1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và điều trị ngộ độc cấp amphetamin và dẫn xuất

91 760 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Cơ quan kiểm soát ma túy và tội phạm Liên hợp quốc (UNODC), ước tính hiện nay trên thế giới có đến 250 triệu người nghiện ma túy các loại và có chiều hướng gia tăng theo từng năm (chiếm khoảng 5% dân số thế giới trong độ tuổi từ 15-64), trong đó có khoảng 25 triệu người nghiện ma túy nặng và chiếm 5,4% ghánh nặng bệnh tật hàng năm trên thế giới [7]. Đến nay nghiện ma túy đã, đang và tiếp tục vẫn là một vấn đề bức xúc của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, trước đây nghiện ma túy chủ yếu vẫn là nghiện các chất dạng thuốc phiện (CDTP), nhưng trong những năm gần đây xuất hiện sự gia tăng báo động việc lạm dụng các chất kích thích thuộc nhóm ma túy tổng hợp ở tuổi trẻ trong quán bar, vũ trường nhằm đạt cảm giác hưng phấn, tăng hoạt động trong trạng thái ảo giác. Số người nghiện vẫn ngày một gia tăng nhất là trong giới trẻ và luôn là bạn đồng hành với nhiễm HIV, viêm gan virus, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục… cũng như nhiều rối loạn tâm thần và các tệ nạn xã hội khác [18) Ma túy tổng hợp là loại ma túy được sử dụng nhiều từ trong chiến tranh thế giới thứ hai có tác dụng làm cho con người hưng phấn, tỉnh táo, sảng khoái, chữa trầm cảm nhưng ngày càng bị lạm dụng, sử dụng lan tràn dẫn đến ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương gây kích động, ảo giác, co giật và dẫn đến tử vong nhanh chóng. Dạng ma túy tổng hơp đang được dùng nhiều ở Việt Nam là: Amphetamin, Methamphetamin, MDMA…và nó có nhiều tên gọi khác nhau như thuốc lắc, ectassy, viên lắc, thuốc điên, viên chúa, viên hoàng hậu, max, xì cọp… Tuy nhiên, đối với nhóm ma túy dạng thuốc phiện opias đã có rất nhiều công trình nghiên cứu thành công nhưng với loại ma túy này hiện nay vẫn 1 chưa được biết đến qua các nghiên cứu chính vì vậy còn gặp rất nhiều khó khăn cho bác sỹ trong công tác chẩn đoán và điều trị, mà trong thời gian gần đây tại TT Chống Độc tiếp nhận nhiều những bệnh nhân quá liều Amphetamin và các dẫn xuất của nó, hầu hết là những người trẻ tuổi với các triệu chứng nhịp nhanh, tăng huyết áp, ảo giác, vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và điều trị ngộ độc cấp Amphetamin và dẫn xuất” này nhằm mục tiêu: 1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng ngộ độc cấp Amphetamin và dẫn xuất . 2. Bước đầu nhận xét kết quả điều trị ngộ độc cấp Amphetamin và dẫn xuất tại trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai. 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Khái niệm về ma túy 1.1.1. Ma túy Hiện có nhiều loại định nghĩa khác nhau về ma tuý. Nhưng nhìn chung khi nói tới ma tuý là nói tới các chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi được đưa vào cơ thể (bằng cách: tiêm, chích, hút, hít, nhai, nuốt ) nó sẽ làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý người đó. Nếu lạm dụng ma tuý, con người sẽ lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng, cho gia đình và cộng đồng [7], [62]. Chất ma túy: Theo khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy thì “Chất ma túy bao gồm chất gây nghiện và chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành”. Để làm rõ hơn khái niệm này, Luật Phòng, chống ma túy cung cấp thêm định nghĩa “chất gây nghiện” và “chất hướng thần”. Theo đó, “Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng”, và “Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng”. Định nghĩa này cho thấy chất gây nghiện và chất hướng thần có một số đặc điểm chung: chúng đều là những chất có tác động lên hệ thần kinh, chúng có thể gây ra tình trạng nghiện đối với người sử dụng. Mặt khác, các chất này khác nhau ở khả năng gây nghiện. Chất gây nghiện – như tên gọi của nó – có khả năng gây nghiện cao hơn chất hướng thần [22], [24]. Amphetamin và các dẫn xuất của nó như methamphetamine, MDMA, 3 là những ma túy tổng hợp có tác dụng lên thần kinh trung ương gây cảm giác hưng phấn, kích động, ảo giác… Những loại này rất dễ gây nghiện, dễ gây ngộ độc, dễ sản xuất và độc hại hơn nhiều loại ma túy khác 1.1.2. Phân loại ma túy Ma tuý là các chất có nguồn gốc tự nhiên (Morphin) bán tổng hợp (heroin được bán tổng hợp từ Morphin) hay tổng hợp (Amphetamin) có tác dụng lên thần kinh trung ương gây cảm giác như giảm đau, hưng phấn, kích động, ảo giác…mà khi dùng nhiều lần thì sẽ phải sử dụng lại nó nếu không sẽ rất khó chịu Ma túy gồm 2 nhóm: a) Ma túy nhóm Opiats (chất dạng thuốc phiện CDTP) là những chất có nguồn gốc thuốc phiện và những chất có đặc điểm dược lý tương tự thuốc phiện, bao gồm: thuốc phiện, Morphin, Heroin, Codein, Pethidin, Buprenorphin, Methadone, Levo-alpha-acetyl-methadone (LAMM)… b) Ma túy nhóm các chất kích thích: Amphetamin, Methamphetamin, MDMA… Ngoài ra còn phân loại dựa theo nguồn gốc sản sinh các chất ma tuý gồm có: *Ma tuý tự nhiên: - Thuốc phiện, cần sa, cocain…đây là các chất ma tuý có sẵn trong tự nhiên, là những Ancaloit của một số loài thực vật như: Thuốc phiện, Cần sa, Cocain. - Nguồn gốc: + Từ nhựa cây thuốc phiện (cây anh túc, anh tử túc, a phiến…) có trồng ở 12 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. 4 + Từ lá, hoa, quả cây cần sa (còn gọi là Bồ Đà, cây Gai Dầu) được trồng ở một số tỉnh giáp ranh biên giới Việt Nam - Camphuchia và ở Tây Nguyên. + Từ lá cây Coca, chế ra chất Cathinon có nhiều ở Nam Mỹ. * Ma tuý bán tổng hợp - Như Heroin * Ma tuý tổng hợp: - Như: MDMA, Amphetamin, Methamphetamin - Nguồn gốc: Các loại ma tuý tổng hợp từ hoá chất độc hại thuộc nhóm Amphetamin. Các chất ma tuý tổng hợp thường độc hại hơn các loại ma túy khác gấp 500 lần. 1.1.3 Nghiện ma túy: Hiện nay cũng có nhiều định nghĩa về nghiện ma tuý. Sổ tay chẩn đoán của hiệp hội Tâm thần mỹ (APA) định nghĩa nghiện như sau: Các triệu chứng bao gồm hiện tượng dung nạp (Cần phải tăng liều lượng sử dụng để đạt được khoái cảm), sử dụng ma tuý để giảm triệu chứng cai, không thể giảm liều sử dụng thuốc hay ngừng sử dụng và tiếp tục sử dụng dù biết nó có hại cho bản thân hay những người khác [22]. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) thì nghiện ma tuý là tình trạng lệ thuộc về mặt tâm thần hoặc thể chất hoặc cả hai khi một người sử dụng ma tuý lặp đi lặp lại theo chu kỳ hoặc dùng kéo dài liên tục một thứ ma tuý và tình trạng lệ thuộc này làm thay đổi cách cư xử, bắt buộc đương sự luôn cảm thấy sự bức bách phải dùng ma tuý để có được những hiệu ứng ma tuý về mặt tâm thần của ma tuý và thoát khỏi sự khó chịu, vật vã do thiếu ma tuý. Tình 5 trạng lệ thuộc này có thể kèm theo hiện tượng quen ma tuý hoặc không, và một người có thể bị lệ thuộc vào nhiều loại ma tuý [63]. Người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy và lệ thuộc vào chất này [24]. 1.1.4 Tái nghiện: Một người ngừng sử dụng ma tuý trong vài tuần hoặc vài tháng nếu quay lại sử dụng sẽ có xu hướng tái sử dụng một cách nhanh chóng và hình thành lại sự lệ thuộc vào ma tuý [18], [66]. 1.1.5 Hội chứng cai ma túy: Là trạng thái phản ứng của cơ thể khi cắt hoặc giảm chất ma túy đang sử dụng ở những người nghiện ma túy. Biểu hiện lâm sàng của hội chứng cai khác nhau phụ thuộc vào loại ma túy đang sử dụng [18], [66]. 1.1.6. Quen thuốc, nghiện thuốc, và cai thuốc Khi dùng ma túy thường xuyên sẽ dẫn tới hiện tượng quen thuốc. Điều này có nghĩa là người nghiện sẽ phải dùng một lượng ma túy lớn hơn để giành được độ mạnh và tác dụng tương đương. Khi những liều lớn hơn được dùng nhiều lần, thì sự phụ thuộc về thể chất và nghiện thuốc xuất hiện [28]. Với sự phụ thuộc về mặt thể chất, thì cơ thể thích nghi với sự có mặt của thuốc và những triệu chứng cai có thể xuất hiện nếu giảm liều hoặc ngừng thuốc 1.2. Tình hình ngộ độc ma túy ở trên thế giới và ở Việt Nam: 1.2.1. Tình hình ngộ độc ma túy trên thế giới : Theo WHO vào năm 2007 số người nghiện ma túy lên đến 300 triệu người gây tổn thất 10 tỷ USD Tại Mỹ số người nghiện ma túy chiếm 8.5% dân số .đây cũng là nước có số người nghiện ma túy lớn nhất thế giới 6 Theo số liệu điều tra mà chương trình kiểm soát ma túy của liên hợp quốc thăm dò 20.000 học sinh đang học trên 100 trường THCS, THPT trong năm 2000 có 2/3 số học sinh trả lời biết ít nhất một loại ma túy, 44% số học sinh từng sử dụng chất gây nghiện nói chung, 4,2% có sử dụng ma túy, đặc biệt 0,2% sử dụng thuốc phiện. Bất chấp những tác hại chết người của MDMA loại ma túy này vẫn được sản xuất với số lượng ngày càng nhiều trên thế giới, trong đó châu âu nổi lên như là trung tâm sản xuất thuốc lắc, kinh doanh MDMA luôn là một nghành siêu lợi nhuận . Theo hệ thống cảnh báo lạm dụng thuốc (Drug Abuse Warning Network (DAWN) thấy tỉ lệ cấp cứu vì ngộ độc MDMA tăng lên đáng kể tại các khoa cấp cứu, năm 1995 có 421 ca cấp cứu đã tăng lên 4026 năm 2002. trong năm 2005 là 10752 ca. Số BN đến cấp cứu vì ngộ độc amphetamin chiếm 1 % tổng số bệnh nhân đến cấp cứu tại các phòng cấp cứu. 1.2.2. Tình hình ngộ độc ma túy tại việt nam: Tại Việt Nam theo báo cáo của bộ lao động và thương binh xã hội : cuối tháng 6/2011 cả nước có 149.900 người nghiện ma túy so với cuối năm 1994 số người nghiện ma túy tăng gấp 2,7 lần với mức tăng xấp xỉ 6000 người nghiện trong một năm, độ tuổi của người nghiện ma túy có xu hướng trẻ hóa, năm 1995 có 42% độ tuổi <30, cuối năm 2010 độ tuổi < 30 chiếm 70% Loại ma túy được sử dụng và hình thức sử dụng ma túy có nhiều thay đổi, tỷ lệ người nghiện thuốc phiện và các chất kích dạng ma túy tổng hợp tương đương nhau khoảng 1,2% - 1,4% nhưng theo đánh giá của cơ quan phòng chống tội phạm và ma túy của liên hợp quốc (UNODC) việc lạm dụng ATS đặc biệt là MAMD đang có xu hướng gia tăng trong người nghiện ma túy tại việt nam, nhất là khi việt nam nằm trong khu vực Đông Nam Á là khu 7 vực chiếm ½ số người lạm dụng loại ma túy này trên toàn thế giới, việc gia tăng lạm dụng các loại ma túy tổng hợp khiến cho công tác phòng ngừa và cai nghiện phục hồi cho nhóm người nghiện ma túy gặp rất nhiều khó khăn. 1.3. AMPHETAMIN 1.3.1. Lịch sử : Amphetamin được tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1887 bởi nhà hóa học người Rumani với mục đích ban đầu là làm tăng sự tỉnh táo, giảm sự mệt mỏi, giảm chú ý, điều trị hội chứng tăng động ở trẻ em, điều trị béo phì, bốn mươi năm sau đặc tính kích thích của loại thuốc này được khám phá. Sau đó, vào năm 1932, lần đầu tiên nó xuất hiện trên thị trường Hoa Kỳ dưới dạng thuốc hít. Amphetamin trở nên phổ biến vào năm 1937 dưới dạng viên, với tác dụng chữa rối loạn giấc ngủ. Trong suốt thời gian chiến tranh thế giới thứ 2, Amphetamin được sản xuất rất nhiều, chất này vừa được sử dụng trong chiến tranh để xua tan sự mệt mỏi, vừa để sử dụng bởi các công nhân nhà máy để tăng năng xuất. Sau chiến tranh xuất hiện những dịch bệnh lạm dụng Amphetamin. 1.3.2. Cấu trúc hóa học: Hình 1. Amphetamine 8 - Công thức hóa học: C9H13N - Các dạng chế phẩm: + Amphetamin Coplex + Benzphetamin + Dextroamphetamin + Methyphenidate + Methamphetamin - Đường dùng: đường uống, tiêm TM, hút, hít 1.3.3. Dược động học: - Hấp thu: qua niêm mạc miệng, đường tiêu hóa, gắn với protein huyết tương 16-40% - Chuyển hóa: được chuyển hóa qua gan - Thải trừ: được thải trừ qua thận - Thời gian bán hủy: phụ thuộc vào PH niệu + PH niệu <6,6: thời gian bán hủy 7-14h 9 + PH niệu >6,7: thời gian bán hủy 18-32h -Nồng độ đỉnh đạt được sau tiêm và hít 30 phút, sau uống 2-3h 1.3.4. Tác dụng: - Liều uống 20-100mg/lần: tác dụng run, bồn chồn, mất ngủ, giãn đồng tử, tim đập nhanh - Liều cao gấp 5-10 lần gây kích động, ảo giác - Liều gấp trên 10 lần gây rối loạn về thần kinh tâm thần, co giật, tim nhịp nhanh, tăng HA, tăng thân nhiệt, tai biến mạch máu não, phù phổi cấp, tử vong. 1.3.5. Các dạng Amphetamin: - Dạng hít: Cùng thuốc lá (17% liều). - Dạng đá (ice): dạng mới trong, tinh thể, hít, tiêm tác dụng nhanh, hết sau 8->24s, rối loạn tinh thần nặng sau dùng dạng đá gây độc với tâm thần kinh, ảo thính, hoang tưởng, và hành vi bạo lực. - Dạng P - Methylamphetamin: gây cơn tăng huyết áp, tăng đường huyết tăng biến chứng và lo âu kéo dài. 1.4.MDMA: 1.4.1. Lịch sử: Là dẫn xuất của Amphetamin, được tổng hợp từ năm 1912 bởi nhà hóa học Merck người đức và những năm 1970 được sử dụng là thuốc giải trí tại Hoa Kỳ. Năm 1980 tại Mỹ MDMA được biết đến là thuốc lắc và được dùng rộng rãi trong các câu lạc bộ khiêu vũ, hộp đêm, đến năm 1985 là chất bị kiểm soát như các ma túy khác và không được dùng rộng rãi [139] 10 [...]... đưa vào điều trị viêm mũi và hen suyễn Methamphetamine được sử dụng rộng rãi cho quân đội Đức, Nhật Bản, và Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ II để tăng sự tỉnh táo và giảm đi mệt mỏi Methamphetamine được sử dụng trên lâm sàng trong điều trị các rối loạn tăng động ở trẻ em, giảm chú ý (ADHD), điều trị béo phì ở người lớn, và điều trị các chứng rối loạn giấc ngủ Sử dụng Methamphetamine và các loại Amphetamine... nghiên cứu 2.2.1 Loại hình nghiên cứu - Mô tả hồi cứu 2.2.2 Tiến hành nghiên cứu: Phương pháp thu thập thông tin - Từ bảng thống kê các bệnh nhân ngộ độc cấp chất kích thích tại trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1/2010 đến tháng 09/2012 - Chọn các bệnh án đủ tiêu chuẩn nghiên cứu và không có các tiêu chuẩn loại trừ để đưa vào nghiên cứu 2.2.3 Thời gian và địa điểm 2.2.3.1 Thời gian - Từ... khi vào viện, tùy trường hợp xem xét chỉ định làm lại nhiều lần trong quá trình điều trị để theo dõi tiến triển bệnh * Tổng phân tích nước tiểu * Xquang tim phổi * Điện tâm đồ: làm khi vào viện, sau 6h và những ngày sau * Đông máu toàn bộ: làm lúc vào và đánh giá, tùy trường hợp xem xét chỉ định trong quá trình điều trị 2.5.3 Điều trị: * Điều trị theo phác đồ của trung tâm chống độc * Các biện pháp điều. .. sử dụng methamphetamine cấp tính và mãn tính Trong một nghiên cứu hồi sức cấp cứu, 25% số bệnh nhân sử dụng methamphetamine bị đau ngực có những dấu hiệu của hội chứng mạch vành cấp Nhiễm độc methamphetamine nặng thường đi cùng với trụy tim đột ngột Sự kích động nghiêm trọng thường báo trước sự ngừng tim, có thể xảy ra với cảm giác hoảng sợ nhanh chóng được quan sát thấy sau cơn kích động vài phút Trụy... hết tháng 9/2012 25 2.2.3.2 Địa điểm - Tại Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai 2.2.4 Mẫu và phương pháp chọn mẫu 2.2.4.1 Cỡ mẫu: - Cỡ mẫu thuận tiện 2.2.5 Triển khai nghiên cứu: 2.2.5.1 Chỉ số nghiên cứu: 2.5.1.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu: - Họ tên, tuổi, giới - Nghề nghiệp: lao động tự do, học sinh sinh viên, công chức, công nhân - Địa chỉ - Hoàn cảnh xẩy ra ngộ độc - Tiền sử dùng thuốc: dùng... Điều trị cao huyết áp - Thường thoáng qua chỉ cần xử trí nếu nặng * Điều trị triệu chứng - Lo âu, kích động: haloperidol - Tăng thân nhiệt: chườm mát, hạ nhiệt, an thần 23 - Tiêu cơ vân: truyền dịch, lợi tiểu, kiềm hoá nước tiểu - Rối loạn nhịp tim: lidocain, amiodarone 24 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng - Bệnh nhân bị ngộ độc: Amphetamin, Methamphetamine,... tỷ lệ %, tính và so sánh trung bình theo phương pháp X 2, biểu diễn số liệu bằng trung bình ± độ lệch chuẩn Sử dụng chương trình SPSS 16.0 31 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm của nhóm nghiên cứu: 3.1.1 Tuổi của nhóm nghiên cứu: Bảng 3.1.Tuổi của nhóm nghiên cứu Tuổi < 20 20 – 30 > 30 Tổng số Số bệnh nhân 1 21 12 34 Tỷ lệ % 2,9% 61,8% 35,3% 100% Biểu đồ 3.1: Tuổi của nhóm nghiên cứu Nhận xét:... nghiên cứu Nhận xét: Tuổi thấp nhất trong nhóm nghiên cứu là 18 tuổi, cao nhất là 54 tuổi, tuổi trung bình là 28,2-7,1 tuổi 32 Ngộ độc Amphetamin và dẫn xuất gặp ở mọi lứa tuổi, nhóm hay gặp nhất là 20-30 chiếm 61,8%, trong nhóm này tỷ lệ nam nhiều hơn nữ, thấp nhất là nhóm < 20 tuổi 3.1.2 Giới tính của nhóm nghiên cứu: Bảng 3.2 Giới tính của nhóm nghiên cứu Giới Số bệnh nhân Tỷ lệ % Nam 28 82,4 % Nữ... cường giao cảm - 25% số bệnh nhân dùng Methamphetamin có đau ngực và hội chứng mạch vành 1.6.Cơ chế ngộ độc: 17 Methamphetamine-chất dẫn truyền thần kinh tương tác - Các chất dẫn truyền thần kinh norepinephrine, epinephrine, và serotonin được lưu trữ trong tế bào chất của tế bào thần kinh giao cảm trước synapse Các chất dẫn truyền thần kinh này được giải phóng vào các synapse (khớp thần kinh) với sự khử... loạn tâm thần và hành vi, vận động bất thường thường thấy ở người sử dụng mãn tính cũng như quá nhiều 1.8 Cận lâm sàng: - Tìm độc chất amphetamin, MDMA, methamphetamin trong nước tiểu bằng phương pháp sắc ký miễn dịch - Công thức máu - Khí máu - Hóa sinh: Ure, đường máu, Creatinin, điện giải đồ, men gan, CK - X quang tim phổi - Điện tâm đồ 22 1.9 Điều trị: 1.7.1 Nguyên tắc xử trí ngộ độc Đánh giá bệnh . đề tài Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và điều trị ngộ độc cấp Amphetamin và dẫn xuất này nhằm mục tiêu: 1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng ngộ độc cấp Amphetamin và dẫn xuất. khoa cấp cứu, năm 1995 có 421 ca cấp cứu đã tăng lên 4026 năm 2002. trong năm 2005 là 10752 ca. Số BN đến cấp cứu vì ngộ độc amphetamin chiếm 1 % tổng số bệnh nhân đến cấp cứu tại các phòng cấp cứu. 1.2.2 trên lâm sàng trong điều trị các rối loạn tăng động ở trẻ em, giảm chú ý (ADHD), điều trị béo phì ở người lớn, và điều trị các chứng rối loạn giấc ngủ. Sử dụng Methamphetamine và các loại Amphetamine

Ngày đăng: 06/09/2014, 18:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2: MDMA - nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và điều trị ngộ độc cấp amphetamin và dẫn xuất
Hình 2 MDMA (Trang 11)
Hình 3: Methamphetamine - nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và điều trị ngộ độc cấp amphetamin và dẫn xuất
Hình 3 Methamphetamine (Trang 14)
Bảng 3.1.Tuổi của nhóm nghiên cứu - nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và điều trị ngộ độc cấp amphetamin và dẫn xuất
Bảng 3.1. Tuổi của nhóm nghiên cứu (Trang 31)
Bảng  3.2. Giới tính của nhóm nghiên cứu - nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và điều trị ngộ độc cấp amphetamin và dẫn xuất
ng 3.2. Giới tính của nhóm nghiên cứu (Trang 32)
Bảng 3.3. Nghề nghiệp của bệnh nhân - nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và điều trị ngộ độc cấp amphetamin và dẫn xuất
Bảng 3.3. Nghề nghiệp của bệnh nhân (Trang 33)
Bảng 3.4. Địa điểm ngộ độc - nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và điều trị ngộ độc cấp amphetamin và dẫn xuất
Bảng 3.4. Địa điểm ngộ độc (Trang 34)
Bảng 3.5. Tiền sử dùng thuốc - nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và điều trị ngộ độc cấp amphetamin và dẫn xuất
Bảng 3.5. Tiền sử dùng thuốc (Trang 35)
Bảng 3.6. Đường dùng thuốc - nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và điều trị ngộ độc cấp amphetamin và dẫn xuất
Bảng 3.6. Đường dùng thuốc (Trang 36)
Bảng 3.12. Dấu hiệu sinh tồn lúc vào viện - nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và điều trị ngộ độc cấp amphetamin và dẫn xuất
Bảng 3.12. Dấu hiệu sinh tồn lúc vào viện (Trang 41)
Bảng 3.13. Triệu chứng thần kinh - nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và điều trị ngộ độc cấp amphetamin và dẫn xuất
Bảng 3.13. Triệu chứng thần kinh (Trang 41)
Bảng 3.15. Triệu chứng hô hấp - nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và điều trị ngộ độc cấp amphetamin và dẫn xuất
Bảng 3.15. Triệu chứng hô hấp (Trang 43)
Bảng 3.16. Triệu chứng tiêu hóa - nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và điều trị ngộ độc cấp amphetamin và dẫn xuất
Bảng 3.16. Triệu chứng tiêu hóa (Trang 43)
Bảng 3.18. Xét nghiệm huyết học và đông máu lúc vào viện - nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và điều trị ngộ độc cấp amphetamin và dẫn xuất
Bảng 3.18. Xét nghiệm huyết học và đông máu lúc vào viện (Trang 47)
Bảng 3.19. Xét nghiệm khí máu động mạch lúc vào viện - nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và điều trị ngộ độc cấp amphetamin và dẫn xuất
Bảng 3.19. Xét nghiệm khí máu động mạch lúc vào viện (Trang 48)
Bảng 3.21.Kết quả dùng thuốc - nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và điều trị ngộ độc cấp amphetamin và dẫn xuất
Bảng 3.21. Kết quả dùng thuốc (Trang 49)
Bảng 3.23. Kết quả điều trị - nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và điều trị ngộ độc cấp amphetamin và dẫn xuất
Bảng 3.23. Kết quả điều trị (Trang 50)
Bảng 3.22. Thời gian nằm viện - nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và điều trị ngộ độc cấp amphetamin và dẫn xuất
Bảng 3.22. Thời gian nằm viện (Trang 50)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w