1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nâng cao hiệu quả kinh doanh tại trung tâm thương mại intimex

90 537 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 497 KB

Nội dung

Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh, với những kiến thức tiếp thu được sau thờigian học tập tại trường, kết hợp với những ngh

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Những kết quảcác số liệu trong luận văn này đều do bản thân trực tiếp thu thập và nghiêncứu với một thái độ hoàn toàn khách quan, trung thực, các tài liệu trích dẫncủa tác giả đều được liệt kê đầy đủ Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhàtrường về sự cam đoan này

Học viên

Nguyễn Tuyết Mai

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN trang 1 MỤC LỤC trang 2 PHẦN MỞ ĐẦU trang 6 CHƯƠNG I: TỔNG LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH trang 9

I Hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp trang 9

1 Khái niệm và bản chất trang 9

1.1 Khái niệm trang 9 1.2 Bản chất trang 11

2 Phân loại hiệu quả kinh doanh………trang 12

2.1 Hiệu quả cá biệt và hiệu quả kinh tế quốc dân………trang 12 2.2 Hiệu quả KD tổng hợp và hiệu quả KD bộ phận……… trang 13 2.3 Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và dài hạn trang 14

3 Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh trang 14

3.1 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động trang 15 3.2 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định trang 15 3.3 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động trang 16 3.4 Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp trang 16 3.5 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội trang 17

II Những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh trang 17

1 Những nhân tố khách quan trang 18

1.1 Thị trường trang 18 1.2 Chính trị pháp luật trang 21 1.3.Tập quán dân cư và mức thu nhập bình quân trang 21 1.4 Mối quan hệ và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường trang 22

2 Những nhân tố chủ quan trang 23

Trang 3

2.1 Năng lực tài chính trang 23 2.2 Trình độ năng lực quản lý và lượng lao động trang 24 2.3 Mạng lưới tiêu thụ trang 26 2.4 Nghệ thuật kinh doanh và xử lý thông tin trang 26

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI INTIMEX trang 28

I Những cơ sở lý luận về siêu thị trang 28

1 Khái niệm trang 28

2 Đặc điểm của siêu thị trang 29

3 Phân loại siêu thị trang 30

3.1 Phân loại theo phương thức kinh doanh trang 30 3.1.1 Siêu thị bán buôn .trang 30 3.1.2 Siêu thị bán lẻ trang 313.2 Phân loại theo hàng hoá kinh doanh trang 32 3.2.1 Siêu thị tổng hợp trang 32 3.2.2 Siêu thị chuyên doanh trang 323.3 Phân loại theo quy mô siêu thị trang 32 3.3.1 Siêu thị hạng I trang 32 3.3.2 Siêu thị hạng II trang 33 3.3.3 Siêu thị hàng III trang 34

4 Vai trò của siêu thị trong hệ thống bán lẻ trang 35

5 Mối quan hệ siêu thị với các loại hình bán lẻ khác trang 37

5.1 Siêu thị với các loại hình bán lẻ hỗ trợ trang 37 5.2 Siêu thị với các loại hình bán lẻ cạnh tranh trực tiếp trang 37

II Tổng quan về TTTM Intimex trang 38

Trang 4

1 Quá trình hình thành và phát triển trang 38

2 Chức năng, nhiệm vụ của TTTM Intimex trang 40

3 Tổ chức bộ máy quản lý, chức năng nhiệm vụ

của mỗi bộ phận, mối quan hệ công tác trang 41

4 Đặc điểm về các nguồn lực trang 43

4.1 Đặc điểm về vốn và nguồn vốn trang 43 4.1.1 Về vốn trang 43 4.1.2 Về nguồn vốn trang 44 4.2 Về lao động trang 45 4.3 Tình hình trang thiết bị trang 47

III Tình hình hiệu quả kinh doanh của TTTM Intimex trang 49

1 Hiệu quả kinh doanh tổng hợp trang 49

2 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trang 51

3 Hiệu quả sử dụng lao động trang 54

4 Ưu nhược điểm và những nguyên nhân của tình hình hiệu quả

kinh doanh của TTTM Intimex trang 56

4.1 Những thành tựu đã đạt được trang 56 4.2 Những nhược điểm cần khắc phục trang 57 4.3 Những nguyên nhân ảnh hưởng trang 58

CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI INTIMEX trang 60

I Phương hướng và mục tiêu phát triển của TTTM Intimex trang 60

II Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh trang 61

1 Các biện pháp giảm chi phí trang 61

1.1 Công tác tổ chức quản lý nhân sự trang 61 1.1.1 Xây dựng kế hoạch đào tạo trang 62 1.1.2 Duy trì nguồn nhân lực trang 63

Trang 5

1.2 Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trang 65 1.2.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trang 65 1.2.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trang 661.3 Quan hệ với các nhà cung cấp trang 68

2 Các biện pháp đẩy mạnh tăng tiêu thụ, tăng doanh thu trang 69

2.1 Tăng cường hoạt động Marketing trang 69 2.1.1 Thành lập phòng Marketing trang 69 2.1.2 Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường trang 71 2.1.3 Hoạt động xúc tiến thương mại trang 732.2 Tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hoá trang 76 2.2.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm trang 76 2.2.2 Quy hoạch lại cơ cấu mặt hàng trang 77 2.2.3 Phát triển nghệ thuật trưng bày và sắp xếp hàng hoá trang 78 2.2.4 Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng trang 79 2.2.5 Chính sách giá cả trang 81

3 Xây dựng văn hoá doanh nghiệp trang 83

KẾT LUẬN trang 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO trang 88

PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 6

1 Sự cần thiết của đề tài.

Sau nhiều năm mở cửa, với nền kinh tế thị trường hiện nay, bước đầunước ta đã đạt được một số thành tựu Nhưng trong nền kinh tế đó, các doanhnghiệp muốn tồn tại và phát triển là điều không dễ dàng, nhất là khi cạnhtranh đang ngày càng gay gắt Đứng trước sự cạnh tranh mạnh mẽ đó, cácdoanh nghiệp có rất nhiều vấn đề phải quan tâm Trong đó nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh luôn là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ doanh nghiệpnào Trong cơ chế thị trường hiện nay, hiệu quả sản xuất kinh doanh khôngchỉ ảnh hưởng đến bản thân doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ nềnkinh tế quốc dân Vì vậy doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài thìđiều trước tiên cần quan tâm là làm thế nào để doanh nghiệp có được kết quảkinh doanh tốt nhất Đó là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp dần củng cố vịtrí của mình trên thương trường

Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh, với những kiến thức tiếp thu được sau thờigian học tập tại trường, kết hợp với những nghiên cứu thực tế tại Trung tâm

Thương mại Intimex, em đã quyết định chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả

kinh doanh tại Trung tâm Thương mại Intimex” để viết luận văn cao học

quản lý kinh tế, nhằ góp phần nhỏ thông qua việc đề xuất phương hướng vàgiải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Trung tâm trong những năm tới

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

* Mục đích: Nghiên cứu, đề xuất phương hướng và các giải pháp nâng

cao hiệu quả kinh doanh tại Trung tâm thương mại Intimex

* Nhiệm vụ: để thực hiện mục đích nghiên cứu đặt ra, đề tài có nhiệm

vụ:

- Làm rõ cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 7

- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của Trung tâmthương mại Intimex.

- Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quảkinh doanh tại Trung tâm thương mại Intimex

* Ý nghĩa khoa học :

Nghiên cứu, góp phần hoàn thiện lý luận về hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập

* Ý nghĩa thực tiễn :

Đánh giá đúng thực trạng hiệu quả kinh doanh của Trung tâm thươngmại Intimex, đề xuất những giải pháp chủ yếu mang tính hệ thống và khả thinhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Trung tâm trong giai đoạn tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

- Phạm vi nghiên cứu là hiệu quả kinh doanh của Trung tâm thương mạiIntimex trong khoảng thời gian nghiên cứu 2007-2009

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến như: phươngpháp duy vật biện chứng, phương pháp logic kết hợp với lịch sử, phươngpháp phân tích, tổng hợp thống kê, so sánh và phương pháp dự báo khoahọc…

Ngoài ra luận văn còn kế thừa các kết quả, tài liệu nghiên cứu đã đượckiểm nghiệm đánh giá từ trước tới nay, các nguồn thông tin tư liệu, số liệubáo cáo của các đơn vị, của Trung tâm thương mại Intimex, để làm sáng tỏthêm những vấn đề cần nghiên cứu

5 Dự kiến những đóng góp của luận văn

Trang 8

* Về mặt lý luận :

Làm rõ bản chất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở hệthống hóa các quan niệm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và xem xéttoàn diện các đặc điểm sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp

Chương I: Tổng luận về hiệu quả kinh doanh

Chương II: Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Trung tâm

thương mại Intimex

Chương III: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Trung

tâm Thương mại Intimex

Trang 9

CHƯƠNG I TỔNG LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH

I HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP

“Hiệu quả tức là sử dụng một cách hữu hiệu nhất các nguồn lực của nền kinh

tế để thoả mãn nhu cầu mong muốn của con người” Giáo sư kinh tế họcN.Gregory Mankiw đại học Harvard trong cuốn “Nguyên lý kinh tế học” chorằng: “hiệu quả có nghĩa là xã hội thu được kết quả cao nhất từ các nguồn lựckhan hiếm của mình” Cùng đồng với quan điểm này, từ điển kinh tế củaManfred Kuhn viết: “tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tínhtheo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh”

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phải thể hiện cả về mặt địnhtính và định lượng: Nếu xét về định lượng, người ta chỉ thu được hiệu quảkinh doanh khi nào kết quả lớn hơn chi phí, chênh lệch này càng lớn thì hiệuquả càng cao và ngược lại Còn khi đánh giá về mặt định tính, mức độ hiệuquả kinh tế cao phản ánh sự cố gắng, nỗ lực, trình độ quản lý của mỗi khâu,mỗi cấp trong hệ thống và sự gắn bó của việc giải quyết những yêu cầu vàmục tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục tiêu chính trị - xã hội Hai mặtđịnh lượng và định tính của phạm trù hiệu quả có quan hệ chặt chẽ với nhau

Trang 10

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là sự gắn kết giữa hiệu quả kinh

tế và hiệu quả xã hội: Quan niệm này không những phản ánh được mối quan

hệ bản chất của hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa kết quả sản xuất với chiphí sản xuất, mà còn biểu hiện sự tương quan về lượng và chất giữa kết quả

và chi phí Nó được biểu hiện cụ thể dưới dạng tổng hợp nhiều chỉ tiêu kinh tếkhác nhau trong quá trình sản xuất

Theo GS.TSKH Vũ Huy Từ viết trong Giáo trình kế hoạch hoạt độngcủa doanh nghiệp thì “hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế biểu hiện tậptrung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác cácnguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh”

Hiệu quả kinh tế là hiệu quả xét về mặt kinh tế, được so sánh, tính toándựa trên giá trị và được đo bằng đồng tiền Còn hiệu quả xã hội được so sánhdựa trên bảo đảm lợi ích cho con người, được đo bằng hệ thống các chỉ tiêu

về phát triển con người và xã hội như: sức khoẻ, học vấn, trình độ văn hoá,quan hệ con người, quan hệ xã hội, bảo vệ môi truờng sinh thái…

Trong thực tế đời sống kinh tế xã hội, hai loại hiệu quả này có mốiquan hệ chặt chẽ với nhau, chúng vừa là kết quả vừa là điều kiện cho nhau,vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau Khi xem xét hai loại hiệu quả này,phải đặt trong mối quan hệ cả về không gian, thời gian, về chất và lượng Xéttrên quan điểm hệ thống thì hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội cần được giảiquyết hài hòa đối với các doanh nghiệp

Từ những quan điểm trên, tôi cho rằng: hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực khanhiếm của doanh nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh, được xác địnhtrên cơ sở xem xét mối quan hệ giữa kết quả kinh doanh đạt được với chi phíkinh doanh bỏ ra để có được kết quả kinh doanh đó Hiệu quả kinh doanh của

Trang 11

doanh nghiệp nhất thiết phải đảm bảo kết hợp giữa hiệu quả kinh tế với hiệuquả xã hội.

1.2 Bản chất.

Theo GS.TSKH Vũ Huy Từ viết trong Giáo trình kế hoạch hoạt độngcủa doanh nghiệp (trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội) thì “bảnchất của hiệu quả kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội, thực chất

là tiết kiệm lao động sống và lao động vật hóa trong quá trình kinh doanh”

Để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh doanh, cần phân biệt rõ

ranh giới giữa hai phạm trù hiệu quả và kết quả Theo trang web 1vs.vn ngày

14/08/2009 thì kết quả là phạm trù phản ánh những cái thu được sau một quátrình kinh doanh hay một khoảng thời gian kinh doanh nào đó Kết quả baogiờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp, có thể được biểu hiện bằng đơn vịhiện vật hoặc đơn vị giá trị Các đơn vị hiện vật cụ thể được sử dụng tùythuộc vào đặc trưng của sản phẩm mà quá trình kinh doanh tạo ra, nó có thể làtấn, tạ, yến, kg, m, lít… Các đơn vị có thể là đồng, triệu đồng, ngoại tệ… Kếtquả cũng có thể phản ánh mặt chất lượng của sản xuất kinh doanh hòan toànđịnh tính như uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm…Cần chú ý rằng, không phải chỉ kết quả định tính mà kết quả định lượng củamột thời kỳ kinh doanh nào đó thường là rất khó xác định bởi nhiều lý donhư: kết quả không chỉ là sản phẩm hoàn chỉnh mà còn là sản phẩm dở dang,bán thành phẩm… Hơn nữa, hầu như quá trình sản xuất lại tách rời quá trìnhtiêu thụ nên ngay cả sản phẩm sản xuất xong ở một thời kỳ nào đó cũng chưathể khẳng định được liệu sản phẩm đó có tiêu thụ được không và bao giờ thìtiêu thụ được và thu được tiền về…

Trong khi đó, hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng cácnguồn lực sản xuất Trình độ lợi dụng các nguồn lực không thể đo bằng cácđơn vị hiện vật hay giá trị mà là một phạm trù tương đối Cần chú ý rằng trình

Trang 12

độ lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể được phản ánh bằng tỷ số tương đối: tỷ

số giữa kết quả và hao phí nguồn lực Hao phí nguồn lực của một thời kỳ,trước hết là hao phí về mặt hiện vật, cũng có thể được xác định bởi đơn vịhiện vật và đơn vị giá trị Tuy nhiên, thông thường người ta hay sử dụng đơn

vị giá trị vì nó mang tính so sánh cao

Vậy ta có thể hiểu, hiệu quả kinh doanh là một phạm trù phản ánh trình

độ lợi dụng các nguồn lực, phản ánh mặt chất lượng của quá trình kinh doanh,phức tạp và khó tính tóan một cách thật chính xác

2 Phân loại hiệu quả kinh doanh.

Phân loại hiệu quả kinh doanh là một việc làm hết sức thiết thực, nó làphương cách để các doanh nghiệp xem xét, đánh giá những kết quả mà mìnhđạt được và là cơ sở để thành lập các chính sách, chiến lược, kế hoạch hoạtđộng của doanh nghiệp Trong công tác quản lý, phạm trù hiệu quả được biểuhiện ở nhiều dạng khác nhau, mỗi dạng thể hiện những đặc trưng và ý nghĩa

cụ thể của nó Việc phân loại hiệu quả kinh doanh theo những tiêu thức khácnhau có tác dụng thiết thực trong việc điều hành tổ chức quản lý và hoạt độngcủa doanh nghiệp

2.1 Hiệu quả cá biệt và hiệu quả kinh tế quốc dân.

Hiệu quả cá biệt là hiệu quả thu được từ hoạt động kinh doanh của từngdoanh nghiệp, với biểu hiện trực tiếp là lợi nhuận kinh doanh và chất lượngthực hiện những yêu cầu xã hội đặt ra cho nó Hiệu quả kinh tế quốc dân đượctính cho toàn bộ nền kinh tế, về cơ bản nó là sản phẩm thặng dư, thu nhậpquốc dân hay tổng sản phẩm xã hội mà đất nước thu được trong mỗi thời kỳ

so với lượng vốn sản xuất, lao động xã hội và tài nguyên hao phí (Theo trang

web dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn)

Trong việc thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước,không những cần tính tóan và đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh

Trang 13

của từng doanh nghiệp mà còn cần phải đạt được hiệu quả của tòan bộ nềnkinh tế quốc dân, mức hiệu quả của kinh tế quốc dân lại phụ thuộc vào mứchiệu quả cá biệt, nghĩa là phụ thuộc vào sự cố gắng của mỗi người lao động

và mỗi doanh nghiệp Đồng thời, xã hội thông qua hoạt động của cơ quanquản lý Nhà nước cũng có tác động trực tiếp đến hiệu quả cá biệt Một cơ chếquản lý đúng tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả cá biệt,ngược lại một chính sách lạc hậu, sai lầm lại trở thành lực cản kìm hãm việcnâng cao hiệu quả cá biệt

2.2 Hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh bộ phận

Hiệu quả kinh doanh tổng hợp phản ánh khái quát và cho phép kết luận

về hiệu quả kinh doanh của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp (hay một đơn vị bộ phận của doanh nghiệp) trong một thời kỳ xác

định (Theo trang web dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn)

Hiệu quả kinh doanh bộ phận là hiệu quả kinh doanh chỉ xét ở từng lĩnhvực hoạt động (sử dụng vốn, lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu…)

cụ thể của doanh nghiệp Hiệu quả kinh doanh bộ phận chỉ phản ánh hiệu quả

ở từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp chứ không phản ánh hiệu quả của

tòan doanh nghiệp (Theo trang web dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn)

Giữa hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh bộ phận cómối quan hệ biện chứng với nhau Hiệu quả kinh doanh tổng hợp cấp doanhnghiệp phản ánh hiệu quả hoạt động của tất cả các lĩnh vực hoạt động cụ thểcủa doanh nghiệp Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp có thể xuất hiện mâuthuẫn giữa hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh bộ phận, khi

đó chỉ có hiệu quả kinh doanh tổng hợp là phản ánh hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp, các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận chỉ có thể phản ánhhiệu quả ở từng lĩnh vực hoạt động, từng bộ phận của doanh nghiệp mà thôi

Trang 14

2.3 Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và dài hạn.

Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn, là hiệu quả kinh doanh được xemxét, đánh giá ở từng khoảng thời gian Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn chỉ

đề cập đến từng khoảng thời gian ngắn như tuần, tháng, quý, năm, vàinăm,

Hiệu quả kinh doanh dài hạn, là hiệu quả kinh doanh được xem xét,

đánh giá trong thời gian dài gắn với các chiến lược, các kế hoạch dài hạnhoặc thậm chí, nói dến hiệu quả kinh doanh dài hạn người ta hay nhắc đếnhiệu quả lâu dài, gắn với quãng đời tồn tại và phát triển của doanh nghi ệp Cần chú ý rằng, giữa hiệu quả kinh doanh dài hạn và hiệu quả kinhdoanh ngắn hạn vừa có mối quan hệ biện chứng với nhau và trong nhiềutrường hợp có thể mâu thuẫn nhau.Về nguyên tắc, chỉ có thể xem xét và đánhgiá hiệu quả kinh doanh ngắn hạn trên cơ sở vẫn đảm bảo đạt được hiệu quảkinh doanh dài hạn trong tương lai Trong thực tế, nếu mâu thuẫn giữa hiệuquả kinh doanh ngắn hạn và dài hạn, chỉ có thể lấy hiệu quả kinh doanh dàihạn làm thước đo chất lượng hoat động kinh doanh của doanh nghiệp vì nóphản ánh xuyên suốt quá trình lợi dụng các nguồn lực sản xuất của doanhnghiệp

3 Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh.

Để đánh giá hiệu quả kinh doanh nên căn cứ vào đặc thù về loại hìnhkinh doanh của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp xây dựng một hệ thống chỉtiêu phù hợp nhưng phải thống nhất với công thức chung đánh giá hiệu quảkinh doanh:

Hiệu quả kinh doanh (H) = Kết quả đạt được

Hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đóXây dựng hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh cần đảm bảocác nguyên tắc:

Trang 15

- Phải được xác định ở dạng thương số giữa kết quả đạt được với chiphí, hay chi phí với kết quả.

- Vừa phản ánh một cách tổng quát, vừa phản ánh một cách chi tiết

- Phải bao gồm 2 phân hệ phảm ánh về mặt định lượng và định tính,hoặc đồng thời kết hợp cả 2 phân hệ này

- Phải được xem xét ở trạng thái động hoặc trạng thái tĩnh

Như vậy, việc đảm bảo được những nguyên tắc nêu trên sẽ tăng đượctính chính xác cho hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp

3.1 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động.

Năng suất lao động = Doanh thu tiêu thụ trong kỳ

Tổng số lao động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết bình quân một lao động trong kỳ tạo ra bao nhiêudoanh thu trong kỳ Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt

Sức sản xuất của tiền lương = Doanh thu tiêu thụ trong kỳ

Tổng quỹ tiền lương trong kỳChỉ tiêu này phản ánh một đồng tiền lương bỏ ra có thể đạt được baonhiêu doanh thu trong kỳ Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt

Sức sinh lời một lao động = Lợi nhuận trong kỳ

Tổng số lao động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết mỗi lao động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuậntrong kỳ Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt

3.2 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định (Vốn CĐ).

Sức sản xuất của vốn CĐ = Doanh thu tiêu thụ trong kỳ

Vốn cố định bình quân trong kỳSức sinh lời của vốn CĐ = Lợi nhuận trong kỳ

Vốn cố định bình quân trong kỳCác chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định bỏ ra tạo ra mấy đồngdoanh thu hoặc lợi nhuận trong kỳ Các chỉ tiêu này càng lớn càng tốt

Trang 16

3.3 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động (VLĐ).

Sức sản xuất của VLĐ = Doanh thu tiêu thụ trong kỳ

VLĐ bình quân trong kỳSức sinh lời của VLĐ = Lợi nhuận trong kỳ

VLĐ bình quân trong kỳHai chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồngdoanh thu hoặc lợi nhuận trong kỳ Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt

Số vòng quay VLĐ = Doanh thu tiêu thụ trong kỳ

VLĐ bình quân trong kỳ

Hệ số đảm nhiệm của VLĐ = VLĐ bình quân trong kỳ

Doanh thu tiêu thụ trong kỳ

3.4 Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp.

Tỉ suất lợi nhuận trên chi phí = Lợi nhuận trong kỳ

Tổng chi phí kinh doanh trong kỳ

Tỉ suất lợi nhuận trên tổng chi phí nói lên cứ một đơn vị chi phí kinhdoanh thì tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận kinh doanh trong kỳ

Tỉ suất lợi nhuận trên vốn KD = Lợi nhuận trong kỳ

Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ

Tỉ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh phản ánh cứ một đơn vị vốn bìnhquân thì tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận kinh doanh trong kỳ

Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần = Lợi nhuận trong kỳ

Doanh thu thuần trong kỳ

Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS) nói lên cứ một đơn vịdoanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận

do kinh doanh trong kỳ

3.5 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội.

Trang 17

- Tăng thu ngân sách: nghĩa vụ tài chính của mọi doanh nghiệp là phảinộp ngân sách Nhà nước theo luật định dưới các loại thuế doanh thu, thuế đất,thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt… góp phần phân phốilại thu nhập quốc dân.

- Tạo thêm việc làm, nâng cao mức sống cho người lao động, góp phầngiải quyết vấn đề xã hội về việc làm, thu nhập, cải thiện đời sống của nhândân

- Tái phân phối lợi tức xã hội, góp phần đảm bảo sự phát triển đồng đều

về kinh tế xã hội giữa các vùng trong nước

- Các chỉ tiêu về bảo vệ nguồn lợi môi trường, hạn chế gây ô nhiễmmôi trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế…

Ngoài ra còn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của các dự

án đầu tư của các doanh nghiệp

II NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.

Hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp là một chỉ tiêu chất lượngtổng hợp, nó liên quan tới tất cả các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh,

do đó nó chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau

Muốn đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh thì trướchết, doanh nghiệp phải xác định được nhân tố nào tác động đến hiệu quảkinh doanh, nếu không làm được điều này thì doanh nghiệp không thể biếtđược hiệu quả hình thành từ đâu và cái gì sẽ quyết định nó Xác định nhân

tố ảnh hưởng, ảnh hưởng như thế nào và mức độ, xu hướng tác động lànhiệm vụ của bất cứ nhà kinh doanh nào

Nói đến nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh có rất nhiều,nhưng chúng ta có thể chia làm hai nhóm chính: nhân tố khách quan (nhân

Trang 18

tố ngoài doanh nghiệp) và nhân tố chủ quan (nhân tố thuộc về doanhnghiệp) Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp phải có biện pháp tác động lêncác yếu tố một cách hợp lý, có hiệu quả, làm cho doanh nghiệp ngày càngphát triển tốt hơn, phát huy tốt hơn các nhân tố tích cực và nâng cao hiệuquả kinh doanh.

Các nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng tới hiệu quả kinhdoanh của từng doanh nghiệp đều khác nhau, sau đây là một số nhân tốchính ảnh hưởng tới hoạt động của một doanh nghiệp thương mại nhưTrung tâm thương mại Intimex

Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường thìtất yếu phải chịu sự tác động và tuân theo các quy luật của thị trường, việcthực hiện ngược lại các quy luật tất yếu sẽ bị đào thải Thị trường tác độngđến kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các nhân tố sau:

Cầu về hàng hoá

Cầu về hàng hoá là số lượng hàng hoá dịch vụ mà người mua muốnmua và sẵn sàng mua tại những mức giá cụ thể Cầu là một bộ phận cấuthành lên thị trường, nó là lượng hàng hoá tối đa mà doanh nghiệp có thể

Trang 19

tiêu thụ tại một thời điểm và tại một mức giá nhất định Khi cầu thị trường

về hàng hoá của doanh nghiệp tăng thì lượng tiêu thụ tăng lên, giá trị đượcthực hiện nhiều hơn, quy mô sản xuất mở rộng và doanh nghiệp đạt đượclợi nhuận ngày một tăng Chỉ có cầu thị trường thì hiệu quả kinh doanhmới được thực hiện, thiếu cầu thị trường thì sản xuất sẽ luôn trong tìnhtrạng trì trệ, sản phẩm luôn tồn trong kho, giá trị không được thực hiệnđiều này tất yếu là không có hiệu quả

Vấn đề cầu thị trường luôn được các doanh nghiệp quan tâm Trướckhi ra quyết định thực hiện một hoạt động kinh doanh cụ thể nào thì côngviệc đầu tiên được các doanh nghiệp xem xét đó là cầu thị trường và khảnăng đưa sản phẩm của mình vào thị trường Ngày nay cầu thị trườngđang trong tình trạng trì trệ, vấn đề kích cầu đang được Nhà nước vàChính Phủ đặt lên hàng đầu để thúc đẩy phát triển kinh tế, đây cũng là vấn

đề gây khó khăn cho các doanh nghiệp Nghiên cứu cầu thị trường đầy đủ

sẽ là nhân tố góp phần thành công của doanh nghiệp

Cung thị trường tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệpthông qua việc tiêu thụ Nếu trên thị trường có quá nhiều đối thủ cũng

Trang 20

cung cấp mặt hàng mà doanh nghiệp sản xuất hay những mặt hàng thaythế, thì tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh, làm giảm mức tiêu thụ của doanhnghiệp Sản phẩm không tiêu thụ được thì sản xuất sẽ ngừng trệ

Giá cả

Giá cả trong cơ chế thị trường biến động phức tạp trên cơ sở quan hệcung cầu, ở các thị trường khác nhau thì giá cả khác nhau Do vậy, doanhnghiệp cần phải nắm vững thị trường, dự đoán thị trường, để xác định mứcgiá mua vào bán ra cho phù hợp

Giá mua vào: có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinhdoanh Nó cần được xác định trên cơ sở của dự đoán thị trường và giá bán

có thể Giá mua vào càng thấp càng tốt và để đạt được giá mua vào thấp,doanh nghiệp cần phải tìm kiếm thị trường Doanh nghiệp càng có mốiquan hệ rộng, có nhiều người cung cấp sẽ cho phép khảo giá được ở nhiềunơi và lựa chọn mức giá thấp nhất

Giá bán ra: ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp, nó được xácđịnh bằng sự thoả thuận của người mua và người bán thông qua quan hệcung cầu Để đạt được hiệu quả kinh doanh thì giá bán phải đảm bảo lớnhơn giá thành sản xuất cộng với chi phí lưu thông Do vậy để đạt hiệu quảkinh doanh phải dự báo giá cả và thị trường

Cạnh tranh

Tình hình cạnh tranh trên thị trường có ảnh hưởng lớn đến hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp Cạnh tranh càng gay gắt có nghĩa là doanhnghiệp càng phải khó khăn và vất vả để tồn tại và phát triển Ngoài ra,cạnh tranh còn dẫn đến giảm giá bán, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuậncủa doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp có đối thủ cạnh tranh mạnh thì việcnâng cao hiệu quả kinh doanh trở nên khó khăn

Trang 21

1.2 Chính trị pháp luật.

Hoạt động kinh doanh phải tuân theo các quy định của pháp luật Luậtpháp là quy tắc của cuộc chơi kinh doanh mà ai vi phạm sẽ bị xử lý Luậtpháp ngăn cấm mọi người kinh doanh bất hợp pháp, trốn thuế, buônlậu xong nó cũng bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên tham gia kinhdoanh Yếu tố chính trị là thể hiện sự điều tiết bằng pháp luật của Nhànước đến các hoạt động kinh doanh Môi trường chính trị bao gồm các chủtrương, chính sách của Nhà nước

Để thành công trong kinh doanh, các doanh nghiệp phải phân tích, dựđoán về chính trị và luật pháp cùng xu hướng vận động của nó, bao gồm:

- Sự ổn định về chính trị và đường lối ngoại giao

- Sự điều tiết và khuynh hướng can thiệp của Chính Phủ

- Sự phát triển và quyết định bảo vệ người tiêu dùng

- Hệ thống luật, sự hoàn thiện và hiệu lực thi hành

1.3 Tập quán dân cư và mức thu nhập bình quân.

Đây là nhân tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh

Nó quyết định mức độ chất lượng, số lượng, chủng loại hàng hóa Doanh nghiệp cần phải nắm bắt và nghiên cứu để làm sao phù hợp với sứcmua, thói quen tiêu dùng ở mức giá cả chấp nhận được Bởi những yếu tốnày tác động một cách gián tiếp lên quá trình sản xuất kinh doanh cũngnhư hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Trên thực tế ở nước ta hiện nay, mặc dù còn ảnh hưởng của tâm lýmua sắm chỉ phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày với khối lượng nhỏ,nhưng nếp sống công nghiệp và số lượng phụ nữ đi làm ở công trường,nhà máy, nhiệm sở ngày càng nhiều nên tập quán mua sắm của người dânthành thị nước ta đang dần thay đổi Họ không còn nhiều thời gian để đi

Trang 22

chợ, để lựa chọn các loại thực phẩm mà mình yêu thích, thay vào đó làviệc mua sắm với khối lượng đủ cho tiêu dùng hàng tuần hoặc 10 ngàycủa bản thân và gia đình Mặt khác do mức sống tăng cao, đa số gia đìnhđều có tủ lạnh để cất giữ, bảo quản thực phẩm phục vụ tiêu dùng trongnhiều ngày… Những thay đổi tập quán tiêu dùng này đang ảnh hưởng rấttích cực tới sự phát triển của hệ thống siêu thị ở nước ta.

Hơn nữa, thu nhập của người dân Việt Nam cũng ngày càng nâng cao.Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới cho thấy, mức thu nhập bìnhquân con người hết sức quan trọng và quyết định mạnh mẽ đến sự pháttriển của siêu thị hay không Hiện nay, mức thu nhập bình quân của ngườiViệt Nam là khoảng 640USD/năm, ở các thành phố và các đô thị lớn, mứcthu nhập bình quân đầu người đạt từ 1.000 USD đến 1.800 USD/năm(theo trang web diendankinhte.info) Nếu tính theo sức mua ngang giá thìcon số này có thể đạt gấp đôi hoặc gấp ba Đây là một thuận lợi căn bảncho sự phát triển siêu thị ở khắp các thành phố lớn, đô thị lớn hay cáctrung tâm công nghiệp lớn

1.4 Mối quan hệ và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

Đây là giá trị vô hình của doanh nghiệp, nó tác động đến sự thành bạitrong nâng cao hiệu quả kinh doanh sự tác động đó là phi lượng hoá màchúng ta không thể tính toán hay đo đạc bằng các phương pháp địnhlượng Quan hệ, uy tín của doanh nghiệp sẽ cho phép mở rộng các cơ hộikinh doanh, mở rộng những đầu mối làm ăn và từ đó doanh nghiệp sẽ cóquyền lựa chọn những gì có lợi cho mình Hơn thế nữa, quan hệ và uy tín

sẽ cho phép doanh nghiệp có ưu thế trong việc tiêu thụ, vay vốn hay muachịu hàng hoá

2 Những nhân tố chủ quan.

Trang 23

2.1 Năng lực tài chính.

Năng lực tài chính của doanh nghiệp được thể hiện ở quy mô vốn, khảnăng huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, năng lực quản lý tài chính, tínhminh bạch của tài chính doanh nghiệp

Ngày nay, nói đến kinh doanh thì nhân tố đầu tiên được quan tâmchính là vốn, đây là yếu tố nền tảng cho một hoạt động kinh doanh bắtđầu Ngay trong luật pháp của Việt Nam cũng có quy định điều luật mộtdoanh nghiệp được xã hội thừa nhận thì phải có số vốn tối thiếu là bao nhiêu

Vì vậy có thể khẳng định tầm quan trọng của vốn trong kinh doanh

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện bằng tiền của toàn

bộ tài sản của doanh nghiệp dùng trong kinh doanh, bao gồm:

- Tài sản cố định hữu hình: Nhà cửa, kho tàng, cửa hàng, quầy hàng,các thiết bị máy móc

- Tài sản cố định vô hình: Bằng phát minh sáng chế, bản quyền sởhữu công nghiệp, uy tín của công ty trên thị trường, vị trí địa lý, nhãn hiệucác hàng hoá mà doanh nghiệp kinh doanh

- Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc đá quý

Vốn kinh doanh trong doanh nghiệp có vai trò quyết định trong việcthành lập loại hình doanh nghiệp theo luật định Nó là điều kiện quantrọng nhất cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Vốn kinh doanh là một trong những tiềm năng quan trọng nhất củadoanh nghiệp Vốn lớn hay nhỏ là một trong những điều kiện quan trọng

để xếp doanh nghiệp vào loại có quy mô lớn, trung bình hay nhỏ

Vốn kinh doanh bao giờ cũng là cơ sở để hoạch định các chiến lược

và kế hoạch kinh doanh Nó là một chất keo để chắp nối, dính kết các quátrình và các quan hệ kinh tế

Trang 24

Vốn kinh doanh là điều kiện, khả năng để đẩy mạnh hoạt động kinhdoanh Nâng cao hiệu quả kinh doanh chính là việc tối đa hoá lợi ích dựatrên cơ sở chi phí bỏ ra hay là tối thiếu hoá chi phí cho một mục tiêu nhấtđịnh nào đó Trong kinh doanh không thể thiếu khái niệm chi phí khimuốn có hiệu quả Vì vậy mà vốn chính là cơ sở để tạo ra lợi nhuận, đạtđược mục đích cuối cùng của nhà kinh doanh

Thiếu vốn cho kinh doanh sẽ làm giảm hiệu quả do không tận dụngđược lợi thế quy mô, không tận dụng được các thời cơ, cơ hội Tuy nhiên,thiếu vốn là vấn đề mà các doanh nghiệp luôn luôn gặp phải Đứng trêngóc độ của nhà kinh doanh thì cách thức giải quyết sẽ là tối đa hoá lợi íchtrên cơ sở số vốn hiện có

Việc sử dụng vốn có hiệu quả, quay vòng vốn nhanh có ý nghĩa rấtlớn trong việc giảm chi phí vốn, giảm chi phí kinh doanh, vốn còn là mộttiền đề đối với các yếu tố sản xuất khác như vật tư, nhân công, mua sắmthiết bị ,công nghệ…

2.2 Trình độ năng lực quản lý và lực lượng lao động

Con người là khởi nguồn của mọi hoạt động có ý thức Hoạt độngkinh doanh được bắt đầu là do con người, tổ chức thực hiện nó cũngchính do con người Một đội ngũ công nhân viên tốt là cơ sở để doanhnghiệp thực hiện kinh doanh có hiệu quả Với khả năng lao động và sángtạo thì nhân tố con người được đánh giá là nhân tố nòng cốt cho sự pháttriển Kết hợp với hệ thống tư liệu sản xuất con người đã hình thành nênquá trình sản xuất Sự hoàn thiện của nhân tố con người sẽ từng bướchoàn thiện quá trình sản xuất và xác lập hiệu quả kinh doanh trong doanhnghiệp Tuy vậy, mỗi cá nhân đặt ngoài sự phân công lao động sẽ lại là

Trang 25

một nhân tố làm giảm hiệu quả kinh doanh, khắc phục điều này chính lànguyên nhân ra đời của bộ máy tổ chức, quản lý

Bộ máy tổ chức, quản lý là sự tác động trực tiếp của của các cấplãnh đạo xuống các cá nhân, công nhân viên nhằm mục đích buộc phảithực hiện một hành động hay một công việc nào đó Bộ máy tổ chức, quản

lý có hiệu quả là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp

Lực lượng lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp là những người giữvai trò “cầm lái” hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Trình độ của họđược thể hiện ở năng lực tổ chức, quản lý để sử dụng tối ưu các nguồn lựcđầu vào của hoạt động hoạt động sản xuất kinh doanh, nắm bắt cơ hộikinh doanh, xử lý các tình huống, giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra Trình độ năng lực quản lý thể hiện ở sự sắp xếp, bố trí cơ cấu tổchức, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận theo hướng tinhgiảm, gọn nhẹ và hiệu quả cao, đảm bảo hiệu quả quản lý, giảm tương đốichi phí quản lý doanh nghiệp

Trình độ năng lực quản lý còn thể hiện trong việc hoạch định chiếnlược kinh doanh, lập kế hoạch, điều hành tác nghiệp…

Còn với người lao động trực tiếp thì trình độ tay nghề, chuyên môn,đạo đức nghề nghiệp của người lao động là yếu tố quan trọng tác động đếnnăng suất lao động, đến việc sử dụng có hiệu quả hay không có hiệu quảcác yếu tố nguồn lực khác của doanh nghiệp, đến chất lượng sản phẩm,dịch vụ

Với những người lao động gián tiếp, đó là khả năng cung cấp thôngtin về hoạt động của doanh nghiệp, theo dõi, giám sát, tổng hợp các hoạtđộng trong toàn hệ thống doanh nghiệp, giúp cán bộ lãng đạo quản lý cónhững điều chỉnh phù hợp với xu hướng phát triển của doanh nghiệp

Trang 26

Các bộ phận lao động nói trên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau vàtạo ra một cơ cấu lực lượng lao động, giải quyết mối quan hệ trong xu thếvận động và phát triển sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

2.3 Mạng lưới tiêu thụ.

Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, mỗi doanh nghiệp cầnphải mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình, vì mạng lưới kinh doanh làcách thức để doanh nghiệp có thể tiêu thụ được sản phẩm của mình Cótiêu thụ được sản phẩm thì mới thực hiện được kết quả kinh doanh và thựchiện lợi nhuận Mở rộng mạng lưới tiêu thụ cho phép doanh nghiệp mởrộng quy mô kinh doanh, tăng doanh số bán và lợi nhuận Mạng lướikinh doanh phù hợp sẽ cho phép doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinhdoanh

Hiện nay, tình hình thị trường rất biến động và cạnh tranh ngày cànggay gắt, mỗi doanh nghiệp cần phải năng động, sáng tạo tìm ra cái mới,cái cần và ngày càng hoàn thiện mạng lưới kinh doanh để thích nghi trong

cơ chế thị trường và đưa doanh nghiệp ngày càng đi lên

2.4 Nghệ thuật kinh doanh và xử lý thông tin.

Nghệ thuật kinh doanh là việc sử dụng có hiệu quả nhất các phươngpháp, các tiềm năng, các cơ hội và các kinh nghiệm được tích luỹ trongquá trình kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu đề ra của doanh nghiệp.Nghệ thuật kinh doanh là đảm bảo cho doanh nghiệp luôn tồn tại vàphát triển Đó là việc sử dụng các tiềm năng của bản thân doanh nghiệpcũng như của người khác, các cơ hội các phương pháp thủ đoạn kinhdoanh có thể để: bỏ ra chi phí ít, thụ lại được nhiều, che dấu những nhượcđiểm của doanh nghiệp, giữ bí mật kinh doanh và khai thác được nhữngđiểm mạnh, điểm yếu của người khác, giải quyết nhanh ý đồ của doanh

Trang 27

nghiệp mà không lôi kéo các đối thủ mới vào cuộc, bảo đảm cho doanhnghiệp phát triển lâu dài.

Ngày nay, sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học kỹ thuậtđang làm thay đổi hẳn nhiều lĩnh vực sản xuất, trong đó công nghệ thôngtin đóng vai trò quan trọng Thông tin được coi là hàng hoá

Trong kinh doanh nếu biết mình, biết người và nhất là hiểu rõ các đốithủ cạnh tranh thì mới có đối sách giành thắng lợi trong cạnh tranh Kinhnghiệm thành công của nhiều doanh nghiệp cho thấy nắm được các thôngtin cần thiết và biết xử lý, sử dụng nó kịp thời là một điều kiện rất quantrọng để ra các quyết định kinh doanh có hiệu quả cao

Tổ chức khoa học hệ thống thông tin nội bộ vừa đáp ứng nhu cầu thôngtin kinh doanh lại vừa đảm bảo giảm thiểu chi phí kinh doanh cho quá trìnhthu thập, xử lý, lưu trữ và xử lý thông tin Do nhu cầu thông tin ngày càng lớnnên nhiệm vụ này cũng là nhiệm vụ rất quan trọng của công tác quản trị hiệnnay Phù hợp với xu thế phát triển hệ thống thông tin phải là hệ thốngthông tin nối mạng cục bộ trong nước và quốc tế

Trang 28

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI

trang vnbis.com.vn)

Tại Anh, người ta định nghĩa siêu thị là cửa hàng bách hóa bán đồ thựcphẩm, đồ uống và các loại hàng hóa khác Siêu thị thường đặt tại thành phốhoặc dọc đường cao tốc hoặc trong khu vực buôn bán, có diện tích khoảng

4000 – 25000 bộ vuông (theo trang vnbis.com.vn)

Siêu thị ở Pháp được định nghĩa là cửa hàng bán lẻ theo phương thức tựphục vụ, có diện tích từ 400m2 – 2500m2 chủ yếu bán hàng thực phẩm và vật

dụng gia đình (theo trang vnbis.com.vn)

Tóm lại, có thể có rất nhiều định nghĩa khác nhau về siêu thị nhưng từcác định nghĩa này, người ta vẫn hiểu rõ nội hàm của siêu thị là dạng cửa

Trang 29

hàng bán lẻ, áp dụng phương thức tự phục vụ, bán các hàng hóa tiêu dùng phổbiến.

Trong quy chế “siêu thị, trung tâm thương mại” của Bộ thương mại đãđịnh nghĩa: “siêu thị là cửa hàng hiện đại, kinh doanh tổng hợp hoặc chuyêndoanh, có cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, đảm bảo chấtlượng; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật vàtrình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có phương thức phục vụ văn minh,thuận tiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng” (trang

thông tin điện tử Bộ Công Thương moit.gov.vn).

2 Đặc điểm của siêu thị.

Siêu thị là một dạng của cửa hàng bán lẻ hàng hóa, hoạt động kinhdoanh của siêu thị được tổ chức dưới hình thức cửa hàng có trang thiết bị và

cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại Siêu thị thực hiện chức năng bán lẻ trực tiếphàng hóa cho người tiêu dùng cuối cùng

Phương thức bán hàng: tự phục vụ là phương thức bán hàng mà siêu thị

áp dụng Khách hàng có quyền tự do đi lại trong cửa hàng, tự do tiếp xúc,xem xét, ngắm nghía, so sánh, chọn lựa, sau đó tự đưa hàng đến quầy thungân để thanh tóan Đó chính là tính tự phục vụ hoàn toàn Điều này tạo ratính kinh tế cho hoạt động siêu thị vì nó khêu gợi, kích thích nhu cầu mua sắmcủa khách hàng

Hàng hóa bán tại siêu thị: siêu thị thường có danh mục hàng bày bán rất

đa dạng, phong phú, bao gồm cả hàng thực phẩm và phi thực phẩm Hàng hóa

ở siêu thị thường là các đơn vị sản phẩm lẻ, hoàn chỉnh, phục vụ trực tiếp chotiêu dùng cá nhân, được bày bán trên kệ theo từng loại và niêm yết giá côngkhai, dễ dàng để khách hàng dễ quan sát, chọn lựa và toàn quyền quyết địnhmua sản phẩm họ ưng ý nhất

Trang 30

Siêu thị thể hiện sự sáng tạo trong nghệ thuật trưng bày hàng hóa: ngoàiviệc tạo ra phương thức bán hàng tự phục vụ, siêu thị còn thể hiện được nghệthuật trưng bày hàng hóa nhằm tối đa hiệu quả không gian bán hàng Điều này

có nghĩa, hàng hóa trong siêu thị phải có khả năng tự quảng cáo và lôi cuốnngười mua

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ bán hàng: như nhà cửa, kho hàng, thiết

bị vật dụng cần thiết…tương đối hiện đại nhằm đảm bảo sự tiện nghi phục vụtốt, tạo thoải mái cho khách hàng khi đi mua sắm Điều này giúp tăng khảnăng cạnh tranh với các siêu thị khác và với loại hình bán lẻ khác

Doanh số hàng hóa bán ra: do phải đầu tư nhiều vào các thiết bị và chiphí khấu hao tài sản cố định cao nên siêu thị đòi hỏi mức doanh số cao hơn rấtnhiều so với các cửa hàng thông thường Mặt khác, giá bán cũng phải khốngchế ở mức có khả năng hấp dẫn khách hàng Vì vậy, siêu thị phải được hoạchđịnh ở tầm hoạt động rộng lớn

Quy mô siêu thị tương đối lớn vì hình thức kinh doanh lấy quan điểmkhách hàng tự phục vụ, chi phí thấp, lợi nhuận thấp làm cơ sở hoạt động Do

đó, để đảm bảo tính kinh tế đòi hỏi siêu thị phải có quy mô hợp lý mới có thểtiêu thụ được khối lựong hàng hóa lớn đủ để bù đắp chi phí kinh doanh và cólãi

3 Phân loại siêu thị.

3.1 Phân loại theo phương thức kinh doanh

3.1.1 Siêu thị bán buôn

Bán buôn tiêu biểu cho bộ phận kinh tế chủ yếu, có giá trị kinh tế cao

và có vai trò thích hợp như một mô hình phân phối, có thể đáp ứng nhu cầukinh doanh của nhiều đối tượng khách hàng chuyên nghiệp

Trang 31

Bán buôn phục vụ tất cả các khách hàng làm kinh doanh, bao gồm: nhàsản xuất, nhà chế tạo, những người bán sỉ khác, nhà bán lẻ và các công ty dịch

vụ như nhà hàng, khách sạn và bất cứ khách hàng chuyên nghiệp nào khác

Thông thường, bán buôn được định nghĩa là bán hàng đến những đơn

vị kinh doanh khác có cùng chức năng trong hệ thống cung ứng

Bán buôn không giới hạn ở mức độ bán đến người bán lại mà bao gồm

cả việc bán hàng đến tất cả các loại hình kinh doanh bất kể họ có bán lại, cóchế biến hoặc chỉ sử dụng hàng hóa cho một mục đích chuyên môn nào đấy

3.1.2 Siêu thị bán lẻ

Là loại hình bán hàng đến người tiêu dùng cuối cùng

Bán lẻ bao gồm các doanh nghiệp và cá nhân bán hàng hóa trực tiếpcho người tiêu dùng (cá nhân hoặc hộ gia đình)

Các chức năng chủ yếu của người bán lẻ:

+ Tiếp xúc với khach hàng, phát hiện nhu cầu tiêu dùng, thu thập thôngtin thị trường và chuyển các thông tin này trở lại người sản xuất

+ Thực hiện bán hàng, quảng cáo và trưng bày sản phẩm

+ Phân chia và sắp xếp hàng hóa thành những khối lượng phù hợp vớingười mua

+ Dự trữ hàng hóa, sẵn sàng cung cấp cho người tiêu dùng

Trang 32

nhỏ, bán một số mặt hàng phục vụ nhu cầu thường xuyên của người tiêudùng.

Các đối tượng bán lẻ khác nhau có quy mô, phương thức kinh doanh vàsức mạnh chi phối thị trường khác nhau, tất nhiên họ cũng có khả năng điềukhiển hệ thống phân phối khác nhau

3.2 Phân loại theo hàng hóa kinh doanh

3.2.1 Siêu thị tổng hợp

Là siêu thị bán nhiều hàng hóa cho mọi khách hàng Hiện nay, siêu thịtổng hợp đang ngày càng phát triển, có những siêu thị bày bán từ vài ngàn đếnvài chục ngàn loại hàng hóa Những siêu thị này cung cấp một chuỗi hoànchỉnh những mặt hàng thực phẩm, phi thực phẩm đáp ứng mọi nhu cầu và chophép mua đủ loại hàng hóa đến mọi điểm dừng

3.2.2 Siêu thị chuyên doanh.

Là siêu thị bán môt hay một số loại hàng hóa của một ngành nào đó.Một số loại siêu thị chuyên doanh như: siêu thị thực phẩm, siêu thị rượu, siêuthị trái cây, siêu thị sách, siêu thị giày, siêu thị máy tính, siêu thị địa ốc, siêuthị điện thoại di động… Siêu thị chuyên doanh cung cấp các loại hàng hóa cótính chuyên sâu cao, có tính đặc thù của ngành hàng mà không một ngànhhàng nào có thể cung cấp

3.3 Phân loại theo quy mô siêu thị.

Trong quy chế siêu thị, trung tâm thương mại của Bộ Thương mại, siêuthị được phân chia thành 3 hạng: hạng I, hạng II, hạng III

3.3.1 Siêu thị hạng I:

- Áp dụng đối với siêu thị kinh doanh tổng hợp:

Có diện tích kinh doanh từ 5.000 m2 trở lên

Có danh mục hàng hóa kinh doanh từ 20.000 tên hàng trở lên.

Trang 33

Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao,

có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, đảm bảo các yêu cầuphòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho mọi đốitượng khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàngphù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị

Có hệ thống kho và các thiết bị bảo quản sơ chế, đóng gói, bán hàng,

thanh tóan và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại

Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn

minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh tóan thuậntiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống,giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàngqua mạng, qua bưu điện, điện thoại

- Áp dụng đối với siêu thị chuyên doanh: tiêu chuẩn là từ 1.000 m2 trởlên, với 2.000 tên hàng trở lên, các tiêu chuẩn khác thì như siêu thị kinhdoanh tổng hợp

3.3.2 Siêu thị hạng II:

- Áp dụng đối với siêu thị kinh doanh tổng hợp:

Có diện tích kinh doanh từ 2.000 m2 trở lên

Có danh mục hàng hóa kinh doanh từ 10.000 tên hàng trở lên.

Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ, có

thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, đảm bảo các yêu cầu phòng cháychữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn thuận tiện cho khách hàng; có bố trínơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinhdoanh của siêu thị

Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng, thanh

toán và quản lý kinh doanh hiện đại

Trang 34

Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn

minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh tóan thuậntiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống,giải trí, phục vụ người khuyết tật, giao hàng tận nhà, bán hàng qua bưu điện,điện thoại

- Áp dụng đối với siêu thị chuyên doanh: tiêu chuẩn từ 500 m2 trở lên,tiêu chuẩn là từ 1.000 tên hàng trở lên; các tiêu chuẩn khác như siêu thị kinhdoanh tổng hợp

3.3.3 Siêu thị hạng III:

- Áp dụng đối với siêu thị kinh doanh tổng hợp:

Có diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên

Có danh mục hàng hóa kinh doanh từ 4.000 tên hàng trở lên.

Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang

thiết bị kỹ thuật, đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môitrường, an toàn thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu

vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị

Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng, thanh

toán và quản lý kinh doanh hiện đại

Tổ chức, bố tri hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn

minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh tóan thuậntiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ phục vụngười khuyết tật, giao hàng tận nhà

Áp dụng đối với siêu thị chuyên doanh: tiêu chuẩn từ 250 m2 trở lên,tiêu chuẩn là từ 500 tên hàng trở lên; các tiêu chuẩn khác như siêu thị kinhdoanh tổng hợp

Trang 35

4 Vai trò của siêu thị trong hệ thống bán lẻ.

Siêu thị là một trong những cửa hàng bán lẻ, nên vị trí của nó là trunggian cuối cùng trong kênh phân phối hàng hóa Siêu thị trực tiếp bán hàngphục vụ nhu tiêu dùng của mọi người Ở vị trí đó, siêu thị có vai trò rất quantrọng đối với người sản xuất và người tiêu dùng

Đối với người sản xuất: Siêu thị hoạt động như một đại lý mua hàng.Siêu thị phải nghiên cứu nguồn hàng, lựa chọn hàng hóa phù hợp với nhu cầuthị hiếu của khách hàng

Đối với người tiêu dùng: Siêu thị là nhà cung cấp, là người trực tiếpphục vụ, thỏa mãn nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần Đểlàm tốt vai trò này, siêu thị phải nghiên cứu, phát hiện nhu cầu của kháchhàng, tìm và bán hàng hóa ở những thời gian, địa điểm và theo cách thức màkhách hàng mong muốn, đồng thời phải chủ động hướng dẫn nhu cầu, pháthiện và kích thích nhu cầu của người tiêu dùng

Với vị trí cận kề người tiêu dùng, siêu thị có vai trò thông tin, cầu nốigiữa người sản xuất và người tiêu dùng Siêu thị giúp nhà sản xuất thu thậpnhững ý kiến phản hồi của người tiêu dùng về chất lượng, giá cả, mẫu mãhàng hóa để nhà sản xuất cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thờigiúp nhà sản xuất quảng cáo, giới thiệu sản phẩm mới đến người tiêu dùngmột cách nhanh chóng

Sự xuất hiện của siêu thị đã làm tăng mức độ cạnh tranh trong hệ thốngbán lẻ Với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và phương thức bán hàng tự phục

vụ, tiến bộ văn minh, hoạt động của siêu thị đã có tác dụng thúc đẩy các loạihình bán lẻ khác phải đổi mới phong cách phục vụ khách hàng

Siêu thị cũng giải quyết được rất nhiều mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêudùng hàng hóa: trong khi người tiêu dùng có nhu cầu về nhiều loại hàng hóavới khối lượng nhỏ, nhưng người sản xuất để đảm bảo lợi nhuận phải sản xuất

Trang 36

một hoặc một số hàng hóa với khối lượng lớn để đạt hiệu quả sản xuất Do đó,

hệ thống siêu thị giải quyết tốt sự khác biệt giữa sản xuất quy mô lớn và tiêudùng đa dạng khối lượng nhỏ bằng cách mua từ nhiều nhà sản xuất khácnhau, cung cấp cho nhiều người tiêu dùng tại một địa điểm

Siêu thị còn giúp giải quyết sự khác biệt về không gian giữa sản xuất vàthời gian tiêu dùng không trùng khớp Sản xuất thường không xảy ra cùngthời gian với nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nên hải dự trữ hàng hóa Sự ăn khớp

về thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng được các siêu thị giải quyết một phần

sự khác biệt này

Siêu thị đôi khi còn đóng vai trò chức năng tài chính, cung cấp tiền mặt

và tín dụng cần thiết cho hoạt động sản xuất hàng hóa Ví dụ: siêu thị Metro

đã cung cấp tài chính cho các hộ nông dân sản xuất rau, sau đó mua lại để bántrong siêu thị

Siêu thị còn đóng vai trò như người chia sẻ rủi ro với các nhà sản xuất.Nếu như trước kia, các nhà sản xuất tự phân phối hàng hóa và tự gánh chịu rủi

ro đối với hàng hóa của mình thì hiện nay một số siêu thị đã bắt đầu tự kinhdoanh rủi ro Họ thường mua đứt hàng hóa của doanh nghiệp (với giá thấp),sau đó tự chịu trách nhiệm về bảo hành, vận chuyển hàng hóa đối với kháchhàng nhằm thu được lợi nhuận cao hơn

Ngoài ra, siêu thị còn giữ một số vai trò khác như: hoàn thiện thêm sảnphẩm, có thể là bao gói, gắn nhãn mác hoặc đóng hộp… Một số siêu thị cònthực hiện một số công đoạn chế biến, đặc biệt là đối với hàng thực phẩm.Ngoài ra siêu thị còn giữ vi trò tạo dựng và duy trì mối quan hệ với nhữngngười mua tiềm năng

Trang 37

5 Mối quan hệ siêu thị với các loại hình bán lẻ khác

5.1 Siêu thị với các loại hình bán lẻ hỗ trợ.

Loại hình bán lẻ hỗ trợ hay còn gọi là “đối thủ cạnh tranh tốt” của siêuthị là loại hình bán lẻ hoạt động trên những phân khúc thị trường khác, vớimục đích và phương thức hoạt động khác, không xâm phạm vào thị trườngcủa siêu thị Siêu thị và các loại hình bán lẻ hỗ trợ có thể tồn tại bên cạnhnhau, liên kết với nhau thành hệ thống Như vậy, cần phân biệt khi xem xétmối quan hệ giữa siêu thị với các hình thức tổ chức bán lẻ, cũng như nhữngcửa hàng mắt xích Cửa hàng mắt xích hay cửa hàng bán lẻ độc lập là cáchthức sở hữu, quản lý khác nhau của doanh nghiệp Siêu thị cũng có thể là cácthành viên cảu một hệ thống mắt xích hay tồn tại độc lập

5.2 Siêu thị với các loại hình bán lẻ cạnh tranh trực tiếp.

Có nhiều đối thủ cạnh tranh với siêu thị, nhưng xét về quy mô và mức

độ cạnh tranh thì nổi bật là loại hình bán lẻ ở chợ Chợ là địa điểm tập trungthường xuyên (hàng ngày hoặc định kỳ) nhiều người bán lẻ hoặc người mua

để tiến hành trao đổi, mua bán hàng hóa Hộ kinh doanh bán lẻ ở chợ chỉmượn địa điểm để bán hàng, kinh doanh và tự hạch tóan Chợ là loại hình bán

lẻ truyền thống, hàng hóa rất phongphú, từ thực phẩm, vật dụng gia đình,quần áo, công cụ đến các loại phụ tùng, đồ kim khí điện máy… Giá cả ở chợkhá linh hoạt, người bán và người mua tự do thương lượng với nhau

Chợ là loại hình bán lẻ truyền thống đã có từ xa xưa và phổ biến khắpnơi trên thế giới, có vai trò hết sức quan trọng đối với lịch sử nhân loại TạiViệt Nam, mua sắm hàng hóa ở chợ đã trở thành nếp sống quen thuộc củamọi người từ thành thị đến nông thôn, tuy nhiên chợ cũng đang bị hạn chế ởmột số thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…

Trang 38

II TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI INTIMEX

1 Quá trình hình thành và phát triển.

Trung tâm Thương mại Intimex là một trong tám thành viên của Công

ty XNK INTIMEX Công ty XNK Intimex được thành lập ngày 10/08/1979với tên gọi ban đầu là công ty XNK nội thương, là doanh nghiệp đầu tiên làmxuất nhập khẩu của Bộ Nội Thương

Trong những năm 1979-1989, công ty là đơn vị chính cung cấp hàngtiêu dùng của các nước XHCN cho nhân dân cả nước và tạo ra việc làm chohàng vạn người lao động sản xuất hàng hoá xuất khẩu Công ty XNK Intimex

đã góp phần to lớn vào nhiệm vụ chính trị của Nhà nước giao phó và trở thànhdoanh nghiệp nổi tiếng cung cấp hàng tiêu dùng nhập khẩu của các nướcXHCN và thu mua hàng TCMN xuất khẩu Trong sự phát triển đổi mới kinhdoanh thì Intimex cũng là đơn vị tiên phong của ngành thương mại trong côngtác cổ phần hoá, trở thành các công ty mẹ-con

Ba mươi năm qua, ngay từ khi mới thành lập đến nay, trải qua nhữngnăm tháng có lúc vinh quang nhưng cũng có lúc thăng trầm, xong dù khókhăn đến đâu, Intimex vẫn vươn lên mạnh mẽ Năm 2008, với kim ngạch xuấtkhẩu trên 400 triệu USD, doanh thu trên 9.000 tỷ nộp ngân sách trên 300 tỷđồng, công ty XNK Intimex được xếp hạng 49/500 doanh nghiệp hàng đầuViệt Nam

Công ty Intimex đã vừa hoàn thành các thủ tục cổ phần hoá và đangtiếp tục phát triển với mô hình mới Công ty cổ phần Intimex Việt Nam

Quá trình phát triển của Trung tâm Thương mại Intimex cũng đồng thờivới sự phát triển của công ty và của nền thương mại dịch vụ đất nước trongnhững năm qua Tiền thân là xí nghiệp thương nghiệp Giao Tế, ra đời vàonăm 1959, với nhiệm vụ là cung cấp hàng hoá đặc biệt nhằm phục vụ các cán

Trang 39

bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước Năm 1982, trong bối cảnh đất nước đãthống nhất, Công ty Hữu nghị được thành lập trên cơ sở Xí nghiệp thươngnghiệp Giao Tế Nhiệm vụ phục vụ Đảng và cán bộ cao cấp Nhà nước vẫn giữnguyên, song bên cạnh đó, công ty còn được phép kinh doanh theo chế độhạch toán xã hội chủ nghĩa

Đại hội Đảng VI-1986 đã mở ra một công cuộc đổi mới toàn diện nềnkinh tế Cùng với việc đổi mới tư duy kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã banhành nhiều chính sách tạo điều kiện cho việc phát triển thương mại nước nhà.Chuyển việc mua bán hàng hoá từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sangmua bán theo cơ chế thị trường Do đó, Công ty Hữu Nghị đã được tăngquyền chủ động trong kinh doanh sau quyết định 217/HĐBT, có trách nhiệmxây dựng kế hoạch, có nghĩa vụ thực hiện kế hoạch được giao và được hưởngnhững quyền lợi tương ứng

Năm 1987, Công ty Hữu Nghị sát nhập và trở thành công ty xuất nhậpkhẩu nội thương và hợp tác xã Intimex Năm 1990, nền kinh tế hàng hoánhiều thành phần đã tạo cho công ty nhiều cơ hội mới nhưng cũng tạo ranhiều thách thức mới Cũng trong khoảng thời gian này, công ty đã được táchthành 2 đơn vị: Xí nghiệp thương mại dịch vụ tổng hợp và Trung tâm thươngmại dịch vụ tổng hợp

Đến ngày 8/6/1995, công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xãIntimex đổi tên thành Công ty xuất nhập khẩu và dịch vụ thương mại Intimextheo quyết định số 469TM-TCCB của Bộ Thương mại Trong quá trình hoạtđộng, công ty nhận thấy hai đơn vị nằm trên cùng một địa bàn, có chức năngnhiệm vụ như nhau dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh trong tổng thểIntimex Do đó, công ty đã quyết định sát nhập thành Trung tâm thương mạiIntimex Trung tâm được hình thành từ 3 đơn vị:

Trang 40

- Xí nghiệp thương mại dịch vụ tổng hợp.

- Trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp

- Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu số 9 của công ty

Trung tâm thương mại Intimex là một đơn vị của Công ty XNKIntimex (nay là Công ty cổ phần Intimex Việt Nam) Trung tâm thương mạiIntimex là một tổ chức có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có các quyền

và nghĩa vụ theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinhdoanh trong tổng số vốn do Trung tâm quản lý, có con dấu riêng, mở tàikhoản tại Ngân hàng SeABank, được tổ chức và hoạt động theo điều lệ quiđịnh của Bộ Thương mại

Tên đơn vị: Trung tâm Thương mại INTIMEX

Tên giao dịch đối ngoại: Intimex Trading Centre

Tên viết tắt: INTIMEX

Địa chỉ: 22-32 Lê Thái Tổ

2 Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Thương mại Intimex.

Trung tâm Thương mại Intimex có các nội dung hoạt động kinh doanhrất đa dạng, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của công ty Đó là:

Về kinh doanh: kinh doanh thương nghiệp theo hình thức bán buôn và

tổ chức điểm bán lẻ hàng hoá (siêu thị) phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của xãhội

Về lĩnh vực liên doanh liên kết: chủ yếu liên doanh với các tổ chứckinh tế để cung cấp hàng hoá tới tay người tiêu dùng

Trung tâm thương mại Intimex có các quyền hạn sau:

- Chủ động tổ chức kinh doanh, được kí kết các hợp đồng kinh tế trongnước, tổ chức thực hiện các phương án kinh doanh đã được giám đốc phêduyệt

Ngày đăng: 15/09/2014, 03:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Siêu thị, phương thức kinh doanh bán lẻ hiện đại ở Việt Nam – NXB Lao động xã hội năm 2006 – TS. Mai Văn Bưu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Siêu thị, phương thức kinh doanh bán lẻ hiện đại ở Việt Nam
Nhà XB: NXB Laođộng xã hội năm 2006 – TS. Mai Văn Bưu
2. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương Mại số 1371/2004/QĐ – BTM ngày 24/09/2004 về việc ban hành quy chế siêu thị, trung tâm thương mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương Mại số 1371/2004/QĐ – BTM
3. Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại – kèm theo quyết định số 1371/2004 QĐ – BTM ngày 24/09/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại
5. Nghị định của Chính Phủ số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 về phát triển và quản lý chợ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định của Chính Phủ số 02/2003/NĐ-CP
6. Bí quyết thành công trong kinh doanh dịch vụ - NXB Viện văn hoá nghệ thuật Việt Nam 1989 - Nguyễn Nghị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bí quyết thành công trong kinh doanh dịch vụ
Nhà XB: NXB Viện văn hoá nghệthuật Việt Nam 1989 - Nguyễn Nghị
7. Quản trị nguồn nhân lực - NXB Giáo dục 1998 - Trần Kim Dung Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị nguồn nhân lực
Nhà XB: NXB Giáo dục 1998 - Trần Kim Dung
8. Nguyên lý kinh tế học - Giáo sư kinh tế học N.Gregory Mankiw – NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh năm 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên lý kinh tế học
Nhà XB: NXBTổng hợp thành phố Hồ Chí Minh năm 2001
9. Kết quả điều tra toàn bộ doanh nghiệp - NXB Thống kê Hà Nội năm 2001- Tổng cục thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều tra toàn bộ doanh nghiệp
Nhà XB: NXB Thống kê Hà Nội năm 2001-Tổng cục thống kê
10. Phân tích thị trường tài chính – NXB Thống Kê Hà Nội năm 1995 - Tác giả Dand Blake Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích thị trường tài chính
Nhà XB: NXB Thống Kê Hà Nội năm 1995 - Tácgiả Dand Blake
11. Kinh tế học tập 2 - Viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội năm 1989 – Paul A.Samuelson và William D.Nordhaus Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế học tập 2
12. Giáo trình khoa học quản lý - Tập 1 – NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội năm 2002 – TS Đoàn Thị Thu Hà, TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền (chủ biên) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình khoa học quản lý - Tập 1
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nộinăm 2002 – TS Đoàn Thị Thu Hà
13. Cải cách doanh nghiệp Nhà nước, thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm thế giới – NXB Chính trị quốc gia năm 1996 - Tập thể tác giả Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải cách doanh nghiệp Nhà nước, thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm thếgiới
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia năm 1996 - Tập thể tác giả
14. Chiến lược huy động và sử dụng vốn trong nước cho phát triển công nghiệp Việt Nam – NXB Lao Động năm 1998 - Trần Xuân Kiên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược huy động và sử dụng vốn trong nước cho phát triển côngnghiệp Việt Nam
Nhà XB: NXB Lao Động năm 1998 - Trần Xuân Kiên
15. Kinh tế học – NXB Giáo dục Hà Nội năm 1995 – David Beg và Peter Smith Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế học –
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội năm 1995 – David Beg và PeterSmith
16. Về việc tính toán một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh – NXB Thống Kê, Hà Nội năm 1999 – Võ Thành Hiệu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về việc tính toán một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh
Nhà XB: NXB Thống Kê
17. Lập, đọc, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính – NXB Thống Kê Hà Nội năm 2001 - Nguyễn Văn Công Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lập, đọc, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính
Nhà XB: NXB Thống Kê HàNội năm 2001 - Nguyễn Văn Công
18. Nghị quyết hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX- NXB Chính trị quốc gia năm 2001 - Đảng Cộng sản Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia năm 2001 - Đảng Cộng sản Việt Nam
19. Những biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước ngành Nhựa ở Việt Nam - Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân - Trần Hồ Lan (2002) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của cácdoanh nghiệp Nhà nước ngành Nhựa ở Việt Nam
20. Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành – NXB Tài chính năm 2006 - Bộ Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành
Nhà XB: NXB Tài chínhnăm 2006 - Bộ Tài chính
21. Phân tích tài chính doanh nghiệp – NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh năm 2005 – Josette Peyrard Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tài chính doanh nghiệp
Nhà XB: NXB Tổng hợp thành phố Hồ ChíMinh năm 2005 – Josette Peyrard

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của TTTM Intimex. - nâng cao hiệu quả kinh doanh tại trung tâm thương mại intimex
Bảng k ết quả hoạt động kinh doanh của TTTM Intimex (Trang 49)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w