Nếu thực hiện được như mục 3.3.1 cần có thêm các cơ chế để nâng cao
mức độ cạnh tranh dẫn đến giảm dần giá thành phát điện, cụ thể là:
Cần tạo cơ chế để EVN mua điện nhập khẩu cũng giống như việc mua điện của các nhà máy điện của Việt Nam. Các nhà máy điện của Việt Nam phải cạnh
tranh với Trung Quốc để bán điện cho EVN.
EVN phải cạnh tranh với Trung Quốc để bán điện cho các PC. NPC có thể tăng
nhập khẩu điện từ Trung Quốc, giảm sản lượng mua điện từ EVN nếu giá nhập
khẩu cạnh tranh hơn.
3.3.3 Tăng cườngkết nối, liên kết lưới điện
Song song với quá trình xúc tiến đầu tư, đàm phán các hợp đồng mua bán điện, haibên cần phải bàn ngay đến việc xây dựng thêm các công trình lưới điện để đảm bảo truyền tải an toàn, tin cậy lượng điện năngmua bán.
Kết nối lưới điện giữa hai Quốc gia rất phức tạp, khi kết nối thì lưới điện nước này ảnh hưởng đến độ an toàn vận hành lưới điện của nước kia và ngược
ngoài) khi kết nối với lưới điệnquốc gia.
3.3.4 Đầu tư các nhà máy điện bên Trung Quốc
Tiềm năng về năng lượng của Trung Quốc là rất lớn đặc biệt là Thủy điện.
Việt Nam có thể tạo điều kiện để các nhà đầu tư có thể đầu tư xây dựng các nhà
máy điện trên đất nước Trung Quốc, hình thức đầu tư có thể là nhà đầu tư độc
lập hoặc liên kết với Trung Quốc để xây dựng các nhà máy điện sau đó bán lại
cho Việt Nam. Như vậy Việt Nam sẽ chủ động hơn trong việc nhập khẩu điện,
Trung Quốc cũng tận dụng khai thác hiệu quả các nguồn năng lượng, cả hai bên cùng có lợi.
3.3.5 Thành lập ủy ban điều phối chung
Việt Nam và Trung Quốc nên thành lập Ủy ban điều phối chung trong
lĩnh vực hoạt động điện lực bao gồm: Tìm kiếm cơ hội đầu tư, xúc tiến thương
mại, đầu tư và quản lý các công trình chung... để đẩy mạnh việc giao thương
KẾT LUẬN
1. Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên nhu cầu
tiêu thụ điện năng là rất lớn với nhiều thành phần phụ tải khác nhau trong đó thành phần phụ tải công nghiệp ngày càng tăng mạnh mẽ, sản lượng điện của hệ thống điện quốc gia từ năm 2001 đến năm 2009 đã tăng gần
gấp 3 lần.
2. Để đáp ứng nhu cầu phụ tải tăng rất nhanh, Việt Nam đã nỗ lực xây dựng
và phát triển hệ thống điện bao gồm cả nhà máy điện và lưới điện.Các nhà
máy điện bao gồm nhiều chủng loại khác nhau như Thủy điện, nhiệt điện
than, tuabin khí, nhiệt điện dầu, tuabin khí chạydầu. Tham gia đầu tư trong
lĩnh vực phát điện có nhiều đơn vị như Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Than và khoáng sản, Tổng Công ty Sông Đà, các tập đoàn nước ngoài đầu tư dưới dạng BOT, BOO... nhưng hàng năm từ năm 2001 đến nay năm nào Việt Nam cũng thiếu điện
và phải sa thải phụ tải để đảm bảo cân bằng cung cầu cho toàn hệ thống.
3. Từ năm 2004 đến nay phụ tải miền Bắc tăng cao trong khi đó hàng loạt các nhà máy điện chậm tiến độ nên miền Bắc thiếu điện, điện năng truyền tải từ
miền Nam ra miền Bắc qua đường dây 500 kV là rất lớn, không đảm bảo độ
an toàn cung cấp điện. Để đáp ứng tối đa nhu cầu phụ tải, hàng năm EVN phải mua điện từ các nhà máy điện có giá thành rất cao từ 10 – 35 cents/kWh, theo tính toán thì từ năm 2011 đến năm 2015 giá biên mua điện
của EVN khoảng từ 10 – 25 cents/kWh. Để giải quyết vấn đề miền Bắc
thiếu điện và giảm giá thành mua điện trung bình của EVN thì nhập khẩu điện từ Trung Quốc với giá thành 4.5 – 5.2 cents/kWh là giải pháp hợp lý
và cần được thúc đẩy hơn nữa.
4. Các giải pháp thúc đẩy việc nhập khẩu điện có thể thực hiện ngay bao gồm:
• Nâng cao sự chủ động cho các đơn vị
• Nâng cao cạnh tranh trong việc mua bán điện
• Đầu tư các nhà máy điện bên Trung Quốc
• Thành lập ủy ban điều phối chunggiữa hai quốc gia
TÓM TẮT
Luận văn trình bày các vấn đề sau:
Mở đầu
Chương 1: Hiện trạng vận hành hệ thống điện Việt Nam
• Các đơn vị tham gia vào hoạt động điện lực, Sơ đồ tổ chức và chức năng
nhiệm vụ của các đơn vị
• Tổng quan về hệ thống điện Việt Nam, quá trình vận hành và phát triển:
Phụ tải, nguồn điện, lưới điện
Chương 2: Sự cần thiết nhập khẩu điện từ Trung Quốc vào Việt Nam
• Khái quát về tình hình sản xuất điện tại các tỉnh phía Nam Trung Quốc
• Liên kết lưới điện giữaViệt Nam và Trung Quốc, hiện tại cũng như tương lai.
• Tình hình mua bán điện hiện nay của EVN: Chi phí mua điện, tình hình nhập khẩu điện từ Trung Quốc
• Đánh giá vận hành hệ thống điện Việt Nam giai đoạn 2011-2015 với các
kịch bản tính toán: phụ tải tăng trưởng cao, phụ tải tăng trưởng trung bình, phụ tải tăng trưởng thấp và các phương án giá nhiên liệu than, dầu, khí
khác nhau từ đó xem xét giá biên mua điện
• Rút ra sự cần thiết phải thúc đẩy nhập khẩu điện từ Trung Quốc
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh nhập khẩu điện từ Trung Quốc về Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam
• Hợp đồng mua bán điệnvới Trung Quốc
• Đánh giá về tình hình nhập khẩu điện từ Trung Quốc vào Việt Nam
• Các giải pháp thúc đẩy việc nhập khẩu điện có thể thực hiện ngay bao
gồm:
o Nâng cao sự chủ động cho các đơn vị
o Nâng cao cạnh tranh trong việc mua bán điện
o Tăng cường kết nối, liên kết lưới điện
o Đầu tư các nhà máy điện bên Trung Quốc
o Thành lập ủy ban điều phối chung giữa hai quốc gia
Kết luận
Tiếng Việt
1. Công ty Cổ phần Đầu tư và Quản lý nguồn điện Việt Nam (2010), Đánh
giá vận hành Hệ thống điện Việt Nam giai đoạn 2011-2015, Hà Nội.
2. Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (2010), Báo cáo vận hành hệ
thống điện quốc gia năm 2009, Hà Nội.
3. Viện Năng Lượng (2010), Báo cáo Bộ Công thương "Tổng sơ đồ phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 có xét triển vọng đến năm 2030
(tổng sơ đồ 7)",Hà Nội.
Tiếng Anh
4. China Southern Power Grid co. Ltd. (CSG), China and Electricity of Vietnam (EVN), Vietnam (2006), Power Purchase Agreement of 220kV Xin-Lao power interconnection project,Vietnam.
5. China Southern Power Grid co. Ltd. (CSG), China and Electricity of Vietnam (EVN), Vietnam (2006), Power Purchase Agreement of
220kV Ma-Ha power interconnection project,Vietnam.
6. Richard Pierce, Michael Trebilcock and Evan Thomas (2006), Beyond Gridlock:The Case for Greater Integration of Regional Electricity
Markets, C.D.Howe Institute., Toronto - Canada.
7. Guangxi Power Grid Corporation, China and Power Company No. 1, Vietnam (2006), Contract for Purchasing and Selling Electric Power - 110kV power supply project from Shengou, China to Mong Cai, Vietnam, China.
8. Yunnan Power Grid Corporation, China and Power Company No. 1, Vietnam (2005), Contract for Purchasing and Selling Electric Power -
110kV power supply project from Wenshan, China to Ha Giang , Vietnam, China.
9. Yunnan Power Grid Corporation, China and Power Company No. 1, Vietnam (2006), Contract for Purchasing and Selling Electric Power - 110kV power supply project from Wenshan, China to Lao Cai, Vietnam, China.