Do đó, cơ sở khách quan cho sự ra đời của thị trường tài chính là sự giảiquyết mẫu thuẫn giữa cung và cầu về vốn trong nền kinh tế thông qua các công cụ tài cuhính đặc biệt là các loại c
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN NGÂN HÀNG TÀI CHÍNH
Cao Thị Bảo Ngọc
Trang 3Mục lục
A Cơ sở lý thuyết chung về thị trường tài chính và vai trò cơ bản của thị trường tài chính.
1 Khái niệm.
2 Cơ sở khách quan cho sự ra đời của thị trường tài chính.
3 Điều kiện cần thiết hình thành thị trường tài chính.
4 Công cụ của thị trường tài chính.
5 Cấu trúc thị trường tài chính.
6 Chức năng, vai trò của thị trường tài chính.
B Thị trường tiền tệ.
I Khái quát chung.
1 Khái niệm.
2 Phân loại.
3 Các chủ thể tham gia thị trường tiền tệ
4 Các nghiệp vụ trên thị trường tiền tệ.
II Vai trò của thị trường tiền tệ với ổn định kinh vĩ mô hiện nay.
1 Thị trường liên ngân hàng.
2 Thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc.
3 Nghiệp vụ thị trường mở.
4 Thị trường hối đoái.
C Thị trường vốn.
1 Vai trò của TTCK đối với nền kinh tế.
2 Thị trường vốn tín dụng.
D Định hướng cho phát triển thị trường tài chính.
Trang 4A Cơ sở lý thuyết chung về thị trường tài chính và vai trò cơ bản của thị trường tài chính.
1 Khái niệm.
Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch và mua bánquyền sử dụng những khoản vốn thông qua phương thức giao dịch và nhữngcông cụ tài chính nhất định
Thị trường tài chính là nơi diễn ra các giao dịch mua, bán các loại tích sảntài chính hay các công vốn hoặc vốn Đây cũng là một bộ phận quan trọng bậcnhất trong hệ thống tài chính, chi phối toàn bộ hoạt động của nền kinh tế hànghóa Thị trường tài chính phát triển góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triểnkinh tế xã hội của một quốc gia
2 Cơ sở khách quan cho sự ra đời của thị trường tài chính.
Thị trường tài chính là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường, sự xuấthiện và tồn tại của thị trường này xuất phát từ yêu cầu khách quan của việc giảiquyết mẫu thuận giữa nhu cầu và khả năng cung ứng vốn lớn trong nền kinh tếphát triển Trong nền kinh tế luôn tồn tại hai trạng thái trái ngược nhau giữa mộtbên là nhu cầu và một bên là khả năng về vốn Mâu thuẫn này ban đầu đượcgiải quyết thông qua hoạt động của ngân hàng với vai trò trung gian trong quan
hệ vay mượn giữa người có vốn và người cần vốn Khi kinh tế hàng hóa pháttriển cao, nhiều hình thức huy động vốn mới linh hoạt hơn nảy sinh và pháttriển, góp phần tốt hơn vào việc giải quyết cân đối giữa cung và cầu về cácnguồn lực tài chính trong xã hội, làm xuất hiện các công cụ huy động vốn nhưtrái phiếu, cổ phiếu của các doanh nghiệp, trái phiếu của chính phủ đó lànhững loại giấy tờ có giá trị, gọi chung là các loại chứng khoán Và từ đó xuấthiện nhu cầu mua bán, chuyển nhượng giữa các chủ sở hữu khác nhau các loạichứng khoán Điều này làm xuất hiện một loại thị trường để cân đối cung cầu
về vốn trong nền kinh tế là thị trường tài chính
Do đó, cơ sở khách quan cho sự ra đời của thị trường tài chính là sự giảiquyết mẫu thuẫn giữa cung và cầu về vốn trong nền kinh tế thông qua các công
cụ tài cuhính đặc biệt là các loại chứng khoán, làm nảy sinh nhu cầu mua bán,chuyển nhượng chứng khoán giữa các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế.Chính sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa và tiền tệ mà đỉnh cao của nó làkinh tế thị trường làm nảy sinh một loại thị trường mới là thị trường tài chính.Thị trường tài chính hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển củanền kinh tế thị trường Sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã làm xuất hiện
Trang 5những chủ thể cần nguồn tài chính và những người có khả năng cung ứngnguồn tài chính Khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì các hoạtđộng về phát hành và mua bán lại các chứng khoán cũng phát triển, hình thànhmột thị trường riêng nhằm làm cho cung cầu nguồn tài chính gặp nhau dễ dàng
và thuận lợi hơn, đó là thị trường tài chính
3 Điều kiện cần thiết hình thành thị trường tài chính.
- Nền kinh tế hàng hóa phát triển, tiền tệ ổn định, với mức độ lạm phát có thểkiểm soát được
- Các công cụ của thị trường tài chính phải đa dạng tạo ra các phương tiệnchuyển giao quyền sử dụng các nguồn tài chính
- Hình thành và phát triển hệ thống các trung gian tài chính
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức quản lý nhà nước đểgiám sát sự hoạt động của thị trường tài chính
- Phải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống thông tin kinh tế phục vụ chohoạt động của thị trường tài chính
- Cần có đội ngũ các nhà kinh doanh, các nhà quản lý am hiểu thị trường tàichính và phải có đông đảo các nhà đầu tư có kiến thức, dám mạo hiểm trướcnhững rủi ro có thể xảy ra
4 Công cụ của thị trường tài chính.
Để chuyển giao quyền sử dụng các nguồn tài chính, các công cụ chủ yếuđược sử dụng trên thị trường tài chính là các loại chứng khoán Chứng khoán làchứng từ dưới dạng giấy tờ hoặc ghi trên hệ thống thiết bị điện tử xác nhận cácquyền hợp pháp của người sở hữu chứng từ đó đối với người phát hành; hoặcchứng khoán là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận các quyền và lợi íchhợp pháp của người sở hữu chứng từ đó đối với người phát hành
Chứng khoán có nhiều loại khác nhau; có thể phân loại chứng khoán dựatheo các tiêu thức khác nhau:
- Căn cứ vào kỳ hạn huy động:
Chứng khoán ngắn hạn, có thời hạn dưới 1 năm;
Chứng khoán trung và dài hạn Trung hạn từ 1 đến 5 năm, dài hạn là trên
5 năm
- Căn cứ vào chủ thể phát hành:
Chứng khoán chính phủ trung ương và địa phương;
Chứng khoán của các ngân hàng và tổ chức tín dụng;
Chứng khoán doanh nghiệp
Trang 6- Căn cứ vào lợi tức:
Chứng khoán có lợi tức ổn định;
Chứng khoán có lợi tức không ổn định
- Căn cứ vào tiêu chuẩn pháp lý:
Chứng khoán vô danh;
Chứng khoán hữu danh
- Căn cứ vào tính chất chứng khoán:
Cổ phiếu (chứng khoán vốn);
Trái phiếu (chứng khoán nợ);
Chứng khoán phái sinh
- Căn cứ vào tính chất của người phát hành:
Chứng khoán khởi thủy;
Chứng khoán thứ cấp
5 Cấu trúc thị trường tài chính.
thị trường tài chính thành:
- Thị trường tiền tệ: Là một thị trường tài chính chỉ có các công cụ ngắn
hạn (kỳ hạn thanh toán dưới 1 năm);
- Thị trường vốn: Là thị trường diễn ra việc mua bán các công cụ nợ dài
hạn như cổ phiếu, trái phiếu Thị trường vốn được phân thành ba bộ phận
là thị trường cổ phiếu, các khoản cho vay thế chấp và trái phiếu
- Thị trường nợ: Phương pháp chung nhất mà các công ty sử dụng để vay
vốn trên thị trường tài chính là đưa ra một công cụ vay nợ, ví dụ như tráikhoán hay một món vay thế chấp Công cụ vay nợ là sự thoả thuận cótính chất hợp đồng có lãi suất cố định và hoàn trả tiền vốn vào cuối kìhạn Kì hạn dưới 1 năm là ngắn hạn, trên 1 năm là trung và dài hạn Thịtrường nợ là thị trường diễn ra việc mua bán các công cụ nợ kể trên;
- Thị trường vốn cổ phần: Phương pháp thứ hai để thu hút vốn là các
công ty phát hành cổ phiếu Người nắm giữ cổ phiếu sở hữu một phần tàisản của công ty có quyền được chia lợi nhuận ròng từ công ty sau khi trừchi phí, thuế và thanh toán cho chủ nợ (những người sở hữu công cụ nợ)
- Thị trường sơ cấp: Là thị trường tài chính trong đó diễn ra việc mua bán
chứng khoán đang phát hành hay chứng khoán mới Việc mua bán chứng
Trang 7khoán trên thị trường cấp một thường được tiến hành thông qua trunggian là các ngân hàng;
- Thị trường thứ cấp: Là thị trường mua bán lại những chứng khoán đã
phát hành Khi diễn ra hoạt động mua bán chứng khoán trên thị trườngnày thì người vừa bán chứng khoán nhận được tiền bán chứng khoán còncông ty phát hành không thu được tiền nữa, một công ty thu được vốn chỉkhi chứng khoán của nó được bán lần đầu tiên trên thị trường sơ cấp
- Thị trường tài chính chính thức: là bộ phận của thị trường tài chính,
mà tại đó mọi hoạt động huy động, cung ứng, giao dịch các nguồn tàichính được thực hiện theo những nguyên tắc, thể chế do nhà nước quyđịnh rõ ràng trong các văn bản pháp luật Các chủ thể tham gia được phápluật thừa nhận và bảo vệ;
- Thị trường tài chính không chính thức: là thị trường tài chính, mà ở đó
mọi hoạt động huy động, cung ứng, giao dịch các nguồn tài chính vàngười cần nguồn tài chính không theo những nguyên tắc, thể chế do nhànước quy định
6 Chức năng, vai trò của thị trường tài chính.
6.1, Chức năng của thị trường tài chính:
- Chức năng dẫn nguồn tài chính từ những chủ thể có khả năng cung ứng
nguồn tài chính đến những chủ thể cần nguồn tài chính: Thị trường tài chínhđóng vai trò là kênh dẫn vốn từ người tiết kiệm đến người kinh doanh Giúpcho việc chuyển vốn từ người không có cơ hội đầu tư sinh lợi đến nhữngngười có cơ hội đầu tư sinh lợi
- Thị trường tài chính thúc đẩy việc tích lũy và tập trung tiền vốn để đáp ứng
nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, sản xuất kinh doanh
- Thị trường tài chính giúp cho việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn, không chỉ
đối với người có tiền đầu tư mà còn cả với người vay tiền để đầu tư Ngườicho vay sẽ có lãi thông qua lãi suất cho vay Người đi vay vốn phải tính toán
sử dụng vốn vay đó hiệu quả nhất do họ phải hoàn trả cả vốn và lãi chongười cho vay đồng thời phải tạo thu nhập và tích lũy cho chính bản thânmình
- Thị trường tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chính
sách mở cửa, cải cách kinh tế của Chính phủ thông qua các hình thức như
Trang 8phát hành trái phiếu ra nước ngoài, bán cổ phần, thu hút vốn đầu tư nướcngoài vào các ngành sản xuất kinh doanh trong nước.
- Thị trường tài chính cho phép sử dụng các chứng từ có giá, bán cổ phiếu,
trái phiếu, đổi tiền
- Chức năng cung cấp khả năng thanh khoản cho các chứng khoán;
- Chức năng cung cấp thông tin kinh tế và đánh giá giá trị của doanh nghiệp.
6.2, Vai trò của thị trường tài chính.
- Thị trường tài chính thu hút, huy động các nguồn tài chính trong và ngoài
nước, khuyến khích tiết kiệm và đầu tư;
- Thị trường tài chính góp phần thúc đẩy, nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính;
- Thị trường tài chính thực hiện chính sách tài chính, chính sách tiền tệ của
nhà nước
Trong bài thảo luận ngày hôm nay nhóm tiếp cận thị trường tài chính căn cứvào thời gian sử dụng nguồn tài chính huy động được Vì vậy thị trường tàichính được tiếp cận bởi hai thị trường là thị trường tiền tệ và thị trường vốn
B Thị trường tiền tệ:
I Khái quát chung.
- Thị trường tiền tệ là thị trường phi tập trung tại các phòng kinh doanh củacác ngân hàng và các công cụ kinh doanh đầu tư chuyên nghiệp thông quamạng lưới điện thoại, internet rộng lớn Các nghiệp vụ trên thị trường tiền tệ
là nghiệp vụ chuyển giao vốn có khả năng thanh toán cao, ít xảy ra rủi ro đốivới người đầu tư
- Thị trường tiền tệ là nơi mua bán các loại chứng từ có giá ngắn hạn, nơi đápứng nhu cầu vốn ngắn hạn của nền kinh tế
2 Phân loại.
Trang 9Thị trường tiền tệ được phân loại căn cứ vào cách thức tổ chức hay loại côngcụ.
- Phân loại theo cách thức tổ chức:
Nếu căn cứ theo cơ cấu tổ chức, thị trường tiền tệ được chia thành2 cấp: làthị trường tiền tệ sơ cấp và thị trường tiền tệ thứ cấp
+ Thị trường tiền tệ sơ cấp: là nơi chuyên phát hành các loại trái phiếu
mới của ngân hàng, công ty tài chính, kho bạc Thị trường tiền tệ sơ cấpthật sự là nơi tìm vốn của người phát hành trái phiếu và cung ứng vốn củangười mua trái phiếu
+ Thị trường tiền tệ thứ cấp: chuyên tổ chức mua bán các loại trái phiếu đãphát hành ở thị trường sơ cấp, nhưng lại mang tính chất chuyển hóa hình tháivốn Tức là, trái phiếu có hình thái hiện vật cụ thể là máy móc, vật tư bâygiờ họ lại cần tiền, nghĩa là cần vốn dưới hình thái tiền tệ
- Phân loại theo công cụ nợ:
Nếu căn cứ vào các loại công cụ tham gia trên thị trường thì thị trường tiền
3 Các chủ thể tham gia thị trường tiền tệ.
Trong quá trình phát triển của thị trường tiền tệ, thị trường liên ngân hàng làhình thức sơ khai của thị trường tiền tệ, hoạt đông với múc đích cân đối,điềuhoà vốn giữa các NHTM với các TCTD Vì vậy nếu xét thei chiều ngang, thịtrường tiền tệ biểu hiện quan hệ điều tiết vốn giữa các NHTM, các TCTD.Còn nếu xét theo chiều dọc thị trường tiền tệ biểu hiện mối quan hệ giữaNHTW và NHTM qua con đường tái Chiết khấu, trong đó lãi suất tái chiếtkhấu là một công cụ linh hoạt để NHTW điều tiết vĩ mô nền kinh tế trongquá trình thực hiện chính sách tiền tệ
Ngày nay quy mô hoạt động của thị trường tiền tệ được mở rộng về phạm viđiều tiết vốn, theo đó các chủ thể tham gia trên thị trường đa dạng hơn
Các chủ thể tham gia trên thị trường bao gồm:
- Chủ thể cung ứng nguồn vốn như: NHTW, NHTM, các TCTD…
Trang 10- Chủ thể có nhu cầu về vốn như: NHTM và các chủ thể kinh tế khác.
- Chủ thể trung gian môi giới vừa đi vay, vừa cho vay như: NHTM, công
ty chuyên môi giới
4 Các nghiệp vụ trên thị trường tiền tệ.
4.1, Nghiệp vụ vay và cho vay vốn ngắn hạn:
- Cho vay bằng tiền mặt
- Cho vay dưới hình thức cầm cố hoặc chiết khấu các chứng từ có giá.4.2, Nghiệp vụ mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn:
Công cụ chủ yếu của nghiệp vụ này là các loại trái phiếu ngắn hạn được pháthành từ thị trường tiền tệ sơ cấp và bán lại ở thị trường thứ cấp
II Vai trò của thị trường tiền tệ với ổn định kinh vĩ mô hiện nay.
Do sự bất ổn định trên thị trường tiền tệ thế giới vào cuối năm 2007 và đầu năm
2008 Mà cụ thể nhất là cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp ở Mỹ do giá nhà đấtsụt giảm làm cho đồng USD Trong thế giới ngày nay sự đan xen và phụ thuộclẫn nhau giữa các quốc gia là không tránh khỏi đã gây nên những xáo trộn trênthị trường hối đoái của các nước trong đó có Việt Nam
Biểu đồ 1: Tăng trưởng kinh tế thế giới, Mỹ, khu vực đồng Euro, Nhật Bản, các nước châu Á đang phát triển và Việt Nam.
Trang 11Nguồn: World Economic Outlook, IMF,
Do sự yếu kếm xuất phát từ nội tại của nền kinh tế trong điều hành chính sách
vĩ mô nền kinh tế thông qua chính sách tiền tệ mà cụ thể là việc điều hành chínhsách tỷ giá do NHNN công bố và ngoài thị trường tự do luôn chênh lệch nhaumột lượng không nhỏ
Thị trường tiền tệ Việt Nam đã được hình thành và từng bước hoàn thiện gắnliền với tiến trình đổi mới phát triển kinh tế đất nước Cho đến nay mặc dù thịtrường tiền tệ Việt Nam chưa thực sự phát triển nhưng nó đã đóng vai trò quantrọng trong việc điều tiết cung cầu nguồn vốn ngắn hạn nhằm hỗ trợ các hoạtđộng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống của các chủ thể trong nền kinh tế.Thị trường tiền tệ đã thực hiện chức năng cân đối, điều hoà nguồn vốn giữa cácngân hàng, góp phần hỗ trợ các ngân hàng đảm bảo khả năng thanh toán, hoạtđộng an toàn và hiệu quả Thông qua các hoạt động trên thị trường tiền tệ,NHNN Việt Nam đã thực hiện điều tiết tiền tệ nhằm thực thi chính sách tiền tệquốc gia Có thể khẳng định rằng, thị trường tiền tệ Việt Nam đã góp phần nhấtđịnh trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, nhất là quá trình chuyển đổisang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tếquốc tế
1.Thị trường Liên Ngân Hàng:
Trang 12Thị trường liên NH (interbank market) là nơi mà các TCTD có thể cho vay lẫnnhau để bù đắp sự thiếu hụt vốn tạm thời Các khoản vay trên thị trường nàyphần lớn là các khoản vay có kỳ hạn dưới một tuần, chủ yếu là vay qua đêm.Cũng có các khoản vay có kỳ hạn dài hơn, nhưng chiếm tỷ lệ không lớn.
Mục đích của vay liên NH là để đáp ứng nhu cầu thanh khoản tạm thời, cân đốivốn trong ngắn hạn hay đáp ứng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại thời điểm đó
Các NH thỏa thuận cho nhau vay chủ yếu dựa trên quan hệ tín chấp và khoảnvay sẽ được hoàn trả cả gốc lẫn lãi
1.1, Thực trạng:
Tại Việt Nam, nghiệp vụ này cũng được các NHTM sử dụng với thời hạnvay liên NH không quá 01 năm (theo quy định mới nhất của NHNN tại Thông
tư 21/2012/TT-NHNN)
Tuy nhiên, thị trường liên NH tại Việt Nam đã mất đi ý nghĩa vốn có, các
NH cho vay theo dây chuyền, NH này vay vốn từ thị trường liên NH và cho NHkhác vay lại với lãi suất cao hơn, thậm chí đây còn là nguồn vốn để các NH sửdụng vào các mục đích trung và dài hạn (cho vay, đầu tư) (SGĐT, 25-6)
Tình hình vay vốn liên NH được thể hiện thông qua khoản mục cho vaycác TCTD và nhận tiền gửi từ các TCTD khác Thống kê trong H1-2012 củamột số NH như sau (đơn vị: tỷ đồng):
Gửi và cho vay từ các TCTD khác
Gửi và cho vay tại các TCTD khác Q4.2011 H1.2012 Q4.2011 H1.2012 Vietinbank 74.408 43.844 65.452 20.950
Vietcombank 47.962 47.361 105.005 106.138
Eximbank 71.859 67.723 64.529 61.248
Trang 13Techcombank 48.133 39.998 43.191 38.513Sacombank 12.824 8.338 9.621 13.558
Nguồn: TTVN, 7-9
Trong số này, số dư lớn nhất thuộc về Vietcombank, ACB và Eximbank
Việc cho vay lẫn nhau không vì mục đích đáp ứng thanh khoản tạm thời và dựtrữ bắt buộc khiến lãi suất liên NH tăng cao (có lúc lên tới 30% – 35%/năm)ảnh hưởng tới lãi suất cho vay và quan trọng hơn, là rủi ro tiềm ẩn từ việc chovay theo dây chuyền
Hơn nữa, tình trạng nợ quá hạn vẫn xảy ra với thị trường liên NH khiến cho thịtrường này không khác gì thị trường cho vay thông thường NHNN, trong thông
tư 21, đã phải quy định yêu cầu có tài sản đảm bảo và trích lập dự phòng vàtrong trường hợp cần thiết NHNN sẽ quy định lãi suất vay liên NH
2 Thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc:
Tín phiếu kho bạc là loại giấy nợ do chính phủ phát hành có kỳ hạn dưới mộtnăm để bù đắp thiếu hụt tạm thời của Ngân sách Nhà nước và là một công cụtrong những công cụ quan trọng để Ngân hàng Trung ương điều hành chínhsách tiền tệ (tại Việt Nam, tín phiếu kho bạc do Bộ Tài chính phát hành) Tínphiếu kho bạc thường có kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hay 9 tháng với mộthay nhiều mức mệnh giá Tín phiếu kho bạc thường được coi là không có rủi rotín dụng (rủi ro phá sản)
Trang 14Trên thị trường sơ cấp, Tín phiếu Kho bạc được phát hành bằng nhiều hìnhthức: đấu thầu, phát hành trực tiếp qua hệ thống Kho bạc, phát hành qua đại lý
2.1, Thực trạng:
Thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc (TPKB) qua Ngân hàng Nhà nước(NHNN) có vai trò rất quan trọng không chỉ đối với việc phát triển kinh tế đấtnước, mà còn có vai trò quan trọng trong việc phát triển thị trường vốn và thịtrường tiền tệ Sự hình thành và phát triển của thị trường đấu thầu TPKB quaNHNN đã giúp công tác huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để bù đắp kịpthời thâm hụt Ngân sách Nhà nước, đồng thời NHNN chủ động trong việc nắmgiữ thông tin về lượng giấy tờ có giá được phát hành để đưa ra các giải phápđiều hành chính sách tiền tệ phù hợp, đồng thời đã hỗ trợ tích cực cho việc thựchiện các nghiệp vụ thị trường tiền tệ tại NHNN qua vai trò điều tiết của mình;Đồng thời, tạo một kênh đầu tư vốn hiệu quả với độ an toàn, tính thanh khoảncao và chủ động trong việc đảm bảo khả năng thanh toán cho các tổ chức tíndụng (TCTD) thông qua các nghiệp vụ với NHNN
Trong 5 năm qua, từ 2001 đến 2005, nghiệp vụ phát hành TPKB qua Ngânhàng Nhà nước không ngừng phát triển và đạt được kết quả rất khả quan vớikhối lượng phát hành không ngừng tăng (năm 2002 tăng 215%; năm 2003 tăng189% … và trong năm 2005 tăng 14% so với năm 2004) Tính từ năm 2001 đếnhết năm 2005, tổng số tiền đã huy động qua NHNN là 85.269,4 tỷ đồng và14.500.000 USD
Trang 15Một trong những nguyên nhân khối lượng phát hành TPKB trong nhữngnăm gần đây tăng cao là do nhu cầu chi tiêu của Ngân sách Nhà nước cao hơn
để đáp ứng nguồn vốn cho các công trình trọng điểm của Nhà nước, đồng thờiKho bạc Nhà nước cũng phải huy động thêm để hỗ trợ nguồn cho Quỹ Hỗ trợphát triển Mặt khác, việc đầu tư vào TPKB là hình thức đầu tư có lãi và antoàn Hơn nữa, do NHNN đã và đang thực hiện nhiều nghiệp vụ thị trường tiền
tệ có sử dụng các giấy tờ có giá như nghiệp vụ thị trường mở, Tái cấp vốn,Chiết khấu GTCG, thấu chi và cho vay qua đêm
Trang 16Ngân hàng và các tổ chức tín dụng là khu vực cung cấp phần lớn các nguồnvốn cho đầu tư của nền kinh tế và cũng là nguồn cầu chủ yếu đối với trái phiếu.Mục tiêu chủ yếu mua trái phiếu, đặc biệt với trái phiếu chính phủ, của các ngânhàng thương mại là để đảm bảo khả năng thanh khoản và làm công cụ tronggiao dịch với Ngân hàng Nhà nước Bên cạnh đó, các công ty chứng khoáncũng tham gia với mục đích đầu tư tài chính Tính tới thời điểm hiện tại, đã có
24 ngân hàng thương mại và 29 công ty chứng khoán là thành viên của thịtrường trái phiếu chính phủ
Tuy nhiên, trong 5 năm qua, thị trường đấu thầu TPKB qua NHNN vẫn cònmột số tồn tại như thành viên tham gia đấu thầu chủ yếu vẫn là các Ngân hàngthương mại Nhà nước, số lượng các NHTMCP và chi nhánh NH nước ngoàitham gia rất ít Nguyên nhân chủ yếu là các NHTMCP chưa thực sự quan tâmtới thị trường này do lãi suất TPKB chưa thực sự hấp dẫn so với các loại tráiphiếu phát hành qua Uỷ Ban chứng khoán Mặt khác, lượng vốn khả dụng dưthừa để đầu tư vào TPKB của các NHTMCP vẫn còn hạn chế Việc đầu tư vàoTPKB của các thành viên chủ yếu nhằm mục đích dự phòng an toàn về khảnăng thanh toán vào giai đoạn nhạy cảm ( Tết dương lịch và tết âm lịch) do đóviệc giao dịch các loại GTCG giữa các TCTD trên thị trường liên ngân hàng vớinhau chưa linh hoạt, một phần nguyên nhân do cơ sở hạ tầng (công nghệ, pháplý) của thị trường thứ cấp chưa phát triển Quy chế 935/2004/QĐ-NHNN ngày23/7/2004 tuy đã cho phép việc tổ chức hình thức đấu thầu kết hợp cả cạnhtranh và không canh tranh lãi suất trong một phiên đấu thầu nhưng đến nay vẫnchưa áp dụng
2.2, Vai trò:
Mặc dù vẫn còn những tồn tại trên cần sớm khắc phục trong thời gian tới,việc phát hành TPKB qua NHNN cũng đã đạt được một số kết quả nổi bật,đóng vai trò quan trọng trong mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô của nhà nước
- Việc phát hành TPKB qua NHNN đã từng bước giúp cho thị trường vốnngắn hạn ngày một phát triển Thông qua thị trường này Kho bạc Nhà nước
đã huy động được một khối lượng vốn lớn, tập trung, chi phí thấp để bù đắpthiếu hụt tạm thời của Ngân sách Nhà nước, đáp ứng được nhu cầu chi tiêu
Trang 17của Ngân sách Nhà nước và nhu cầu đầu tư cho các công trình trọng điểmcủa đất nước.
- Phát hành TPKB đã tạo ra một lượng hàng hoá lớn phục vụ cho hoạt độngcủa nghiệp vụ thị trường tiền tệ, giúp cho NHNN có thể chủ động và linhhoạt trong việc điều hành chính sách tiền tệ của mình thông qua các công cụgián tiếp
- Công tác điều hành thị trường của Ban đấu thầu đã có những bước tiến quantrọng trong việc đổi mới phương thức hoạt động đặc biệt chủ động tìm hiểunguyên nhân và đánh giá thực trạng của các TCTD trong việc tham gianghiệp vụ đấu thầu TPKB Thông qua Hội nghị khách hàng hàng năm, banđấu thầu Liên Bộ đã có tổng kết đánh giá về hoạt động thị trường, tìm biệnpháp khắc phục những khó khăn, tồn tại giúp thị trường hoạt động ổn định
và hiệu quả
- Việc hình thành và đưa vào hoạt động nghiệp vụ đấu thầu TPKB trong thờigian qua đã giúp cho các nhà phát hành, tổ chức đấu thầu cũng như các tổchức bảo lãnh, đại lý phát hành có được những kinh nghiệm thiết thực trongviệc đánh giá tiềm năng về vốn, tìm hiểu những tâm lý, tập quán của nhà đầu
tư, mức độ nhậy cảm của luồng vốn đối với những thay đổi về lãi suất, cáchthức phát hành và khối lượng phát hành
- Thị trường TPKB đã giúp các TCTD có thêm một kênh đầu tư vốn có hiệuquả với độ an toàn, tính thanh khoản cao và chủ động trong việc quản lý vốnkhả dụng thông qua các nghiệp vụ với NHNN như TTM, chiết khấu và vaycầm cố
- Quy chế và Quy trình đấu thầu TPKB đã được cải tiến theo hướng giảm bớtcác khâu để công tác đấu thầu thực hiện nhanh gọn và hiệu quả, cải tiếncông nghệ phục vụ đấu thầu TPKB gần đây đã áp dụng công nghệ trangWeb trong các phiên đấu thầu
KL: Việc hình thành và phát triển thị trường đấu thầu TPKB qua NHNN làmột chủ trương và hướng đi đúng đắn Để thị trường đấu thầu TPKB quaNHNN trong thời gian tới hoạt động tốt hơn đòi hỏi sự phối kết hợp chặt chẽhơn nữa giữa Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước trongviệc xác định số lượng phát hành, kỳ hạn phát hành, lãi suất cũng như hình thứcphát hành cho mỗi phiên đấu thầu Ngoài ra, việc nâng cấp hệ thống giao dịchđấu thầu, việc tuyên truyền phổ biến để các tổ chức tín dụng hiểu được vai trò
Trang 18cũng như lợi ích khi tham gia vào đấu thầu TPKB cũng là một trong những nộidung cần được triển khai thường xuyên và rộng rãi.
3 Nghiệp vụ thị trường mở:
Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động ngân hàng trung ương mua vào hoặcbán ra những giấy tờ có giá của chính phủ trên thị trường Thông qua hoạt độngmua bán giấy tờ có giá, ngân hàng trung ương tác động trực tiếp đến nguồn vốnkhả dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó điều tiết lượng cung ứng tiền tệ và tácđộng gián tiếp đến lãi suất thị trường
3.1, Thực trạng:
Thống kê từ đầu năm nay đến hết tháng 3/2011, NHNN đã bơm ra thị trường
mở 1.285.146 tỷ đồng, trong khi hút về 1.202.214,1 tỷ đồng Như vậy, mứcbơm ròng đạt 82.931,9 tỷ đồng Số liệu cụ thể được thể hiện tổng hợp qua bảngdưới đây: (Xem bảng 1)
Qua bảng 1 cho thấy trong tháng 4/2011, NHNN cũng đã bơm ra thị trường mở519.695,7 tỷ đồng và hút về 453.002,7 tỷ đồng Mức bơm ròng là 66.693 tỷđồng Trong 2 tuần đầu tháng 4/2011 (từ 4/4 đến 15/4), sau khi nâng lãi suất thịtrường mở từ 12% lên 13%, NHNN liên tục bơm tiền qua thị trường này nhưngvới khối lượng dè chừng Nhu cầu vay trên thị trường mở vẫn lớn khi tỷ lệ đăngkí/ chào thầu ở mức gần 230%
Bảng 1: Tình hình hoạt động NV thị trường mở 6 tháng đầu năm 2011
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước và tổng hợp của nhóm tác giả
Trang 19Qua bảng 2 cho thấy từ năm 2008, NHNN đã bơm ròng 100.685 tỷ đồng;năm 2009, cũng bơm ròng tới 122.830 tỷ đồng; năm 2010, bơm ròng 294.304 tỷđồng, trong khi đó, 6 tháng đầu năm 2011, chỉ bơm ròng 13.056 tỷ đồng Điềunày thể hiện NHNN quyết tâm thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, nhằm mụcđích kiềm chế lạm phát.
Bảng 2: Lượng tiền cung ứng ròng qua nghiệp vụ thị trường mở
Đơn vị tính: tỷ đồng
Biểu đồ 2: Lượng tiền cung ứng ròng qua nghiệp vụ thị trường mở
Đơn vị: Tỷ đồng
Trang 20Nhìn vào biểu đồ 2 ta có thể thấy lượng tiền NHNN bơm ra giảm dần trong
6 tháng đầu năm 2011 Lãi suất NVTTM (hay lãi suất OMO) tính đến hết tháng6/2011, vẫn được giữ nguyên ở mức 15%/năm Việc thắt chặt tiền tệ thông quahút ròng trên nghiệp vụ thị trường mở của NHNN cùng các chính sách điều tiết
vĩ mô khác đã có những kết quả bước đầu khi CPI tháng 6/2011 CPI tăng1,09%, giảm so với mức tăng 2,21% của tháng 5/2011 đã mang lại tín hiệu đángmừng cho nền kinh tế
Bảng 3: Doanh số giao dịch nghiệp vụ thị trường mở qua các năm
Đơn vị: tỷ đồng
Qua bảng số liệu 3 cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2011, NHNN đã thựchiện 241 phiên giao dịch mua có kỳ hạn Để đảm bảo khả năng thanh khoản chocác TCTD nên NHNN chỉ chào các phiên giao dịch mua có kỳ hạn và chủ yếu
là kỳ hạn ngắn, chỉ có 7 ngày và tất cả các phiên đều đấu thầu khối lượng Cácchủ thể tham gia thị trường trong 6 tháng đầu năm 2011cũng tăng mạnh, gầnnhư các chủ thể đăng ký tham gia thị trường, nếu có đủ điều kiện đều được giaodịch và đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời Các chủ thể tham gia gồm: 05 NHTMNhà nước, 32 NHTMCP, 01 ngân hàng liên doanh, 07 chi nhánh ngân hàngnước ngoài, 04 công ty tài chính Doanh số giao dịch trên nghiệp vụ thị trường
mở liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước theo cả hai chiều mua và bán.Năm 2008, tổng doanh số trúng thầu là 1.036.066 tỷ đồng, đến cuối năm 2010,tổng doanh số trúng thầu là 2.108.715 tỷ đồng Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm
Trang 212011, NHNN lại “hút” là chủ yếu, (tháng 5 và 6); NHNN chỉ bơm ra khoảng13.056 tỷ đồng Điều này cho thấy thị trường mở là một “kênh” cung ứng hoặcthu hút tiền về quan trọng của NHNN nhằm thực hiện mục tiêu của CSTT Khốilượng giao dịch trong từng phiên cũng ngày càng tăng từ bình quân 2.577 tỷđồng/phiên năm 2008 lên 3.240 tỷ đồng/phiên năm 2010 và 9.544 tỷđồng/phiên năm 2011.
3.2, Vai trò:
NHNN điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả công cụ nghiệp vụ thị trường
mở cùng với các công cụ chính sách tiền tệ khác, bước đầu đã kiềm chế lạmphát và thực hiện có hiệu quả các mục tiêu khác của CSTT Lượng tiền cungứng và rút về của thị trường mở có sự phối hợp chặt chẽ với các công cụkhác của CSTT nhằm phát tín hiệu điều hành CSTT Cùng với thị trường
mở, NHNN vẫn duy trì các công cụ khác của CSTT như chính sách tái cấpvốn, dự trữ bắt buộc Do vậy, trong các thời điểm cụ thể, thị trường mở đượcđiều hành linh hoạt, góp phần tạo sự phối hợp chặt chẽ với các công cụCSTT khác nhằm đạt được mục tiêu CSTT
Qua nghiệp vụ thị trường mở; NHNN đã điều tiết linh hoạt vốn khả dụngcho các TCTD Nghiệp vụ thị trường mở có vai trò quan trọng trong việcđiều tiết cung cầu về vốn ngắn hạn cho các TCTD nhằm hỗ trợ hoạt độngsản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống của các chủ thể trong nền kinh tế Cóthể nhận thấy nghiệp vụ thị trường mở Việt Nam đã góp phần nhất địnhtrong quá trình phát triển kinh tế đất nước, nhất là trong điều kiện hiện nay
Sự thay đổi lãi suất nghiệp vụ thị trường mở làm tăng khả năng điều tiết lãisuất thị trường của NHNN Việt Nam Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở sẽtác động đến lượng tiền cung ứng, từ đó tác động đến lãi suất thị trường Lãisuất thị trường mở được điều hành linh hoạt trong khoảng giữa lãi suất táicấp vốn và lãi suất chiết khấu để định hướng lãi suất thị trường, phát tín hiệu
về quan điểm điều hành CSTT trong từng thời kỳ thể hiện rõ vai trò của lãisuất thị trường mở trong việc hỗ trợ NHNN điều tiết lãi suất thị trường
công tác dự báo vốn khả dụng của NHNN đã có nhiều cải thiện, kết quả dựbáo trong kì dự báo là 1 tháng không có nhiều sai lệch về tổng thể, nhưngtrong dự báo biến động hàng ngày còn nhiều sai số Tuy nhiên, do việc thựchiện chào mua được thực hiện 2 phiên một ngày, nên việc chỉnh sửa sai lệch
dự báo được tiến hành nhanh chóng
Trang 224 Thị trường hối đoái:
Thị trường ngoại hối hay thị trường hối đoái ngoại tệ là thị trường tiền tệ quốc
tế diễn ra các hoạt động giao dịch các ngoại tệ và các phương tiện thanh toán cógiá trị như ngoại tệ
4.1, Thực trạng:
Năm 2009, tỉ giá USD/VND tiếp tục đà tăng trong 4 tháng đầu năm, đặc biệtsau khi NHNN thực hiện nới rộng biên độ tỉ giá lên ±5% khiến cho tỉ giá ngoại
tệ liên NH đã có đợt tăng đột biến
Năm 2010, giá USD đã tăng khá mạnh trong năm 2009, sang đến tháng1/2010 lại giảm nhẹ và tiếp tục dao động quanh mức 18.479đồng/USD cho đếngiữa tháng 2/2010 Nguyên nhân là do: Nguồn cung USD có thể tăng từ nguồnvốn đầu tư trực tiếp; từ vốn hỗ trợ phát triển chính thức; từ vốn đầu tư gián tiếp;
từ nguồn kiều hối từ Việt kiều và từ lao động làm việc ở nước ngoài gia tăng;nguồn thu từ khách quốc tế đến Việt Nam gia tăng trở lại; kim ngạch xuất khẩuchuyển từ tăng trưởng âm (-) sang tăng trưởng dương (+)… Bên cạnh đó, cáctập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng, sức éptâm lý găm giữ USD do lo sợ rủi ro tỉ giá giảm, chênh lệch giữa giá thị trường
tự do với giá niêm yết trên thị trường chính thức đã giảm đáng kể
Đến cuối năm 2010, thị trường ngoại hối VN rơi vào tình trạng căng thẳngkhi cầu ngoại tệ quá lớn, trong khi nguồn cung lại khan hiếm Điều này khiếncho giá USD/VND tăng mạnh, làm ảnh hưởng đến nền kinh tế vĩ mô
6 tháng đầu năm 2011, với chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, điểm nổibật nhất của thị trường ngoại tệ là duy trì được sự ổn định Tỉ giá giao dịch dần
hạ xuống Bắt đầu từ sự “giảm nhiệt” của tỉ giá trên thị trường tự do, chênh lệch
tỉ giá giữa thị trường này so với thị trường chính thức giảm dần xuống, thậm chí
có thời điểm còn thấp hơn cả thị trường chính thức – một hiện tượng hiếm thấytrong nhiều năm qua
Trên thị trường chính thức, tỉ giá giao dịch của các NHTM thường ở mứcthấp hơn biên độ tối đa theo quy định (1% so với tỉ giá bình quân trên thị trường
Trang 23liên ngân hàng do NHNN công bố); xen kẽ những ngày tăng, tỉ giá đã có nhiềungày đứng và nhiều ngày giảm, đây là điều hiếm thấy trước đây.
Khi thị trường tự do bị thu hẹp, chênh lệch tỉ giá giữa thị trường tự do và thịtrường chính thức giảm thiểu, tỉ giá cơ bản ổn định và có xu hướng giảm, đã tạothời cơ để NHNN mua vào ngoại tệ Theo số liệu của NHNN, tính đến hếttháng 7, NHNN đã mua được 5 tỉ USD dự trữ ngoại hối, một động thái mà từgiữa năm 2008 đến trước tháng 5/2011 chưa thực hiện được Các doanh nghiệp
và người dân đã bắt đầu bán ngoại tệ cho ngân hàng; bước đầu chuyển dần quan
hệ huy động và cho vay bằng ngoại tệ sang quan hệ mua – bán ngoại tệ giữangân hàng với khách hàng; việc niêm yết giá thanh toán, mua – bán trực tiếpbằng ngoại tệ đã được thu hẹp
Năm 2011 đánh dấu khá nhiều thay đổi trên thị trường tài chính tiền tệ ởViệt Nam Với những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoáitoàn cầu trong hai năm 2008-2009, kinh tế Việt Nam gặp không ít khó khăn.Lạm phát của Việt Nam cũng đã tăng cao lên mức hai con số (11,8%) vào cuốinăm 2010 và tiền đồng Việt Nam (VND) bị trượt giá Những tháng đầu năm
2011 chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam cũng đã tăng khá cao đe dọa mụctiêu kiềm chế lạm phát trong năm dưới mức hai con số Diễn biến nêu trên đãảnh hưởng tiêu cực tới niềm tin của người dân, thị trường và các nhà đầu tư.Tổng kết lại, trong năm 2011, giá vàng trong nước đã tăng khoảng 25%,mức tăng cao nhất đạt 40% khi giá vàng đạt đỉnh 49,2 triệu đồng/lượng vàongày 23/8/2011, lúc này giá vàng thế giới cũng chạm đỉnh 1.920 USD/oz Tuynhiên càng về cuối năm, giá vàng trong nước song hành cùng giá vàng quốc tế,giảm mạnh chỉ còn mức 42-43 triệu đồng/lượng trong khi giá vàng thế giới sụtmạnh xuống 1.550 USD/oz Mặc dù vậy, mức chênh lệch giữa giá vàng trongnước và quốc tế vẫn còn khá lớn (khoảng 2 triệu đồng/lượng) Rất nhiều liềuthuốc đã được bơm vào thị trường nhằm bình ổn tâm lý người dân, đồng thờirút ngắn khoảng cách chênh lệch của giá vàng trên thị trường quốc tế và ViệtNam, tuy vậy hiệu quả vẫn đang chờ thời gian trả lời Trong năm 2012, giávàng trong nước sẽ vẫn bám sát diễn biến giá vàng quốc tế
4.2, Vai trò: