1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử Dụng Mô Hình CAMELS Phân Tích, Đánh Giá Hoạt Động Của Ngân Hàng MaritimeBank

24 2,1K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 530 KB

Nội dung

Ngày 12/07/1991, Maritime Bank chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại Thành phố Cảng Hải Phòng, ngay sau khi Pháp lệnh vềNgân hàng Thương mại, Hợp tác xã Tín dụng và Công ty Tài

Trang 1

Bài Thảo LuậnMôn : Quản Trị Ngân Hàng

Chủ Đề :

Sử Dụng Mô Hình CAMELS Phân Tích, Đánh Giá Hoạt Động Của Ngân Hàng MaritimeBank

Trang 2

Lời Mở Đầu 3

1 Đánh giá khả năng tự cân đối vốn – C ( Capital adequacy ) 4

1.1 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ( CAR ) 4

1.2 Tỷ số tự tài trợ : 6

1.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động : 7

2 Đánh giá chất lượng tài sản – A ( Asset quality ) 8

2.1 Tăng trưởng tổng tài sản 10

2.2 Tăng trưởng dư nợ 11

2.3 Phân loại nợ 13

3 Đánh giá khả năng quản trị - M ( Management competence ) 15

4 Đánh giá khả năng sinh lời - E ( Earnings strength ) 16

4.1 Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ( ROE ) 17

4.2 Lợi nhuận trên tổng tài sản ( ROA ) 19

4.3 Tỷ lệ thu nhập lãi thuần 19

4.4 Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi ròng 20

4.5 Tỷ lệ thu nhập hoạt động thuần 20

5 Đánh giá khả năng thanh khoản – L ( Liquidity risk exposure ) 20

6 Đánh giá độ nhạy với lãi suất – S ( Sensitivity ) 22

Trang 3

Lời Mở Đầu

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) chính thức thànhlập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàngNhà nước Việt Nam Ngày 12/07/1991, Maritime Bank chính thức khai trương

và đi vào hoạt động tại Thành phố Cảng Hải Phòng, ngay sau khi Pháp lệnh vềNgân hàng Thương mại, Hợp tác xã Tín dụng và Công ty Tài chính có hiệu lực.Khi đó, những cuộc tranh luận về mô hình ngân hàng cổ phần còn chưa ngã ngũ

và Maritime Bank đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phầnđầu tiên tại Việt Nam Đó là kết quả có được từ sức mạnh tập thể và ý thức đổimới của các cổ đông sáng lập: Cục Hàng Hải Việt Nam, Tổng Công ty Bưuchính Viễn thông Việt Nam, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam…Đến nay,Maritime Bank đã trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mạnh,bền vững và tạo được niềm tin đối với khách hàng Vốn điều lệ của MaritimeBank là 8.000 tỷ VNĐ và tổng tài sản đạt hơn 110.000 tỷ VNĐ Mạng lưới hoạtđộng không ngừng được mở rộng từ 16 điểm giao dịch năm 2005, hiện nay đãlên đến gần 230 điểm giao dịch trên toàn quốc

Cùng với quyết định thay đổi toàn diện, từ định hướng kinh doanh, hìnhảnh thương hiệu, thiết kế không gian giao dịch tới phương thức tiếp cận kháchhàng… đến nay, Maritime Bank đang được nhận định là một Ngân hàng có sắcdiện mới mẻ, đường hướng hoạt động táo bạo và mô hình giao dịch chuyênnghiệp, hiện đại nhất Việt Nam

Với 1 số thành viên trong nhóm là khách hàng thường xuyên củaMaritimeBank, nhận thấy những tiện ích khác biệt mà ngân hàng mang lại chokhách hàng so với những ngân hàng khác nên nhóm đã quyết định chọnMaritimeBank là ngân hàng đại diện cho nhóm và sử dụng những kiến thức họcđược để phân tích đánh giá hoạt động của MaritimeBank 1 cách toàn diện vàkhách quan

Trang 4

1 Đánh giá khả năng tự cân đối vốn – C ( Capital adequacy )

Đối với ngân hàng, vốn tự có có vai trò vô cùng quan trọng, chẳng những

nó đảm bảo an toàn vốn, tạo cơ sở cho huy động vốn, tạo cơ sở để ngân hàng thực hiện cho vay, đầu tư, kinh doanh, qua đó giúp cho ngân hàng phát triển các hoạt động, mở rộng đối tượng khách hàng Vốn tự có còn giúp cho ngân hàng tựchủ hơn, sử dụng để mua sắm tài sản cố định, qua đó nâng cao chất lượng dịch

vụ, để phát triển bền vững, hoạt động ổn định Ngoài ra, vốn tự có cũng xác định

vị thế của ngân hàng Với những ý nghĩa quan trọng đó, nhóm xin phân tích kĩ, trọng tâm những chỉ tiêu khi xem xét vốn tự có của MaritimeBank Bao gồm 3 chỉ tiêu chính, cơ bản:

1.1 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ( CAR )

CAR = [(Vốn cấp I + Vốn cấp II) / (Tài sản đã điều chỉnh rủi ro)] * 100%

Trong đó : (theo quyết định 457/2005/QĐ-NHNN)

+Vốn tự có của tổ chức tín dụng bao gồm vốn cấp 1 và vốn cấp 2 Vốn

cấp 1 bao gồm vốn điều lệ và các quỹ dự trữ, vốn cấp 2 là các nguồn vốn tự bổ sung hoặc có nguồn gốc từ bên ngoài của tổ chức tín dụng).

+Tài sản đã điều chỉnh rủi ro là tổng tài sản “Có” nội bảng (bao gồm,

ngoài những mục khác, tiền mặt, vàng, tiền gửi, các khoản cho vay và các khoản phải đòi) và tài sản “Có” ngoại bảng (bao gồm, ngoài các mục khác, cam kết bảo lãnh, cho vay, thư tín dụng và chấp nhận thanh toán) được điều chỉnh theo

Trang 5

Theo Thông tư 13/2010/NHNN thì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu mà NHNNđưa ra là 9% và ngân hàng đã đạt yêu cầu duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong

cả 2 năm 2010 và 2011

(Theo thông tư 13/2010/NHNN

Điều 4 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

1 Tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ

lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro của

tổ chức tín dụng (tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ).

2 Tổ chức tín dụng phải thực hiện Báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của pháp luật, ngoài việc duy trì tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ quy định tại Khoản 1 Điều này, phải đồng thời duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% trên

cơ sở hợp nhất vốn, tài sản của tổ chức tín dụng và công ty trực thuộc (tỷ lệ

an toàn vốn hợp nhất).

- Năm 2011, hệ số CAR theo tiêu chuẩn VAS đạt 10,58% Với hệ số CARnhư trên giúp Maritimebank có thể đảm bảo được việc hỗ trợ thanh toán củakhoản nợ đến hạn, cũng như hỗ trợ thêm cho các hoạt động kinh doanh củaNgân hàng

- Hệ số CAR có tăng từ 9.19% (năm 2010) lên tới 10,58%( năm 2011) đó

là do hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng được mở rộng với các danhmục đầu tư với nhiều loại hình dịch vụ đa dạng Chính vì lý do trên mà vốn tự

có đóng vai trò quan trọng đối với ngân hàng

Trang 6

và năm 2010: 5.000 tỷ đồng) và quỹ dự trữ tăng mạnh Bên cạnh đó,  năm 2011với khoản lợi nhuận trước thuế đạt 1.036 tỷ đồng, giảm 31,7% so với năm trước.Lợi nhuận sau thuế là 797 tỷ đồng, giảm 31% so với năm 2010.Kết quả lợinhuận trong năm đạt ở mức cao khiến cho lỗ lũy kế của ngân hàng giảm xuống.

Bảng so sánh tỷ số tự tài trợ năm 2011 với các ngân hàng

Trang 7

Qua bảng biểu trên ta thấy tỷ số tự tài trợ của là 8.035% cao so với các ngân hàng còn lại, chứng tỏ khả năng đảm bảo về mặt tài chính của MSB tương đối tốt.

1.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động :

31/12/2011 Triệu đồng 31/12/2010 Triệu đồng

Doanh nghiệp nhà nước 20.173.785 13.139.709

DN ngoài nhà nước và các

Doanh nghiệp có vốn đầu

Tiềm gửi của các đối tượng

đó nhằm thu hút thêm nguồn vốn từ phía khách hàng

Trang 8

Nguồn vốn huy

động

2 Đánh giá chất lượng tài sản – A ( Asset quality )

Nội dung hoạt động chủ yếu của một ngân hàng thể hiện ở phía tài sản cóthể hiện trên tiêu tổng hợp nói bảng cân đối kế toán của nó Quy mô, cơ cấu vàchất lượng tài sản có quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng Chấtlượng tài sản có là chỉ lên chất lượng quản lý, khả năng thanh toán, khả năngsinh lời và triển vọng bền vững của một ngân hàng Phần lớn rủi ro trong hoạtđộng ngân hàng đều tập trung ở phía tài sản của nó, nên cùng với việc đảm bảo

có đủ vốn thì vấn đề nâng cao chất lượng tài sản có là yếu tố quan trọng đảmbảo cho ngân hàng hoạt động an toàn

Tài sản có của ngân hàng bao gồm các tài sản sinh lời và tài sản không sinhlời, trong đó tài sản sinh lời luôn chiếm phần chủ yếu Tài sản có sinh lời lànhững tài sản đem lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng đồng thời cũng lànhững tài sản chứa đựng nhiều rủi ro Những tài sản này bao gồm các khoản chovay, cho thuê tài chính, các khoản đầu tư vào chứng khoán, góp vốn liên doanh,liên kết trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là các khoản cho vay Nói đến chấtlượng tài sản là nói đến chất lượng tài sản có sinh lời, mà trước hết được phảnánh ở chất lượng của hoạt động tín dụng Thông thường, chất lượng tín dụng củangân hàng được đánh giá qua các chỉ số: Tỷ lệ giữa nợ quá hạn so với tổng dưnợ; tỷ lệ giữa tổn thất nợ ròng so với tổng dư nợ; tỷ lệ giữa dự phòng phải thukhó đòi so với tổng số nợ tổn thất ròng và so với tổng dư nợ Tỷ lệ và tính chất

Trang 9

nợ quá hạn, nợ khê đọng, mức độ tổn thất trong cho vay cũng như mức trích lập

dự phòng về tổn thất cho vay là chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng tíndụng Một ngân hàng có mức độ tín dụng xấu, tỷ lệ nợ khê đọng cao sẽ gây ranhững tổn thất về tài sản, giảm khả năng sinh lời, trong khi mức dự phòng tríchlập không đủ sẽ dẫn đến giảm sút vốn tự có và cuối cùng sẽ mất khả năng thanhtoán

Bên cạnh chất lượng hoạt động tín dụng, chất lượng tài sản của ngân hàngcòn thể hiện ở các tài sản có khác như danh mục đầu tư chứng khoán, tài sảnbằng ngoại tệ, vàng bạc, đá quý Chất lượng những tài sản này thường thể hiện ở

cơ cấu và trạng thái ngoại hối, chất lượng và trạng thái của danh mục đầu tư.Những khoản mục này cũng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh lời và tínhthanh khoản của một ngân hàng Do đó, để đánh giá chất lượng tài sản và mức

độ hoạt động của ngân hàng một cách đầy đủ và chính xác, một mặt phải xemxét toàn diện cơ cấu, tính chất tài sản mà ngân hàng đang nắm giữ, mặt khácphải nghiên cứu mối tương quan giữa cơ cấu tài sản có và tài sản nợ Mối tươngquan này giúp đánh giá tính tối ưu trong cơ cấu tài sản, khả năng phản ứng củangân hàng trước những biến động của thị trường, khả năng đứng vững trướcnhững hiện tượng bất thường của môi trường kinh doanh và đáp ứng yêu cầu rúttiền của công chúng

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, chất lượng tài sản củangân hàng còn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố bên ngoài như biến độngchính trị, sự thay đổi các chính sách và luật pháp của nước ngoài, sự biến độngcủa các đồng tiền quốc gia Khi đánh giá chất lượng tài sản của ngân hàng trongtrường hợp này, cần tính đến tình hình sử dụng tài sản ở nước ngoài, mối tươngquan giữa tài sản của nước ngoài và tài sản bằng ngoại tệ trong tổng tài sản ngânhàng

2.1 Tăng trưởng tổng tài sản

Tổng tài sản của Ngân hàng Maritime Bank trong 2 năm 2010 và 2011 lầnlượt là 115.336.083 và 114.374.998 triệu đồng Năm 2011 giảm 961.085 triệuđồng so với năm 2010 Tổng tài sản giẩm là do nhiều yếu tố như : Năm 2011 là

Trang 10

một năm khó khăn đối với nền kinh tế cả thế giới lẫn Việt Nam, tiền vàng gửi vàcho vay các TCTD khác giảm, chứng khoán kinh doanh giảm, tài sản có khácgiảm Việc giảm này không đáng lo ngại, tuy đây đều là các tài sản có tính sinhlời

nhưng tính sinh lời không cao Tuy tổng tài sản trong năm 2011 giảm so vớinăm 2010 nhưng một số tài sản có tính sinh lời cao trong năm 2011 như : chovay khách hàng, chứng khoán đầu tư, góp vốn, đầu tư dài hạn đều tăng tươngđối mạnh trong năm 2011

Tiền mặt, vàng bạc, đá quý năm 2011 tăng 308.682 triệu đồng so với 2010( từ 912.185 lên 1.220.867 triệu đồng) Tiền gửi tại NHNN Việt Nam năm 2011tăng 510.637 triệu đồng so với 2010 (từ 964.132 lên 453.495 triệu đồng) Tiềngửi tại các TCTD khác năm 2011 giảm 1.898.322 triệu đồng (từ 30.375.903xuống 28.477.581 triệu đồng) Những tài sản trên hay còn gọi là ngân quỹ củaNgân hàng – những tài sản này có khả năng thanh khoản cao nhưng tính sinh lờithấp Tiền mặt tại quỹ của Ngân hàng Maritime Bank năm 2011 tăng khá cao sovới năm 2010 điều này có thể đáp ứng cho nhu cầu thanh khoản của ngân hàng.Tuy nhiên nếu mức tăng quá cao thì sẽ lại là dấu hiệu không tốt bởi như vậyngân hàng sẽ bị dư thừa ngân quỹ gây lãng phí Trong mấy năm trở lại đây, tìnhhình kinh tế bất ổn và trong lĩnh vực ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn Dovậy Ngân hàng cần xác định được mức ngân quỹ hợp lý để vừa có thể đảm bảokhả năng thanh toán mà không gây lãng phí, ứ đọng vốn…

Trang 11

Chứng khoán kinh doanh : Đầu tư chứng khoán kinh doanh của MaritimeBank vào ngày 31/12/2011 là 89.186 tỷ đồng giảm 3.639 tỷ đồng so với 92.825

tỷ đồng năm 2010

Đầu tư chứng khoán cuối năm đạt 34.212 tỷ đồng, tăng 5.619 tỷ đồngtuowg đương với mức tăng 20% so với năm 2010 Đầu tư chứng khoán bao gồm34.123 tỷ đồng là chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán và 89 tỷ đồng chứngkhoán kinh doanh Danh mục đầu tư chứng khoán của Maritime Bank chủ yếu làchứng khoán nợ giá trị 34.053 tỷ đồng chiếm 99,5% tổng danh mục Trong tổng

số chứng khoán nợ, trái phiếu Chính phủ và Trái phiếu do các tổ chức khác pháthành chiếm chủ yếu là 62% thê hiện tính an oàn cao trong danh mục đầu tư.Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán tăng làm khả năng thanh khoản tăng nhưngkhả năng sinh lời trung bình và chúng chỉ cung ứng nguồn thanh khoản bổ sungcho ngân hàng Ngân hàng trong năm 2011 đã chi nhiều hơn vào chứng khoánđầu tư đồng thời cũng tăng Dự phòng giảm giá chứng khoán từ đầu tư 28.211năm 2010 lên 35.629 triệu đồng năm 2011 Việc tăng dự phòng này là do ngânhàng đã chi mạnh vào đầu tư chứng khoán sẵn sàng để bán

2.2 Tăng trưởng dư nợ

Cuối năm 2011, tổng dư nợ của Maritime Bank đạt 37.753 tỷ đồng tăng18,6% so với mức 31.830 tỷ đồng cuối năm 2010 Mức tăng trưởng tín dụngthấp là do trong năm 2011, thực hiện chủ trương của Chính phủ là duy trì tỷ lệtăng trưởng thấp của toàn ngành ngân hàng, Maritime Bank đã giảm tỷ lệ tăngtrưởng cho vay từ 32% năm 2010 xuống còn dưới 20% năm 2011 Cho vaykhách hàng là hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng giúp ngânhàng có thể mở rộng tài sản của mình, tăng thêm sức mạnh cạnh tranh cho ngânhàng Tuy nhiên nếu mức cho vay quá cao cũng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro như khảnăng thu hồi lại vốn kém, khách hàng trì chệ trong việc trả nợ ngân hàng, khiếnngân hàng cũng có thể gặp rủi ro thanh khoản Việc cho vay khách hàng trongnăm 2011 tăng là do trong năm 2011 Maritime Bank đã có những chính sáchphù hợp và nhạy bén đó là định hướng cho vay vào đối tượng khách hàng vừa

Trang 12

và nhỏ hoạt động trong các lĩnh vực như khai khoáng, thủy hải sản, phân bón,hóa chất, dược phẩm, thương mại, hàng tiêu dùng… Bên cạnh việc cho vayNgân hàng cũng rất chú trọng vào việc giám sát nợ vay giúp Maritime Bank đạtđược tốc độ tăng trưởng, cơ cấu tín dụng theo hướng nâng cao, hiệu quả, an toàn

và bền vững

Trang 13

2.3 Phân loại nợ

Bảng phân tích nợ theo thời gian :

31/12/2011Triệu đồng

31/12/2010Triệu đồng

Qua bảng trên ta thấy :

Tỷ lệ nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ (khoảng 57% năm

2011 và 61% năm 2010) Đặc biệt là trong năm 2011 cả loại nợ đều tăng so vớinăm 2010, sự tăng này là do trong năm 2011 ngân hàng đã có nhữn chính sáchcho vay đối với các khách hàng vừa và nhỏ và trong các lĩnh vực như sản xuấthàng tiêu dùng, phân bón, khai khoáng…

Bảng phân loại nợ theo lĩnh vực ngành nghề :

31/12/2011Triệu đồng

Triệu đồng

%

Sản xuất và phân phối điện và khí đốt 885.275 2% 405.107 1%

Thương nghiệp, sửa chữa xe có động 7.536.879 20% 7.290.487 23%

Trang 14

cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và

- Qua bảng phân loại nợ theo lĩnh vực ngành nghề ta thấy trong năm 2011Ngân hàng đã chuyển hướng sang các lĩnh vực khác nhau như : Các hoạt độngliên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn, vận tải kho bãi thông tin liênlạc, công nghiệp chế biến… và giảm cho vay vào một số lĩnh vực trong đó nhiềunhất là lĩnh vực xây dựng đặc biệt là cho vay bất động sản

- Để tránh khả năng mất vốn xảy ra, ngân hàng đã thực hiện biện pháp tríchlập dự phòng rủi ro tương ứng với từng nhóm nợ như sau:

Trang 15

3 Nợ dưới tiêu chuẩn 20%

- Công tác quản lý chất lượng tín dụng và công tác xử lý nợ xấu tiếp tụcđược ngân hàng phát huy và chú trọng, toàn hệ thống đã nỗ lực vừa kiểm soátkhông để phát sinh nợ xấu, vừa giảm nợ xấu hiện hữu

- Danh mục tín dụng được rà soát thường xuyên để phát hiện kịp thời cáckhách hàng có biểu hiện yếu kém về tài chính và có tình hình đột biến có nguy

cơ không trả được nợ để chuyển xuống nhóm nợ xấu và đồng thời lên ngay kếhoạch, biện pháp xử lý

3 Đánh giá khả năng quản trị - M ( Management competence )

Nhóm đánh giá cao chất lượng ban giám đốc và khả năng quản trị củaMaritimeBank vì những lí do sau :

Ngày đăng: 15/09/2014, 13:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng so sánh tỷ số tự tài trợ năm 2011 với các ngân hàng - Sử Dụng Mô Hình CAMELS Phân Tích, Đánh Giá Hoạt Động Của Ngân Hàng MaritimeBank
Bảng so sánh tỷ số tự tài trợ năm 2011 với các ngân hàng (Trang 5)
Bảng phân tích nợ theo thời gian : - Sử Dụng Mô Hình CAMELS Phân Tích, Đánh Giá Hoạt Động Của Ngân Hàng MaritimeBank
Bảng ph ân tích nợ theo thời gian : (Trang 11)
Bảng phân loại nợ theo lĩnh vực ngành nghề : - Sử Dụng Mô Hình CAMELS Phân Tích, Đánh Giá Hoạt Động Của Ngân Hàng MaritimeBank
Bảng ph ân loại nợ theo lĩnh vực ngành nghề : (Trang 12)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w