1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

những kết luận rút ra từ thực trạng sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản

83 274 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 662,23 KB

Nội dung

LUẬN VĂN: Những kết luận rút ra từ thực trạng sản xuất xuất khẩu thuỷ sản Phần một Tầm quan trọng của việc thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản trong quá trình phát triển kinh tế việt nam I- Vai trò của ngành thuỷ sản đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam. Chúng ta biết, từ "thuỷ sản" xuất hiện từ lâu, từ khi ông cha ta mới sinh ra chưa biết là cái gì, nhưng nó có thể đánh bắt giúp con người tồn tại, dù dưới hình thức này hay hình thức khác. Ngày nay, nguồn thuỷ sản có vai trò rất quan trọng, không những phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong nước, mà chúng ta còn áp dụng công nghệ hiện đại để chế biến xuất khẩu sang thị trường thế giới. Vì vậy, thuỷ sản có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong điều kiện nước ta có điều kiện tự nhiên phát triển thuỷ sản xuất khẩu, thúc đẩy ngành khác phát triển, tạo động lực phát triển kinh tế đất nước. 1- Vai trò xuất khẩu, sự phát triển kinh tế - xã hội. Hoạt động xuất khẩu không thể thiếu được đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Nó đóng góp mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đất nước đó. Các hoạt động xuất khẩu phản ánh mối quan hệ xã hội giữa các quốc gia này với các quốc gia khác. Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, quan hệ giữa các tổ chức hay những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của các quốc gia. Ngoài ra thông qua xuất khẩu chúng ta tăng ngoại tệ thu được, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu ngân sách, kích thích đổi mới công nghệ, cải biến cơ cấu, tạo thêm công ăn việc làm nâng cao đời sống nhân dân. Đối với nước ta, trình độ phát triển còn thấp, những yếu tố vốn, kỹ thuật, trình độ quản lý còn yếu, vì vậy xuất khẩu là chiến lược rất cần thiết để chúng ta có điều đó vào trong nước,nâng cao trình độ những yếu tố đó. Đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước trong giai đoạn tới. Cần nâng cao hiệu quả của kinh doanh xuất khẩu, mở rộng ngoại thương trên cơ sở "hợp tác bình đẳng, không phân biệt thể chế chính trị xã hội, đôi bên cùng có lợi" như Nghị quyết Đại hội VII của Đảng đã khẳng định. Đối với quốc gia xuất khẩu như nước ta, hoạt động xuất khẩu có vai trò sau: * Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Đó là những kết quả của những thành tựu khoa học công nghệ, công nghiệp hiện đại. Chuyển dịch cơ cấu ấy phù hợp với mỗi quốc gia khác nhau, phù hợp với xu hướng tất yếu của thời đại. Thường chúng ta có cái nhìn khác nhau về xuất khẩu chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Một là: Do tiêu dùng trong nội địa những sản phẩm không hết thì mang chúng ra thị trường nước ngoài bán, tạo điều kiện tiêu thụ được sản phẩm trong nước. Nhưng ở nước ta, trong điều kiện ngành kinh tế còn lạc hậu chậm phát triển. Việc sản xuất để phục vụ bản thân chưa đủ, nên chúng ta không nói gì việc thừa ra để xuất khẩu. Hai là: Chính phủ mỗi nước có chiến lược hướng ngoại hay hướng xuất khẩu là chủ yếu. Tạo điều kiện thông qua chất lượng hướng ngoại thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước. Đó là quan điểm tích cực nhiều nước NIC s đã áp dụng chiến lược này thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Cụ thể là: Chúng ta thực hiện việc xuất khẩu, nó tạo đà, động lực cho các ngành khác phát triển. Như sự phát triển xuất khẩu thuỷ sản thì công nghệ ngành này phát triển, trên cơ sở đó công nghệ cũng được ưng dụng sang ngành khác như: gạo, ca phê Xuất khẩu chúng ta ngày càng xu có xu hướng nâng cao hiệu quả ngành xuất khẩu: như chất lượng, giá cả hay quan hệ kinh tế. Xuất khẩu nâng cao khả năng cạnh tranh giữa các ngành trong nước và trên thế giới, vì vậy tạo sự chuyển dịch giữa các ngành nhanh hơn. Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất phát triển ổn định. Khi xuất khẩu phát triển thì công nghệ, kỹ thuật từ thế giới bên ngoài chảy vào Việt Nam nhằm hiện đại hoá nền kinh tế đất nước, đó là làm sự chuyển dịch cơ cấu nhanh nhất giữa các ngành. Như vậy, thông qua hoạt động xuất khẩu thì hàng hoá của đất nước, phải tham gia cạnh tranh thị trường thế giới về chất lượng giá cả. Cuộc cạnh tranh ấy đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất. * Xuất khẩu có vai trò tích cực giải quyết công ăn, việc làm đời sống nhân dân. Khi hoạt động xuất khẩu phát triển thì việc sản xuất ra những mặt hàng đó ngày càng tăng, việc mở rộng sản xuất là điều tất yếu. Sẽ giải quyết công ăn, việc làm cho hàng triệu lao động trong nước, nâng cao thu nhập cho người lao động, tăng thu nhập quốc dân, tạo điều kiện ổn định xã hội. Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu còn làm cho lao động con người chuyên môn hoá hơn, việc làm con người ngày càng đa dạng hơn, khi công nghệ hiện đại. * Xuất khẩu có vai trò tích cực đổi mới trang thiết bị công nghệ sản xuất. Chúng ta biết, hoạt động xuất khẩu diễn ra toàn thế giới, vì vậy khi hoạt động xuất khẩu diễn ra như vậy thì đòi hãng xuất khẩu chất lượng tốt, mặt hàng xuất khẩu chứa nhiều chất xám, yếu tố công nghệ chứa trong nó nhiều. Với điều kiện như nước ta hiện nay thì công nghệ kém, vì vậy chúng ta nhập khẩu từ bên ngoài vào để tăng phần chất xám trong hàng hoá xuất khẩu. Như vậy, trang thiết bị công nghệ sản xuất đưa vào trong nước, mặt khác với điều kiện xuất khẩu hàng hoá cạnh tranh, như vậy thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước luôn luôn đổi mới, luôn cải tiến máy móc sáng tạo ra, nâng cao chất lượng. Những yếu tố đó đòi hỏi người lao động nâng cao trình độ tay nghề phục vụ hoạt động sản xuất. * Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng thị trường thúc đẩy quan hệ đối ngoại của ta. Chúng ta thấy rõ rằng, xuất khẩu sẽ tạo mối ràng buộc lẫn nhau, về kinh tế, tạo điều kiện chúng ta xích lại gần nhau hơn. Nâng cao địa vị vai trò của đất nước trên trường quốc tế, Mở rộng xuất khẩu sẽ mở rộng hoạt động tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế. Nhưng qua các quan hệ đối ngoại ấy sẽ tạo cho chúng ta quan hệ đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu, có nhiều ban hàng hơn. Nói chung, xuất khẩu ngày càng trở lên có vai trò quan trọng trong bất cứ nước nào trên thế giới khi muốn phát triển. Không những tạo vốn, kỹ thuật, công nghệ, nâng cao trình độ tay nghề, mà chúng ta còn mở rộng quan hệ, nâng cao vị thế của đất nước trên thị trường thế giới. Trong giai đoạn hiện nay thì đất nước ta ngày càng mở rộng cánh cửa, để hoạt động xuất khẩu phát triển, thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước trong giai đoạn trước trước mắt lâu dài để hoàn thành quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 2- Vai trò ngành thuỷ sản với phát triển kinh tế. 2.1 Ngành thuỷ sản xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Từ lâu thuỷ sản đã được coi là hàng thiết yếu nó là hàng tiêu dùng được nhiều nươc ưa chuộng như; Nhật, Mỹ, Trung quốc Trong khi đó ở nước ta ngành thuỷ sản có rất nhiều khả năng triển vọng phát triển. Với vị trí điều kiện tự nhiên ưu đãi thuận lợi nuôi trồng khai thác. Nước ta có bờ biển kéo dài 3260 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng trên 1triệu km 2 . Ngoài ra nước ta còn có trên một triệu ha mặt nước ngọt, 40vạn ha mặt nước lợ( bãi triêù đầm phá ) 1.470.000 ha mặt nước sông ngòi. Với điều kiên tự như vậy hàng năm chúng ta đánh bắt hàng triệu tấn thuỷ sản gồm: cá, tôm, mực Ngoài ra chúng ta còn nuôi trồng với khối lượng thuỷ sản lớn. Xuất phát từ tiềm năng thiên nhiên to lớn của đất nước, nhà nước ta xác định ngành thuỷ sản là nghành có vài trò quan trọng, mũi nhọn cho hoạt động xuất khẩu. Trong giai đoạn hiện nay xuất khẩu của ta tăng rất nhanh, quí I năm 2003 tăng trên 40%. Vì vây, ngành kinh tế thuỷ sản ngày càng xác định rõ ràng là ngành kinh tế mũi nhọn là một trong những ngành sẽ giúp thúc các ngành khác phát triển, thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Trong những năm gần đây hoạt động xuất khẩu thuỷ sản ngày càng phát triển thì nguồn vốn bổ sung cho nền kinh tế quốc dân ngày càng tăng, tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển, thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước. Những năm vừa qua sự tiến bộ về kỹ thuật trong nghành thuỷ sản, đặc biệt là công nghệ chế biến với các khâu ngày càng hiện đại. Với sự tiến bộ ấy thì ngành khác về công nghệ cũng được phát triển. Các kết quả trong quá khứ cho thấy nghề đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản có vài trò quan trong như thế nào trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế quốc dân, giải quyết công an việc làm cho người lao động, thực hiện chính sách xã hội. Với sự tăng trưởng liên tuc của nghành thuỷ sản trên moi mặt: khâu nuôi trông đến khâu tiếp thị nên giá trị ngành thuỷ sản liên tuc tăng đóng góp vào thu nhập cua đất nước. Năm 2002 giá trị nghành thuỷ sản đạt được 2.021 triệu USD với giá trị đạt được như vậy đóng góp rất lớn vào tăng trưởng kinh tế đất nước đã thu hút khoảng 3-4 triệu lao độngtrong cả nước vào ngành thuỷ sản. Chúng ta xuất khẩu thuỷ sản chủ yếu là tôm một số lượng lớn mực lang, mực đông lương cá tra, cá baxa. Là ngành xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam (Sau dầu hàng may mặc) vì vậy với lượng xuất khẩu nó là lượng đóng góp rất lớn tăng trưởng kinh tế. theo dự báo kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sẽ còn tăng nữa trong giai đoạn tới năm 2001 là 1,7 tỷ USD thì năm 2005 là 2,5 tỷ USD. Vậy nó sẽ tiếp tục là bộ phận quan trọng xuất khẩu của Việt Nam. 2.2. Ngành thuỷ sản xuất khẩu với vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chúng ta hãy nhìn lại quá trình, lịch sử ngành thuỷ sản phát triển ngày càng đa dạng của ngành thủy sản. Nó góp phần vào rất lớn vào quá trình chuyển dịch cơ cấu của đất nước, với sự thay đổi cả về chất về lượng. Từ chỗ nghề thuỷ sản từ tự cung tự cấp, phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày của mỗi gia đình thì ngày nay nó trở thành ngành nuôi trồng, khai thác tự nhiên với sản lượng lớn như (cá, tôm…) phục vụ xuất khẩu phục vụ thị trường các nước trong khu vực thế giới ngành thuỷ sản Việt Nam chiếm cơ cấu ngày càng thay đổi trong GDP đất nước. Với năm 1991 - 1995 tăng với tốc độ 7,5%/năm; giai đoạn 1996 - 2000 tăng với tốc độ 9%/năm. Trong khi đó mức tăng trưởng bình quân hàng năm của sản lượng thuỷ sản xuất khẩu là 17,8%. Với kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục, năm 1990 mới đạt 205 triệu USD thì đến năm 2000 đạt 1478,6 triệu USD năm 2002 đạt 2021 triệu USD. Với tốc độ tăng trưởng như vậy góp phần rất lớn vào chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản rất lớn trong tổng sản phẩm nền kinh tế quốc dân. * Một điều quan trọng nữa, đóng góp rất lớn vào chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản trong nền kinh tế. Công nghệ chế biến thuỷ sản xuất khẩu hiện nay chúng ta đã dần hình thành một ngành doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu trong cả nước. Tính đến năm 2000 đã có hơn 200 nhà máy chế biến đông lạnh có KNSX khoảng 300 nghìn tấn sản phẩm xuất khẩu/năm. * Ngành thuỷ sản của ta hiện nay do việc mở rộng xuất khẩu, nên mở rộng nuôi trồng chế biến.Việc lao động từ ngành khác chuyển sang để hoạt động lao động sản xuất, nuôi trồng ngày càng tăng cả về số lượng chất lượng lao động, nên dẫn đến việc có sự chuyển dịch cơ cấu trong lao động giữa các ngành đặc biệt là ngành thuỷ sản. Tóm lại, khi ngành thuỷ sản, xuất khẩu ngày càng phát triển mở rộng thì cơ cấu ngành thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân ngày càng chiếm tỷ trọng lớn nó góp phần rất lớn vào công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. 2.3. Ngành thuỷ sản xuất khẩu với vấn đề xã hội Cũng như bất kỳ ngành khác, thì khi hoạt động xuất khẩu diễn ra thì có tác động rất lớn các vấn đề xã hội khác nhau. Có thể tác động tích cực, nhưng có thể tác động tiêu cực. Những vấn đề ấy tác động trực tiếp đời sống nhân dân. Khi ngành thuỷ sản xuất khẩu thì liên quan vấn đề xã hội sau: - Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập mức sống của các cộng đồng đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản. - Góp phần nâng cao trình độ tay nghề người lao động trong nước - Tăng cường xuất khẩu thu ngoại tệ vào trong nước - Tăng cường việc đóng góp của ngành thuỷ sản vào sự phát triển kinh tế - xã hội trong nước,bao gồm ổn định xã hội an ninh quốc gia. - Đẩy mạnh qúa trình hiện đại hoá trong ngành thuỷ sản. Chúng ta dự định rằng số người sống bằng nghề thuỷ sản tăng từ 6,2 triệu người năm 1995 đến năm 2003 là 8,1triệu người. Điều đó phản ánh sự mở rộng không ngừng ngành thủy ngày càng tăng lên trung bình tăng 16% một năm. Đó là điều đáng mừng cho một ngành xuất khẩu phát triển Chúng ta không thể quên được rằng ngành thuỷ sản ngoài việc xuất khẩu, nó còn giúp cho mục tiêu dinh dưỡng của quốc gia tăng lồng độ cá, tôm… trong khẩu phần thức ăn. Dự kiến cung cấp cá các sản phẩm thuỷ sản toàn nước sẽ mức hiện nay là khoảng 11,5 kg lên 13,5kg/đầu người vào năm 2005. Đó là điều thiết yếu, ngoài việc xuất khẩu giúp giải quyết vấn đề đời sống xã hội người dân. Bảo đảm phát triển kinh tế xã hội, phát triển bền vững hơn. Nói tóm lại, chúng ta ngày nay đẩy mạnh việc xuất khẩu thuỷ sản có vai trò rất lớn trong việc phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay. Ngành thuỷ sản - Không những thúc đẩy phát triển kinh tế tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà nó còn góp phần rất lớn vào việc giải quyết vấn đề kinh tế xã hội. với sự phát triển như hiện nay của ngành thủy sản thì vai trò của ngành, ngày càng quan trọng hơn bao giờ hết, góp phần công nghiệp hoá đất nước. II. Khả năng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 1. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển thuỷ sản Việt Nam 1.1. Thuận lợi về tự nhiên Việt Nam có tiềm năng tài nguyên biến phong phú, dầu khí, thuỷ sản, dịch vụ hàng hải, du lịch, tài nguyên khoáng sản ven biển,…đặc biệt [...]... FAO là chỉ số giá xuất khẩu (export price indices of fish) Từ năm 1993 tới nay, giá xuất khẩu thủ sản diễn biến khá hợp lý thuật lợi cho các nước xuất khẩu thuỷ sản Hàng năm, giá tăng xấp xỉ 6% trong khi nhu cầu thị trường thế giới là không giảm Nếu coi giá thuỷ sản xuất khẩu 1993 là 100, giá xuất khẩu thuỷ sản của các năm sẽ như sau Bảng 6: Chỉ số giá thuỷ sản xuất khẩu Năm Chỉ số P thuỷ 1993 1994 1995... chiếm hơn 5% đầu cá bột cá cống lại chiếm xấp xỉ 5% Với sản phẩm này 3 khu vực lớn nhập khẩu là Mỹ, Nhật, Tây âu xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục phát triển vào đầu thập niên này 2.3.1 Tình hình xuất khẩu thuỷ sản thế giới xuất khẩu thuỷ sản của thế giới qua các năm từ năm 1980 trở về đây Đặc biệt trong tình hình hiện nay khi điều kiện khai thác chế biến ngày càng hiện đại hoá thì thuỷ sản qua các khâu... hoạt động như vậy giá thuỷ sản thế giới, thì tạo kẽ hở trên thị trường để đáp ứng những nhu cầu đó Ngành thuỷ sản Việt Nam đã đang làm gì 3 Khả năng tham gia thị trường thuỷ sản Việt Nam vào thị trường thế giới Với sơ lược thị trường xuất khẩu thuỷ sản thế giới cho thấy tiềm năng rất lớn đối với ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam Khả năng tham gia xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường thế giới... đầu thế giới về xuất khẩu thuỷ sản, các nước xuất khẩu lớn tiếp theo là Na Uy, Đan Mạch, Trung Quốc, Canada, Đài Loan Nhìn chung các nước đều tăng trưởng về xuất khẩu thuỷ sản thời gian qua đóng gó rất lớn vào tăng trưởng nền kinh tế thế giới, tuy vậy mức tăng khu vực khác nhau mỗi nước khác nhau 2.3.2 Tình hình nhập khẩu thuỷ sản thế giới Bên cạnh đó nhiều nước còn nhập khẩu thuỷ sản khối lượng... nhập khảu thuỷ sản Pháp, Anh, Hồng Kông, Thái Lan, Đan Mạch Các nước nhập khẩu thủy sản trên thế giới chủ yếu nhập các mặt hàng thuỷ sản tươi đông lạnh chiếm tỷ trọng áp đảo ngày càng tăng (73,6%) voà năm 1995 sau đó là đồ hộp thuỷ sản (15,9%) thủy sản khô, muối, hun khói chỉ chiếm 5,4% ngoài ra còn laọi khác diễn ra hoạt động nhập khẩu trên toàn thế giới 2.3.3 Kim ngạch xuất khẩu, thuỷ sản thế... 80,9% còn thủy sản nội địa chỉ chiếm 19,1%, năm1991 Khai thác 85% hải sản biển 15% thuỷ sản nội địa đến năm 2002 thì mức này có xu hướng đổi khác là khai thác 75,6% hải sản biển là 24,4% thuỷ sản nội địa Hiện nay xu hướng đó ngày càng tăng, có sự chuyển từ sản phẩm thuỷ sản nội địa ngày càng tăng lên do nuôi trồng chế biến xuất khẩu Trong giai đoạn 1991 - 1997 sản lượng thủy sản thế giới tăng... cố gắng thúc đẩy việc xuất khẩu hàng của họ cao hơn Thực tế tỷ trọng xuất khẩu thuỷ sản của các nước đang phát triển ngày càng cao, từ chỗ chỉ khoảng 40-45 những năm đầu thập kỷ 80, đầu năm 90 là 45-55 xu hướng vẫn tiếp tục tăng trên thế giới sự đột phá về xuất khẩu lần đầu tiên vào năm 1994, đã vượt so với các nước phát triển 50,6/49,4 Vào đầo thế kỷ này xu hướng xuất khẩu vẫn tăng hơn so nước,... 198,7 sản xuất khẩu Nguồn: FAO comodies review and Outlook 93/98 Sơ với chỉ số giá cả của sản phẩm khác như thịt, trứng, sữa thì chỉ rõ giá thuỷ sản xuất khẩu tăng với tốc độ cao hơn nhiều (năm 1997, chỉ số giá thịt xuất khẩu tăng 1% năm 1998 không tăng, chỉ số giá sản phẩm làm từ sữa giảm 2% năm1999) Như vậy với biến động giá tăng lên như vậy của ngành thuỷ sản thì tạo cơ hội điều kiện cho ngành thuỷ. .. hàng năm Qua bảng trên ta thấy xuất khẩu thuỷ sản tăng không ngừng Năm 1980, xuất khẩu thuỷ sản thế giới đạt 15.098 triệu USD thì đến năm 1995 đạt 5.2037 triệu USD, năm 1998 đạt 51200 Như vậy xuất khẩu đã tăng 201,6% mức tăng trung bình hàng năm là trên 13% phản ánh phát triển năng động của thị trường thuỷ sản thế giới Cũng qua bảng trên thì tỷ trọng xuất khẩu thuỷ sản của các nước phát triển bao... mặt hàng thuỷ sản lại được đánh giá là một trong số những mặt hàng xuất khẩu có nhiều triển vọng của nước ta trong thời gian qua trong thời gian tới, với hyvọng kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt tới con số 1 tỷ USD trong năm 2000 nvà 2 tỷ USD vào năm 2005 Trong vòng 10 năm từ 1986-1996 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã tăng lên gấp 5,13 lần, năm 1997 đạt 760 triệu USD năm 1998, 850 triệu USD năm . LUẬN VĂN: Những kết luận rút ra từ thực trạng sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản Phần một Tầm quan trọng của việc thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản. chúng ta nhập khẩu từ bên ngoài vào để tăng phần chất xám trong hàng hoá xuất khẩu. Như vậy, trang thiết bị và công nghệ sản xuất đưa vào trong nước,

Ngày đăng: 05/03/2014, 19:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w