Kết luận và gợi ý chính sách

Một phần của tài liệu Đề tài: VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ĐẾN ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ppt (Trang 36 - 48)

1, Vai trò của TTCK đối với nền kinh tế.

1.2, Kết luận và gợi ý chính sách

Qua đánh giá khái quát trên đây, có thể nhận thấy, TTCK Việt Nam đến nay đã phát triển khá mạnh, cho dù TTCK có đóng góp và có tác động tích cực thì

thị trường vẫn có nhiều tác động tiêu cực đáng quan tâm. Các tác động tiêu cực hay các mặt hạn chế của TTCK là thị trường phát triển dường như quá nhanh hay quá nóng so với khuôn khổ pháp lý và trình độ thị trường. Những tác động tiêu cực cụ thể là làm cho nền kinh tế trở nên rủi ro hơn, dễ tổn thương hơn; tình trạng bong bóng, nguy cơ đổ vỡ TTTC; TTCK lấn át ngân hàng thương mại... Trong điều kiện đó, bài viết có một vài gợi ý chính sách về phát triển TTCK trong thời gian tới như sau:

(i)-Cơ cấu lại TTTC nói chung và TTCK Việt Nam đảm bảo phát triển theo cơ cấu phù hợp, tuần tự và có trật tự. Quan điểm của tác giả cho rằng, mục tiêu cơ cấu cần đảm bảo các thị trường phát triển có trật tự và đặc biệt đảm bảo sự phát triển tuần tự phù hợp với tăng trưởng kinh tế, trình độ dân trí, khuôn khổ pháp luật, phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế và tiến trình tự do hóa tài chính ở Việt Nam. Trong đó, hết sức chú ý việc cho phép các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp và đặc biệt là các NHTM tham giavào lĩnh vực chứng khoán một cách có trình tự, có quản lý và trong tầm kiểm soát.

Theo kinh nghiệm quốc tế (Till Algels Govern, 2006), nhìn chung, các nền kinh tế còn ở trình độ thấp đều thực hiện kiểm soát có chọn lọc ngân hàng kinh doanh các lĩnh vực được coi là nhạy cảm. Theo khảo sát ở nhiều quốc gia, có ba lĩnh vực mà NHTM thường tham gia, đó là: chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản. Người ta cũng thấy rằng, các quốc gia khác nhau thì có mức độ hạn chế khác nhau đối với ba lĩnh vực trên. Sự tham gia của các NHTM vào các lĩnh vực này được xác định như sau: (xem Bảng 2).

Năm 2006, nhóm nghiên cứu của Đại học Cambridge đã tiến hành nghiên cứu mức độ tham gia của các NHTM vào các lĩnh vực kinh doanh mạo hiểm như nhà đất, bảo hiểm, chứng khoán theoluật định trên cơ sở lựa chọn ngẫu nhiên 152 quốc gia và vùng lãnh thổ. Những kết quả của nghiên cứu này cũng cho những gợi ý chính sách nhất định. Đồ thị dưới đây cho thấy mức độ “cấm đoán” NHTM kinh doanh bất động sản, chứng khoán, bảo hiểm theo điều tra ngẫu nhiên 152 quốc gia vào năm 2006 (Till Algels Govern, 2006 ). Kết quả điều tra cho kết quả chủ yếu như sau: (xem Hình 1).

-Về mức độ hạn chế NHTM kinh doanh chứng khoán: chỉ có 4 quốc gia cấm hoàn toàn NHTM kinh doanh chứng khoán đối với NHTM, 21quốc gia hạn

chế, 66 nước cho phép theo kiểu có kiểm soát/cấp phép; 61 quốc gia không cấm.

-Về mức độ hạn chế NHTM kinh doanh bất động sản: có tới 48 quốc gia cấm hoàn toàn NHTM kinh doanh lĩnh vực này, 36 quốc gia hạn chế, 37 nước cho phép theo kiểu có kiểm soát/cấp phép; 11 quốc gia không cấm.

-Về mức độ hạn chế NHTM kinh doanh bảo hiểm: có tới 39 quốc gia cấm hoàn toàn NHTM kinh doanh lĩnh vực này, 53 quốc gia hạn chế, 47 nước cho phép theo kiểu có kiểm soát/cấp phép; 14 quốc gia không cấm.

Kết quả điều tra cũng cho thấy, tùy theo mức độ phát triển của thị trường tài chính, năng lực quản lý của cơ quan quản lý và bản thân các NHTM mà có sự khác nhau về mức độ hạn chế NHTM kinh doanh vào các lĩnh vực này. Các nền kinh tế phát triển thì có mức độ tự do hóa cao hơn hẳn các nước kém phát triển.

- Tăng cường việc xây dựng khuôn khổ pháp lý đồng bộ, đảm bảo thị trường phát triển hiệu quả. Thị trường là nơi rất sáng tạo và nhanh nhạy, do đó, việc nghiên cứu để ban hành các quy định hướng dẫn và đảm bảo sự tuân thủ của thị trường là vô cùng quan trọng và cần thiết trong thời gian tới.

Việc ban hành các quy định cần theo hướng quy định và khuyến khích thị trường tăng trưởng trên cơ sở đảm bảo tuân thủ các điều kiện an toàn cho thị trường, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư.

- Tăng cường quản lý kinh tế vĩ mô. Nhà nước cần có giải pháp tăng cường năng lực quản lý kinh tế vĩ mô phù hợp như duy trì tăng trưởng kinh tế ổn định, đảm bảo các chính sách minh bạch. Thị trường chứng khoán rất nhạy cảm đối với các diễn biến kinh tế vĩ mô. Do đó, việc minh bạch chính sách và đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô sẽ đảm bảo để thị trường phát triển ổn định.

- Tăng cường quản trị doanh nghiệp. Nâng cao và tăng cường quản trị doanh nghiệp theo hướng tiếp cận thông lệ tốt nhất của thế giới về quản trị doanh nghiệp: Đảm bảo quyền lợi của các cổ đông nhỏ lẻ, nhà đầu tư nhỏ lẻ; đảm bảo quá trình tăng vốn được quản lý và kiểm soát chặt chẽ. Đặc biệt cần phải giảm thiểu tình trạng tăng vốn vô hạn độ và quan điểm lấy vốn để thay cho quản trị hiện nay tại các doanh nghiệp Việt Nam.

- Tăng cường giám sát thị trường. Chính phủ và các cơ quan quản lý cần có giải pháp giám sát thị trường hoạt động hiệu quả công bằng. Các giám sát cần đảm bảo chống gian lận chứng khoán (nội gián, làm giá, thao túng giá chứng khoán...). Mạnh dạn áp dụng các tội danh hình sự đối với các trường hợp gian lận chứng khoán có hệ thống, có tổ chức (vì sự gian lận có tổ chức chứng tỏ có tính hình sự); việc hành chính hóa, chỉ phạt vi phạm hành chính vài chục triệu đồng với tội danh chứng khoán liên quan đến gian lận để thu lợi hàng trăm hay hàng ngàn tỷ đồng rõ ràng là không phù hợp.

Ngoài ra, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, sự gian lận chứng khoán có thể làm sụp đổ cả thị trường.

- Đảm bảo để các công ty chứng khoán hoạt động đúng luật. Ngăn chặn việc huy động/cho vay chứng khoán quá nhiều và không quản lý được như thời gian qua ở Việt Nam. Cần thiết phải làm rõ chức năng hoạt động của công ty chứng khoán, hoặc đảm bảo tính chuyên nghiệp hơn nữa về hoạt độngtương tự ngân hàng của công ty chứng khoán. Hạn chế hoặc theo hình thức điều kiện an toàn đối với mô hình tập đoàn tài chính (trong đó có ngân hàng -công ty chứng khoán).

- Tăng cường quản lý dòng vốn ngoại. Tăng cường quản lý dòng vốn quốc tế, nhấtlà dòng vốn ETF, đảm bảo để có thể hưởng lợi tốt nhất từ dòng vốn này mà không gây tác động tiêu cực lên TTTC trong nước. Các chính sách như thuế, quản lý ngoại hối nên hạn chế các dòng vốn ngắn hạn mà mà nên khuyến khích các dòng vốn dài hạn có tính cam kết cao như đầu tư dưới dạng cổ đông chiến lược.

2. Thị trường vốn tín dụng:

Một số chỉ tiêu tài chính của các nhóm tổ chức tín dụng tính đến 30/6/2012 (đơn vị: tỷ đồng). Dư nợ tín dụng tính đến 30/4/2012. Riêng nợ xấu cập nhật hết quý 1/2012 - Nguồn: Ngân hàng Nhà nước.

Tính đến ngày 30/6, tổng tài sản của các tổ chức dụng ở Việt Nam tăng 37.266 tỷ đồng, tương đương mức tăng 0,76% so với cuối tháng 4/2012. Trong khi đó, vốn tự có tăng thêm 2.731 tỷ đồng, vốn điều lệ tăng trên 12.000 tỷ đồng.

Tổng tài sản của các nhóm tổ chức tín dụng tính đến 30/6/2012 (đơn vị: tỷ đồng) - Nguồn: Ngân hàng Nhà nước.

Tính đến 30/6, tổng tài sản của khối ngân hàng thương mại nhà nước đã tăng thêm 43.861 tỷ đồng, tương đương 22,66% so với 2 tháng trước. Tương tự, tài sản của khối ngân hàng thương mại cổ phần, quỹ tính dụng trung ương tăng nhẹ. Ngược lại, tài sản của ngân hàng liên doanh, nước ngoài giảm tới 6.733 tỷ đồng, tương đương 12,4% so với 2 tháng trước.

Vốn điều lệ của các nhóm tổ chức tín dụng tính đến 30/6/2012 (Đơn vị: tỷ đồng) - Nguồn: Ngân hàng Nhà nước.

Về vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng, tính đến 30/6, vốn của khối ngân hàng thương mại Nhà nước tăng thêm 8.745 tỷ đồng, tương đương mức tăng 8,5% so với cuối tháng 4/2012. Tương tự, vốn điều lệ của ngân hàng cổ phần tăng 2.787 tỷ đồng, công ty tài chính, cho thuê (+500 tỷ đồng),...

Vốn tự có của các nhóm tổ chức tín dụng (không bao gồm Ngân hàng Chính sách xã hội) tính đến 30/6/2012 (đơn vị: tỷ đồng) - Nguồn: Ngân hàng Nhà nước.

Tính đến 30/6, vốn tự có của các tổ chức tín dụng đạt 416.884 tỷ đồng, tăng 2.731 tỷ đồng so với cuối tháng 4/2012.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) quý 2 (Đơn vị:%) - Nguồn: Ngân hàng Nhà nước.

Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) quý 2 (Đơn vị:%) - Nguồn: Ngân hàng Nhà nước.

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các nhóm tổ chức tín dụng (không bao gồm Ngân hàng Chính sách xã hội) - Nguồn: Ngân hàng Nhà nước.

Về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, nhìn chung, so với cuối tháng 4, các nhóm tổ chức tín dụng đã không cải thiện được tình hình khi tỷ lệ này đến 30/6 là 14,19%, giảm nhẹ so với mức 14,55% cuối tháng 4/2012. Đáng chú ý, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của công ty tài chính, cho thuê đã giảm từ 11,71% hồi cuối tháng 4 xuống 8,65% tính đến cuối tháng 6/2012.

Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của các nhóm tổ chức tín dụng (không bao gồm Ngân hàng Chính sách xã hội) - Nguồn: Ngân hàng Nhà nước.

Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (thị trường 1) của các nhóm tổ chức tín dụng – Nguồn: Ngân hàng Nhà nước.

b) Vai trò

 Vai trò của tín dụng trong nền kinh tế thị trường.

• Thứ nhất. Tín dụng là điều kiện đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục.

Trong một thời điểm trong nền kinh tế luân tồn tại hai nhóm doanh nghiệp: Một nhóm “ tạm thời thừa vốn “ và muốn sử dụng số vốn nhàn rỗi này để kiếm lời trong một thời gian nhất định. Một nhóm “ tạm thời thiếu vốn “ và muốn tìm kiếm nguồn vốn nhàn rỗi khác để đáp ứng nhu cầu hiện tại. Nhờ hoạt động tín dụng mà cả hai nhóm doanh nghiệp đều được thoả mãn về vốn và dẫn đến quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra một cách thương xuyên, liên tục, nguồn vốn được sử dụng một cách tối đa.

• Thứ hai. Tín dụng huy động, tập trung vốn thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

Bất kỳ một quốc gia nào muốn phát triển nền kinh tế cũng cần phải có một nguồn vốn đầu tư lớn để đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, chiến thắng trong cạnh tranh. Nhưng để có lượng vốn đầu lớn

như vậy thì chỉ có quan hệ tín dụng với đáp ứng được điều đó bởi quan hệ tín dụng sẽ tập trung huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và đáp ứng nhu cầu đó.

• Thứ ba. Tín dụng góp phần nâng cao mức sống của dân cư.

Một trong những ví dụ điển hình để minh chứng cho điều này là thông qua quan hệ tín dụng mà những người có thu nhập thấp những người tàn tật đã có được nhà ở, phương tiện đi lại, điện thoại v.v. Bởi họ có thể sử dụng phương thức vay trả góp.

• Thứ tư. Là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước.

Như ta đã biết cơ cấu kinh tế được quyết định bởi cơ cấu đầu tư mà tín dụng lại quyết định đến cơ cấu đầu tư. Nhà nước thông qua hoạt động của các Ngân hàng thương mại, chủ yếu là hoạt động tín dụng để điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Các hình thức tín dụng Ngân hàng.

Hoạt động tín dụng Ngân hàng bao gồm các nghiệp vụ: Cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, cho thuê tài chính.

Hoạt động cho vay.

Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại. Tuy nhiên trong hoạt động tín dụng thì hoạt động cho vay đóng vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản và nó cũng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng.

D. Định hướng cho phát triển thị trường tài chính

Việt Nam không thể đẩy quá nhanh việc xây dựng thị trường tài chính, cũng như thị trường chứng khoán vượt lên trên sự phát triển chung của nền kinh tế, tức là phải phát triển đồng bộ, tất nhiên là phải có sự ưu tiên xây dựng các tiền đề, cơ sở hạ tầng nào đó. Chúng ta không thể nôn nóng, cũng như không thể ngồi chờ cho đủ điều kiện được. Như phần đầu bài viết đã đề cập, thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khi lãi suất trên thị trường tiền tệ tăng lên, khi thị trường tiền tệ nóng lên, thì thị trường chứng khoán cũng sôi động. Phát triển thị trường tiền tệ, làm tăng tốc độ chu chuyển vốn ngắn hạn trong nền kinh tế, nâng cao khả năng kinh doanh trên thị trường tiền tệ của các tổ chức trung gian tài chính, tạo điều kiện cho các tổ chức

này sẵn sàng tham gia có hiệu quả trên thị trường chứng khoán. Theo đó một số đinh hướng cho phát triển TTTC như sau:

- Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính, trực tiếp là Ủy ban chứng khoán Nhà nước phối hợp chặt chẽ mạnh dạn đưa 2-4 Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán. Phối hợp chặt chẽ, trên cơ sở tài trợ quốc tế, tổ chức các cuộc hội thảo, khóa đào tạo, tập huấn ngắn ngày về nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán và niêm yết cổ phiếu của Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán. Bộ Tài chính cũng nên cùng Ngân hàng Nhà nước tập trung tháo gỡ vướng mắc trong việc định giá Ngân hàng thương mại và một số giải pháp khác đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa hai Ngân hàng thương mại Nhà nước đầu tiên theo kế hoạch.

- Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính phối hợp tăng khối lượng tín phiếu Kho bạc Nhà nước đấu thầu hàng quý, hàng năm. Có thể tăng tần suất các phiên đấu thầu từ 1 phiên/1tuần hiện nay lên 2 phiên/tuần. Linh hoạt hơn nữa lãi suất đấu thầu qua các phiên theo sát diễn biến trên thị trường. Thời hạn tín phiếu cũng có thể đa dạng hơn, như kỳ hạn 60 ngày, 90 ngày... thay cho chỉ có loại 360 ngày như hiện nay. Cần có cơ chế để các Ngân hàng thương mại cổ phần và Ngân hàng khác có quy mô nhỏ hơn có thể trúng thầu tín phiếu trên thị trường này. Đặc biệt là Bộ Tài chính cần có biện pháp đưa các Công ty bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tham gia đấu thầu tín phiếu, không nên để tình trạng lãng phí vốn hay quan hệ tiền gửi không kỳ hạn trực tiếp với các tổ chức tín dụng như hiện nay. - Ngân hàng Nhà nước có biện pháp bảo đảm tính hệ thống của Quỹ tín dụng, có cơ chế điều hòa vốn linh hoạt hơn của hệ thống này. Trên cơ sở đó tạo điều kiện thu hút Quỹ tín dụng tham gia thị trường liên ngân hàng và các dạng khác của thị trường tiền tệ so Ngân hàng Nhà nước tổ chức, vận hành.

- Ngân hàng Nhà nước nâng cấp thị trường nội tệ liên ngân hàng, thể hiện rõ vai trò can thiệp cuối cùng của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường này. Tiến tới công bố được lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng ở Việt Nam do là lãi suất chủ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Bản thân các Tổ chức trung gian tài chính cần phải nhanh chóng đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh của mình, nhất là nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường tiền tệ theo thông lệ quốc tế. Các Ngân hàng thương mại mạnh dạn đầu

Một phần của tài liệu Đề tài: VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ĐẾN ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ppt (Trang 36 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w