MÔ HÌNH VA TINH TOAN PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN

100 186 1
MÔ HÌNH VA TINH TOAN PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khi khả năng tự sản xuất điện để tiêu thụ trong nước gặp khó khăn thì việc xem xét mua điện với từ các quốc gia lân cận là việc hết sức cần thiết. Hiện nay, Việt Nam đang nhập khẩu điện từ Trung Quốc về với công suất khoảng 690MW từ các cấp điện áp 110kV và 220kV, riêng trong năm 2009 sản lượng điện nhập khẩu lên tới 4.102 triệu kWh, chiếm gần 5% tổng sản lượng điện tiêu thụ trên toàn quốc. Cùng với sự phát triển của phụ tải điện cả nước, nhu cầu nhập khẩu điện Trung Quốc sẽ còn tăng cao trong tương lai. Do đó, việc nghiên cứu thực trạng nhập khẩu điện giữa Việt Nam với Trung Quốc để từ đó đưa ra các đánh giá và đề xuất nhằm tiếp tục nhập khẩu điện từ Trung Quốc một cách hợp lý là yêu cầu hết sức thiết thực.

LU ẬN VĂN THẠC SỸ Tác gi ả: Quỳnh Giao N ỘI DUNG M Ở ĐẦU 1 Chương 1. Hi ện trạng vận h ành h ệ thống điện Việt Nam 4 1.1 Các đơn v ị tham gia v ào ho ạt động điện lực 4 1.1.1 Sơ đ ồ tổ chức v à ch ức năng nhiệm vụ của các đ ơn v ị 4 1.1.2 Đi ều độ hệ thống điện Việt Nam 6 1.2 H ệ thống điện Việt Nam 9 1.2.1 Ph ụ tải 9 1.2.1.1Các thành ph ần phụ tải 9 1.2.1.2S ản l ư ợng điện năng 13 1.2.1.3Công su ất đỉnh 15 1.2.1.4Bi ểu đồ phụ tải một ng ày đi ển h ình n ăm 18 1.2.2 Ngu ồn điện 19 1.2.2.1Công su ất 19 1.2.2.2S ản l ư ợng 25 1.2.3 Lư ới điện . 32 1.3 V ận h ành h ệ thống điện Việt Nam 37 1.3.1 Tình hình v ận h ành ngu ồn điện 37 1.3.1.1Nguyên t ắc vận h ành chung . 37 1.3.1.2 Giai đo ạn m ùa khô (t ừ tháng 1 đến tháng 6) 38 1.3.1.3 Giai đo ạn m ùa l ũ (từ 16/06 đến 15/10) 39 1.3.1.4 Giai đo ạn tích n ư ớc (từ tháng 10 đến tháng 12) 40 1.3.2 Tình hình v ận h ành lư ới điện 40 1.3.2.1H ệ thống đi ện 500kV 40 1.3.2.2 Lư ới điện tuyền tải 220/110kV 40 1.4 Vai trò c ủa nhập khẩu điện từ Trung Quốc v ào Vi ệt Nam 41 Chương 2. S ự cần thiết nhập khẩu điện từ Trung Quốc v ào Vi ệt Nam 43 2.1 Khái quát v ề t ình hình s ản xuất điện tại các tỉnh phía Nam Trung Quốc 43 2.1.1 Gi ới thiệu chung 43 2.1.2 T ổng quan về l ư ới điện khu vực Nam Trung Quốc 45 2.1.3 S ự phát triển nguồn điện khu vực 47 2.1.4 Nhu c ầu phụ tải khu vực 48 eBook for You LUẬN VĂN THẠC SỸ Tác giả: Quỳnh Giao 2.2 Liên kết lưới điện giữa hai quốc gia 48 2.2.1 Hiện trạng liên kết lưới điện 48 2.2.2 Liên kết lưới điện dự kiến trong tương lai 51 2.3 Tình hình mua bán điện hiện nay 51 2.3.1 Chi phí mua điện 51 2.3.2 Tình hình nhập khẩu điện từ Trung Quốc 52 2.4 Vận hành hệ thống điện Việt Nam giai đoạn 2011-2015 54 2.4.1 Dữ liệu đầu vào - Giả thiết tính toán 54 2.4.1.1 Tiến độ các công trình mới 54 2.4.1.2 Dự báo phụ tải 54 2.4.1.3 Lịch sửa chữa của các nhà máy 63 2.4.1.4 Tính toán điều tiết thủy điện 64 2.4.1.5 Tình hình cung cấp nhiên liệu của các nhà máy 64 2.4.1.6 Giá nhiên liệu và giá bán điện của các nhà máy 65 2.4.1.7 Giới hạn truyền tải giữa các khu vực 67 2.4.2 Quá trình xử lý – Phương pháp tính toán 67 2.4.3 Dữ liệu đầu ra – Kết quả tính toán giá biên 68 2.4.3.1 Phương án phụ tải tăng trưởng cao 68 2.4.3.2 Phương án phụ tải tăng trưởng trung bình 73 2.4.3.3 Phương án phụ tải tăng trưởng thấp 78 2.5 Kết luận 83 Chương 3. Giải pháp nhập khẩu điện từ Trung Quốc vào Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong nước 85 3.1 Hợp đồng mua bán điện 85 3.1.1 Hợp đồng mua bán điện 85 3.1.2 Hợp đồng mua bán điện cấp điện áp 110 kV 87 3.1.3 Hợp đồng mua bán điện cấp điện áp 220 kV 87 3.2 Đánh giá về tình hình nhập khẩu điện từ Trung Quốc vào Việt Nam 88 3.2.1 Thủ tục thực hiện 88 3.2.2 Giá cả và sự ổn định trong cung cấp 90 3.3 Giải pháp nhập khẩu điện từ TQ vào Việt Nam 90 3.3.1 Nâng cao sự chủ động cho các đơn vị 90 3.3.2 Nâng cao cạnh tranh trong việc mua bán điện 91 eBook for You LUẬN VĂN THẠC SỸ Tác giả: Quỳnh Giao 3.3.3 Tăng cường kết nối, liên kết lưới điện 91 3.3.4 Đầu tư các nhà máy điện bên Trung Quốc 92 3.3.5 Thành lập ủy ban điều phối chung 92 eBook for You LUẬN VĂN THẠC SỸ Tác giả: Quỳnh Giao 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Việt Nam đang là một quốc gia phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, trung bình khoảng 6%/năm, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ điện vào khoảng 15%/năm, trong khi tốc độ tăng của nguồn điện là rất thấp, không thể đáp ứng nổi nhu cầu tiêu thụ điện tăng trưởng quá nóng. Trung bình, suất đầu tư hiện nay để xây dựng một nhà máy nhiệt điện than (là dạng nguồn điện có chi phí đầu tư và vận hành gần như thấp nhất) vào khoảng 1.100 đến 1.400 USD/kW công suất đặt – với điều kiện nguồn nhiên liệu sử dụng là than nội địa do Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam cung cấp. Tuy nhiên, theo dự báo của Viện Năng lượng, tới năm 2025, Việt Nam gần như sẽ khai thác hầu hết tiềm năng thủy điện, đồng thời phải nhập khẩu than cho nhu cầu tiêu thụ trong nước, tương đương với việc suất đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện than sẽ tăng cao. Như vậy, khả năng tự sản xuất điện để phục vụ nhu cầu trong nước sẽ bị hạn chế đáng kể. Khi khả năng tự sản xuất điện để tiêu thụ trong nước gặp khó khăn thì việc xem xét mua điện với từ các quốc gia lân cận là việc hết sức cần thiết. Hiện nay, Việt Nam đang nhập khẩu điện từ Trung Quốc về với công suất khoảng 690MW từ các cấp điện áp 110kV và 220kV, riêng trong năm 2009 sản lượng điện nhập khẩu lên tới 4.102 triệu kWh, chiếm gần 5% tổng sản lượng điện tiêu thụ trên toàn quốc. Cùng với sự phát triển của phụ tải điện cả nước, nhu cầu nhập khẩu điện Trung Quốc sẽ còn tăng cao trong tương lai. Do đó, việc nghiên cứu thực trạng nhập khẩu điện giữa Việt Nam với Trung Quốc để từ đó đưa ra các đánh giá và đề xuất nhằm tiếp tục nhập khẩu điện từ Trung Quốc một cách hợp lý là yêu cầu hết sức thiết thực. eBook for You LUẬN VĂN THẠC SỸ Tác giả: Quỳnh Giao 2 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu tình hình cung cầu điện của Việt Nam, thực trạng nhập khẩu điện của Việt Nam từ Trung Quốc những năm gần đây, đề tài đề xuất một số giải pháp tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc vào Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam những năm sắp tới. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Đối với đề tài này, có ba nhiệm vụ nghiên cứu như sau: - Tìm hiểu thực trạng nhập khẩu điện từ Trung Quốc vào Việt Nam; - Nghiên cứu tổng quan về cung cầu điện của Việt Nam và sự cần thiết của việc nhập khẩu điện từ Trung Quốc vào Việt Nam; - Đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh nhập khẩu điện từ Trung Quốc về Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động nhập khẩu điện của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tình hình nhập khẩu điện từ Trung Quốc vào Việt Nam trong giai đoạn từ 2005 – 2010 và đề xuất một số giải pháp vĩ mô nhằm đẩy mạnh nhập khẩu điện Trung Quốc về Việt Nam trong giai đoạn từ 2010 đến 2020. 5. Tình hình nghiên cứu Cho tới nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể về vấn đề nhập khẩu điện từ Trung Quốc vào Việt Nam. 6. Phương pháp nghiên cứu: - Thu thập các tài liệu về tình hình phát triển hệ thống điện Việt Nam từ năm 2005 tới nay và dự báo phát triển trong thời gian sắp tới; tìm hiểu các thông eBook for You LUẬN VĂN THẠC SỸ Tác giả: Quỳnh Giao 3 tin về các dự án nguồn điện lớn tại phía Nam Trung Quốc, các công trình lưới điện liên kết giữa Việt Nam và Trung Quốc. - Từ số liệu thực tế, tiến hành phân tích, đánh giá để thấy được tiềm năng nhập khẩu điện Trung Quốc về Việt Nam vẫn chưa được tận dụng hết. - Trên cơ sở các phân tích và đánh giá trên, đề xuất một số giải pháp để đẩy mạnh nhập khẩu điện Trung Quốc. 7. Kết cấu của đề tài: Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành ba chương như sau: Chương 1: Hiện trạng vận hành hệ thống điện Việt Nam Chương 2: Sự cần thiết nhập khẩu điện từ Trung Quốc vào Việt Nam Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh nhập khẩu điện từ Trung Quốc về Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam eBook for You LUẬN VĂN THẠC SỸ Tác giả: Quỳnh Giao 4 Chương 1. Hiện trạng vận hành hệ thống điện Việt Nam 1.1 Các đơn vị tham gia vào hoạt động điện lực 1.1.1 Sơ đồ tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các đơn vị Tham gia vào hoạt động điện lực tại Việt Nam có nhiều đơn vị, sơ đồ tổ chức như hình sau: Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức của các đơn vị Chức năng nhiệm vụ của các đơn vị như sau: MOIT – Bộ Công Thương: Bộ Công Thương là đơn vị quản lý nhà nước đối với các vấn đề liên quan đến hoạt động điện lực. Bộ Công Thương có hai đơn vị cấp dưới tham gia mật thiết vào hoạt động điện lực là: o ERAV – Cục Điều tiết Điện lực: Là đơn vị giám sát hoạt động điện lực và xây dựng các quy định phát triển thị trường điện tại Việt Nam. MOIT ERAV EVN BOT& IPP TKV SĐ NLDC NPT PC NMĐ PVN PVPower EPTC IE eBook for You LUẬN VĂN THẠC SỸ Tác giả: Quỳnh Giao 5 o IE – Viện Năng lượng: Là đơn vị lập quy hoạch Tổng sơ đồ phát triển điện Việt Nam EVN – Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Là doanh nghiệp nhà nước quản lý rất nhiều khâu trong hoạt động điện lực, EVN có các thành viên: o NLDC – Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia: NLDC có nhiệm vụ chỉ huy vận hành toàn bộ hệ thống điện Việt Nam. o EPTC – Công ty Mua bán điện: EPTC có nhiệm vụ mua điện từ các nhà máy điện và bán lại cho các Tổng Công ty điện lực, đàm phán các hợp đồng mua bán điện. o NMĐ – Nhà máy điện: Các nhà máy điện có nhiệm vụ sản xuất ra điện năng và bán điện cho EPTC. o NPT – Tổng Công ty truyền tải điện Quốc gia: NPT có trách nhiệm đầu tư và quản lý toàn bộ lưới điện truyền tải 500 kV, 220 kV. o PC – Tổng Công ty Điện lực: Từ trước 2009, có 11 Công ty Điện lực. Tuy nhiên, từ tháng 5/2010, khối phân phối điện của EVN được cơ cấu lại gồm có năm Tổng Công ty điện lực là: Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, Tổng Công ty Điện lực miền Trung, Tổng Công ty Điện lực miền Nam, Tổng Công ty Điện lực Hà Nội, Tổng Công ty Điện lực Hồ Chí Minh. Các PC có nhiệm vụ quản lý lưới điện 110kV trở xuống, mua điện từ EPTC và bán điện cho các hộ tiêu dùng. PVN – Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam: Là doanh nghiệp nhà nước chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thăm dò, khai thác, kinh doanh dầu khí. Tuy nhiên trong những năm gần đây, PVN bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực phát điện (trực tiếp hoặc thông qua đơn vị thành viên). Công ty con của PVN chịu trách nhiệm chính trong việc lập dự án, đầu tư, quản lý các nhà máy điện của PVN là Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam: eBook for You LUẬN VĂN THẠC SỸ Tác giả: Quỳnh Giao 6 o PV Power – Tổng Công ty Điện lực dầu khí Việt Nam: PVPower là đơn vị chuyên trách của PVN trong lĩnh vực đầu tư và quản lý các nhà máy điện thuộc PVN. Hiện nay PV Power đang sở hữu và quản lý cụm nhà máy điện Cà Mau 1&2 (tổng công suất đặt 1500MW), các nhà máy điện Nhơn Trạch 1 (450MW), Nhơn Trạch 2 (750MW), Thái Bình 2 (1200MW), Vũng Áng 1 (1200MW), Hủa Na (180MW), Đăk Đrinh (200MW) TKV – Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam: Là đơn vị đầu tư vào lĩnh vực phát điện, hiện nay TKV có nhiều nhà máy nhiệt điện than đã hoạt động và bán điện cho EVN như Sơn Động (220MW), Na Dương (110MW), Cao Ngạn (150MW) SĐ – Tổng Công ty Sông Đà: Là đơn vị đầu tư vào lĩnh vực phát điện, hiện nay SĐ có nhiều nhà máy thủy điện đã hoạt động và bán điện cho EVN như thủy điện Sê San 3A (34MW), Hương Sơn (42MW), Nậm Chiến (200MW) BOT&IPP: Là các nhà máy điện độc lập khác do nước ngoài hay các chủ đầu tư trong nước đầu tư vào lĩnh vực phát điện. 1.1.2 Điều độ hệ thống điện Việt Nam Theo “Quy trình Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, QTĐĐ-11-2001” ban hành theo quyết định số 56/QĐ-BCN ngày 26 tháng 11 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, việc điều hành HTĐ quốc gia được chia thành ba cấp điều độ: • Điều độ HTĐ quốc gia. • Điều độ HTĐ miền. • Điều độ lưới điện phân phối. Với phân cấp như trên, hệ thống điều độ được tổ chức thành các Trung tâm điều độ tương ứng gồm có: • Trung tâm điều độ HTĐ quốc gia (ĐĐQG). eBook for You LUẬN VĂN THẠC SỸ Tác giả: Quỳnh Giao 7 • Các trung tâm điều độ HTĐ miền: miền Bắc, miền Trung, miền Nam trực thuộc Trung tâm Điều độ HTĐ Quốc gia. • Các điều độ lưới điện phân phối của Công ty Điện lực Hà nội, Công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Điện lực Hải Phòng, Công ty Điện lực Đồng Nai, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Điện lực Ninh Bình và các điện lực thuộc công ty điện lực 1, công ty điện lực 2, công ty điện lực 3. Sơ đồ phân cấp điều độ HTĐ được trình bày tại Hình 1.2: eBook for You [...]... HT iu Min MIN BC TT IU HT MIN TRUNG TT IU HT MIN NAM Cỏc NM ó c phõn cp theo quy nh riờng - 66 kV phõn cp cho iu Li in truyn ti 220-110-66 kV li in phõn phi iu khin Cỏc h s dng in quan - Cụng sut vụ cụng NM Cỏc nh mỏy in nh, cỏc trm trng trong li in phõn phi diesel, bự trong min - iu Li in phõn phi - IU CTL H NI, IU CTL HI PHềNG - CC IU L TNH, THNH PH MIN BC - CC IU L TNH, THNH PH MIN TRUNG

Ngày đăng: 17/10/2014, 11:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan