2.5.1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu:
- Họ tên, tuổi, giới
- Nghề nghiệp: lao động tự do, học sinh sinh viên, công chức, công nhân - Địa chỉ
- Hoàn cảnh xẩy ra ngộ độc
- Tiền sử dùng thuốc: dùng lần đầu, thường xuyên dùng
- Loại thuốc sử dụng: Amphetamin, Methamphetamin, MDMA - Đường dùng thuốc: uống, hút, hít, tiêm TM
- Dạng thuốc dùng: viên, bột -Thời gian dùng thuốc
- Số lượng thuốc đã dùng
- Triệu chứng xuất hiện đầu tiên sau dùng thuốc
- Thời gian từ khi uống đên khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên - Điều trị của tuyến trước: truyền dịch, an thần, hạ nhiệt - Thời gian từ khi sử dụng thuốc đến khi nhập viện
2.5.1.2. Triệu chứng lâm sàng:
**Triệu chứng lâm sàng theo hệ cơ quan:
+ Toàn thân: Chiều cao, cân nặng, nhiệt độ, da, đồng tử + Tim mạch: Đánh giá các chỉ số *Mạch * Huyết áp * Điện tâm đồ +Thần kinh: * Glasgow * Kích động
* Ảo giác hoang tưởng * Trương lực cơ
* Co giật * PXGX
* Các dấu hiệu thần kinh khu trú + Tiêu hóa:
* Nôn * Đau bụng
+ Hô hấp: Đánh giá suy hô hấp *Tần số thở
* SpO2 * Ran phổi
+ Tiết niệu:
* Số lượng nước tiểu * CK
**Các hội chứng bệnh lý thường gặp trong ngộ độc:
+ Hội chứng kích thích giao cảm:
* Ảo giác hoang tưởng * Mạch nhanh
* Tăng huyết áp * Tăng thân nhiệt * Vã mồ hôi * Giãn đồng tử * Dễ kích thích
+ Hội chứng serotonin:
* Thay đổi tình trạng tinh thần, lo lắng, kích thích, có động tác vận
động bất thường, sảng, lẫn lộn.
* Đỏ da, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, giãn đồng tử.
* Rung giật nhãn cầu, tăng trương lực cơ (chi dưới > chi trên), tăng phản xạ gân xương, rung giật cơ, máy cơ.
+ Hội chứng bệnh lý thần kinh trung ương: -Có rối loạn ý thức hoặc co giật
-Điểm Glasgow giảm + Hội chứng suy thận cấp:
Chúng tôi dựa vào tiêu chuẩn của tác giả Vũ Văn Đính chẩn đoán
suy thận cấp khi creatinin máu > 130mmol/l [2], [6]. + Hội chứng tiêu cơ vân cấp:
Chúng tôi dựa vào tiêu chuẩn của Gabow (1982): giá trị men CK
tăng gấp 5 lần bình thường (xét nghiệm CK > 1000UI/l), tiêu chuẩn này được áp dụng rộng và đáp ứng nhu cầu chẩn đoán nhanh tiêu cơ vân [2], [34].
+ Hội chứng rối loạn tiêu hóa:
-Buồn nôn, nôn, đau bụng, chướng bụng + Rối loạn đông máu:
Theo tác giả Nguyễn Anh Trí rối loạn đông máu được xác định khi
tiểu cầu <150.000, PT kéo dài (bình thường 80-100%), APTT kéo dài hơn chứng 20 giây, fibrinogen giảm (bình thường 2-4g) [21].
2.5.1.3. Cận lâm sàng:
* Xét nghiệm độc chất tìm: Amphetamin, MAMD, Methamphetamin có trong nước tiểu bằng các phương pháp: que thử, sắc ký lớp mỏng. Tại TTCĐ xét nghiệm bằng phương pháp que thử, các bước tiến hành như sau:
-Lấy kít thử ra khỏi túi kín đựng sản phẩm (để kít thử , mẫu nước tiểu ở nhiệt độ phòng 15-30 độ C )
-Cắm kít thử sao cho mũi tên trên kít thử hướng chỉ xuống: nhúng kít thử theo phương thẳng đứng cho đầu kít thử ngập vào mẫu nước tieeurdduwngj trong cốc nghiệm và ngâm ít nhất 10-15 giây rồi đặt kít thử trên mặt phẳng nằm ngang không hút nước và bắt đầu tính thời gian.
-Chờ cho đến khi vạch đỏ xuất hiện trên kít thử, đọc kết quả trong vòng 5 phút(không sử dụng kết quả sau 10 phút)
-Kết quả: đọc kết quả đối với mỗi chất gây nghiện tại ô kết quả tương ứng với chất gây nghiện đó trên kít thử:
+Dương tính: nếu trong ô kết quả chỉ xuất hiện một vạch chứng (C), không thấy xuất hiện vạch kết quả (T) dù đậm hay mờ.
+Âm tính: nếu trong ô kết quả xuất hiện hai vạch đỏ rõ rệt, một ô ở vạch chứng (C ), còn vạch kia ở vùng kết quả (T)
* Huyết học: xét nghiệm CTM, prothrombin, fibrinogen, APTT làm lúc vào và đánh giá, tùy trường hợp xem xét chỉ định làm lại nhiều lần trong quá trình điều trị để theo dõi tiến triển bệnh
* Sinh hóa: đường, ure, creatinine, điện giải đồ, SGOT, SGPT, bilirubin, CK, Albumin, Protein, CRP.
* Khí máu động mạch: làm khi vào viện, tùy trường hợp xem xét chỉ định làm lại nhiều lần trong quá trình điều trị để theo dõi tiến triển bệnh
* Tổng phân tích nước tiểu * Xquang tim phổi
* Điện tâm đồ: làm khi vào viện, sau 6h và những ngày sau
* Đông máu toàn bộ: làm lúc vào và đánh giá, tùy trường hợp xem xét chỉ định trong quá trình điều trị.