Thời gian xuất hiện triệu chứng nôn, đau bụng sớm nhất là 1h,

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và điều trị ngộ độc cấp amphetamin và dẫn xuất (Trang 40 - 91)

nhất là 3h. Hôn mê thường xuất hiện sau 30 phút.

3.2.4. Liên quan giữa triệu chứng và đường dùng:

Bảng 3.11.Liên quan giữa triệu chứng và đường dùng Đường dùng Triệu chứng Uống Hút, hít Tăng PXGX 93,3% 100% Tăng TLC 93,1% 100% Kích động 56,7% 75% Ảo giác 26,7% 33,3 Co giật 26,7% 50% Rối loạn ý thức 33,3% 25% Nhận xét:

Bảng 3.12. Dấu hiệu sinh tồn lúc vào viện Lâm sàng Thấp nhất Cao nhất TB ± SD Nhiệt độ 35, 6 42,0 37,0 ± 0,9 Nhịp tim (lần/phút) 64 135 100,3 ± 15,7 Đồng tử (mm) 1,0 7,0 4,0 ± 1,6 HA tâm thu ( mmHg) 85 150 123,4 ± 15,5 HA tâm trương (mmHg) 40 100 79 ± 12,3 SpO2 (%) 78 99 96,7 ± 3,8 Nhận xét:

Đa số bệnh nhân vào viện tăng nhịp tim, thấp nhất là 64l/ph, cao nhất là 135l/ph, trung bình là 100,3-15,7, đồng tử giãn trung bình 4,0-1,6. HA tâm thu trung bình 123,4-15,5. HA tâm trương trung bình 79-12,3.

3.2.6.Triệu chứng thần kinh: Bảng 3.13. Triệu chứng thần kinh Triệu chứng Số bệnh nhân Tỷ lệ % Tăng PXGX 32 94,1 % Kích động 20 58,8 %

Ảo giác 9 26,5 %

Co giật 10 29,4 %

RLYT 11 32,4 %

Tăng trương lực cơ 31 91,2 %

Nhận xét:

Triệu chứng thường gặp nhất là tăng PXGX gặp 32 bệnh nhân chiếm

94,1%, tăng TLC gặp 31 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 91,2%.

Triệu chứng kích động gặp 20 bệnh nhân chiếm 58,8%, triệu chứng co giật gặp 10 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 29,4%.

Triệu chứng ảo giác gặp 9 bệnh nhân chiếm 26,5%, triệu chứng rối loạn ý thức gặp 11 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 32,4%.

3.2.7. Liên quan giữa triệu chứng thần kinh với đường dùng thuốc: Bảng 3.14. Liên quan giữa triệu chứng thần kinh với đường dùng thuốc Triệu chứng Hút, hít Uống Tăng PXGX 100% 93,3% Kích động 75% 56,7% TLC 100% 93,1% Ảo giác 33,3% 26,7% Co giật 50% 26,7% RLYT 25% 33,3% Nhận xét:

3.2.7. Triệu chứng hô hấp:

Bảng 3.15. Triệu chứng hô hấp

Triệu chứng Số bệnh nhân Tỷ lệ %

Suy hô hấp 5 14,7%

Không suy hô hấp 29 85,3%

Tổng số 34 100%

Biểu đồ: Đánh giá mức độ suy hô hấp Nhận xét:

- Trong nhóm nghiên cứu gặp 5 bệnh nhân suy hô hấp chiếm tỷ lệ 14,7%, không suy hô hấp gặp 29 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 83,3%.

3.2.8. Triệu chứng tiêu hóa

Bảng 3.16. Triệu chứng tiêu hóa

Triệu chứng Số BN Tỷ lệ %

Nôn 8 23,5% Đau bụng 4 11,8%

Nhận xét:

-Trong nhóm nghiên cứu triệu chứng nôn gặp nhiều nhất 8 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 23,5 %, triệu chứng đau bụng gặp 4 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 11,8%

3.2.9. Diễn biến mạch:

Biểu đồ Diễn biến mạch

Nhận xét:

Trong nhóm nghiên cứu đa số các bệnh nhân vào viện đều có tăng

nhịp tim, sau 6h nhịp tim vẫn tăng và nhịp tim giảm dần trong những ngày sau.

3.2.10. Diễn biến huyết áp tâm thu:

Nhịp tim

Biểu đồ Diễn biến huyết áp tâm thu

Nhận xét:

Trong nhóm nghiên cứu đa số bệnh nhân vào viện đều tăng HA tâm

thu và giảm dần huyết áp trong những ngày sau.

3.2.11. Diễn biến huyết áp tâm trương

mmHg

Thời điểm

mmHg

Biểu đồ Diễn biến huyết áp tâm trương

Nhận xét:

Trong nhóm nghiên cứu đa số bệnh nhân lúc vào viện huyết áp tâm

trương tăng và giảm dần trong những ngày sau.

3.2.12. Diễn biến nhiệt độ

Biểu đồ Diễn biến nhiệt độ Nhận xét:

Trong nhóm nghiên cứu đa số các bệnh nhân vào viện đều tăng nhiệt độ,

3.3. Cận lâm sàng:

3.3.1. Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu:

Bảng 3.17. Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu

Xét nghiệm n Thấp nhất Cao nhất TB ± SD

Ure (mmol/l) 31 2,2 33,3 5,7 ± 5,5

Creatinin (µmol/l) 31 56,0 776 117,6 ± 128,1

Đường máu (mmol/l) 31 3,0 17,8 6,3 ± 2,5

AST (mmol/l) 31 13 10200 370 ± 1824 ALT (mmol/l) 31 9 4710 181,4 ± 840,9 Kali (mmol/l) 31 2,9 4,4 3,5 ± 0,37 Natri (mmol/l) 31 133 146 138,8 ± 3,3 CK (mmol/l) 31 56 30093 1772,4 ± 5411 Nhận xét:

- Xét nghiệm CK thấp nhất là 56 cao nhất là 30093 trung bình là

1772,4-5411

- Chức năng thận: ure thấp nhất 2,2 cao nhất 33,3 trung bình 5,7 ± 5,5, creatinin thấp nhất 56 cao nhất 776 trung bình 117,6-128,1

- Chức năng gan: men AST thấp nhất 13 cao nhất 10200 trung bình 370-1824. Men ALT thấp nhất 9 cao nhất 4710 trung bình 181,4-840,9

- Điện giải: Natri máu thấp nhất 133 cao nhất 146 trung bình 138,8-3,3. Kali máu thấp nhất 2,9 cao nhất 4,4 trung bình 3,5-0,37

3.3.2.Kết quả xét nghiệm huyết học và đông máu

Bảng 3.18. Xét nghiệm huyết học và đông máu lúc vào viện

Hồng câu (T/L) 32 3,48 5,70 4,97 ± 0,48 Bạch cầu (G/L) 32 5,79 25,62 10,95 ± 3,82 Tiểu cầu (G/L) 32 86 376 249,9 ± 65,9 Prothrombin(%) 23 19,2 128 83,3 ± 27,6 Fibrinogen (g/l) 23 1.6 3.7 2.6 ± 0,6 APTT (b/c) 23 0,81 1,53 1,0 ± 0,17 Nhận xét:

Lúc vào viện số lượng bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu thường không thay đổi. Xét nghiệm đông máu cơ bản có rối loạn PT, APTT kéo dài, fibrinogen giảm

3.3.3.Kết quả xét nghiệm khí máu :

Bảng 3.19. Xét nghiệm khí máu động mạch lúc vào viện

Xét nghiệm n Thấp nhất Cao nhất TB ± SD PH 23 7,31 7,74 7,42 ± 0,09 PaCO2(mmHg) 23 12 50 37,8 ± 9,0 PaO2(mmHg) 23 48 187 100,3 ± 26,8 HCO3(mmol/l) 23 15 30,4 23,8 ± 4,2 BE(mmol/l) 23 0,2 11 2,9 ± 2,4 Nhận xét:

Khí máu động mạch của bệnh nhân khi vào viện không thay đổi nhiều, PH thấp nhất 7,31 cao nhất 7,74 trung bình 7,42 ± 0,09.

3.3.4. Kết quả điện tâm đồ:

Bảng 3.20. Điện tâm đồ lúc vào viện

Triệu chứng Số BN Tỷ lệ %

Nhịp nhanh 30 88,2%

Tổng số 34 100%

Nhận xét:

Trong nhóm nghiên cứu làm điện tâm đồ lúc vào viện có 30 bệnh nhân

xuất hiện cơn nhịp nhanh xoang chiếm 88,2%, có 4 bệnh nhân điện tâm đồ bình thường chiếm tỷ lệ 11,8%. 3.4. Điều trị: 3.4.1.Kết quả dùng thuốc: Bảng 3.21.Kết quả dùng thuốc Điều trị Số BN Tỷ lệ % Truyền dịch 32 94,1 An thần 15 44,1 Hạ nhiệt 3 8,8 Lợi tiểu 9 26,5

Nội khí quản, thở máy 2 5,9

Vận mạch 2 5,9

Lọc máu 1 2,9

Nhận xét:

- Trong nghiên cứu của chúng tôi có 32 bệnh nhân phải truyền dịch

chiếm 94,1%.

- Có 15 bệnh nhân phải dùng thuốc an thần chiếm 44,1 % - Có 3 bệnh nhân phải dùng thuốc hạ nhiệt chiếm 8,8% - Có 9 bệnh nhân dùng thuốc lợi tiểu chiếm 26,5%

- Có 2 bệnh nhân được đặt nội khí quản, thở máy và dùng thuốc vận mạch chiếm 5,9 % và 1 bệnh nhân được lọc máu chiếm tỷ lệ 2,9%.

3.4.2. Thời gian nằm viện

Bảng 3.22. Thời gian nằm viện

Thời gian nằm viện Số BN Tỷ lệ %

< 3 ngày 27 79.4%

>3 ngày 7 20.6%

Tổng số 34 100%

Nhận xét:

Trong nhóm nghiên cứu có 27 bệnh nhân nằm viện dưới 3 ngày

chiếm tỷ lệ 79,4%, có 7 bệnh nhân nằm viện trên 3 ngày chiếm tỷ lệ 20,6%. Bệnh nhân ngộ độc Amphetamin và dẫn xuất thời gian nằm viện ngắn.

3.4.2. Kết quả điều trị: Bảng 3.23. Kết quả điều trị Kết quả Số BN Tỷ lệ % Sống 24 70,6 % Tử vong 2 5,9 % Còn di chứng 8 23,5%

Nhận xét:

Trong nhóm nghiên cứu có 24 bệnh nhân sống ra viện về nhà chiếm tỷ lệ 70,6%, có 8 bệnh nhân sống còn di chứng rối loạn tâm thần chuyển khám tâm thần chiếm tỷ lệ 23,5%. Có 2 bệnh nhân tử vong tại viện và xin về để chết chiếm 5,9%.

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

- Số bệnh nhân trong độ tuổi từ 18 – 30 chiếm tỷ lệ cao 58,5% (bảng 3.1). Đây là vấn đề dịch tễ cần quan tâm vì nằm trong độ tuổi lao động sản xuất và tiếp xúc nhiều với môi trường xã hội bên ngoài. Nên một mặt vừa ảnh hưởng đến kinh tế bản thân và gia đình, mặt khác đây cũng là nhóm đối tượng khó thành công trong điều trị, rất dễ tái nghiện.

- Hầu hết các bệnh nhân là nam (98,5%) (biểu đồ 3.1), đa số lần đầu sử dụng và nghiện Heroin từ lứa tuổi thanh thiếu niên.

So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn, Trần Viết Nghị, Thân Văn Tuệ trên 384 bệnh nhân, nam chiếm 96,78% [21],

Ngô Thanh Hồi, Ngô Thuý Ái, Nguyễn Thị Thái trên 152 bệnh nhân, nam chiếm 98,68% [8].

- Số bệnh nhân có trình độ cấp III trở lên chiếm 48,1% (bảng 3.2), điều này chứng tỏ nguyên nhân nghiện ma túy hết sức phức tạp, không chỉ do trình độ học vấn thấp.

So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn, Trần Viết Nghị, Thân Văn Tuệ trên 384 bệnh nhân, tỉ lệ này là 70,59% [21].

- Trước nghiện 87,4% người có nghề nghiệp, sau nghiện 79,3% có nghề nghiệp (bảng 3.3). Chứng tỏ khi nghiện ma túy sẽ dẫn đến mất việc làm và cũng không hẳn vì không có việc làm dẫn đến nghiện ma túy.

So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn, Trần Viết Nghị, Thân Văn Tuệ, trên 384 bệnh nhân trước nghiện 55,13% có nghề nghiệp, sau nghiện 33,33% có nghề nghiệp [21],

Ngô Thanh Hồi, Ngô Thuý Ái, Nguyễn Thị Thái trên 152 bệnh nhân, tỷ lệ không có nghề nghiệp lúc vào điều trị là 61,84% [8],

Trần Viết Nghị, Trần Văn Cường, Nguyễn Mạnh Hùng và cs (2006) trên 34 bệnh nhân, tỷ lệ không có nghề nghiệp lúc vào điều trị là 47,06% [12].

- 45,9% bệnh nhân chưa lập gia đình (bảng 3.4), điều này cũng phù hợp với lứa tuổi mắc nghiện còn trẻ và đây cũng là yếu tố thuận lợi cho việc mắc nghiện cũng như khó khăn cho điều trị.

So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn, Trần Viết Nghị, Thân Văn Tuệ, trên 384 bệnh nhân, tỷ lệ này là 59,38% [21].

Ngô Thanh Hồi, Ngô Thúy Ái, Nguyễn Thị Thái, trên 152 bệnh nhân, tỷ lệ này là 48,68% [8].

Trần Viết Nghị, Trần Văn Cường, Nguyễn Mạnh Hùng và cs (2006) trên 34 bệnh nhân, tỷ lệ này là 44,12% [12].

- 95,5% có bố còn sống trong đó 71,8% là cán bộ công nhân viên chức, 96,3% có mẹ còn sống trong đó 72,6% là cán bộ công nhân viên chức (bảng 3.5). Đây cũng là một yếu tố bảo vệ tốt. Tuy nhiên họ cũng không ngăn cản được con mình nghiện Heroin.

So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn, Trần Viết Nghị, Thân Văn Tuệ trên 384 bệnh nhân, tỉ lệ này là 84,11% có bố và 86,25% có mẹ đều là cán bộ công nhân viên chức [21].

- Những điểm nêu trên cho thấy yếu tố gia đình xã hội có ảnh hưởng lớn đến người nghiện và kết quả điều trị. Đối với mỗi người nghiện ngoài việc điều trị theo phác đồ chung còn phải vận dụng một cách linh hoạt cho từng đối tượng riêng.

4.2 Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu

- 61,5% người sử dụng Heroin lần đầu dưới 25 tuổi, 61,4% người nghiện Heroin dưới 25 tuổi (biểu đồ 3.2). Điều này chứng tỏ sử dụng và

nghiện Heroin chủ yếu ở lứa tuổi thanh thiếu niên, vì vậy chúng ta cần quan tâm chăm sóc, giáo dục nhiều hơn nữa cho những người ở độ tuổi này, đây là đối tượng có nguy cơ cao nghiện Heroin.

So sánh với kết quả của Nguyễn Minh Tuấn, Trần Viết Nghị, Thân Văn Tuệ trên 384 bệnh nhân có 81,16% người sử dụng CDTP lần đầu dưới 25 tuổi, 72,14% người nghiện CDTP dưới 25 tuổi [21].

- CDTP được sử dụng ở đây là Heroin: 100% các bệnh nhân khi vào điều trị là nghiện Heroin, trong số này chỉ có 4,7% bệnh nhân trước đó có sử dụng loại ma túy khác không phải Heroin (biểu đồ 3.3). Heroin là chất gây nghiện mạnh nhất trong số các CDTP, sử dụng đơn giản, thời gian bán thải ngắn nên phải sử dụng nhiều lần và tăng liều mới đem lại tác dụng sảng khoái cho người nghiện.

Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn, Trần Viết Nghị, Thân Văn Tuệ trên 384 bệnh nhân: 100% bệnh nhân khi vào điều trị nghiện Heroin [21]

So sánh với kết quả của Nguyễn Viết Thiêm, Nguyễn Minh Tuấn, Trần Viết Nghị, Nguyễn Kim Việt, trên 68 bệnh nhân thì tỷ lệ nghiện Heroin khi vào điều trị là 96,07% [17].

- Do Heroin có tính dung nạp cao, thời gian bán thải ngắn nên người nghiện Heroin thường phải dùng nhiều lần, tăng dần liều, và chuyển từ dạng hút sang chích. Theo nghiên cứu của chúng tôi có 51,1% bệnh nhân nghiện vào điều trị có tiêm chích Heroin (biểu đồ 3.4).

So sánh với kết quả của Nguyễn Minh Tuấn, Trần Viết Nghị, Thân Văn Tuệ, trên 384 bệnh nhân tỷ lệ tiêm chích Heroin khi vào điều trị là 51,04% [21].

So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Viết Thiêm, Nguyễn Minh Tuấn, Trần Viết Nghị, Nguyễn Kim Việt, trên 68 bệnh nhân có 35,48% khi vào điều trị là tiêm chích Heroin [17].

So sánh với kết quả nghiên cứu của Trần Viết Nghị, Trần Văn Cường, Nguyễn Mạnh Hùng và cs (2006) trên 34 bệnh nhân, tỉ lệ tiêm chích khi vào điều trị là 35,3 [12].

So sánh với kết quả nghiên cứu của Ngô Thanh Hồi, Ngô Thuý Ái, Nguyễn Thị Thái, trên 152 bệnh nhân, tỉ lệ tiêm chích khi vào điều trị là 72,36% [8].

- Tỉ lệ viêm gan C là 43%, viêm gan B là 15,6%, viêm gan B và C là 6,7% (bảng 3.7). Điều này cho chúng ta thấy bên cạnh việc dự phòng lây nhiễm HIV còn phải dự phòng cả viêm gan B,C vì có đến 51,9% người nghiện Heroin có viêm gan. Đây là một vấn đề dịch tễ rất quan trọng mà vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn, Trần Viết Nghị, Thân Văn Tuệ, trên 384 bệnh nhân, tỷ lệ viêm gan C là 38,8%, viêm gan B là 12,76%, viêm gan B và C là 4,43% [21] ; Ngô Thanh Hồi, Ngô Thuý Ái, Nguyễn Thị Thái, trên 152 bệnh nhân, tỉ lệ viêm gan là 56,57% [8] ; Nguyễn Viết Thiêm, Nguyễn Minh Tuấn, Trần Viết Nghị, Nguyễn Kim Việt, trên 68 bệnh nhân tỉ lệ viêm gan C là 29,41%, viêm gan B là 11,76% [17]

- Có 68,9% bệnh nhân đã cai nghiện từ 2 lần trở lên trước khi vào điều trị (bảng 3.6). Điều này cho thấy các biện pháp cai nghiện trước đây ít hiệu quả vì nghiện ma túy là một bệnh mạn tính, việc điều trị khỏi hẳn là một vấn đề hết sức khó khăn và cần phải có một chiến lược điều trị hợp lý và lâu dài cho từng người bệnh.

So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn, Trần Viết Nghị, Thân Văn Tuệ, trên 384 bệnh nhân, có 91,93% bệnh nhân đã cai nghiện từ 2 lần trở lên [21].

Kết quả nghiên cứu của Trần Viết Nghị, Trần Văn Cường, Nguyễn Mạnh Hùng và cs (2006) trên 34 bệnh nhân, có 59,02% bệnh nhân đã cai nghiện từ 2 lần trở lên [12].

4.3 Kết quả nghiên cứu

4.3.1 Bỏ điều trị trong 1 tháng đầu, trước 3, 6, 9, 12 tháng:

- Liệu pháp điều trị bằng Naltrexone là liệu pháp đối kháng. Nó phong tỏa các receptor của opiats tại vỏ não. Vì vậy mà nó làm mất tác dụng của Heroin và các opiats khác. Người nghiện được điều trị bằng Naltrexone sẽ mất cảm giác thèm nhớ Heroin và làm mất tác dụng gây khoái cảm của Heroin. Khi đang điều trị bằng Naltrexone thì việc dùng Heroin sẽ rất nguy hiểm. Do đó có nhiều người nghiện không thích dùng liệu pháp điều trị này (95% bỏ điều trị trước 6 tháng) và tái nghiện Heroin sau đó [35]. Điều này lý giải tại sao liệu pháp Naltrexone ít được áp dụng trên thế giới.

- Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bỏ điều trị trong tháng đầu 11,9%, trước 3 tháng 26%, trước 6 tháng 49,7%, trước 9 tháng 65,3%, trước 12 tháng 67,5% (biểu đồ 3.5).

- So sánh với kết quả của các tác giả khác là : Kleber (1981) [36], 62% bỏ điều trị trước 1 tháng (có kết hợp liệu pháp gia đình), 92% bỏ trước 1 tháng (không kết hợp liệu pháp gia đình) ; Anton (1981) [36] nghiên cứu trên 65 bệnh nhân, 48% bỏ điều trị trước 6 tháng (có kết hợp liệu pháp gia đình và liệu pháp hành vi) ; Washton et al (1984) nghiên cứu trên 129 bệnh nhân có kết hợp liệu pháp tâm lý, tỉ lệ bỏ trước 6 tháng là 38% [21].

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và điều trị ngộ độc cấp amphetamin và dẫn xuất (Trang 40 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w