh tra:

1 Khái niệm Quy trình thanh tra

* Khái niệm thanh tra:

• Theo Từ điển Tiếng Việt thì “thanh tra” được hiểu là

“Kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương,

cơ quan, xí nghiệp”; theo Từ điển Hán Việt thì “thanh tra” được hiểu là “Xét rõ, điều tra để xác minh và xử lý”

• Như vậy, thuật ngữ “Thanh tra” hiểu một cách chung nhất là việc xem xét tại chỗ các hoạt động của đối tượng thanh tra nhằm xác minh và xử lý đối với những vi phạm của đối tượng này để phục vụ cho công tác quản lý.

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUY TRÌNH THANH

TRA

Trang 8

* Quy trình: quy định về trình tự, thủ tục và nội

dung, thứ tự các bước được tiến hành trong quá trình thực thi công việc đã được quy định sẵn.

=> Quy trình thanh tra: là các quy định về trình tự,

thủ tục và nội dung tiến hành một cuộc thanh tra theo quy định pháp luật để xem xét, đánh giá việc thực thi pháp luật nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý.

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUY TRÌNH

THANH TRA

8

Trang 9

2 Về đặc điểm của Quy trình thanh tra

đo, chuẩn

quá trình tiến hành thanh tra.

Thứ ba, Quy

trình thanh tra là công

cụ của quản lý.

Trang 10

II Những yêu cầu của Quy trình thanh tra

Thứ hai, hướng dẫn hoạt động thanh tra thống nhất.

Thứ ba, đảm bảo dễ hiểu,

dễ sử dụng cho quá trình triển khai thực hiện.

Thứ ba, đảm bảo dễ hiểu,

dễ sử dụng cho quá trình triển khai thực hiện.

Trang 11

Tiến hành thanh tra

Chương II Quy trình thanh tra

III

Chuẩn

bị các điều kiện cần thiết

IV Tổ chức thực hiện thanh tra

IV Tổ chức thực hiện thanh tra

V

Kết thúc than

h tra

V

Kết thúc than

h tra

VI Công tác sau than

h tra

VI Công tác sau than

h tra

Chuẩn bị thanh tra Kết thúc thanh tra

Trang 12

• Theo quy định Luật thanh tra năm 2010 thì có 03

loại hình thanh tra: thanh tra theo chương

trình - kế hoạch, thanh tra thường xuyên và thanh tra đột xuất Tuy nhiên, trên thực tế

không phải lúc nào ta cũng xác định cuộc thanh tra dựa trên 03 loại hình trên, mà khi tiến hành thanh tra điều quan trọng là cần phải xác định các vấn đề cần thanh tra, mỗi một ngành, lĩnh vực đều có những vấn đề cần thanh tra khác nhau.

12

Trang 13

I Xác định các vấn đề cần thanh tra

• Điều 3 Thông tư số 02/2010/TT-TTCP ngày 02/3/2010 của Thanh tra Chính phủ quy định về phải khảo sát, nắm tình hình trước khi quyết định thanh tra, cụ thể:

• Trước khi ra quyết định thanh tra, trong trường

hợp cần thiết, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà

nước, thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước căn

cứ vào yêu cầu của cuộc thanh tra để quyết định

việc khảo sát, nắm tình hình đối với cơ quan,

tổ chức, cá nhân được thanh tra Người được

giao khảo sát, nắm tình hình có trách nhiệm tổng hợp, phân tích, đánh giá các thông tin thu nhận được, lập báo cáo gửi người giao nhiệm vụ khảo sát, nắm tình hình

Trang 14

Báo cáo khảo sát gồm các nội dung sau:

• - Khái quát chung về mô hình tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra;

• - Kết quả khảo sát, nắm tình hình theo từng nội dung : quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động của đối tượng thanh tra; các thông tin liên quan đến tình hình hoạt động, việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra của các cơ quan chức năng và hoạt động tự kiểm tra, kiểm soát của đối tượng thanh tra; các thông tin liên quan đến các mối quan hệ chủ yếu gắn với tổ chức, hoạt động của đối tượng thanh tra và các thông tin liên quan đến những nội dung dự kiến thanh tra;

• - Nhận định những vấn đề nổi cộm, có dấu hiệu sai phạm,

đề xuất những nội dung cần thanh tra và cách thức tổ chức thực hiện

14

Trang 15

• Thời gian khảo sát, nắm tình hình do thủ trưởng

cơ quan quản lý nhà nước, thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước quyết định nhưng không quá

15 ngày làm việc kể từ ngày giao nhiệm vụ khảo sát, nắm tình hình.

• Việc khảo sát nắm tình hình giúp cho chúng ta hình dung một cách khái quát các nội dung trọng tâm, quan trọng cần phải làm rõ trong quá trình tiến hành thanh tra, sẽ tạo thuận lợi hơn trong việc thu thập hồ sơ, tài liệu, kiểm tra, xác minh…

Trang 16

a/ Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm trong việc tiếp công dân

b/ Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo

b/ Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo

c) Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm trong việc tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo

c) Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm trong việc tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo

d/ Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện quản lý nhà nước

về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo

d/ Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện quản lý nhà nước

về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo

Trang 17

b Việc công khai, minh bạch trong hoạt động mua sắm công, xây dựng cơ bản, tài chính- ngân sách, quản lý, sử dụng các khoản hỗ trợ, viện trợ, huy động; quản lý đất đai, tài sản công, công tác tổ chức- cán bộ, việc thực hiện quy định về trách nhiệm cung cấp thông tin

c Việc cải cách thủ tục hành chính, đổi mới công nghệ quản lý;

d Việc xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn; việc cán bộ, công chức, viên chức nộp lại quà tặng theo Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

e Việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, quy tắc đạo đức nghề

Trang 18

h Việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách theo Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

k Việc người đứng đầu định kỳ kiểm điểm trách nhiệm trong việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng; việc xem xét, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng;

l Việc thực hiện các kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm toán.

m Việc xử lý tin báo, giải quyết tố cáo về dấu hiệu tham nhũng trong nội bộ; tho chức năng quản lý Nhà nước

n Các quy định khác của pháp luật về phòng, chống tham nhũng

Trang 20

II Lập kế hoạch thanh tra

• Kế hoạch tiến hành cuộc thanh tra là thể hiện phương án để Đoàn triển khai lực lượng thực hiện quyết định Trưởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm

dự thảo và hoàn chỉnh kế hoạch thanh tra trình người ra quyết định thanh tra phê duyệt.

• Kế hoạch phải cụ thể hoá mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc thanh tra; xác định rõ đối tượng, những trọng tâm và trọng điểm, bố trí lực lượng tiến hành và phương pháp tiến hành; chế độ báo cáo; thời hạn kết thúc cuộc thanh tra; những yêu cầu chuẩn bị về kinh phí, phương tiện vật chất cho cuộc thanh tra.

20

Trang 21

• Sau khi được phê duyệt, kế hoạch tiến hành cuộc thanh tra phải được quán triệt cho mọi thành viên trong Đoàn thanh tra và được triển khai thực hiện

Trang 22

III Chuẩn bị các điều kiện cần thiết

• + Phải bảo đảm kinh phí, phương tiện đi lại, ăn ở cho các thành viên Đoàn thanh tra nhằm tạo những điều kiện cho Đoàn thanh tra có thể hoạt động một cách độc lập.

• + Cố gắng tạo điều kiện tối đa về phương tiện kỹ thuật, cơ sở vật chất phục vụ tốt cho việc thu thập thông tin, chứng cứ, xử lý thông tin nhanh nhạy, chính xác, có độ tin cậy cao tạo điều kiện để Thanh tra viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

• Việc xây dựng kế hoạch về lực lượng và các điều kiện kinh phí, phương tiện vật chất, kỹ thuật cho Đoàn thanh tra phải tiết kiệm, nhưng phải bảo đảm điều kiện tối thiểu cho Đoàn thanh tra hoàn thành nhiệm vụ.

22

Trang 23

a) Công bố quyết định thanh tra

b) Thực hiện các nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra

c) Tổ chức nghe ý kiến phản ảnh của quần chúng và của công luận báo chí

d) Thu thập thông tin từ các cơ quan, đơn vị hữu quan, các cơ quan đã tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát

e) Nghe ý kiến của cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp

f) Tổ chức đối thoại, chất vấn g) Xử lý các hành vi chống đối h) Xử lý tốt các mối quan hệ k) Lập biên bản, hoàn chỉnh hồ sơ từng phần của cuộc thanh tra

Trang 24

V Kết thúc thanh tra

• Những căn cứ để kết thúc cuộc thanh tra

• - Đối chiếu với mục đích, yêu cầu cuộc thanh tra.

• - Đối chiếu nội dung Kế hoạch thanh tra và kết quả Đoàn thanh tra triển khai thực hiện.

• - Đối chiếu các thủ tục Đoàn thanh tra đã thực hiện trong quá trình thẩm tra, xác minh.

• - Sự đòi hỏi bức xúc kết luận sớm nhằm phục vụ kịp thời yêu cầu công tác quản lý, yêu cầu công luận ở thời điểm có các sự kiện chính trị - xã hội quan trọng (kỳ họp HĐND, họp Quốc hội, Đại hội Đảng ).

24

Trang 25

• Kết thúc cuộc thanh tra được chia làm hai giai đoạn và phải tuân thủ một số yêu cầu cụ thể sau:

a) Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra

• Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày kết thúc việc thanh tra tại cơ quan, đơn vị được thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra gửi người ra quyết định thanh tra

• Báo cáo kết quả thanh tra có các nội dung sau đây:

• - Kết luận cụ thể về từng nội dung đã tiến hành thanh tra;

• - Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm;

• - Ý kiến khác nhau giữa thành viên Đoàn thanh tra với Trưởng Đoàn thanh tra về nội dung báo cáo kết quả thanh tra (nếu có); Trưởng Đoàn thanh tra phải chịu trách nhiệm

về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung kết quả thanh tra

• - Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng; kiến nghị biện pháp xử lý

Trang 26

• b) Xây dựng và công bố kết luận thanh tra

• * Xây dựng kết luận thanh tra

• Sau khi nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm xem xét nội dung báo cáo, xây dựng, ký và ban hành kết luận thanh tra

• Trong quá trình ra kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có quyền yêu cầu Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra báo cáo, yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình để làm rõ thêm những vấn đề cần thiết phục vụ cho việc ra kết luận thanh tra

• Trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra giao cho Đoàn thanh tra tiến hành thanh tra, làm rõ thêm một

số nội dung theo yêu cầu Kết quả thanh tra bổ sung phải được báo cáo bằng văn bản, làm cơ sở cho việc ra văn bản kết luận thanh tra

26

Trang 27

• Trước khi có kết luận chính thức, nếu xét thấy cần thiết thì người ra kết luận thanh tra có thể gửi dự thảo kết luận thanh tra cho đối tượng thanh tra Đối tượng thanh tra có quyền giải trình về những vấn đề chưa nhất trí với nội dung của dự thảo kết luận thanh tra Việc giải trình của đối tượng thanh tra phải thực hiện bằng văn bản và có các chứng cứ để chứng minh cho ý kiến giải trình của mình.

• Căn cứ vào báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra, sau khi xem xét giải trình của đối tượng thanh tra, người ra quyết định thanh tra ra văn bản kết luận thanh tra

• Nội dung của văn bản kết luận thanh tra theo Khoản 2, Điều 50, Luật Thanh tra năm 2010: đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra; kết luận về nội dung thanh tra; xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân

có hành vi vi phạm pháp luật; biện pháp xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị biện pháp xử lý

Trang 28

• Để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kết luận thanh tra phải nêu rõ được đúng - sai cả về tính chất, mức độ và tác hại; nêu rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan; quy rõ trách nhiệm tập thể và cá nhân; trách nhiệm của cấp trên và của cấp dưới); kiến nghị các giải pháp sửa chữa (của đối tượng và của cấp trên); kiến nghị hoặc quyết định các hình thức xử lý kinh tế, hành chính và hình sự (nếu có).

• Kết luận thanh tra phải có sức thuyết phục cao, biểu hiện ở tính đúng đắn, khách quan trong kết luận và giá trị thiết thực về kinh tế - xã hội bao gồm ngăn chặn, phòng ngừa sai phạm, xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật để góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước

28

Ngày đăng: 15/09/2014, 15:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w