1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Chính sách ổn định kinh tê vĩ mô qua mô hình IS LM

24 1,3K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 1,53 MB

Nội dung

Nền kinh tế Việt Nam năm vừa qua tuy có dấu hiệu phục hồi nhưng nhìn chung chưa thoát khỏi giai đoạn trì trệ. Những dấu hiệu bất ổn vĩ mô được cải thiện so với các năm trước; đặc biệt là nguy cơ lạm phát cao đã được ngăn chặn. Tốc độ tăng CPI từ hơn 18% năm 2011 đã kéo giảm còn 6,81% trong năm 2012; năm 2013 chỉ còn 6,04%. Đây là kết quả nổi bật nhất trong mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Những khó khăn đặt ra trong năm 2013 vẫn tiếp tục kéo dài trong năm 2014. Do đó thực hiện các chính sách vĩ mô đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì yêu cầu đặt ra là phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các chính sách vĩ mô trong đó phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tề là mối quan tâm hang đầu của Chính phủ.Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ là hai công cụ quan trọng trong điều hành, quản lý kinh tế vĩ mô của bất kỳ một quốc gia nào, nhất là trong thời điểm nền kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Để giải thích được tại sao phải phối hợp hai chính sách trên, kinh tế vĩ mô đã sử dụng mô hình IS LM để phân tích, lí giải. Đặc biệt với tình hình Việt Nam trong giai đoạn gần đây với rất nhiều biến động thì việc nghiên cứu mô hình IS LM và các chính sách kinh tế vĩ mô càng trở nên cần thiết. Nhận thấy tính cấp thiết trên, tôi lực chọn đề tài “Chính sách ổn định kinh tê vĩ mô qua mô hình IS LM”. Qua đề tài có thể hiểu thế nào mô hình IS LM, qua đó tìm hiểu về thực trạng phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ thời gian qua.

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

MỞ ĐẦUNền kinh tế Việt Nam năm vừa qua tuy có dấu hiệu phục hồi nhưng nhìn chung chưa thoát khỏi giai đoạn trì trệ Những dấu hiệu bất ổn vĩ mô được cải thiện so với các năm trước; đặc biệt là nguy cơ lạm phát cao đã được ngăn chặn Tốc độ tăng CPI từ hơn 18% năm 2011 đã kéo giảm còn 6,81% trong năm 2012; năm 2013 chỉ còn 6,04% Đây là kết quả nổi bật nhất trong mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô Những khó khăn đặt ra trong năm 2013 vẫn tiếp tục kéo dài trong năm 2014 Do đó thực hiện các chính sách vĩ mô đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì yêu cầu đặt ra là phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các chính sách vĩ mô trong đó phối hợp

chính sách tài khóa và chính sách tiền tề là mối quan tâm hang đầu của Chính phủ.

Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ là hai công cụ quan trọng trong điều hành, quản lý kinh tế vĩ mô của bất kỳ một quốc gia nào, nhất là trong thời điểm nền kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường Để giải thích được tại sao phải phối hợp hai chính sách trên, kinh tế vĩ mô đã sử dụng mô hình IS - LM để phân tích, lí giải Đặc biệt với tình hình Việt Nam trong giai đoạn gần đây với rất nhiều biến động thì việc nghiên cứu

mô hình IS - LM và các chính sách kinh tế vĩ mô càng trở nên cần thiết

Nhận thấy tính cấp thiết trên, tôi lực chọn đề tài “Chính sách ổn định kinh tê vĩ

mô qua mô hình IS - LM” Qua đề tài có thể hiểu thế nào mô hình IS - LM, qua đó tìm

hiểu về thực trạng phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ thời gian qua

Trang 3

CHƯƠNG I: MÔ HÌNH IS – ML 1.1 Mô hình IS

1.1.1 Khái niệm

Sản lượng cân bằng được xác định khi I = S

Quan sát khi đường IS chính là quan sát sự cân bằng trên thị trường hàng hóa

Đường IS là tập hợp tất cả các điểm cân bằng trên thị trường hàng hóa Nó cho chúng ta biết sản lượng hay thu nhập cân bằng thay đổi như thế nào khi lãi suất thay đổi

“trong điều kiện cố định các yếu tố khác”

1.1.2 Cách thiết lập đường IS

- Với mức lãi suất i1, đầu tư I1, tổng cầu là

AD1, sản lượng Y1 Từ đó ta xác định Điểm A

(Y1; i1)là một tổ hợp giữa lãi suất và thu nhập

cân bằng mà ở đó thị trường hàng hóa cân

bằng

- Giả sử lãi suất giảm từ i1 xuống i2 với

mức lãi suất i2  I2  AD2  Y2 ta có thể xác

định được điểm B (Y2, i2) là một tổ hợp giữa lãi

suất và thu nhập cân bằng mà ở đó thị trường

hàng hóa cân bằng

- Nối hai điểm A và B ta được một đường IS

1.1.3 Ý nghĩa của đường IS

* Những điểm nằm trên đường IS là những điểm cân bằng trên thị trường hàng hóa

* Ngược lại những điểm nằm ngoài đường IS đều là những điểm không cân bằng trên thị trường hàng hóa

* Những điểm nằm phía trên bên phải đường IS như điểm K thì thị trường hàng

Trang 4

hóa dư thừa cho nên tồn kho ngoài dự kiến

* Những điểm nằm phía trong bê trái IS như điểm H thị trường Hàng hóa thiếu hụt ngoài dự kiến

1.1.4 Phương trình đường IS

Đường IS phản ánh những tổ hợp khác nhau về lãi suất và thu nhập mà ở đó thị trường hàng hóa cân bằng do vậy bất cứ mức sản lượng nào nằm trên đương IS đều thỏa mãn phương trình:

Y = C + I + G + X - IM

công thức :

Y m b b

A

'

A

(b = d ) b; d: hệ số phản ánh sự nhạy cảm của đầu tư với lãi xuất

1: hệ số phản ánh sự nhạy cảm của xuất khẩu và lãi suất

Trang 5

1.1.5 Độ dốc đường IS

dm Y

Độ dốc của đường IS phụ thuộc vào số

nhân chi tiêu (m, m’, m’’) và hệ số góc d

Nếu số nhân chi tiêu càng lớn thì hệ số

góc của đường IS càng nhỏ, đường IS càng

thoải và ngược lại

Nếu đầu tư càng kém nhạy cảm với lãi

suất (d giảm) thì đường IS càng dốc và ngược lại

Đường IS có độ dốc xuống do lãi suất cao hơn, tổng cầu sẽ suy giảm dẫn đến thu nhập cũng suy giảm Độ dốc của đường IS phụ thuộc vào độ nhạy cảm với lãi suất của tổng cầu.Nếu những thay đổi trong lãi suất đưa đến dịch chuyển nhỏ của đường cầu, mức thu nhập cân bằng ít thay đổi và đường IS sẽ rất dốc

1.1.6 Sự dịch chuyển đường IS

Sự di chuyển dọc theo đường IS cho ta

thấy sự thay đổi của thu nhập do sự biến

động riêng của lãi suất làm dịch chuyển

đường tổng cầu.Ở mức lãi suất nhất

định,những nhân tố ngoài lãi suất có biến

động ( như chi tiêu Chính phủ…) và làm

Trang 6

dịch chuyển đường tổng cầu, cũng làm dịch chuyển đường IS.

Thông qua mô hình số nhân tác động đến sản lượng cân bằng (Y)

1.2 Mô hình LM

1.2.1 Khái niệm

Mục đích xây dựng đường LM nhằm mô tả sự tác động của sản lượng hay thu nhập với lãi suất cân bằng

Quan sát đường ML chính là quan sát sự cân bằng trên thị trường tiền tệ

Đường LM là tập hợp tất cả các điểm cân bằng trên thị trường tiền tệ, nó cho chúng

ta biết lãi suất cân bằng thay đổi như thế nào khi thu nhập thay đổi, trong điều kiện cố định các yếu tố khác

Trang 7

Khi thu nhập tăng Y1 đến Y2 đường cầu tiền dịch chuyển lên LP2 với điểm cân bằng

E2 có lãi suất cân bằng i2.Từ đó có thể xác định điểm B của tổ hợp (i2,Y2) Đường đi qua

2 điểm A, B của đồ thị trên là đường LM

Cũng có thể xây dựng đường LM bằng công thức:

LP = k.Y - hi

Khi thu nhập tăng lên đòi hỏi một lượng cầu tiền tăng thêm, dẫn đến tăng lãi suất

do cung tiền không đổi

Đường LM có độ dốc nghiêng đi lên bởi khi thu nhập tăng, lãi suất phải tăng theo để giảm bớt cầu tiền nhằm duy trì sự cân bằng của thị trường tiền tệ khi cung tiền không đổi.Khi cầu tiền nhạy cảm với thu nhập và kém nhạy nhạy cảm với lãi suất thì đường LM sẽ dốc Nếu mức cung tiền tăng lên, đường LM sẽ dịch chuyển sang phải Ứng với những mức thu nhập (Y1;Y2) lãi suất sẽ thấp hơn để khuyến khích mọi người giữ thêm phần tiền cung ứng mới gia tăng

1.2.3 Ý nghĩa của đường LM

Những điểm nằm trên đường LM là những điểm cân bằng trên thị trường tiền tệ.Ngược lại những điểm nằm ngoài đường LM đều là những điểm không cân bằng trên thị trường tiền tệ (H, K)

Những điểm nằm phía trên (bên trái) LM như điểm H tiền tệ dư cung tiền tệ

Những điểm nằm phía dưới (bên phải) LM như điểm K tiền tệ dư cầu tiền tệ

Trang 8

1.3 Cân bằng đồng thời trên cả 2 thị trường hàng hóa và tiền tệ.

Đường IS phản ánh cá trạng thái cân bằng của thị trường hàng hóa với các tổ hợp khác nhau giữa lãi suất và thu nhập Đường LM phản ánh các trạng thái cân bằng của thị trường tiền tệ cũng như của những tổ hợp này Tác động qua lại giữa 2 thị trường ấn định mức lãi suất và thu nhập cân bằng đồng thời cho cả 2 thị trường

Mô hình IS - LM cho biết trạng thái cân bằng đồng thời đó xảy ra tại giao điểm của 2 đường IS và LM

Từ đồ thị cho thấy:

Ở mức thu nhập nhỏ hơn Y1, thị trường hàng hóa cân bằng tại điểm ứng với lãi suất nhỏ hơn i1 Nhưng với mức lãi suất này thị trường tiền tệ cân bằng tại điểm ứng với mức

Trang 9

thu nhập lớn hơn Y1, như vậy cầu tiền thấp hơn cung tiền đã có nên lãi suất phải giảm xuống để tổng cầu và thu nhập tăng lên tới điểm với lãi suất i1 thì cả 2 thị trường mới cùng cân bằng.

1.4 Sự phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô trên mô hình IS-LM.

Nếu chính phủ sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mô môt cách riêng rẽ, độc lập thì sẽ gây ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế.

1.4.1 Tác động của chính sách tài khóa

Trong nền kinh tế đóng, giả sử Chính phủ

sử dụng chính sách tài khóa mở rộng,

bằng việc tăng chi tiêu của Chính phủ

thêm một lượng là ∆G, khi đó tổng chi

tiêu của nền kinh tế tăng, tổng cầu tăng,

đường IS dịch chuyển sang phải từ IS đến

IS1 do tổng cầu tăng, cầu tiền tăng, đẩy lãi

suất tăng lên từ i0 đến i1 Lãi suất tăng là nguyên nhân làm giảm đầu tư (đây chính là hiện tượng tháo lui đầu tư)

* EE1, Y0 tăng lên Y1, i0 tăng lên i1, i tăng làm cho đầu tư I giảm sút  Tác động lấn át Như vậy: Tăng chi tiêu chính phủ sẽ làm giảm một hay nhiều thành tố khác của chi tiêu tư nhân Tác động lấn át đầu tư tư nhân Tăng chi tiêu chính phủ nhưng không tăng cung tiền, giúp sản lượng tăng, lãi suất tăng, nhưng i tăng làm giảm cầu đầu tư tư nhân Quy mô tháo lui đầu tư phụ thuộc vào độ dốc của đường LM.Nếu tăng mức cung tiền vừa đủ để duy trì mức lãi suất i0 thì LM sẽ dịch chuyển đến LM1 , sản lượng cân bằng tại E2, thu nhập tăng nhưng lãi suất không tăng nên không gây hệ quả thoái lui đầu tư →chính sách tài chính mở rộng sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn khi thực hiện cùng với chính sách tiền tệ nới lỏng

* Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa thắt chặt :IS0→IS2 : E0→E2 khi đó Y0

Trang 10

giảm xuống Y2, i0 giảm xuống i2.Nhưng do i giảm→ I tăng→Y tăng làm giảm hoặc vô hiệu hóa chính sách này, nền kinh tế lại rơi vào tình trạng tăng trưởng nóng trở lại

1.4.2 Sự tác động của chính sách tiền tệ

* Chính sách tiền tệ lỏng: LM0→LM1 thì E0→E1 khi đó Y0 tăng lên Y1,i0 giảm i1 Mà i giảm làm cho I tăng dẫn đến Y càng tăng quá mức nền kinh tế rơi vào tăng trưởng nóng

* Chính sách tiền tệ thắt chặt: LM0→LM2 thì E0→E2 khi đó Y0 giảm xuống Y2, i0

tăng lên i2

Do đó cần phải phối hợp giữa

chính sách tài khóa và chính sách tiền

tệ để khắc phục những nhược điểm khi

sử dụng riêng rẽ từng chính sách đã

nêu trên

Trong nền kinh tế đóng, sự

phối hợp giữa chính sách tài khóa và

chính sách tiền tệ tùy thuộc vào các

công cụ mà Chính phủ đưa ra, phụ

thuộc vào độ dốc của đường IS và

đường LM, đồng thời phụ thuộc vào

mức độ phản ứng, mức độ tác động của hai chính sách này Chúng ta có thể xem xét một

số trường hợp sau:

1.4.3 Mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa

Chính sách tiền tệ (CSTT) và chính sách tài khóa (CSTK) là hai công cụ quản lý kinh tế vĩ mô quan trọng, mỗi chính sách có mục tiêu riêng, nhưng đều cùng theo đuổi mục tiêu chung là tăng trưởng kinh tế bền vững và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.Nội dung cơ bản của CSTK là kiểm soát thu chi ngân sách do những khoản thu chi này có tác động trực tiếp đến tăng trưởng, lạm phát và nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô khác Vì

Trang 11

thế, CSTK được coi là một trong những chính sách quan trọng đối với việc ổn định và thực thi chính sách kinh tế vĩ mô, một CSTK vững mạnh sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

và làm cơ sở để các doanh nghiệp đưa ra các quyết định đầu tư lớn Trong mối quan hệ với giá cả, CSTK là một trong những nguyên nhân cơ bản của lạm phát, một sự nới lỏng CSTK đều gây áp lực tăng giá cả hàng hóa dịch vụ trên hai kênh là thúc đẩy tăng tổng cầu và tài trợ thâm hụt

CSTT là công cụ của NHTW để điều tiết quá trình cung ứng tiền, lãi suất và tín dụng, kết quả là chi phối dòng chu chuyển tiền và khối lượng tiền để đạt mục tiêu chính sách đề ra Một CSTT nới lỏng sẽ làm tăng cung tiền, giảm lãi suất, qua đó thúc đẩy tăng tổng cầu và gây áp lực lạm phát nếu cung tiền tăng quá mức so với sản lượng tiềm năng.CSTK tác động đến CSTT trước hết qua kênh tài trợ thâm hụt ngân sách: Nếu thâm hụt ngân sách được tài trợ từ vay nước ngoài sẽ ảnh hưởng đến cán cân thanh toán, nếu tài trợ bằng cách vay từ NHTW thì sẽ làm tăng lượng tiền cung ứng và mặt bằng giá cả, nếu thâm hụt ngân sách được bù đắp bằng cách vay từ các NHTM thì nguồn vốn cho vay các khu vực kinh tế ngoài quốc doanh sẽ giảm, hạn chế năng lực đầu tư của các khu vực kinh tế này và ảnh hưởng xấu đến tốc độ tăng trưởng kinh tế Ngoài ra, CSTK còn ảnh hưởng đến dòng vốn quốc tế và khả năng của NHTW trong việc kiểm soát luồng ngoại

tệ, nếu chính sách thu chi ngân sách không hợp lý thì sẽ tác động tiêu cực đến hiệu quả phân bổ nguồn lực và làm tăng rủi ro liên quan đến dòng vốn quốc tế

CSTT tác động đến CSTK tùy theo mức độ điều chỉnh các công cụ CSTT, một CSTT thắt chặt sẽ làm giảm đầu tư, khả năng thu thuế và nguồn thu ngân sách, một sự giảm giá nội tệ sẽ làm gia tăng khoản nợ Chính phủ bằng ngoại tệ qui đổi, nếu NHTW điều chỉnh tăng lãi suất thì giá trái phiếu Chính phủ sẽ giảm và ảnh hưởng đến khả năng cân đối ngân sách

Các khoản thu chi của Chính phủ được phản ánh rõ qua các giao dịch trên tài khoản kho bạc mở tại NHTW hoặc các NHTM, tiền gửi kho bạc tăng cao sẽ làm giảm nguồn vốn khả dụng của các NHTM, qua đó làm tăng lãi suất liên ngân hàng Tiền gửi của Chính phủ tại NHTW chiếm tỉ trọng lớn trong tiền cơ bản, nên cũng là yếu tố quan trọng

Trang 12

làm thay đổi tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, việc chuyển tiền hai chiều trên tài khoản của Chính phủ tại NHTW sẽ gây biến động đến tiền cơ bản Đây là những yếu tố gây áp lực đến việc kiểm soát cung tiền và thực thi CSTT, việc kiểm soát cung tiền

và lãi suất sẽ khó khăn hơn nếu một phần tiền gửi kho bạc được gửi tại các NHTM

Để hạn chế những tác động bất lợi giữa CSTK và CSTT, cả hai chính sách này phải nhất quán về mặt mục tiêu, phải tạo ra sự đồng bộ và bổ sung cho nhau trong quá trình thực thi Khi bù đắp thâm hụt ngân sách, Bộ Tài chính có thể phát hành trái phiếu Chính phủ và NHTW mua vào, tạo thêm công cụ để điều tiết thị trường tiền tệ Trong quá trình thực thi CSTK, việc tài trợ thâm hụt và các khoản thu chi lớn của Chính phủ phải có kế hoạch và được thông báo trước cho NHTW, giúp NHTW dự báo được diễn biến cung tiền

để kịp thời điều chỉnh theo mục tiêu đề ra và đảm bảo hiệu quả của CSTT

Mối quan hệ giữa CSTT và CSTK cũng được chứng minh qua mô hình IS-LM Theo mô hình này, tăng chi tiêu của Chính phủ có tác động làm tăng cung tiền, làm giảm lãi suất trên thị trường tiền tệ Ngược lại, tăng thu thuế có tác động làm tăng lãi suất vì khi đó cung tiền giảm Mô hình IS-LM giúp các nhà hoạch định chính sách điều chỉnh CSTT và CSTK, để có tác động thích hợp lên tổng cầu và lãi suất trong nền kinh tế Bên cạnh đó, mô hình Timbergen của nhà kinh tế học cùng tên người Hà Lan có thể giúp các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô tìm kiếm được sự phối hợp hiệu quả giữa CSTT

và CSTK

1 4.4 Sự phối hợp chính sách tài khoá mở rộng và chính sách tiền tệ mở rộng

Trang 13

Khi Chính phủ sử dụng chính sách

tài khoá lỏng (tăng chi tiêu, giảm thuế) thì

tổng cầu sẽ tăng lên, đường IS sẽ dịch

chuyển sang phải từ IS0 → IS1 nền kinh tế

đạt trạng thái cân bằng tại E0 Kết quả là

lãi suất tăng từ i0 → i1, mức sản lượng cân

bằng tăng từ Y0 → Y1 Do lãi suất tăng,

đầu tư giảm, xảy ra hiện tượng tháo lui đầu

Khi Chính phủ sử dụng chính sách

tài khoá mở rộng (tăng chi tiêu, giảm

thuế) và chính sách tiền tệ mở rộng (tăng cung tiền), đường IS sẽ dịch chuyển đến IS2, đường LM dịch chuyển đến LM2

Để tránh được hiện tượng tháo lui đầu tư, Chính phủ phải kết hợp chính sách tiền

tệ lỏng và chính sách tiền tệ lỏng Đó là việc Chính phủ tăng mức cung tiền và duy trì mức lãi suất i0, đường LM dịch chuyển sang phải từ LM0 → LM1 nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng mới tại E2, lúc này lãi suất giảm từ i1 về mức lãi suất ban đầu i0, sản lượng cân bằng tăng lên từ Y1 → Y2 Kết quả của việc phối hợp hai chính sách là: Thu nhập tăng nhanh từ Y0 → Y2 và ổn định được lãi suất

1.4.5 Sự phối hợp giữa chính sách tài khoá chặt và chính sách tiền tệ chặt

Chính sách tài khoá chặt (chính sách tài khoá thắt chặt) là chính sách sử dụng nhằm tăng thuế T, giảm chi tiêu G để giảm

sản lượng cân bằng của nền kinh tế từ

Y0 → Y2, lãi suất cân bằng không đổi

Chính sách tiền tệ chặt (chính sách

Trang 14

tiền tệ thắt chặt) sử dụng nhằm giảm mức cung tiền MS, tăng lãi suất i để giảm tổng cầu

AD nhằm giảm sản lượng cân bằng Y

Khi Nhà nước sử dụng chính sách tài khoá chặt đường IS sẽ dịch chuyển sang trái, IS giảm từ IS0 → IS1 nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng mới, sản lượng cân bằng giảm từ Y0

→ Y1, lãi suất giảm từ i0 → i1

Để kìm hãm bớt tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tránh nền kinh tế rơi vào tình trạng quá nóng, Nhà nước có thể phối hợp với chính sách tiền tệ thắt chặt Nhà nước giảm mức cung tiền, tăng lãi suất i, đường LM sẽ dịch chuyển sang trái LM giảm từ LM0

→ LM1 Nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng mới là E2, lãi suất tăng từ i1 → i2, sản lượng giảm từ Y1 → Y2

Kết quả của việc phối hợp hai chính sách đã làm cho sản lượng giảm nhanh, lãi suất i không thay đổi, tránh được nền kinh tế rơi vào trạng thái tăng trưởng quá nóng

Ngày đăng: 11/09/2014, 08:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w