1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

SỰ HÌNH THÀNH VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA APEC

21 3,3K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 32,4 KB

Nội dung

Ngay từ những năm 1960, ý tưởng về liên kết kinh tế khu vực đã được một số học giả người Nhật đưa ra. Năm 1965, hai học giả người Nhật Bản Kojima và Kurimoto đã đề nghị thành lập một Khu vực mậu dịch tự do Thái Bình Dương mà thành viên gồm năm nước công nghiệp phát triển, có thể mở cửa cho một số thành viên liên kết là các nước đang phát triển ở khu vực lòng chảo Thái Bình Dương. Sau đó, một số học giả khác như Tiến sĩ Saburo Okita (cựu Ngoại trưởng Nhật) và Tiến sĩ John Crawford (Đại học Tổng hợp Quốc gia Ôtxtrâylia) đã sớm nhận thức được sự cần thiết phải xây dựng sự hợp tác có hiệu quả về kinh tế ở khu vực. Tư tưởng này đã thúc đẩy những nỗ lực hình thành Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (PECC) năm 1980. Chính PECC sau này đã cùng với ASEAN đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành chế độ tư vấn kinh tế rộng rãi giữa các nền kinh tế trong khu vực cũng như thúc đẩy ý tưởng thành lập APEC.Vào cuối những năm 1980, một số quan chức chính phủ Nhật Bản, đặc biệt Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp (MITI) lúc đó là Hajime Tamura, đã gợi ý thành lập một diễn đàn hợp tác có tính chất kỹ thuật về các vấn đề kinh tế khu vực. Mỹ lúc đầu tỏ ra ít quan tâm đến gợi ý này vì đang tập trung thúc đẩy tiến triển của vòng đàm phán Urugoay của GATT và hình thành Khu vực Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), trong khi chính phủ Công Đảng của Thủ tướng Bob Hawke ở Ôtxtrâylia lúc đó đã nhận thức được tầm quan trọng thiết yếu của mối quan hệ kinh tế, thương mại với châu á đối với Ôtxtrâylia nên đã kịp thời nắm bắt và thúc đẩy ý tưởng về một diễn đàn hợp tác kinh tế.Tháng 1 năm 1989, tại Xêun, Hàn Quốc, Thủ tướng Bob Hawke đã nêu ý tưởng về việc thành lập một Diễn đàn tư vấn kinh tế cấp Bộ trưởng ở châu á Thái Bình Dương với mục đích phối hợp hoạt động của các chính phủ nhằm đẩy phát triển kinh tế ở khu vực và hỗ trợ hệ thống thương mại đa phương. Nhật Bản, Malaixia, Hàn Quốc, Thái Lan, Philíppin, Xinhgapo, Brunây, Inđônêxia, Niu Dilân, Canađa và Mỹ đã ủng hộ sáng kiến này. Tháng 11 năm 1989, các Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế của các nước nói trên đã họp tại Canbêra, Ôtxtrâylia quyết định chính thức thành lập APEC.

ĐỀ TÀI : SỰ HÌNH THÀNH VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA APEC LỜI MỞ ĐẦU I. Lịch sử hình thành và phát triển của APEC 1. Sáng kiến của Ô-xtrây-lia về việc thành lập APEC Ngay từ những năm 1960, ý tưởng về liên kết kinh tế khu vực đã được một số học giả người Nhật đưa ra. Năm 1965, hai học giả người Nhật Bản Kojima và Kurimoto đã đề nghị thành lập một "Khu vực mậu dịch tự do Thái Bình Dương" mà thành viên gồm năm nước công nghiệp phát triển, có thể mở cửa cho một số thành viên liên kết là các nước đang phát triển ở khu vực lòng chảo Thái Bình Dương. Sau đó, một số học giả khác như Tiến sĩ Saburo Okita (cựu Ngoại trưởng Nhật) và Tiến sĩ John Crawford (Đại học Tổng hợp Quốc gia Ôt-xtrây-lia) đã sớm nhận thức được sự cần thiết phải xây dựng sự hợp tác có hiệu quả về kinh tế ở khu vực. Tư tưởng này đã thúc đẩy những nỗ lực hình thành Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (PECC) năm 1980. Chính PECC sau này đã cùng với ASEAN đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành chế độ tư vấn kinh tế rộng rãi giữa các nền kinh tế trong khu vực cũng như thúc đẩy ý tưởng thành lập APEC. Vào cuối những năm 1980, một số quan chức chính phủ Nhật Bản, đặc biệt Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp (MITI) lúc đó là Hajime Tamura, đã gợi ý thành lập một diễn đàn hợp tác có tính chất kỹ thuật về các vấn đề kinh tế khu vực. Mỹ lúc đầu tỏ ra ít quan tâm đến gợi ý này vì đang tập trung thúc đẩy tiến triển của vòng đàm phán U-ru-goay của GATT và hình thành Khu vực Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), trong khi chính phủ Công Đảng của Thủ tướng Bob Hawke ở Ôt-xtrây-lia lúc đó đã nhận thức được tầm quan trọng thiết yếu của mối quan hệ kinh tế, thương mại với châu á đối với Ôt-xtrây-lia nên đã kịp thời nắm bắt và thúc đẩy ý tưởng về một diễn đàn hợp tác kinh tế. Tháng 1 năm 1989, tại Xê-un, Hàn Quốc, Thủ tướng Bob Hawke đã nêu ý tưởng về việc thành lập một Diễn đàn tư vấn kinh tế cấp Bộ trưởng ở châu á - Thái Bình Dương với mục đích phối hợp hoạt động của các chính phủ nhằm đẩy phát triển kinh tế ở khu vực và hỗ trợ hệ thống thương mại đa phương. Nhật Bản, Ma-lai-xia, Hàn Quốc, Thái Lan, Phi-líp-pin, Xinh-ga-po, Bru-nây, In-đô-nê-xia, Niu Di-lân, Ca-na-đa và Mỹ đã ủng hộ sáng kiến này. Tháng 11 năm 1989, các Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế của các nước nói trên đã họp tại Can-bê-ra, Ôt-xtrây- lia quyết định chính thức thành lập APEC. 2. Bối cảnh ra đời + Kinh tế toàn cầu: Sự gia tăng của quá trình toàn cầu hoá trên tất cả các lĩnh vực khiến các quốc gia trên thế giới ngày càng tăng tính phụ thuộc vào nhau. Trong khi đó, vòng đàm phán Uruguay trong khuôn khổ GATT có nguy cơ không đạt được kết quả như mong đợi, đã thúc đẩy thêm quá trình khu vực hoá với sự hình thành các khối mậu dịch khu vực lớn trên thế giới như EU, NAFTA, AFTA + Kinh tế khu vực: Khu vực châu Á, đặc biệt là Đông Á là những nền kinh tế năng động trên thế giới vào những năm 1980 có tốc độ tăng trưởng trung bình là 9- 10%/năm. Mặc dù vậy, chưa có hình thức hợp tác kinh tế thương mại có hiệu quả trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương để thúc đẩy sự phát triển kinh tế. + Chính trị: Sự điều chỉnh chiến lược của các quốc gia lớn vào cuối những năm 80 khi chiến tranh lạnh chấm dứt, đặc biệt là sự hội tụ về lợi ích kinh tế cũng như chính trị giữa những nước lớn dẫn tới việc hình thành một cơ cấu kinh tế thương mại trong khu vực. + Các nước đang phát triển: (ASEAN) cũng muốn tăng cường tiếng nói trong khu vực để thúc đẩy phát triển kinh tế, nhưng không muốn làm lu mờ những cơ chế hợp tác chính trị sẵn có.  Những nhân tố dẫn đến sự ra đời của APEC Từ cuối những năm 1970, đặc biệt là trong những năm 1980, sự tăng trưởng kinh tế liên tục và với nhịp độ cao của châu Á mà nòng cốt là các nền kinh tế Đông Á đã thu hút sự chú ý của cả thế giới. Tiếp theo "sự thần kỳ" của Nhật Bản, các nền kinh tế công nghiệp mới (NIEs), ASEAN và đặc biệt là sự nổi lên của Trung Quốc đã biến châu Á thành khu vực phát triển kinh tế năng động bậc nhất thế giới. Từ những năm 1980, các nước châu Á luôn luôn dẫn đầu thế giới về tốc độ phát triển kinh tế trong khi kinh tế thế giới bị suy thoái vào đầu những năm 1990. Xuất khẩu thực sự là động lực tăng trưởng kinh tế ở các nước châu Á. Trong giai đoạn 1980-1992, xuất khẩu của các nước châu Á tăng nhanh nhất thế giới, đạt tốc độ bình quân hàng năm trên 10%, so với 4% của các nước châu Âu và Mỹ La-tinh và 6% của các nước công nghiệp phát triển vốn chiếm tới 2/3 thương mại thế giới. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các nước châu Á tăng mạnh, phần lớn từ Mỹ, Nhật Bản và các nền kinh tế NIEs. Tiềm lực lớn về xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ và vốn đầu tư đòi hỏi phải có thị trường ổn định, rộng mở và hạn chế đến mức tối đa những hàng rào ngăn trở sự lưu chuyển của hàng hoá, dịch vụ, đầu tư trong khu vực. Do đó, hợp tác và liên kết kinh tế khu vực trở thành nhu cầu cấp thiết để bảo đảm cho sự phát triển kinh tế cao và ổn định. Trong khi đó, xu thế toàn cầu hóa phát triển mạnh, thể hiện qua sự phân công lao động quốc tế đan xen nhau dưới tác động của những tiến bộ của khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Việc Trung Quốc cải cách và mở cửa càng làm gia tăng xu thế này ở châu Á - Thái Bình Dương. Trong nền kinh tế thế giới, các hoạt động sản xuất, thương mại, tài chính và dịch vụ ngày càng được quốc tế hóa. Cùng với toàn cầu hóa và như một sự ứng phó với toàn cầu hoá, xu thế khu vực hóa cũng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. Từ cuối những năm 1980, liên kết kinh tế khu vực ở châu Âu và Bắc Mỹ được đẩy mạnh thêm một bước. Các nước thuộc Liên hiệp châu Âu đã thoả thuận lập ra một thị trường chung vào năm 1992 và ráo riết lập kế hoạch cho một liên minh tiền tệ với một đồng tiền chung. Còn ở Bắc Mỹ, tháng 1 năm 1989 Mỹ và Ca-na-đa chính thức ký Hiệp định thành lập Khu vực Mậu dịch Tự do song phương (CAFTA). Trong khi đó, ở châu Á- Thái Bình Dương tuy có ổn định tương đối về chính trị, và là một khu vực năng động và có nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng chưa có một hình thức liên kết nào có tính chất chính thức, liên chính phủ và toàn khu vực để bảo đảm lợi ích của các nước trong khu vực trước sự gia tăng ngày càng mạnh của chủ nghĩa khu vực bảo hộ ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Từ những năm 1970 -1980, nhất là cuối những năm 1980, trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã thấy rõ xu thế là các nền kinh tế ngày càng tuỳ thuộc lẫn nhau một cách chặt chẽ hơn về nhiều mặt. Chỉ nói riêng về thương mại, năm 1989, xuất khẩu hàng hóa của các nước châu Á - Thái Bình Dương sang Mỹ chiếm 25,8% tổng giá trị xuất khẩu của họ, trong khi đó xuất khẩu của Mỹ sang châu Á - Thái Bình Dương chiếm 30,5% tổng giá trị xuất khẩu của Mỹ. Xuất khẩu của Nhật Bản sang các nước châu Á - Thái Bình Dương chiếm 33% tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản và giá trị xuất khẩu của châu Á - Thái Bình Dương sang Nhật Bản chiếm 9,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước này. Xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ chiếm 34,2% giá trị xuất khẩu của Nhật Bản và xuất khẩu của Mỹ sang Nhật Bản chiếm 12,3% tổng giá trị xuất khẩu của Mỹ. Sự tuỳ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng về kinh tế đã tạo ra một lực gắn kết, một nhu cầu phối hợp giữa các nền kinh tế trong khu vực với nhau. Như vậy, chính sự tăng trưởng cao liên tục và phát triển của nền kinh tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa cũng như sự tuỳ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các nền kinh tế đã đặt ra yêu cầu khách quan, cấp bách cho việc hình thành một diễn đàn mở rộng trong khu vực nhằm phối hợp chính sách về các lĩnh vực kinh tế, thúc đẩy tự do hóa và khuyến khích thương mại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư, tăng cường hợp tác kinh tế, khoa học - công nghệ giữa các nền kinh tế ở châu Á - Thái Bình Dương, qua đó duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bảo đảm sự phát triển bền vững của khu vực châu Á - Thái Bình Dương khi bước vào thế kỷ XXI. 3. Quá trình hình thành và phát triển Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được 12 thành viên thuộc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương sáng lập tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế tổ chức ở Can-bê-ra tháng 11/1989 theo sáng kiến của Ôt-xtrây-lia. Các thành viên sáng lập là Mỹ, Nhật, Ôt-xtrây-lia, Niu Di-lân, Ca-na-đa, Hàn Quốc, Thái Lan, Phi-lip-pin, Xinh-ga-po, Bru-nây, In-đô-nê-xia và Ma-lai-xia. + Tháng 11/1991 kết nạp thêm Trung Quốc, lãnh thổ Hồng Công và Đài Loan; + Tháng 11/1993 thêm Pa-pua Niu Ghi-nê, Mê-hi-cô; + Tháng 11/1994 thêm Chi-lê và tạm ngừng thời hạn xét kết nạp thành viên trong 3 năm; + Đến tháng 11/1998 kết nạp thêm Việt Nam, Nga và Pê-ru, đồng thời APEC quyết định tạm ngừng thời hạn xem xét kết nạp thành viên mới thêm 10 năm nữa để củng cố tổ chức. Đến nay có thêm 9 nền kinh tế đã xin gia nhập APEC là: Ấn Độ, Pa-kit-xtan, Ma Cao, Mông Cổ, Pa-na-ma, Cô-lôm-bi-a, Xri-lan-ca, Ê-cua-đo, Cốt-xta-ri-ca. Trong số ba thành viên ASEAN chưa phải là thành viên của APEC, Cam-pu-chia và Lào đã thông qua Việt Nam bày tỏ mong muốn gia nhập APEC. Năm 2007 khi thời hạn ngừng kết nạp thành viên mới hết hiệu lực, APEC sẽ thảo luận vấn đề kết nạp thành viên mới. Như vậy, cho đến thời điểm này, APEC có 21 thành viên với khoảng 2,7 tỷ dân, chiếm khoảng 52% diện tích lãnh thổ, 59% dân số, 70% nguồn tài nguyên thiên nhiên trên thế giới và đóng góp khoảng 57% GDP toàn cầu và hơn 50% thương mại thế giới. APEC bao gồm cả hai khu vực kinh tế mạnh và năng động nhất thế giới: khu vực Đông á và khu vực Bắc Mỹ (gồm Mỹ, Ca-na-đa và Mê-hi- cô) với những nét đặc thù và vô cùng đa dạng về chính trị, xã hội, kinh tế và văn hóa. Trung bình GDP các nước thành viên APEC đạt mức tăng trưởng khaỏng 7% so với 5% của các nước không thành viên. Chỉ trong mười năm đầu tồn tại và phát triển, các nền kinh tế thành viên APEC đã đóng góp gần 70% cho sự tăng trưởng chung của nền kinh tế toàn cầu. Nội dung hoạt động xoay quanh 3 trụ cột chính là tự do hoá thương mại và đầu tư, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, và hợp tác kinh tế kỹ thuật với các chương trình hành động tập thể (CAP) và chương trình hành động quốc gia (IAP) của từng thành viên. Nói cách khác, mục tiêu của APEC không phải là để xây dựng một khối thương mại, một liên minh quan thuế hay một khu vực mậu dịch tự do như kiểu EU, NAFTA hay AFTA, mà là một diễn đàn kinh tế mở, nhằm xúc tiến các biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các nến kinh tế thành viên trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện trong khi thực sự mở cửa đối với tất cả các nước và khu vực khác. 4. Điều kiện kết nạp thành viên. + Vị trí địa lý: nằm ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, tiếp giáp bờ biển Thái Bình Dương. + Quan hệ kinh tế: có mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với các nền kinh tế thành viên APEC ( thương mại hàng hóa, dịch vụ, sự đi lại do các quan chức…) + Tương đồng về kinh tế: chấp nhận chính sách kinh tế mở cửa theo hướng thị trường. Quan tâm và chấp thuận các mục tiêu của APEC: tham gia các hoạt động của APEC. Nền kinh tế phải hoàn thiện Chương trình Hành động Tập thể (CAP) VÀ Chương trình Hành động Quốc gia (IAP) theo quy định của APEC. Ngoài quy chế thành viên chính thức, APEC còn có quy chế quan sát viên dành cho ba tổ chức khu vực là ASEAN, PECC và Diễn đàn Nam Thái Bình Dương (SPF) (không có quy chế quan sát viên cho một nước hay vùng lãnh thổ riêng biệt). Các nước không phải thành viên APEC có thể được tham gia các hoạt động của APEC với tư cách khách mời tại các nhóm Công tác của APEC. II. Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của APEC 1. Mục tiêu Từ chỗ ban đầu hoạt động như là một nhóm đối thoại không chính thức, APEC đã dần dần trở thành một thực thể khu vực đi đầu trong việc thúc đẩy tự do hóa mậu dịch, đầu tư và hợp tác kinh tế. Mục đích chung của APEC đã được xác định ngay từ Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ nhất ở Can-bê-ra, Ôt-xtrây- lia năm 1989. Xuất phát từ yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế của khu vực đòi hỏi phải thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương mở, tập trung giải quyết những vấn đề kinh tế nhằm tăng cường lợi ích chung thông qua việc khuyến khích các luồng hàng hoá, dịch vụ, vốn đầu tư và chuyển giao công nghệ giữa các thành viên. Vì vậy đã kết thành các mục tiêu cơ bản của APEC tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ ba ở Xê-un, Hàn quốc năm 1991. Với 4 mục tiêu là: - Duy trì sự tăng trưởng và phát triển của khu vực vì lợi ích chung của các dân tộc trong khu vực, và bằng cách đó đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế thế giới; - Phát huy các kết quả tích cực đối với khu vực và nền kinh tế thế giới do sự tuỳ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng về kinh tế tạo ra, khuyến khích các luồng hàng hoá, dịch vụ, vốn và công nghệ; - Phát triển và tăng cường hệ thống thương mại đa phương mở vì lợi ích của các nước châu Á - Thái Bình Dương và các nền kinh tế khác; - Cắt giảm những hàng rào cản trở việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ và đầu tư giữa các thành viên phù hợp với các nguyên tắc của GATT/WTO ở những lĩnh vực thích hợp và không làm tổn hại tới các nền kinh tế khác. Tuy nhiên, không giống như các tổ chức khu vực khác (đặc biệt là EU), ngay từ đầu APEC không nhấn mạnh đến mục tiêu tạo lập hệ thống ưu đãi thuế quan, liên minh thuế quan, hay thị trường chung, mà nhấn mạnh tới việc tăng cường hệ thống thương mại đa phương mở, mục tiêu này đã hình thành ngay từ đầu Hội nghị Bộ trưởng lần thứ hai năm 1990. Mục tiêu này được thúc đẩy tại Hội nghị Cấp cao lần thứ nhất tại Seattle (Mỹ) tháng 11 năm 1993 khi các nhà Lãnh đạo APEC thừa nhận sự tuỳ thuộc lẫn nhau về kinh tế và sự đa dạng của các nền kinh tế ở khu vực, đồng thời bắt đầu nhìn nhận về một "cộng đồng” châu Á - Thái Bình Dương. Và một năm sau các nhà Lãnh đạo APEC đã “ nhất trí tuyên bố cam kết hoàn thành việc đạt được mục tiêu về thương mại, đầu tư tự do và mở trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2010 đối với các thành viên phát triển và năm 2020 đối với các thành viên đang phát triển". 2. Nguyên tắc hoạt động của APEC 2.1 Nguyên tắc cùng có lợi Tuyên bố Xê-un của Hội nghị Bộ trưởng lần thứ ba năm 1991 nêu rõ: "Việc hợp tác trong APEC dựa trên nguyên tắc cùng có lợi, có tính đến sự khác biệt trong các giai đoạn phát triển kinh tế trong các hệ thống chính trị - xã hội, và chú ý đầy đủ đến các nhu cầu của những nền kinh tế đang phát triển". Việc duy trì nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của APEC vì diễn đàn này là tập hợp lực lượng của các nền kinh tế rất đa dạng về điều kiện địa lý, lịch sử và văn hoá, về chế độ chính trị - xã hội và đặc biệt có sự chênh lệch rất lớn về trình độ phát triển. Trong điều kiện APEC bao gồm cả những nền kinh tế lớn và phát triển nhất, cũng như những nền kinh tế nhỏ và kém phát triển hơn, APEC đã nhấn mạnh tới các mối quan tâm chung, lợi ích chung của các thành viên và tập trung vào các vấn đề hợp tác kinh tế và phát triển. Nhờ vậy, APEC có sức hấp dẫn lớn đối với các nước trong và ngoài khu vực. Chỉ gần mười năm sau khi thành lập, APEC đã bao gồm 21 thành viên, trong đó có những nền kinh tế hùng mạnh bậc nhất thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc. Trong khi thừa nhận mối quan hệ hợp tác giữa các nước trong khu vực phải dựa trên cơ sở cùng có lợi, để phù hợp với tính đa dạng của khu vực, nguyên tắc này cũng nhấn mạnh cần chú ý tới sự khác biệt về trình độ phát triển, chế độ chính trị - xã hội và yêu cầu của các nền kinh tế đang phát triển. Đây là điểm rất quan trọng trong nguyên tắc hoạt động của APEC nhằm giải toả mối lo ngại của một số thành viên là nước đang phát triển trong APEC rằng sự khác biệt lớn về trình độ phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ có thể dẫn tới sự lệ thuộc bất bình đẳng của họ vào các nền kinh tế tiến tiến hơn, làm tăng mâu thuẫn và phân cực Bắc - Nam ngay trong APEC. Các nước ASEAN đã thông qua nguyên tắc nhất trí Cun-ching (1989), trong đó nhấn mạnh: "Việc tăng cường APEC cần phải dựa trên cơ sở công bằng, bình đẳng và cùng có lợi, có chú ý đầy đủ đến sự khác biệt trong các giai đoạn phát triển kinh tế và hệ thống chính trị - xã hội của các nước trong khu vực". 2.2 Nguyên tắc đồng thuận (consensus) Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của hợp tác trong APEC, như Tuyên bố Xê-un đã nêu rõ, là dựa trên "cam kết về sự đối thoại cởi mở và xây dựng sự đồng thuận, bình đẳng, tôn trọng quan điểm của tất cả thành viên tham gia". Khác với hoạt động trong GATT/WTO, trong đó các nước phải qua một quá trình thương thuyết, đàm phán lâu dài và thường là gay gắt để đạt được những thoả thuận và hiệp định có tính pháp lý quốc tế cao, APEC đi tới các quyết định thông qua quá trình xây dựng sự đồng thuận. Thông qua nguyên tắc này, APEC đã xây dựng được những nền tảng có ý nghĩa quan trọng và thực tế để đẩy mạnh hợp tác, một chương trình làm việc toàn diện và một thoả thuận lịch sử về tự do hóa thương mại và đầu tư trong khu vực tới năm 2020. 2.3 Nguyên tắc tự nguyện Xuất phát từ đặc điểm của các nền kinh tế thành viên và các mối quan hệ kinh tế quốc tế trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, sự hợp tác giữa các thành viên trong APEC mang tính chất tự nguyện. Nguyên tắc tự nguyện thể hiện trên hai điểm: [...]... quyết định của Hội nghị được thể hiện trong Tuyên bố chung, bao gồm: - Quyết định về các vấn đề tổ chức: xác định mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của APEC; thành lập các Ủy ban, hội đồng ; thành lập quỹ APEC và qui định tỷ lệ đóng góp của các thành viên; vấn đề kết nạp thành viên mới - Quyết định nguyên tắc, mục tiêu, nội dung các chương trình hoạt động và đánh giá tiến trình hợp tác của APEC cũng như... III Cơ cấu tổ chức của APEC 1 Cấp chính sách 1.1 Hội nghị không chính thức các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC Hội nghị các nhà Lãnh đạo cao nhất của các thành viên APEC được tổ chức hàng năm bắt đầu từ năm 1993 Tháng 11 năm 1993 tại Seattle (Mỹ) theo sáng kiến của Tổng thống Mỹ Bin Clin-tơn, lần đầu tiên trong lịch sử, 14 vị nguyên thủ quốc gia và đứng đầu chính phủ của các thành viên APEC đã gặp gỡ và trao... Ôt-xtrây-lia tháng 11 năm 1989 với sự tham gia của các Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Kinh tế của 12 nền kinh tế thành viên Hội nghị Bộ trưởng được tổ chức hàng năm theo nguyên tắc luân phiên giữa các nước thành viên APEC Thành viên đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng hàng năm sẽ giữ ghế Chủ tịch Hội nghị Hội nghị Bộ trưởng APEC quyết định phương hướng hoạt động của APEC và ấn định thời gian thực hiện... không chỉ là một nguyên tắc mà còn là một trong những mục tiêu của APEC Ngay từ giai đoạn đầu của APEC (1989 - 1993), khi Vòng đàm phán U-ru-goay của GATT bị mất động lực và rơi vào bế tắc, APEC đã đặt việc phấn đấu để kết thúc thành công vòng đàm phán này thành một trong những mục tiêu chủ yếu của mình Các thành viên châu Á của APEC cùng chung mối lo ngại về xu hướng bảo hộ ở châu Âu và Bắc Mỹ vì nó... hội nhập kinh tế trong khu vực APEC đến nay về cơ bản vẫn là một cấu trúc tương đối lỏng lẻo với một Ban Thư ký, Ủy ban Ngân sách và Quản lý để điều phối hoạt động trong APEC và của các thành viên Sự phát triển về cơ cấu tổ chức cho đến nay mới chỉ mang tính chất hỗ trợ cho quá trình hợp tác trong APEC chứ không phải là mục tiêu tự thân của nó Con đường phát triển của APEC như vậy phù hợp với đặc điểm... công tác và các Nhóm đặc trách của APEC Mới đây, Ban Thư ký APEC quyết định nâng cấp trang Mạng (website) của mình nhằm giới thiệu về APEC, giúp cho việc tiếp cận các thông tin về hoạt động của APEC được dễ dàng hơn Ban Thư ký APEC giữ vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của APEC, có chức năng tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, phối hợp các hoạt động của APEC; điều hành ngân sách hàng năm của APEC; cũng... cao APEC lần thứ nhất đã nâng vị thế của APEC lên tầm cao mới trên trường quốc tế Để tăng cường hơn nữa cam kết ở cấp Lãnh đạo cao nhất của các thành viên đối với các mục tiêu và tiến trình của APEC, kể từ năm 1993, các thành viên APEC đã nhất trí tổ chức Hội nghị các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC mỗi năm một lần vào dịp cuối năm, năm 2003 là Hội nghị lần thứ 11 được tổ chức tại Băng-cốc, Thái Lan vào... Thái Bình Dương và chấp nhận những mục tiêu và nguyên tắc của APEC" Từ khi thành lập tới nay, APEC đã kết nạp thêm 9 thành viên mới (Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Công, Pa-pua Niu Ghi-nê, Mê-hi-cô, Chi-lê, Pê-ru, Liên bang Nga, Việt Nam) Nguyên tắc "mở" của APEC còn thể hiện ở chỗ các thành viên của APEC không chỉ là những quốc gia có chủ quyền với chế độ chính trị - xã hội riêng biệt và được cộng đồng... để hỗ trợ và phối hợp các hoạt động trong APEC nhằm tăng cường vai trò và hiệu quả của APEC trong xúc tiến hợp tác kinh tế khu vực, đã nhất trí thành lập Ban Thư ký APEC, đặt trụ sở tại Singapo, và lập một quỹ chung của APEC Ban Thư ký APEC đứng đầu là một Giám đốc Điều hành, do nước giữ ghế Chủ tịch APEC cử với thời hạn một năm Một phó giám đốc điều hành do nước sẽ giữ chức Chủ tịch APEC vào năm tiếp... hợp với phương hướng, mục tiêu và Chương trình hành động của APEC 2.4 APEC là diễn đàn mở, hoạt động phù hợp với các nguyên tắc của GATT/WTO APEC là một diễn đàn "mở" theo nghĩa APEC ủng hộ chế độ thương mại đa phương, không tạo ra sự phân biệt đối xử giữa APEC với các nước và nhóm nước khác trên thế giới, đồng thời APEC mở cửa cho các nền kinh tế không phải thành viên APEC trong khu vực tham gia Ủng . kinh tế: có mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với các nền kinh tế thành viên APEC ( thương mại hàng hóa, dịch vụ, sự đi lại do các quan chức…) + Tương đồng về kinh tế: chấp nhận chính sách kinh tế mở. Trung Quốc cải cách và mở cửa càng làm gia tăng xu thế này ở châu Á - Thái Bình Dương. Trong nền kinh tế thế giới, các hoạt động sản xuất, thương mại, tài chính và dịch vụ ngày càng được quốc tế. Trung Quốc đã biến châu Á thành khu vực phát triển kinh tế năng động bậc nhất thế giới. Từ những năm 1980, các nước châu Á luôn luôn dẫn đầu thế giới về tốc độ phát triển kinh tế trong khi kinh tế

Ngày đăng: 11/09/2014, 11:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w