Những kiến thức rút ra từ cơ cấu tổ chức chính quyền Trung ương; cơ cấu tổ chức chính quyền cấp dưới và chính quyền địa phương trong cuốn sách“ Phục vụ và duy trì: cải thiện hành chính công trong thế giới cạnh tranh”. Những giải pháp, đề xuất hướng hoàn thiện
Tiểu luận môn Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước Hồ Quang Minh – CH 16M Nội dung: “Những kiến thức rút ra từ cơ cấu tổ chức chính quyền Trung ương; cơ cấu tổ chức chính quyền cấp dưới và chính quyền địa phương trong cuốn sách“ Phục vụ và duy trì: cải thiện hành chính công trong thế giới cạnh tranh”. Những giải pháp, đề xuất hướng hoàn thiện” *** LỜI NÓI ĐẦU Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, việc hoàn thiện tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ở các quốc gia là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng để thực hiện nhiệm vụ xây dựng bảo vệ đất nước, góp phần ổn định tình hình khu vực. Việc xây dựng cơ cấu tổ chức chính quyền hoàn thiện, phù hợp với sự phát triển chung của quốc tế thực sự là mục tiêu hướng đến của tất cả các nước trên thế giới. Sau khi nghiên cứu các nội dung của chương III “ Cơ cấu tổ chức của chính quyền trung ương” và chương IV “ cơ cấu tổ chức chính quyền cấp dưới và chính quyền địa phương” trong cuốn sách “Phục vụ và duy trì: cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh” của tác giả S.Chiavo-Campo và P.S.A Sundaram, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phối hợp với Ngân hàng phát triển Châu Á biên dịch, bản thân nhận thấy đây là một tài liệu hết sức bổ ích cho việc nghiên cứu để hướng đến hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền nhà nước các cấp ở nước ta. Những nội dung, kiến thức mà bản thân rút ra được từ các chương trên xin được trình bày cụ thể qua các nội dung được trình bày sau đây. I. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐƯỢC RÚT RA TỪ CHƯƠNG III: “CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG” Có thể xác định rằng, vấn đề tổ chức chính quyền tự bản thân nó không phải là mục đích mà là phương tiện, biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu của quốc gia. Mục đích của việc tổ chức này là nhằm phân bổ các nhiệm vụ của 1 Tiểu luận môn Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước Hồ Quang Minh – CH 16M chính quyền để chúng có thể được thực hiện một cách có hiệu quả và kinh tế, giảm thiểu sự trùng lặp và chồng chéo. Do đó, điều quan trọng là xác định thẩm quyền và trách nhiệm của các đơn vị hành chính để chúng có thể chịu sự kiểm soát chính trị và hiến pháp một cách thích hợp. Về nguyên tắc phân chia công việc, trong đó nguyên tắc lĩnh vực, nguyên tắc đối tượng ở một số nước cũng như ở Việt Nam. Chúng được thể hiện trong các quy định của hiến pháp hoặc pháp luật về việc phân chia quyền lực giữa chính quyền trung ương và chính quyền bang/địa phương. Ngoài ra, về nguyên tắc chức năng, các đơn vị chính quyền được tổ chức theo chức năng (như nhà ở, y tế, quốc phòng…) trở thành nguyên tắc tổ chức chủ đạo trong hầu hết các chính quyền trung ương. Các nguyên tắc về việc phân nhóm chức năng, ở đây có 4 tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả của việc nhóm các nhiệm vụ: đó là không phân mảng, không chồng lấn, tầm kiểm sóat và tính thuần nhất. Đây là một trong những nội dung có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc hoàn thiện cơ cấu bộ máy chính quyền trung ương. Tuy nhiên, đối với Việt Nam chúng ta hiện nay thì chức năng nhiệm vụ đang còn chồng chéo rất nhiều ( như việc quản lý dạy nghề, tổ chức dạy nghề giữa Bộ Giáo dục-đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội …) dẫn đến hiệu quả không cao trong quản lý. Số lượng và các loại Bộ ở mỗi nước đều có đặc thù khác nhau. Ở một số quốc gia có cả tổng bộ về công nghiệp. Ở Ấn độ, ngoài Bộ công nghiệp còn có các Bộ khác phụ trách việc khai mỏ thép, công nghiệp nặng… Với kiểu tổ chức Nhà nước liên bang, hệ thống cơ quan hành pháp trung ương Hoa Kỳ có nhiều nét đặc thù so với các nước tổ chức Nhà nước theo chế độ đơn nhất. Số lượng Bộ ở các nước cũng tùy thuộc vào các lý do chính trị trong chính phủ liên hiệp. Tuy nhiên khi xuất hiện những chức năng mới hoặc chức năng cũ được mở rộng thì Chính phủ thường có xu hương giao chức năng đó ho một bộ mới hoặc cơ quan độc lập. Một số nước ( Anh, Mỹ…) đã tránh xu hướng 2 Tiểu luận môn Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước Hồ Quang Minh – CH 16M thành lập các bộ mới bằng cách tạo ra các đơn vị mới trong các bộ hiện hành hoặc giao chức năng đó cho các cơ quan không phải cấp bộ. Ở Trung Hoa để giảm bớt quy mô chính quyền thì sử dụng ba điều chỉnh, đó là điều chỉnh chức năng, điều chỉnh tổ chức và điều chỉnh cán bộ. Qua các số liệu thống kê cho thấy, những nước có số lượng đông dân cư thì có số lượng lớn các bộ thuộc chính phủ trung ương và tình trạng này cũng xảy ra với các nhà nước đơn nhất, có cơ cấu chính quyền tập trung. Số lượng các bộ thật ra không hoàn toàn theo quy mô dân số ( Trung Hoa thì mỗi bộ phải phục vụ hơn 43 triệu dân, trong khi đó ở đảo Cook thì mỗi bộ chỉ phục vụ cho khoảng 1300 dân). Số lượng các bộ ở đây chính là do sự tính toán của các nhà chính trị cấp cao. Hiện nay xu hướng giảm số lượng các bộ đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới như một số nước Châu phi, Xingapo, Ôxtrâylia, Trung Hoa, Italia… Vậy có cơ cấu nào có thể áp dụng cho các quốc gia đang phát triển như Việt Nam hiện nay hay không? Thực sự thì không thể có một đề xuất về con số các bộ cho một chính quyền trung ương thích hợp được, nó chỉ mang tính tương đối, bởi mỗi nước phải lựa chọn cho mình cách làm phù hợp với truyền thống hành chính và thực tiễn chính trị của mình. Tuy nhiên theo tài liệu thì trên cơ sở kinh nghiệm và lịch sử của các nước khác nhau, cơ cấu cho đa số các nước đang phát triển khoảng 11 bộ là đủ và thích hợp. Cụ thể như: tài chính và lập kế hoạch (gồm cả việc quản lý các nguồn viện trợ); công tác đối ngoại ( gồm cả ngoại thương); thông tin và truyền thông (gồm cả dịch vụ bưu điện, xuất bản và công nghệ thông tin) nội vụ ( bao gồm cảnh sát và quan hệ chính quyền địa phương); pháp luật và tư pháp; nguồn nhân lực ( gồm giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học và công nghệ) môi trờng và định cư ( gồm phát triển đô thị và nông thôn, nhà ở và dịch vụ liên quan đến cơ sở hạ tầng, nguồn nước, nông nghiệp và môi trường) các vấn đề xã hội và lao động ( gồm lao động, các nhóm thiệt thòi về mặt xã hội và kinh tế, phụ nữ và phúc lợi xã hội); y tế và dân số (gồm kế hoạch hóa gia đình và kiểm 3 Tiểu luận môn Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước Hồ Quang Minh – CH 16M sóat bệnh tật); cơ sở hạ tầng ( gồm năng lượng, đường sá và các hình thức giao thông khác và Quốc phòng. Việc tổ chức các cơ quan điều tiết ở các nước như thế nào? Ở một số nước thành lập các cơ quan điều tiết vì nhiều lý do khác nhau, tuy nhiên cơ bản vẫn là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân, như ở Mỹ thành lập cơ quan quản lý lương thực và dược phẩm, hoặc như là cơ quan bảo vệ môi trường của Ấn độ và Mỹ… Tại các nước đang phát triển, cơ quan điều tiết ngành dịch vụ công thường là cơ quan do luật định họat động độc lập với ngước đứng đầu có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực đó nhưng không có các quan hệ chính trị ràng buộc. Tuy nhiên, việc ban hành các quy định điều tiết ngoài những mặt tích cực thì còn có những tồn tại bất cập như có quá nhiều những văn bản quy định hướng dẫn, chi phí cho hệ thống điều tiết không hề nhỏ… chính vì vậy mà một số nước như ở Ôxtraaylia, Canada, Vương quốc Anh…đã thực hiện việc phi điều tiết nhằm làm cho các quy định trở nên đơn giản hơn, ít nặng nề hơn, bao gồm việc bãi bỏ các quy định lỗi thời, và ban hành quy định mới khi thực sự cần thiết. Những vấn đề lớn được đúc kết như: 1. Phải lấy chức năng làm nguyên tắc chủ đạo để thành lập các bộ và tổ chức công việc của chính phủ. Các chức năng phải được phân theo nhóm, theo tiêu chí, không phân mảng, không chồng chéo, phạm vi kiểm soát và tình thuần nhất. 2. Số lượng các bộ không nên quá lớn ảnh hưởng đến việc điều phối và cũng không quá nhỏ để làm tăng quá mức khối lượng công việc cho mỗi bộ và làm giảm trách nhiệm của chúng. Số lượng các bộ ở các nướcđang phát triển có diện tích trung bình nên khoảng từ 12-18 bộ. Phi tập trung hóa và tăng thêm thẩm quyền và nguồn lực của các đơn vị chính quyền cấp dưới. 3. Việc tổ chức các cơ quan điều tiết có ảnh hưởng quan trọng đối với hiệu lực của chức năng điều tiết, là chức năng cơ bản của chính phủ của mọi 4 Tiểu luận môn Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước Hồ Quang Minh – CH 16M quốc gia. Tuy nhiên cần tính đến việc giảm thiểu điều tiết, từng bước đơn giản hóa các quy định nhăm cải thiện việc cung cấp dịch vụ và giảm thiểu chi phí giao dịch cho người dân và doanh nghiệp. II. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐƯỢC RÚT RA TỪ CHƯƠNG IV: “CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP DƯỚI VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG” Có thể thấy được rằng, chính quyền cấp dưới là chính quyền ngay bên dưới chính quyền trung ương và có nhiều cấp như cấp tỉnh và vùng là cấp cao; cấp huyện, quận hoặc thành phố là cấp thấp hơn; cấp xã hay các cộng đồng ở các thị trấn nhỏ là cấp thấp nhất. Ở chính quyền cấp dưới thì chức năng, nhiệm vụ có thể có do hiến pháp hoặc do các văn bản chính quyền trung ương quy định. Chính quyền địa phương thường được hiểu là những đơn vị của chính quyền trực tiếp cung cấp dịch vụ cho các công dân tại cấp trung gian thấp và thấp nhất. Ở một số nước chính quyền địa phương có quyền tự trị từ rất lâu, do đó không cấn sự phân cấp thẩm quyền từ chính quyền cao hơn. Hoặc một số nước khác thì hiến pháp liên bang thường quy định quyền tự quyết cho các bang đối với một số chức năng cụ thể và quy định nguồn tài chính cụ thể mà chính quyền bang đó có thể khai thác. Chính vì vậy mà có luật pháp của từng bang riêng khi xử lý từng trường hợp cụ thể, và cũng có mức xử lý khác nhau… Một số nước có quy định về chế độ độc lập riêng cho khu vực thủ đô ( Philippin, Thái Lan, Mêhicô…) Về cơ cấu tổ chức và thứ bậc của các cơ quan chính quyền địa phương các nước có sự khác biệt, phụ thuộc vào truyền thống của thời kỳ thuộc địa, các tập quán về quản lý địa phương và xu hướng phân quyền được thực hiện sau khi giành độc lập. 5 Tiểu luận môn Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước Hồ Quang Minh – CH 16M Về quyền tự trị của đơn vị chính quyền cấp dưới, mức độ độc lập là khác nhau giữa các nước. Một số nước thì trao quyền độc lập hoàn toàn cho chính quyền địa phương và được cơ quan dân cử giám sát. Trong khi đó một số nước khác thì chính quyền địa phương chỉ đơn giản là cơ quan trực thuộc chính quyền trung ương do chính quyền trung ương thành lập và người đứng đầu chính quyền cấp dưới cũng do chính quyền trung ương bổ nhiệm và miễn nhiệm. Mô hình chung ở một số nước là có các cơ quan của chính quyền trung ương ở địa phương (đó là thống đốc khu vực tại Bungari, văn phòng quận tại cộng hòa Séc, …) Việc hiểu như thế nào là chính quyền địa phương thì ở các nước lại có quan niệm khác nhau trong cơ cấu tổ chức chính quyền cấp dưới. Ở Philippin coi tất cả chính quyền cấp dưới là chính quyền địa phương thì Indônêxia và đa số các nước coi cấp địa phương là các cấp dưới cấp tỉnh. Ở Nhật có cơ cấu chính quyền địa phương dưới cấp tỉnh hoặc khu vực. Việc tổ chức thành lập chính quyền địa phương ở một số nước phụ thuộc nhiều vào các yếu tố văn hóa và truyền thống, vẫn tuân theo mô hình mang tính tập quán ngay cả trong thời kỳ còn thuộc địa nhất là các nước ở châu Phi, châu Á Việc quản lý nông thôn thực sự đóng vai trò quan trọng và là chức năng của chính quyền cấp tỉnh. Mô hình chính quyền tự quản cho các vùng nông thôn mới xuất hiện ở châu Á, là mô hình trong đó có một hội đồng xã ở cấp cơ sở, cấp thư hai tiếp theo là cấp liên xã và đứng trên cùng là hệ thống cấp huyện với các thành viên được bầu gián tiếp. Đối với quản lý các thành phố, một số nước ban hành hiến chương mới về chính quyền đô thị, cho phép các công dân có quyền biểu quyết tự thành lập đô thị (như tại Hoa Kỳ, nhiều nước Đông Âu), các nước như Vương quốc Anh, Nhật bản có chủ trương hợp nhất nhiều đô thị nhỏ để đạt được cơ cấu dân số hợp lý. Chính quyền đô thị và các hệ thống thành phố tự quản. 6 Tiểu luận môn Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước Hồ Quang Minh – CH 16M Ở các nước có quy chế thành phố tự quản rất khác nhau gồm có hình thức theo luật định và ủy quyền. Tại các nước Hoa Kỳ, vương quốc Anh thì chính quyền đô thị không được hiến pháp quy định trong khi chính quyền đô thị được hầu hết các nước châu Á, châu Phi, Đông Âu Mỹ latinh và Châu Âu lục địa được quy định bởi hiến pháp. Chính quyền các thành phố tự quản được lập nên thông qua bầu cử không phải phổ biển. Phần lớn chính quyền thành phố tự quản được điều hành bởi các cơ quan do chính quyền trung ương hoặc chính quyền tỉnh bổ nhiệm. Mô hình lãnh đạo về mặt hành pháp thông qua chức danh thị trưởng hay thị trưởng trong hội đồng ngày càng trở nên phổ biến. Tại một số nước đang phát triển theo truyền thống tổ chức chính quyền địa phương của Anh, người quản lý hành chính đứng đầu tại các thành phố lớn do chính quyền trung ương hay chính quyền tỉnh bổ nhiệm trong số các nhân sự đang là công chức . Các tổ chức cấp dưới thành phố tự quản được thành lập nhằm đạp ứng tốt hơn nhu cầu cung cấp dịch vụ cho cộng đồng. Tuy nhiên chính quyền đô thị trên toàn thế giới hiện nay đều có một đặc trưng là manh mún ở các mức đố khác nhau như : manh mún về lãnh thổ địa lý, manh mún về chức năng, … Đối với các thành phố quy mô lớn và các khu vực trung tâm thì không thể áp dụng mô hình quản lý thành phố truyền thống bởi sự hạn chế về chức năng, quy mô tổ chức, tính đặc thù, … Các vấn đề lớn được đúc kết: 1. Tất cả các nước đều có chính quyền trung ương và chính quyền cấp dưới, chính quyền địa phương. Ở mỗi cấp đều có cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền, nguồn lực khác nhau, có thể được quy đinh ở trong hiến pháp hoặc do chính quyền cấp trên quy định. 2. Một số nước có các thành phố tự quản, được giao quyền tự trị, có tính độc lập tương đối trong phạm vi quyền hạn nhất định. 7 Tiểu luận môn Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước Hồ Quang Minh – CH 16M 3. Chính quyền địa phương ở khu vực nông thôn và các thành phố, các trung tâm khu vực có sự khác biệt đang kể về mặt cơ cấu tổ chức, quy mô, chức năng…Bên cạnh đó việc mở rộng các thành phố quy mô sẽ không thể áp dụng mô hình quản lý thành phố truyền thống được bởi tính manh mún trong trách nhiệm, chức năng và lãnh thổ địa lý. Từ những nội dung, vấn đề được rút ra sau khi nghiên cứu các chương III và IV của cuốn sách, để góp phần hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền ở Trung ương và địa phương, tôi xin đề xuất một số giải pháp cụ thể như sau: 1. Đối với cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền trung ương: - Cần nghiên cứu sâu kỹ các mô hình tổ chức bộ máy của các nước trên thế giới nhất là các nước trong khu vực có điều kiện về văn hoá, phong tục tập quán tưng tự như nước ta để trên cơ sở điều kiện thực tiễn áp dụng phù hợp với nước ta. - Trên cơ sở cơ cấu bộ máy hiện nay, cần phải sắp xếp lại các bộ sao cho thật phù hợp, tinh gọn mà đủ sức để quản lý, như đề xuất của tác giả tại cuốn sách có nêu có thể chỉ cần từ 11-13 bộ là đủ. - Cần giảm dần mô hình chính quyền 4 cấp chuyển sang mô hình chính quyền 2 cấp : chính quyền cấp trung ương và chính quyền cấp dưới. Có như vậy bộ máy để cồng kềnh, mỗi cơ quan phụ trách quản lý rộng hơn, có nhiều thẩm qưyền để thực hiện hơn, … 2. Đối với chính quyền cấp dưới và chính quyền địa phương: Hiện nay mô hình quản lý chính quyền cấp dưới và chính quyền địa phương của chúng ta là cơ bản tuy nhiên theo tôi đề xuất một số nội dung sau: - Không nên duy trì mô hình hội đồng nhân dân cấp huyện khi tính hiệu quả, hiệu lực không cao mấy trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. - Để họat động ở các chính quyền cấp dưới có hiệu lực và hiệu quả cần phải trao quyền tự trị tự quản về những mặt nào đấy để chính quyền cấp dưới có thể chủ động thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình. Việc trao quyền này phải được quy định bằng hiến pháp. 8 Tiểu luận môn Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước Hồ Quang Minh – CH 16M Với những kỳ vọng đóng góp để hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền trugn ương và chính quyền cấp dưới, chính quyền địa phương hướng đến trở thành một nhà nước trong sạch vững mạnh đủ sức để lãnh đạo, quản lý đất nước trở thành cường quốc sau này, bản thân đã cố gắng nghiên cứu và có những đề xuất giải phảp nhỏ như trên. Chúng ta tin tưởng rằng trong tương lai gần Việt Nam chúng ta nhất định sẽ là một nước có được một cơ cấu bộ máy thực sự ổn định và thích hợp với xu thế toàn cầu hóa hiện nay. 9 . “ Cơ cấu tổ chức của chính quyền trung ương” và chương IV “ cơ cấu tổ chức chính quyền cấp dưới và chính quyền địa phương trong cuốn sách Phục vụ và duy trì: cải thiện hành chính công trong. Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước Hồ Quang Minh – CH 16M Nội dung: Những kiến thức rút ra từ cơ cấu tổ chức chính quyền Trung ương; cơ cấu tổ chức chính quyền cấp dưới và chính quyền địa phương. quyền địa phương trong cuốn sách“ Phục vụ và duy trì: cải thiện hành chính công trong thế giới cạnh tranh”. Những giải pháp, đề xuất hướng hoàn thiện *** LỜI NÓI ĐẦU Trong xu thế toàn cầu hóa