Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 48 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
48
Dung lượng
1,47 MB
Nội dung
B GIO DC V O TO B Y T TRNG I HC Y H NI T QUC BN HIệU QUả ĐIềU TRị VÔ SINH BằNG PHƯƠNG PHáP CHUYểN PHÔI NGàY 5 CủA THụ TINH TRONG ống nghiệm tại bệnh viện phụ sản trung ơng Chuyờn ngnh : Sn ph khoa Mó s : CNG LUN VN THC S Y HC Ngi hng dn khoa hc: TS. Lờ Hong H NI 2013 1 B GIO DC V O TO B Y T TRNG I HC Y H NI T QUC BN HIệU QUả ĐIềU TRị VÔ SINH BằNG PHƯƠNG PHáP CHUYểN PHÔI NGàY 5 CủA THụ TINH TRONG ống nghiệm tại bệnh viện phụ sản trung ơng CNG LUN VN THC S Y HC H NI - 2013 2 ĐẶT VẤN ĐỀ Điều trị vô sinh bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm (TTTON) đã được sử dụng rộng rãi trong suốt 20 năm qua ở nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, ba em bé thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) đầu tiên của Việt Nam đã ra đời khỏe mạnh vào ngày 30/04/1998 với niềm vui khôn xiết của các cặp vợ chồng lần đầu tiên được làm bố mẹ sau bao năm chờ đợi. Vào thời điểm đó, nhiều người ở Việt Nam, ngay cả trong giới y khoa cho rằng Việt Nam chưa thể và không nên thực hiện kỹ thuật này. Đi sau thế giới 20 năm và sau các nước trong khu vực 10-15 năm, nhưng hiện nay, Việt Nam đã và đang được công nhận là một trong những nước dẫn đầu khu vực về kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và đạt đến trình độ thế giới ở nhiều kỹ thuật điều trị. Với phác đồ kích thích buồng trứng ngày càng hiệu quả hơn, tỷ lệ thụ tinh ngày càng cao và kỹ thuật nuôi phôi ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên tỷ lệ làm tổ của phôi vẫn còn tương đối thấp. Nhằm tăng tỷ lệ thành công trong TTTON, các labo IVF thường tăng số lượng phôi chuyển, dẫn đến hệ quả tất yếu là làm tăng nguy cơ đa thai. Do đó để tăng tỷ lệ thụ thai nhưng đồng thời giảm nguy cơ đa thai cần có một tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn để lựa chọn phôi tốt nhất trước khi chuyển. Phác đồ điều trị ngày càng hiệu quả hơn với số lượng nang noãn vừa phải và chất lượng nang tối ưu. Tỉ lệ thụ tinh cao, chất lượng phôi tốt đạt được nhiều và đặc biệt là hệ thống nuôi cấy phôi ngày càng hoàn thiện đã cho phép một số trung tâm nuôi cấy phôi tiếp đến ngày 5, thậm chí ngày 6 . Phôi ở giai đoạn này được gọi là phôi nang. Tỉ lệ phôi phát triển tiếp đến giai đoạn phôi nang đạt gần 66% với tỉ lệ làm tổ trên 50% , . Ứng dụng hệ thống nuôi cấy phôi nang, bệnh nhân đạt được những kết quả như: - Phôi được lựa chọn có khả năng làm tổ cao. - Chuyển ít phôi nên hạn chế khả năng đa thai. - Tỉ lệ trẻ sinh sống từ chuyển phôi nang cao hơn 1,35 lần so với chuyển phôi ở giai đoạn phôi sớm. Nhưng bên cạnh đó, bệnh nhân phải chấp nhận số phôi dư trữ đông ít vì một tỉ lệ khá cao số phôi không thể tiếp tục phát triển đến giai đoạn phôi nang. Nhiều nghiên cứu trên thế giới ghi nhận, chuyển phôi ngày 5 sinh lý hơn và lựa chọn được những phôi có chất lượng tốt, khả năng sống cao, giúp làm tăng tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ có thai, tỷ lệ trẻ sinh sống , , . Chuyển phôi giai đoạn này không những làm tăng tỷ lệ có thai mà còn giảm tỷ lệ đa thai, do đó tránh ảnh hưởng sức khỏe và tâm lý cho bệnh nhân khi mang thai , . Tuy nhiên một số nhà 3 khoa học khác lại cho rằng chuyển phôi ngày 3 và ngày 5 tỷ lệ có thai, tỷ lệ làm tổ khác nhau không có ý nghĩa thông kê, nhưng tỷ lệ phôi đông lạnh ở nhóm bệnh nhân nuôi phôi ngày 5 ít hơn có ý nghĩa thống kê . Tại trung tâm HTSS Bệnh viện Phụ sản trung ương, 11 trường hợp chuyển phôi ngày 5 đầu tiên được tiến hành vào tháng 10/2005 có 5 trường hợp có thai. Tuy nhiên nuôi cấy phôi tới ngày 5 đòi hỏi mất công sức, thêm tủ cấy, môi trường. Hiệu quả nuôi cấy phôi ngày 5 đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Hiệu quả điều trị vô sinh bằng phương pháp chuyển phôi ngày 5 của thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Mục tiêu: 1. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng tới chuyển phôi ngày 5 của thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. 2. Đánh giá hiệu quả điều trị vô sinh bằng phương pháp chuyển phôi ngày 5 của thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương 4 CHƯƠNG I TỔNG QUAN 1.1. Khái niệm vô sinh Theo Tổ chức Y tế Thế giới, vô sinh là tình trạng không có thai sau một năm chung sống vợ chồng mà không dùng một biện pháp tránh thai nào, đồng thời tần suất giao hợp ít nhất 2 lần mỗi tuần. Đối với những phụ nữ trên 35 tuổi thì chỉ tính thời gian là 6 tháng , , . Đối với trường hợp trong đó nguyên nhân vô sinh đã tương đối rõ ràng thì việc tính thời gian không còn được đặt ra. Vô sinh nguyên phát là chưa có thai lần nào, còn vô sinh thứ phát là trong tiền sử đã từng có thai ít nhất 1 lần. Vô sinh nữ là vô sinh nguyên nhân hoàn toàn do người vợ, vô sinh nam là vô sinh có nguyên nhân hoàn toàn do người chồng. Vô sinh không rõ nguyên nhân là trường hợp khám và làm các xét nghiệm thăm dò kinh điển mà không phát hiện được nguyên nhân nào khả dĩ giải thích được , , . 1.2. Tình hình và nguyên nhân vô sinh. 1.2.1. Trên thế giới. Tuỳ từng nước, tỷ lệ vô sinh thay đổi từ 10 - 18%, đột xuất có nơi lên tới 40%. Về nguyên nhân vô sinh theo tổ chức y tế Thế giới, năm 1985 có khoảng 20% không rõ nguyên nhân, 80% có nguyên nhân trong đó vô sinh nữ 40%, vô sinh nam 40% và do cả 2 là 20% , , . Nguyên nhân chính gây nên tình trạng vô sinh nữ là do rối loạn rụng trứng (30%), rối loạn chức năng của vòi tử cung(30%). Rối loạn chức năng vòi tử cung xảy ra do dính vòi tử cung sau viêm nhiễm. Nhiễm trùng lậu cầu và Chlamydia Trachomatis là nguyên nhân chính gây nên những rối loạn này. Các nguyên nhân khác gây nên vô sinh là do bệnh lạc NMTC, bất thường về giải phẫu, các kháng thể kháng tinh trùng và một số yếu tố khác chưa được biết tới . Nguyên nhân chính dẫn đến vô sinh nam là do suy giảm sinh tinh, có thể do di truyền, hoặc do di chứng của bệnh quai bị và các vết sẹo ở thừng tinh xuất 5 hiện sau các nhiễm trùng lây qua đường sinh dục . Theo tác giả Aribarg A (1995) vô sinh nam có tinh dịch đồ bất thường khoảng 35,2% . 1.2.2. ở Việt Nam Theo điều tra dân số quốc gia năm 1982, vô sinh chiếm 13% , theo Nguyễn Viết Tiến và cs 2011 tỉ lệ này là 7,7%. Tại Việt Nam, Trần Thị Trung Chiến, Trần Văn Hanh, Lê Văn Vệ và cs đã công bố nguyên nhân vô sinh do nam giới chiếm 40,8%. Theo nghiên cứu của Nguyễn Khắc Liêu và cs tại VBMVTSS trong các năm 1993 - 1997 trên 1000 trường hợp vô sinh có đầy đủ các xét nghiệm thăm dò về độ thông đường sinh dục nữ, về phóng noãn, về tinh trùng, thống kê tỷ lệ vô sinh nữ chiếm 54,4%, vô sinh nam chiếm 35,6% và không rõ nguyên nhân 10% , trong đó vô sinh nữ theo tác giả, nguyên nhân do tắc vòi tử cung 46,7%. Nghiên cứu của Phạm Như Thảo (2003) tại BVPSTW cho thấy nguyên nhân vô sinh nữ do tắc vòi tử cung là 58,6% . Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vô sinh nam là do rối loạn sinh tinh . Ngoài ra vô sinh nam còn do một số nguyên nhân khác như: rối loạn về tình dục và xuất tinh, rối loạn nội tiết, tắc ống dẫn tinh. Theo Trần Đức Phấn (2001) trong số các cặp vợ chồng vô sinh có 44% có TDĐ bất thường . Theo Phạm Như Thảo (2003) trong các cặp vợ chồng vô sinh có 58,4% có TDĐ bất thường . 1.3. Các phương pháp điều trị vô sinh. Năm 1776, John Hunter thực hiện thành công trường hợp thụ tinh nhân tạo đầu tiên. Tuy nhiên đến cuối thế kỷ 20, các phương pháp đánh giá chức năng và cấu trúc vòi trứng mới trở nên hoàn thiện với sự phát triển của kỹ thuật nội soi. Cũng vào cuối thế kỷ 20, các tiến bộ trong lĩnh vực nội tiết sinh sản và nam khoa đã hỗ trợ tích cực cho việc chẩn đoán và điều trị vô sinh. Sự ra đời của em bé TTON đầu tiên (Luis Brown) năm 1978 đã mở ra một trang mới cho sự phát triển các kỹ thuật HTSS. 1.3.1. Thụ tinh nhân tạo (Artificialo Insemination) Thụ tinh nhân tạo (TTNT) hay bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI): là một kỹ thuật đơn giản, được sử dụng rộng rãi, tỷ lệ thai dồn khá khả quan. TTNT kết hợp với thuốc kích thích buồng trứng làm tăng đáng kể tỷ lệ có thai so với giao hợp tự nhiên. 6 • Ưu điểm: IUI là một kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện, có thể thực hiện nhiều lần (trung bình 3 lần). TTNT phối hợp dùng thuốc kích thích buồng trứng làm tăng đáng kể tỷ lệ có thai so với giao hợp tự nhiên. • Nhược điểm: Tỷ lệ thành công thay đổi rất nhiều, tuỳ thuộc vào chỉ định và kỹ thuật thực hiện của từng trung tâm. Thường phải thực hiện nhiều chu kỳ điều trị, phối hợp với kích thích buồng trứng. Nguy cơ quá kích buồng trứng và đa thai. 1.3.2. Thụ tinh trong ống nghiệm (In vitro Fertilization – IVF). 1.3.2.1. Định nghĩa Kỹ thuật TTTON (IVF) có nghĩa là lấy noãn của người phụ nữ bằng chọc hút cho kết hợp với tinh trùng đã được chuẩn bị trong ống nghiệm, sau đó phôi hình thành sẽ được chuyển trở lại vào buồng tử cung. Quá trình phát triển của phôi thai sẽ diễn ra bình thường trong tử cung của người mẹ. TTTON chiếm 50% các chu kỳ điều trị với kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện nay trên thế giới , . 1.3.2.2. Chỉ định. Theo James Mck và cộng sự (1997) . Các chỉ định của TTTON gồm: a. Vô sinh do vòi tử cung Tình trạng tắc vòi tử cung đã được phát hiện nhờ chụp TC-VT, nghiệm pháp bơm xanh methylen khi nội soi ổ bụng và soi vòi tử cung. Theo Seard và Jones (1992) đây là chỉ định phổ biến nhất. Trong thời gian từ năm 1987 đến 1990 tại Viện sức khoẻ sinh sản Jones, chỉ định TTTON do tắc vòi tử cung chiếm 57% . Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương (2004), chỉ định TTTON do tắc vòi tử cung là 81,9% . 7 b. Vô sinh do chồng Vô sinh nam cũng là nguyên nhân hay gặp trong chỉ định TTTON . Năm 2003 có 8,5% chỉ định TTTON là do tinh trùng yếu, tinh trùng ít tại Bệnh viện PSTW, đứng thứ 2 sau chỉ định do tắc vòi tử cung . Trong kỹ thuật TTTON không đòi hỏi lượng tinh trùng nhiều như thụ tinh tự nhiên hay thụ tinh nhân tạo nhưng thường cần ít nhất 0,5 triệu tinh trùng sống di động tốt sau lọc rửa. Gần đây các tiến bộ mới trong kỹ thuật HTSS đã tạo điều kiện cho những nam giới rất ít tinh trùng có cơ may làm cha: chỉ cần 01 tinh trùng để thụ tinh cho 01 noãn. Năm 1992, Parlemon đã thực hiện thành công phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (Intracytoplasmie Sperm Injection - ICSI). Từ đó đến nay kỹ thuật ICSI không ngừng được cải thiện và áp dụng rộng rãi. Tại Hoa Kỳ, ISCI đã chiếm 30% số các chu kỳ HTSS trong năm 1996. Kỹ thuật ICSI được tiến hành như một trường hợp TTTON thông thường nhưng ở giai đoạn thụ tinh, chỉ 01 tinh trùng được tiêm trực tiếp vào bào tương noãn dưới sự hỗ trợ của hệ thống vi thao tác. c. Lạc nội mạc tử cung: Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là sự phát triển của niêm mạc tử cung lạc chỗ, bên ngoài lòng tử cung. Nguyên nhân LNMTC đến nay vẫn chưa được xác định rõ , . Trong số phụ nữ bị vô sinh có tới 30%-50% bị LNMTC . Cơ chế là do các khối lạc nội mạc đã: - Gây dính trong tiểu khung do đó: ngăn cản loa vòi tử cung lượm noãn, cản trở nhu động vòi tử cung, làm chít hẹp tử cung. - Gây rối loạn phóng noãn do khối LNMTC ở buồng trứng đã huỷ tổ chức lành buồng trứng, ảnh hưởng đến sự chế tiết hormon buồng trứng. - Cơ chế miễn dịch: do dịch trong ổ bụng ở người có LNMTC thường tăng lên vào thời kỳ nang noãn và thời kỳ chế tiết, do đó các đại thực bào sẽ tăng lên và tác dụng tiêu bào ảnh hưởng tới tinh trùng và sự phát triển của phôi dẫn tới vô sinh . 8 - Phần lớn các cơ chế gây vô sinh của LNMTC có thể khắc phục bằng phương pháp TTTON . LNMTC chiếm khoảng 2,6% các chỉ định TTTON tại BVPSTW năm 2003 d. Rối loạn chức năng buồng trứng Những bệnh nhân thất bại khi điều trị bằng Clomiphen citrat hoặc Gonadotropin có thể TTTON có kết quả. Lý do phổ biến trong rối loạn này thường gặp ở các bệnh nhân buồng trứng đa nang. TTTON ở những bệnh nhân buồng trứng đa nang có những ưu điểm sau: - Kiểm soát được quá trình kích thích buồng trứng khi phối hợp với GnRH. - Hút tất cả các nang noãn phát triển. - Quá trình bảo quản lạnh các phôi thừa và có thể chuyển phôi trong những lần sau. - Giảm nguy cơ hội chứng quá kích buồng trứng. Trong các nguyên nhân vô sinh chỉ định TTTON tại BVPSTW năm 2003 có 4,6% là buồng trứng đa nang e. Vô sinh không rõ nguyên nhân. Trong thực tế một lượng lớn bệnh nhân được điều trị vô sinh không rõ nguyên nhân nhưng trong lần thăm khám sau và quá trình điều trị có thể tìm thấy nguyên nhân vô sinh. TTTON có thể được cân nhắc chỉ định trong các trường hợp vô sinh không rõ nguyên nhân . Chỉ định cho vô sinh không rõ nguyên nhân trong TTTON tại BVPSTW năm 2003 là 5,8% đứng thứ 3 trong các chỉ định TTTON . f. Vô sinh do miễn dịch. Các yếu tố miễn dịch gần như ảnh hưởng đến mọi bước trong quá trình sinh sản do quá trình phá huỷ các giao tử bởi kháng thể kháng tinh trùng hay ngăn cản sự phân chia và phát triển sớm của phôi. Có thể chỉ định bơm tinh trùng lọc rửa vào buồng tử cung hoặc có thể TTTON. g. Thụ tinh nhân tạo thất bại. 9 Bệnh nhân thụ tinh nhân tạo không thành công, sau khi thăm khám lại một cách đầy đủ để loại trừ các nguyên nhân khác, có thể tiến hành TTTON. Thường chỉ định TTTON sau 6 chu kỳ thụ tinh nhân tạo thất bại. Theo J.Mck Tabot và M.Lawrence thì tỷ lệ thành công của kỹ thuật TTTON cao gấp 3 lần kết quả thụ tinh nhân tạo. h. Hiến noãn và hiến phôi (Donation of eggs and embryo). Trong hiến noãn: đứa con sẽ là kết quả của tinh trùng chồng, noãn của người hiến và môi trường tử cung của người vợ trong khi có thai và khi đẻ. Chỉ định nhận noãn: - Không buồng trứng, buồng trứng hình dải. - Kích thích buồng trứng bằng hormon thất bại. - Mắc bệnh di truyền. - Suy sớm buồng trứng. - Chất lượng noãn kém. - Bệnh nhân cắt buồng trứng hoặc sau điều trị bằng tia xạ hay hoá trị liệu. Theo Sauer và cộng sự (1994) noãn và phôi hiến không bị ảnh hưởng bởi tuổi của người nhận vì tuổi tác không làm mất đi tính nhậy cảm của NMTC nhưng rất tuỳ thuộc vào tuổi của người hiến. i. Mang thai hộ. Mang thai hộ được chỉ định cho những trường hợp bị cắt tử cung hay tử cung bị dị dạng nặng mà vẫn còn buồng trứng. TTTON được thực hiện từ trứng của người vợ và tinh trùng của người chồng. Người mang thai hộ sẽ được chuyển phôi, mang thai và đẻ. ở Việt Nam, nghị định 12 của chính phủ chưa cho phép mang thai hộ . 1.3.2.3. Tóm tắt các bước tiến hành trong TTTON. - Dùng thuốc kích thích buồng trứng cho nhiều nang noãn phát triển và trưởng thành. 10 [...]... thống kê giữa chuyển phôi ngày 2/3 và ngày 5 (Blake và cs., 2009) Theo Nguyễn Thị Minh và cs tỷ lệ có thai của nhóm chuyển phôi ngày 5 là 42, 85% , và của nhóm chuyển phôi ngày 3 là 36,6% cao hơn so với nhóm chuyển phôi ngày 2 là 25, 75% 32 CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TỰỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân Chọn tất cả các bệnh nhân được thực hiện kỹ thuật TTTON bằng. .. IVF/ICSI tại trung tâm HTSS bệnh viện PSTW 2004 cho thấy tỷ lệ có thai giảm đáng kể từ 33,6% xuống 19,2% khi so sánh các trường hợp chuyển phôi dễ với chuyển phôi khó Kết quả này tương ương với kết quả của Mansour (1994) 20% và 4% Theo nghiên cứu của Lê Hoàng và cs (20 05) , thấy tỷ lệ có thai trong chuyển phôi dễ là 42,4% giảm xuống còn 28,3% trong chuyển phôi khó Hiện nay tại trung tâm hỗ trợ sinh sản. .. số đặc điểm của bệnh nhân - Tuổi của người vợ - Loại vô sinh, thời gian vô sinh, nguyên nhân vô sinh, số chu kỳ TTTON, phác đồ kích thích buồng trứng, kỹ thuật HTSS, số trứng chọc hút, số noãn thụ tinh, số phôi chuyển - Kết quả tạo phôi: Số noãn thụ tinh, tỷ lệ noãn thụ tinh/ noãn thu được, số phôi thu được, số phôi chuyển vào buồng tử cung - Tỷ lệ có thai: Thai sinh hoá/ chu kỳ chuyển phôi, thai lâm... Kết quả thực tiễn cho thấy khi điều trị bằng phác đồ dài nang trứng phát triển đồng đều hơn so với phác đồ ngắn d Số lượng phôi chuyển vào buồng tử cung Tỷ lệ có thai lâm sàng dường như tỷ lệ thuận với số lượng phôi chuyển, tỷ lệ có thai là 13% trong nhóm chuyển ≤ 3 phôi, 23% trong nhóm chuyển 4 phôi, 27% trong nhóm chuyển 5 - 6 phôi và 33% trong nhóm chuyển ≥ 7 phôi Tuy số lượng phôi chuyển ở từng trung. .. tâm hỗ trợ sinh sản BVPS Trung ương và hầu hết các 15 trung tâm khác trên thế giới đều thực hiện chuyển phôi dưới hướng dẫn của siêu âm nhằm nâng cao chất lượng của quá trình chuyển phôi Nghiên cứu của Cem Fiõicioglu và cs (20 05) trên 1 158 trường hợp chuyển phôi chia 3 nhóm: nhóm chuyển phôi dễ (827), nhóm chuyển phôi vừa (284), nhóm chuyển phôi khó (47) Kết quả tỷ lệ có thai của 3 nhóm trên lần lượt... với phôi ngày 3 Các mức độ của mảnh vỡ bào tương bao gồm: nhẹ ( 25% ) Giá trị % được tính dựa trên thể tích của phôi bào, ví dụ ở phôi 4 tế bào, 25% mảnh vỡ bào tương sẽ tương ương với 1 phôi bào Tuy nhiên, trong quan điểm đồng thuận, vị trí của các mảnh vỡ trong phôi không được nhắc đến, trong khi đây là một yếu tố quan trọng, vì chúng có thể di chuyển trong phôi. .. dấu hiệu sớm của tạo khoang trống Trứng có thể thoát màng trong suốt sớm vào ngày này qua lỗ thủng màng trong suốt ở những phôi từ ICSI Ngày năm (D5): sự giãn nở của phôi nang diễn ra vào ngày này, hiện tượng thoát màng trong suốt cũng diễn ra trong giai đoạn này Hiện tượng trứng thoát màng trong suốt: Trong khi phôi di chuyển trong vòi tử cung vào buồng tử cung, phôi nang nở rộng dần trong màng trong. .. TTTON bằng phương pháp IVF hoặc ICSI tại bệnh viện PSTW từ 1/2008 đến tháng 12/2013 có các đặc điểm sau: Có đầy đủ thông tin về nguyên nhân vô sinh, thời gian vô sinh, kết quả chọc hút noãn, tình trạng thụ tinh, được đánh giá chất lượng phôi theo bảng điểm, chấm điểm qui trình chuyển phôi, đo độ dày niêm mạc tử cung vào ngày cho hCG Không có các bệnh hiểm nghèo như: bệnh tim mạch, bệnh phổi, bệnh tuyến... Sự phát triển của phôi trong cơ thể và trong ống nghiệm 1.4.2.1 Sự phát triển phôi trong cơ thể Sự thụ tinh của người xảy ra ở đoạn bóng của vòi tử cung, sau đó trứng thụ tinh sẽ di chuyển vào buồng tử cung, quá trình kéo dài 3 – 4 ngày Phôi dâu được hình thành ở giai đoạn eo vòi tử cung, phôi di chuyển dọc theo vòi tử cung 18 nhờ các lông chuyển, luồng dịch vòi tử cung và sự co bóp của các cơ vòi... trong việc chuyển phôi ngày 5 thì tỉ lệ thai lâm sàng, tỉ lệ song thai ở tiêu chuẩn (2) cao hơn tiêu chuẩn (1), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê Điểm hạn chế của việc nuôi cấy phôi ngày 5 cũng gặp điểm bất lợi: (1) chi phí cao hơn so với chuyển phôi ngày 2 và (2) không có phôi phát triển 31 Những báo cáo gần đây cho thấy rằng chuyển phôi vào ngày 5 có tỉ lệ thai lâm sàng cũng như tỉ lệ làm tổ của phôi . sản Trung ương. 2. Đánh giá hiệu quả điều trị vô sinh bằng phương pháp chuyển phôi ngày 5 của thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương 4 CHƯƠNG I TỔNG QUAN 1.1. Khái niệm vô sinh Theo. BN HIệU QUả ĐIềU TRị VÔ SINH BằNG PHƯƠNG PHáP CHUYểN PHÔI NGàY 5 CủA THụ TINH TRONG ống nghiệm tại bệnh viện phụ sản trung ơng CNG LUN VN THC S Y HC H NI - 2013 2 ĐẶT VẤN ĐỀ Điều trị vô sinh bằng. phôi ngày 5 của thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Mục tiêu: 1. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng tới chuyển phôi ngày 5 của thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Phụ sản