GIỚI THIỆU CHUNG Bán phá giá là việc bán hàng hoá của các nhà sản xuất hoặc xuất khẩunước ngoài tại một thị trường xuất khẩu, ví dụ như tại Mỹ, với giá thấp hơngiá bán của những sản phẩm
Trang 1Đề tài " Luật chống bán phá giá của Mỹ
và những bài học rút ra từ vụ kiện phá giá
cá Tra và cá Basa Việt Nam vào thị
trường Mỹ "
Trang 2CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA MỸ 1
I Giới thiệu chung 1
1 Lịch sử phát triển Luật chống bán phá giá của Mỹ 1
2 Các cơ quan có thẩm quyền thi hành 2
II Nội dung Luật chống bán phá giá của Mỹ 3
1 Phạm vi điều chỉnh 3
2 Điều kiện để khởi xuất một vụ kiện bán phá giá 4
3 Các giai đoạn chính của một cuộc điều tra chống bán phá giá tại Mỹ 4
4 Bắt đầu điều tra 5
5 Chứng cứ để kết luận hàng hoá có bán phá giá hay không 7
5.1 Bảng câu hỏi 7
5.2 Các dữ kiện thực tế sẵn có (Những thông tin tốt nhất sẵn có) 10
5.3 Thẩm tra 10
5.4 Xử lý thông tin 11
5.5 Sản phẩm tương tự và các Quyết định về phạm vi 11
6 Xác định việc bán phá giá 13
6.1 Giá trị chuẩn 14
6.2 Giá xuất khẩu 21
6.3 Tính toán các biên độ phá giá 25
6.4 Phân tích thiệt hại của ITC 27
7 Xem xét lại 34
7.1 Xem xét lại theo thủ tục hành chính 34
7.2 Xem xét lại nhà Xuất khẩu mới 35
7.4 Xem xét lại “Hoàng hôn” 5 năm 37
7.5 Xem xét lại theo thủ tục tư pháp 38
8 Những vấn đề thủ tục khác 39
8.1 Đình chỉ các cuộc điều tra 39
8.2 Tình trạng khẩn cấp 39
8.3 Chấm dứt điều tra 40
8.4 Việc chống âm mưu bán phá giá 41
8.5 Huỷ bỏ lệnh thuế chống bán phá giá 42
Trang 38.6 Điều khoản chống lẩn tránh (Anti-circumvention)
43
CHƯƠNG II VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ CÁ TRA VÀ CÁ BASA GIỮA VIỆT NAM
VÀ HOA KỲ 42
I Nguyên nhân dẫn đến vụ kiện bán phá giá cá Tra và cá Basa giữa Việt
68 5.3 Phân tích phản ứng của hai phía trước kết quả này
69
CHƯƠNG III NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
CÁ TRA VÀ CÁ BASA VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ
Trang 41 Bài học đối với Chính phủ Việt Nam
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Mỹ là một thị trường rộng lớn và dễ tính, có tiềm năng khoa học kỹthuật và công nghệ vào loại bậc nhất trên thế giới, hơn nữa, hiện nay nhữngthị trường truyền thống của Việt Nam như châu Á, châu Âu, Nga đã có xuhướng bão hoà với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, nên đây làmột thị trường mới mẻ, tiềm năng và tương đối ổn định ở châu Mỹ mà cácdoanh nghiệp Việt Nam muốn được hướng tới để làm ăn, đồng thời cũng làđối tác quan trọng có khả năng giúp Việt Nam đạt được mục tiêu hội nhậpkinh tế thế giới của mình Đặc biệt là sau khi Hiệp định thương mại songphương được ký kết đã mở ra một viễn cảnh tươi sáng cho nền thương mạicủa hai nước
Trong vài năm gần đây, cá basa và cá tra Việt Nam được nhập khẩuvào thị trường Mỹ dưới dạng philê đông lạnh đã góp phần đáp ứng nhu cầutiêu thụ cá của người dân Mỹ đồng thời thúc đẩy được nghề nuôi loại cá này ởViệt Nam, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động ngư trại và nhà máychế biến thuỷ sản Phát triển buôn bán cá basa, cá tra giữa Việt Nam và Mỹ lànhằm mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia
Nhưng thật đáng tiếc, Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ đã sớm lolắng cho sự xâm nhập của cá basa và cá tra vào thị trường của họ đến mứcđâm đơn kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá các sản phẩm này vàothị trường Mỹ
Như chúng ta đã biết, xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đangdần xoá bỏ những rào cản thuế quan giữa các thị trường nhưng lại tạo điềukiện thuận lợi cho chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch phát triển đặc biệt là ở các nướcgiầu mạnh Thương trường Mỹ mở ra những cơ hội đầy triển vọng nhưng nólại được điều chỉnh bằng một hệ thống luật pháp và các rào cản thương mạicực kỳ chặt chẽ Luật thuế Chống bán phá giá hiện nay đang là một công cụ
Trang 6hữu hiệu được sử dụng phổ biến trên thị trường này nhằm bảo hộ nền côngnghiệp trong nước trước cơn lũ hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển,trong đó có Việt Nam.
Vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa Việt Nam vào thị trường Mỹ đã chothấy những rào cản đầu tiên mà các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp phải khitiếp cận thị trường Mỹ Nhưng không vì thế mà các doanh nghiệp Việt Nam
tỏ ra bi quan và e ngại Chúng ta đã tích cực hầu kiện và đã rút ra được nhữngbài học kinh nghiệm quý báu
Chính vì tầm quan trọng và tính thời sự của vấn đề, em xin mạnh dạnchọn đề tài “Luật chống bán phá giá của Mỹ và những Bài học rút ra từ vụkiện bán phá giá cá Tra và cá Basa Việt Nam vào thị trường Mỹ” với mongmuốn tìm hiểu một cách sâu sắc hơn diễn biến vụ kiện cũng như đề xuấtnhững giải pháp nhằm góp phần hạn chế ảnh hưởng của Luật thuế Chống bánphá giá của Mỹ đối với hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thịtrường này trong thời gian tới Đề tài này được viết dựa trên các phương phápthu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu có liên quan và được chia làm 3 chương :
Chương I : Khái quát chung về Luật chống bán phá giá của Mỹ;
Chương II : Vụ kiện bán phá giá cá Tra và cá Basa giữa Việt Nam vàMỹ;
Chương III : Những bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện chống bánphá giá cá tra và cá basa vào thị trường Mỹ
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với Ban Giámhiệu Trường Đại học Ngoại Thương, đến các thầy cô giáo đã dạy dỗ em trongsuốt 5 năm năm học vừa qua Đồng thời, con xin cám ơn Bố mẹ, gia đình vàbạn bè đã luôn ở bên cạnh động viên, giúp đỡ để con có được kết quả nhưngày hôm nay Đặc biệt em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS Bùi NgọcSơn, người đã trực tiếp hướng dẫn em viết đề tài này
Xin chân thành cảm ơn.
Trang 7CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT CHỐNG
BÁN PHÁ GIÁ CỦA MỸ
I GIỚI THIỆU CHUNG
Bán phá giá là việc bán hàng hoá của các nhà sản xuất hoặc xuất khẩunước ngoài tại một thị trường xuất khẩu, ví dụ như tại Mỹ, với giá thấp hơngiá bán của những sản phẩm giống hoặc tương tự mà các nhà sản xuất hoặcxuất khẩu bán tại thị trường trong nước của họ hoặc xuất tới thị trường củanước thứ ba, hoặc với giá bán hàng hoá thấp hơn chi phí sản xuất sản phẩm.Theo hiệp định về chống bán phá giá của WTO (Tổ chức Thương mại thếgiới) và Luật pháp Hoa Kỳ, thì thuế chống bán phá giá có thể bị áp dụng nếu
có hai điều kiện được thoả mãn: (1) “Thấp hơn giá trị chuẩn” (Less than fair
value - LTFV) hoặc việc bán phá giá phải được xác định là đang tồn tại; và
(2) việc bán hàng hoá với giá “thấp hơn giá bán thông thường” phải đang
gây ra hoặc đang đe doạ gây ra thiệt hại vật chất cho ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm tương tự với hàng hoá nhập khẩu của Mỹ.
Nếu hai điều kiện trên được thoả mãn, lệnh thuế chống bán phá giá được banhành áp đặt các mức thuế tương đương với khoản được xác định bởi giá trịchuẩn (được xác định khi bán hàng hoá tại thị trường nội địa hoặc tại thịtrường của nước thứ ba, hoặc trên cơ sở giá trị xây dựng) lớn hơn giá xuấtkhẩu, khi bán hàng vào thị trường Mỹ
1 Lịch sử phát triển Luật chống bán phá giá của Mỹ
Luật chống bán phá giá năm 1916 là Luật chống bán phá giá đầu tiêncủa Mỹ được ban hành với mục đích cụ thể là chống bán phá giá Văn bảnluật này quy định các chế tài dân sự và hình sự áp dụng đối với các hành vibán hàng nhập khẩu với một giá về cơ bản thấp hơn so với giá trị thực tế trênthị trường hoặc thấp hơn giá bán buôn, với ý định phá hoại hay gây tổn hại tới
Trang 8một ngành sản xuất công nghiệp của Mỹ Luật chống bán phá giá năm 1916vẫn còn giá trị cho đến ngày nay cho dù nó ít khi được sử dụng một cáchthường xuyên.
Trước năm 1980, các biện pháp quản lý phá giá của Hoa Kỳ đều đượcLuật chống bán phá giá năm 1916 điều chỉnh Luật này được thay thế bởiLuật Hiệp định thương mại năm 1979, bổ sung thêm mục VII mới vào Luậtthuế quan năm 1930 nhằm giải quyết cả hai vấn đề thuế chống bán phá giá vàthuế trợ cấp, và chuyển giao trách nhiệm quản lý luật chống bán phá giá từ BộTài chính sang Bộ Thương mại Mục VII sau đó đã được sửa bằng Luật thuếquan và thương mại ban hành năm 1984, Luật cạnh tranh và thương mại năm
1988 và gần đây nhất là các Hiệp định của vòng đàm phán Uruguay tháng12/1994 (URAA) Trong đó Mục II của Các hiệp định của vòng đàm phánUruguay bổ sung thêm các quy định của Hiệp định về thực thi điều VI củaHiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT) – Hiệp định về chốngbán phá giá của WTO tại vòng đàm phán Uruguay Ngoài các điều khoản sửađổi do Hiệp định vòng đàm phán Uruguay yêu cầu, URAA còn bao gồm mộtvài thay đổi hơn nữa trong luật chống bán phá giá như sự sửa đổi của các quyđịnh về chống lại âm mưu bán phá giá Các quy định chi tiết về các trình tự vàthủ tục được sử dụng trong quá trình điều tra phá giá đã được ban hành sauđó
2 Các cơ quan có thẩm quyền thi hành
Vụ quản lý thương mại quốc tế (ITA) thuộc Bộ Thương mại Hoa Kỳ là
“cơ quan nhà nước có thẩm quyền” với chức năng cơ bản là thi hành Luậtchống bán phá giá và chức năng cụ thể là xác định xem hàng hoá được điềutra có đang được bán phá giá hay không sau khi đã tiến hành điều tra
Uỷ ban thương mại quốc tế (ITC), một cơ quan liên bang độc lập, sẽxác định xem liệu ngành công nghiệp Hoa Kỳ sản xuất sản phẩm cùng loại đó
bị thiệt hại hoặc bị đe dọa gây thiệt hại do hàng hoá nhập khẩu gây nên hay
Trang 9không Hai cơ quan này thực thi nhiệm vụ của mình một cách đồng bộ vàthông báo cho nhau về bất cứ quyết định nào Một quyết định cuối cùng phủđịnh việc bán phá giá của một trong hai cơ quan này hoặc quyết định sơ bộcủa Ủy ban Thương mại quốc tế (ITC) là không gây thiệt hại thì vụ việc sẽđược chấm dứt điều tra Tất cả các quyết định cần phải được đăng công báo,trong đó phải đưa ra các đánh giá về dữ kiện và kết luận của pháp luật.
II NỘI DUNG LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA MỸ
1 Phạm vi điều chỉnh
Luật chống bán phá giá của Mỹ cho phép chính quyền Mỹ thu thuếnhập khẩu đặc biệt (được gọi là thuế chống bán phá giá) để bù lại phần thiệthại do việc nhập khẩu hàng hoá với giá thấp ở mức “không công bằng” Để ápdụng thuế chống bán phá giá, Bộ Thương mại Mỹ (Department of Commerce)
và Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (US International Trade Commission)phải xác định được hàng hoá nhập khẩu nào đang được bán ở mức thấp hơngiá trị bình thường và gây ra hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho một ngànhsản xuất trong nước
Nếu hai hoặc nhiều hơn nữa các nước bị khiếu nại về trách nhiệmchống phá giá, theo quy định của luật, các bên có quyền yêu cầu Ủy banThương mại quốc tế đánh giá số lượng và ảnh hưởng của các hàng nhập khẩutương tự từ các nước đã nêu trên nếu chúng cạnh tranh với nhau và với sảnphẩm tương tự trên thị trường Mỹ Nếu hàng nhập khẩu từ một nước đang bịđiều tra được coi là không đáng kể (thường được xác định là nhỏ hơn 3% tổnggiá trị nhập khẩu của sản phẩm bị điều tra) thì việc điều tra nước đó sẽ dừnglại Luật này cũng quy định các trường hợp được hưởng miễn trừ ví dụ nhưđối với Ixraen
Luật chống bán phá giá còn cho phép các ngành công nghiệp của Mỹđược nộp đơn khiếu nại về hoạt động bán phá giá ở nước thứ ba Ngành côngnghiệp Mỹ có thể đệ trình một đơn khiếu nại, trong đó phải giải thích tại sao
Trang 10việc bán phá giá lại gây thiệt hại cho các công ty của Mỹ lên văn phòng Đạidiện Thương mại Mỹ, yêu cầu cơ quan này bảo vệ những quyền lợi của Mỹtheo quy định của WTO Nếu Đại diện Thương mại Mỹ xác định là có đủ cơ
sở để điều tra, họ sẽ đưa yêu cầu lên các cơ quan có thẩm quyền ở nước thứ
ba yêu cầu họ phải thay Mỹ tiến hành việc chống bán phá giá
Tương tự, theo Hiệp định Chống bán phá giá, trong khuôn khổ Vòng đàmphán Uruguay, Chính phủ một nước thành viên WTO có thể nộp đơn khiếunại tới Đại diện Thương mại Mỹ yêu cầu họ mở một cuộc điều tra chống bánphá giá của một sản phẩm nhập khẩu vào thị trường Mỹ từ một nước thức ba
Việc huỷ bỏ lệnh chống bán phá giá hoặc đình chỉ việc điều tra có thểxảy ra nếu Uỷ ban Thương mại quốc tế Mỹ xác định là việc huỷ bỏ hoặc đìnhchỉ sẽ không dẫn đến việc tiếp tục hoặc tái diễn hành động phá giá
Các bên không đồng ý với đánh giá cuối cùng của Bộ Thương mại và
Uỷ ban Thương mại quốc tế về các vụ chống bán phá giá có thể nộp đơn yêucầu xử lại lên Toà án Thương mại quốc tế của Mỹ ở New York Nếu hàng hoá
từ Canada hoặc Mêhico, các bên có thể yêu cầu ban hội thẩm lưỡng quốcthuộc NAFTA (North America Free Trade Area - Khu vực mậu dịch tự doBắc Mỹ) kiểm tra hoặc có thể kháng cáo lên Toà án Thương mại Quốc tế
2 Điều kiện để khởi xuất một vụ kiện bán phá giá
Muốn được khởi kiện, nguyên đơn phải là một cá nhân, tổ chức có liênquan, ví dụ như là nhà sản xuất hay một tổ chức, hiệp hội nằm trong một khuvực, ngành sản xuất mà có hàng hoá đang phải cạnh tranh với hàng hoá nhậpkhẩu Để có sự ủng hộ của số đông các thành viên trong khu vực, ngành sảnxuất, Luật đòi hỏi nguyên đơn phải có thẩm quyền đại diện, ít nhất là phải cótrên 25% tổng số sản phẩm của loại hàng đang cạnh tranh
3 Các giai đoạn chính của một cuộc điều tra chống bán phá giá tại Mỹ
Trình tự một cuộc điều tra chống bán phá giá tại Mỹ gồm 6 giai đoạn:
Trang 11Giai đoạn 1: Khởi sự điều tra để áp đặt thuế chống bán phá giá (thông thường
là 20 ngày sau khi có đơn khiếu nại yêu cầu áp đặt thuế chống phá giá của cácdoanh nghiệp hoặc hiệp hội trong nước)
Giai đoạn 2: Điều tra sơ bộ của Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ về thiệt
hại (thông thường là 45 ngày sau khi có đơn khiếu nại)
Giai đoạn 3: Xác định sơ bộ của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (140 ngày sau khi
bắt đầu điều tra, tối đa là 190 ngày đối với những trường hợp phức tạp)
Giai đoạn 4: Quyết định cuối cùng của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (215 ngày
sau khi bắt đầu điều tra, tối đa là 275 ngày)
Giai đoạn 5: Quyết định cuối cùng của Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ
về thiệt hại (260 ngày sau khi bắt đầu điều tra)
Giai đoạn 6: Lệnh áp đặt thuế chống phá giá (khoảng một tuần sau khi có
quyết định cuối cùng của Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ)
Tổng thống có thể huỷ bỏ lệnh của Uỷ ban Thương mại quốc tế tròngvòng 60 ngày vì “những lý do chính trị”
Hàng năm vào chính ngày lệnh thuế chống bán phá giá được ban hành,các bên có cơ hội đưa ra yêu cầu xem xét lại theo thủ tục hành chính về biên
độ phá giá cho một khoảng thời gian một năm kế tiếp đó
4 Bắt đầu điều tra
Các cuộc điều tra chống bán phá giá được bắt đầu trên cơ sở một đơnkhiếu kiện yêu cầu điều tra do một hoặc các bên có quyền và lợi ích liên quan
đệ trình Những đơn kiện phải được gửi đồng thời đến cả Bộ Thương mại và
Uỷ ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ Các bên có quyền và lợi ích có liênquan có thể gồm:
1/ Doanh nghiệp sản xuất, chế biến hoặc người bán buôn hàng hoá tương tựcủa Hoa Kỳ
Trang 122/ Một tổ chức công đoàn hoặc một nhóm người lao động có chứng nhận hoặcđược công nhận đại diện cho một ngành công nghiệp liên quan đến việc sảnxuất, chế biến hoặc bán buôn hàng hoá tương tự tại Hoa Kỳ.
3/ Hiệp hội kinh doanh hoặc hiệp hội thương mại, đại đa số những thành viêncủa nhà sản xuất, chế biến hoặc nhà bán buôn sản phẩm tương tự của Hoa Kỳ
Bộ Thương mại có trách nhiệm tiến hành điều tra khi một đơn kiệnđược đệ trình “bởi ngành công nghiệp trong nước hoặc bởi đại diện của nó”
và trong đơn đưa ra những yếu tố cần thiết để yêu cầu áp đặt một mức thuếchống bán phá giá, cũng như bao gồm tất cả những thông tin hợp lý sẵn cócủa người đệ đơn Trước khi URAA ra đời, tập quán Hoa Kỳ thừa nhận đơnkiện được đệ trình đại diện cho một ngành công nghiệp nội địa trừ khi đại đa
số các công ty trong nước quả quyết phản đối nội dung của đơn kiện
Bộ Thương mại sẽ xác định mức độ phản đối này chỉ sau khi phản đối đượcnêu ra Theo đúng các quy định hiện hành của Hiệp định chống bán phá giáWTO và URAA, đơn kiện được xem là được đệ trình “bởi ngành công nghiệpnội địa hoặc đại diện của ngành công nghiệp” chỉ khi nó được sự ủng hộ bởicác nhà sản xuất trong nước hoặc nhóm những người lao động được tính toán
là tạo ra:
1/ tối thiểu 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự trong nước; và
2/ hơn 50% tổng sản phẩm tương tự trong nước được sản xuất bởi các nhà sảnxuất đã bày tỏ ý kiến tán thành hoặc phản đối đơn kiện đó
Trong trường hợp đơn khiếu kiện không chứng minh được sự ủng hộcủa những nhà sản xuất trong nước hay nhóm những người lao động trongnước được tính toán là tạo ra hơn 50% tổng sản lượng của sản phẩm tương tựtrong nước, Bộ Thương mại thông thường sẽ tiến hành một cuộc bỏ phiếutrong ngành để xác định liệu bên khiếu kiện có đủ tư cách hay không
Theo luật pháp Hoa Kỳ, người lao động có tiếng nói bình đẳng với giớiquản lý, nếu ban quản lý của một công ty trực tiếp bày tỏ phản đối quan điểm
Trang 13của những người lao động, thì việc sản xuất được tính toán là tạo ra tối thiểu25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự trong nước của công ty đó sẽ được coi
là không ủng hộ cũng như không phản đối lại đơn khiếu kiện
Lập trường quan điểm của các công ty Hoa Kỳ là những nhà nhập khẩuhàng hoá đang bị xem xét sẽ không được tính đến trong việc xác định sự ủng
hộ Tương tự như vậy, quan điểm của các công ty Hoa Kỳ có liên quan đếncác công ty nước ngoài cũng không được xem xét đến trừ phi các công ty này
có thể chứng minh được rằng lợi ích của họ với tư cách là các công ty trongnước sẽ bị tác động bất lợi trong việc áp dụng thuế chống bán phá giá Cácquy định của luật bắt buộc cả Bộ Thương mại và Uỷ ban Thương mại quốc tếHoa Kỳ đều phải cung cấp những hỗ trợ kỹ thuật chuyên môn cho các doanhnghiệp nhỏ trong việc chuẩn bị đơn kiện nếu được yêu cầu như vậy
Văn phòng Hỗ trợ giải quyết tranh chấp thương mại (TRAO) của ITCđược thành lập để cung cấp cho công chúng những thông tin chung về các vănbản pháp luật thương mại cụ thể của Hoa Kỳ và hỗ trợ kỹ thuật chuyên môncho các doanh nghiệp nhỏ cần sự giúp đỡ pháp lý trong các quy định của phápluật thương mại
5 Chứng cứ để kết luận hàng hoá có bán phá giá hay không
5.1 Bảng câu hỏi
Việc thu thập những thông tin cần thiết để xác định liệu có tồn tại việcbán phá giá hay không và phá giá với mức độ nào sẽ được thực hiện bằngcách Bộ Thương mại Mỹ gửi cho các nhà nhập khẩu và xuất khẩu những mặthàng đang được điều tra những bản yêu cầu cung cấp thông tin (Requests forinformation - RFI) hoặc bảng câu hỏi Do cơ cấu kinh doanh đã trở nên phứctạp hơn và những yêu cầu từ các hiệp định liên quan của WTO cũng ngàycàng phức tạp rắc rối, bảng câu hỏi này theo thời gian cũng trở nên chi tiết vàphức tạp hơn Bảng câu hỏi thông thường phải được trả lời trong thời hạn 30
Trang 14ngày, tuy nhiên trong những trường hợp nhất định, thời hạn trả lời có thểđược gia hạn thêm một thời gian ngắn.
Bộ Thương mại Mỹ thường chỉ kiểm tra doanh số bán hàng chiếmkhoảng từ 60% đến 85% trong tổng kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ từ mộtnước đối tượng cụ thể Do vậy, những nhà sản xuất hoặc người xuất khẩu nhỏ
có thể sẽ không nhận được bảng câu hỏi
Nếu việc trả lời bảng câu hỏi không đầy đủ, thoả đáng, thì bên trả lời sẽđược nhanh chóng thông báo về sự không đầy đủ, thoả đáng này, đồng thờiđược tạo cơ hội để sửa chữa hoặc giải thích sự không đầy đủ này Bộ Thươngmại có thể sẽ phải xem xét đến các thông tin phản hồi được đệ trình trong thờigian gia hạn nếu bên trả lời đã “cố gắng hết khả năng của mình” để cung cấpcác thông tin được yêu cầu
Cũng như Bộ Thương mại, ITC sử dụng bảng câu hỏi như nhữngphương thức cơ bản trong việc thu thập thông tin Bảng câu hỏi được gửi đếncho các nhà sản xuất, nhập khẩu, tiêu dùng và xuất khẩu trong nước Bảngcâu hỏi nói chung sẽ xem xét tới một khoảng thời gian 3 năm và yêu cầunhững thông tin liên quan đến đủ các loại chỉ số kinh tế khác nhau như chỉ sốsản xuất, năng lực tiêu dùng, vận tải, xuất khẩu, bán hàng, lao động, chi phívốn và chỉ số giá cả
Thông thường bảng câu hỏi chia làm hai loại, loại điều tra và loại thủtục hành chính, đối tượng của bảng câu hỏi cũng chia làm hai loại, loại kinh tếthị trường và loại theo kinh tế nhà nước Bảng câu hỏi nhằm tìm hiểu nhữngthông tin cụ thể sau:
< Phần A hỏi các thông tin tổng quát về cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt
động của công ty tham dự điều tra, số lượng và trị giá của sản phẩm trên tất cảthị trường sản phẩm mà công ty có mặt
< Phần B hỏi các thông tin về dịch vụ bán hàng, dùng để thẩm định giá trị
“thông thường” của sản phẩm nhập khẩu Phần này sẽ hỏi tất cả các thông tin
Trang 15của tất cả các đơn vị kinh doanh mặt hàng đang tham dự điều tra trong thờigian điều tra tại thị trường của nước xuất khẩu, hoặc nếu hàng không có thịtrường bản xứ, các thông tin của một thị trường thứ ba, nơi có bán sản phẩmđó.
< Phần C hỏi về con số thống kê các dịch vụ bán hàng ở Mỹ trong thời gian
điều tra để thẩm định giá xuất khẩu và giá xuất hình thành của sản phẩm
< Phần D yêu cầu các thông tin về chi phí sản xuất Phần này tập trung về
khía cạnh sản xuất thay vì khía cạnh tiếp thị Trong trường hợp có sự liên hệđến nền kinh tế nhà nước, phần này là rất quan trọng, đòi hỏi công ty được hỏiphải trả lời chi tiết mọi ảnh hưởng đến sản xuất để cơ quan điều tra có thểđịnh lượng được các yếu tố sản xuất đưa đến giá đang áp dụng Thông thường
cơ quan điều tra cần nghiên cứu thông tin nhận được từ phần A trước khithẩm định được là công ty được hỏi là thuộc dạng kinh tế thị trường hay làkinh tế nhà nước
< Phần E hỏi về các giá trị gia tăng cho mặt hàng sau khi đã nhập vào lãnh
thổ Hoa Kỳ như lắp ráp, đóng gói,…nếu có trước khi chuyển qua cho các bạnhàng không liên kết Phần này thường được thẩm định sau khi nghiên cứuphần A để biết về mô hình hoạt động của công ty xuất khẩu
Theo một điều khoản do URAA bổ sung năm 1994, Bộ Thương mại vàITC phải tạo cho các hiệp hội người tiêu dùng và các hiệp hội ngành cơ hội đệtrình các thông tin liên quan phục vụ cho công việc xem xét Cả Bộ Thươngmại lẫn ITC cũng phải tính đến những khó khăn mà các bên, đặc biệt là cácdoanh nghiệp nhỏ và các doanh nghiệp của các quốc gia đang phát triển gặpphải trong quá trình cung cấp các thông tin theo yêu cầu Hai cơ quan có thẩmquyền sẽ cung cấp sự hỗ trợ như vậy, nếu xét thấy có thể, để tránh tạo ra cácgánh nặng vô lý cho bên trả lời
Trang 165.2 Các dữ kiện thực tế sẵn có (Những thông tin tốt nhất sẵn có)
Nếu một bên được hỏi không có khả năng hoặc không sẵn sàng cungcấp những thông tin do Bộ Thương mại và ITC yêu cầu trong thời hạn quyđịnh và theo hình thức được yêu cầu, thì các cơ quan này có thể dựa trên các
“dữ kiện thực tế sẵn có”, kể cả những lý lẽ viện dẫn trong đơn khiếu kiện vànhững nhận định trước đó để đưa ra quyết định Nếu bên được hỏi từ chối hợptác, nhìn chung Bộ Thương mại sẽ đưa ra kết luận bất lợi và áp đặt mức thuếsuất cao nhất có thể
Bộ Thương mại và ITC có thể sẽ xem xét đến những hoàn cảnh cụ thểcủa doanh nghiệp khi cung cấp những thông tin được yêu cầu, bao gồm(nhưng không giới hạn): quy mô, hệ thống kế toán, năng lực máy tính củadoanh nghiệp cũng như sự thành công trước đó của cùng một công ty hay củacác công ty tương tự khác Theo đúng Hiệp định Chống bán phá giá, “nếu các
dữ kiện thực tế sẵn có” được sử dụng làm căn cứ, các thông tin này cần phảiđược chứng thực khi có thể bằng cách sử dụng các nguồn thông tin độc lập
5.3 Thẩm tra
Bộ Thương mại phải thẩm tra tất cả các thông tin mà Bộ Thương mạicăn cứ vào đó để đưa ra quyết định cuối cùng về việc tiến hành hay hủy bỏquá trình điều tra đầu tiên Trong mỗi lần xem xét lại quyết định hàng năm,việc thẩm tra sẽ được tiến hành nếu bên có quyền và lợi ích trong nước yêucầu và nếu không có cuộc thẩm tra nào trong suốt hai đợt xem xét lại liên tiếpliền ngay trước đó Ngoài hai trường hợp trên việc thẩm tra là tuỳ ý
Bộ Thương mại buộc phải nhận được sự đồng ý của bên nước ngoài cóliên quan biết về quá trình thẩm tra này Nếu bên bị thẩm tra hay chính phủnước ngoài phản đối việc thẩm tra, Bộ Thương mại sẽ không tiến hành thẩmtra mà thay vào đó Bộ Thương mại sẽ sử dụng các “dữ kiện thực tế sẵn có” đểđưa ra quyết định của mình Bộ Thương mại viết báo cáo theo tiến trình thẩm
Trang 17tra và đồng thời tạo cơ hội cho bên khiếu kiện và bên bị kiện đệ trình biện hộ
và giải thích
5.4 Xử lý thông tin
Những thông tin được các bên gửi đến Bộ Thương mại hoặc ITC đượcxem là công khai trừ phi nó được định rõ là “thông tin thuộc sở hữu độcquyền” Các bên khẳng định sở hữu độc quyền đối với những thông tin trongbản đệ trình của mình sẽ phải chứng minh cho Bộ Thương mại hoặc ITC tạisao mỗi một phần thông tin lại không được phép tiết lộ công khai Sơ lược cácthông tin thuộc sở hữu độc quyền cần bảo mật phải được gửi đến đồng thờicùng với bản đệ trình Nếu được chấp nhận là thông tin thuộc sở hữu độcquyền, tài liệu được định rõ như vậy có thể được trao cho những cá nhân cụthể nhất định theo một trình tự bảo mật hành chính (APO)
Các luật sư hoặc những đại diện khác nhau của bên có quyền và lợi íchliên quan có thể tiếp cận được các bản đệ trình thuộc sở hữu độc quyền củacác bị đơn nếu họ chứng minh được nhu cầu tiếp cận thông tin thích đáng củamình và có thể bảo mật thoả đáng hiện trạng của sở hữu độc quyền trong tàiliệu Hành vi vi phạm các trình tự bảo mật hành chính có thể dẫn đến các hìnhphạt hoặc thậm chí dẫn đến việc khai trừ hành nghề luật sư trước những cơquan được nói ở trên
Những thông báo về các quyết định bắt đầu và đình chỉ, các quyết định
sơ bộ và cuối cùng, và về những lần xem xét lại (kể cả những dữ kiện thực tếsẵn có và những kết luận chứng minh cho các quyết định trên) phải được công
bố công khai trên Công báo liên bang
5.5 Sản phẩm tương tự và các Quyết định về phạm vi
Các vấn đề đôi khi phát sinh chẳng hạn như liệu một sản phẩm cá biệtnào đó có thuộc phạm vi điều tra chống bán phá giá hay không Trong nhữngtrường hợp như vậy Bộ Thương mại có thể ban hành “những quyết định về
Trang 18phạm vi” mà những quyết định này sẽ làm rõ phạm vi của một lệnh về một hàng hoá cụ thể.
Những quy định trên nhằm đảm bảo chắc chắn hàng hoá nhập khẩu cóthể so sánh được với hàng hoá cùng loại được sản xuất tại Hoa Kỳ hoặc “hànghóa tương tự” Một “sản phẩm tương tự” được xác định bởi Luật thuế năm
1930 là “một sản phẩm giống hoặc không giống nhưng có những đặc điểm và cách sử dụng gần giống nhất với sản phẩm thuộc đối tượng điều tra”
Thông thường Bộ Thương mại sẽ xem xét các tiêu chí sau để xác địnhsản phẩm tương tự: đặc tính vật lý chung; mục đích sử dụng của những ngườimua hàng cuối cùng; các kênh thương mại mà ở đó hàng hoá được bán; cáchthức mà theo đó hàng hoá được bán và trưng bày; mục đích sử dụng cơ bảncủa hàng hoá Không có yếu tố đơn lẻ nào có tính chất quyết định và các nhân
tố khác có thể được xét đến Khi không có việc bán hàng hoá giống hệt ở thịtrường nội địa để so sánh với việc bán hàng của Mỹ, việc bán hàng của Mỹđược đem so sánh với sản phẩm tương tự gần giống nhất của nước ngoài trên
cơ sở các đặc điểm được liệt kê trong bảng câu hỏi điều tra chống bán phá giá
Trong việc xác định sản phẩm tương tự trong nước cho mục đích cácđịnh thiệt hại thị trường trong nước, ITC đặc biệt quan tâm đến các yếu tốsau: hình dáng vật lý bên ngoài; người sử dụng cuối cùng; nhận thức củangười tiêu dùng; những điều kiện sản xuất thông thường, quy trình sản xuất
và nhân công; các kênh thương mại; tính có thể hoán đổi cho nhau của sản
Trang 19phẩm và giá cả nếu thích hợp Không có yếu tố đơn lẻ nào có tính chất quyếtđịnh và các yếu tố khác cũng cần phải được xem xét.
6 Xác định việc bán phá giá
Bộ Thương mại xác định biên độ bán phá giá bằng việc so sánh giá cảcủa các sản phẩm đối tượng được bán tại Hoa Kỳ (giá xuất khẩu) với “giá trịchuẩn” của hàng hoá đó “Giá trị chuẩn” được xác định là giá, mà tại một thờiđiểm tương ứng hợp lý với thời điểm bán hàng hoá với giá đó, được sử dụng
để xác định giá xuất khẩu hoặc giá xuất khẩu xây dựng, hoặc là giá “tại mộtthời điểm mà sản phẩm nước ngoài được bán đầu tiên cho một người muakhông có quan hệ chi phối để tiêu thụ tại nước xuất khẩu, với số lượng thươngmại thường xuyên và trong quá trình buôn bán trao đổi thông thường và trongphạm vi có thể thực hiện được, cùng một mức độ thương mại với giá xuấtkhẩu hoặc giá xuất khẩu cấu thành”
Để xác định ngày bán của hàng hoá đang được xem xét hoặc sản phẩmtương tự của nước ngoài, thông thường Bộ Thương mại sẽ sử dụng ngày củahoá đơn, do được ghi chép trong sổ sách của người xuất khẩu hoặc nhà sảnxuất Tuy nhiên, một ngày khác có thể sẽ được sử dụng nếu Bộ Thương mạicảm thấy nó phản ánh đúng hơn ngày được ấn định trong các điều khoản quantrọng của hợp đồng, bao gồm cả giá và số lượng Việc xác định ngày bánhàng chính xác của hàng hoá có ảnh hưởng lớn đến việc chuyển đổi ngoại tệ
và sự so sánh giá cả đặc biệt là trong trường hợp lạm phát lớn hay các thịtrường có giá cả thất thường
Với những cuộc điều tra áp dụng cho nền kinh tế thị trường, BộThương mại thường xem xét thông tin giá cả trong 4 quý tài chính gần nhấttính từ tháng trước tháng mà đơn kiện được đệ trình (có nghĩa là thời gianđiều tra) Tuy nhiên, Bộ Thương mại cũng có thể xem xét bất cứ giai đoạn bổsung hay thay thế nào nếu thấy hợp lý
Trang 206.1 Giá trị chuẩn
6.1.1 Điều chỉnh giá trị chuẩn
Để đảm bảo việc so sánh được thoả đáng, giá trị chuẩn (NV) và giáxuất khẩu (EP) được so sánh trên cơ sở giá xuất xưởng thông thường tại nhàmáy, cùng với những điều chỉnh đối với mọi khác biệt trong các điều khoảnhoặc hoàn cảnh bán hàng tại hai thị trường Bên bị đơn có trách nhiệm cungcấp các chứng cứ chứng minh và lý luận cần thiết để chứng minh sự điềuchỉnh này
Giá trị chuẩn được xây dựng dựa trên cơ sở giá xuất xưởng bán cho cáckhách hàng không có quan hệ chi phối và giá bán cho các khách hàng có quan
hệ chi phối khi việc bán hàng đã được thực hiện phù hợp nhất có thể vớithông lệ buôn bán thông thường (giá bán ra đủ bù đắp chi phí và lợi nhuậnhợp lý) Tuỳ theo trường hợp thích hợp, giá ban đầu (đơn giá tổng) bị trừ đi:
< Chi phí bao bì đóng gói tại thị trường trong nước (hay thị trường nước thứba) và các chi phí kho tàng Việc khấu trừ được thực hiện khi những chi phínày đã được bao gồm trong giá;
< Chi phí giao hàng hoặc cước phí vận chuyển nội địa (các chi phí dichuyển hàng hoá) Nếu giá cả tại nước xuất khẩu phản ánh những chi phí giaohàng tận nơi, giá trị chuẩn bị trừ đi khoản phí bảo hiểm và cước phí vậnchuyển nội địa ở nước ngoài;
< Thuế gián thu (ví dụ thuế giá trị gia tăng) Giá trị chuẩn bị giảm trừ đikhoản thuế gián thu đánh vào hàng hoá được tiêu dùng trong nước khi mànhững thuế này đã bao gồm trong giá của hàng hoá tương tự và không đánhvào hàng hoá bán cho người nhập khẩu điều này có nghĩa là khi xuất khẩuđược hỗ trợ về thuế do được miễn, miễn giảm hoặc được hoàn thuế;
< Các khoản chiết khấu và giảm giá được hưởng do trả bằng tiền mặt hoặcmua số lượng lớn hoặc thanh toán sớm hoặc quan hệ lâu dài Bộ Thương mại
Trang 21sẽ trừ đi những khoản chiết khấu, giảm giá như vậy nếu chúng được cấp vàđược thực hiện ở nước xuất khẩu.
Những điều chỉnh giá trị chuẩn được thực hiện trong trường hợp có
sự chênh lệch về giá cả mà nguyên nhân của sự chênh lệch về giá là do:
- Sự chênh lệch về số lượng hàng hoá bán ra: số lượng hàng hoá bán ratại thị trường trong nước và tại thị trường Hoa Kỳ khác nhau có thể sẽ dẫnđến sự chênh lệch về giá cả Bộ Thương mại sẽ đưa ra sự điều chỉnh về sốlượng nếu bị đơn có thể chứng minh được rằng những chênh lệch về số lượnghàng hoá bán ra có thể ít nhất một phần tạo ra sự_chênh lệch vW giá
- Sự khác biệt vật chất của sản phẩm bán ra tạiíthị trường trong nước vàdành cho mục đích xuất khẩu Bộ Thương mại sẽ xem xét giảm trừ vì sự khácnhau về chất lượng vật chất của hàng hoá dựa trên sự khác nhau trong nhữngchi phí biến động của sản xuất Bộ Thương mại sẽ không xem xét đến sự khácnhau trong chi phí sản xuất khi hàng hoá được so sánh giống hệt mhau vềc™c đặc tính vật lý
- Sự khác nhau về điều ki³n bán hàng NhữngíƯiều chỉnh sẽ được tínhđến cho những khác biệt về cácùchi phí bán hàng giữa việc bán hàng ở thịtrường trong nước và bán hàng xuất khẩu Đối với các chi phí bán hàng liênquan trực tiếp, Bộ Thương mại sẽ thực hiện những điều chỉnh trong phạm vicác chi phí mà nhà sản xuất phải trả (hoặc phải chịu) thay mặt cho người nhậpkhẩu, ví dụ như tiền hoa hồng; các khoản tín dụng; bảo hành; hỗ trợ kỹ thuật;dịch vụ và chi phí quảng cáo sản phẩm cụ thể Vì vậy, các chi phí bán hàngtrực tiếp tại Hoa Kỳ được cộng thêm vào giá trị chuẩn Khi giá trị chuẩn đượcđem so sánh với giá xuất khẩu xây dựng chứ không phải với giá xuất khẩu,các chi phí gián tiếp cho bán hàng trong nước sẽ bị khấu trừ khỏi giá trị chuẩn
và khoản chi phí bị trừ này tối đa bằng (không vượt quá) tổng các chi phí bán
Trang 22hàng gián tiếp phải trả khi bán những hàng hóa tương tự tại thị trường HoaKỳ.
- Các khoản tín dụng Những điều chỉnh thường tính đến sự khác biệttrong các chi phí tín dụng giữa thị trường trong nước xuất khẩu và thị trườngHoa Kỳ Việc điều chỉnh này là cần thiết vì thường xuyên tồn tại một khoảngthời gian giữa ngày gửi hàng cho khách hàng và ngày được thanh toán tiềnhàng Việc điều chỉnh do chi phí tín dụng quy kết được thực hiện cho dù trênthực tế nhà xuất khẩu không phải vay tiền để trả các khoản báo thu Nếukhông có thông tin về chi phí tín dụng thực tế, Bộ Thương mại sẽ quy kết mộtchi phí tín dụng bằng cách xác định số ngày chưa được thanh toán tiền hàng
và lãi suất mà công ty đã trả hoặc sẽ phải trả nếu như họ đã phải vay mộtkhoản tiền tương ứng (có nghĩa là một khoản tiền tương đương và cùng mộtloại tiền tệ) để trả cho các khoản báo thu của công ty Các chi phí tín dụngquy kết được tính toán bằng việc chia số ngày giữa ngày gửi hàng và ngàythanh toán cho 365 ngày, sau đó nhân với lãi suất và đơn giá
- Sự khác biệt về các cấp bán hàng Bộ Thương mại so sánh giá trịchuẩn với những giá xuất khẩu ở cùng một cấp bán hàng, khi có thể Ví dụ,nếu một sản phẩm được bán theo hai cấp bán hàng tại thị trường trong nước(bán cho nhà phân phối và rồi tới người tiêu dùng cuối cùng) và tất cả hàngbán tại Hoa Kỳ là bán cho người tiêu dùng cuối cùng, thì chỉ có việc bán hàngtrên thị trường trong nước tới người tiêu dùng cuối cùng mới được xem xétcho mục đích so sánh này Nếu không có cấp bán hàng tương đương tại thịtrường nội địa, sự sửa đổi giá trị chuẩn thường được tính toán dựa trên tỷ lệphần trăm (%) chênh lệch giữa các giá bình quân gia quyền tại mỗi cấp tronghai cấp bán hàng được sử dụng
Để yêu cầu một sự điều chỉnh, các nhà sản xuất nước ngoài phải chứngminh hai hiệu quả của các hoạt động bán hàng khác nhau và một trường hợp
Trang 23mẫu của những chênh lệch giá phù hợp khi bán cùng một hàng hoá cho các cấp độ bán hàng khác nhau ở thị trường nước ngoài.
Để xác định hành vi bán phá giá từ một nước có nền kinh tế phi thịtrường, thông thường Bộ Thương mại sẽ tính giá trị chuẩn bằng cách định giácác yếu tố sản xuất của các nhà sản xuất ở các nước kinh tế phi thị trườngtrong điều kiện một nước có nền kinh tế thị trường gần giống nhất với nướckinh tế phi thị trường đó
6.1.2 Trường hợp bán hàng thấp hơn chi phí sản xuất trong tiến trình thương mại thông thường
Bộ Thương mại sẽ loại trừ việc bán hàng với giá thấp hơn chi phí sảnxuất trên mỗi đơn vị sản phẩm khỏi sự tính toán giá trị chuẩn, khi việc bánhàng được thực hiện với số lượng đáng kể và không cho phép bù đắp mọi chiphí trong một khoảng thời gian hợp lý Việc bán hàng như vậy bị loại trừ vìchúng bị coi như trái với “tiến trình thương mại thông thường” Cụm từ
“những số lượng đáng kể” được hiểu theo nguyên tắc 80% Nếu doanh sốhàng bán với giá thấp hơn chi phí sản xuất chiếm ít hơn 20% tổng doanh sốbán ra (có nghĩa là doanh số hàng bán với giá cao hơn chi phí sản xuất chiếmhơn 80% tổng doanh số bán ra), thì tổng doanh số bán hàng trong nước, kể cảdoanh số hàng bán với những giá thấp hơn chi phí sản xuất, sẽ được xét đếnkhi tính toán giá trị chuẩn Khi có nhiều hơn 20% tổng doanh số bán ra(ngưỡng đặt ra của Vòng đàm phán Uruguay trước là 10%) được bán với giáthấp hơn chi phí sản xuất (có nghĩa là doanh số hàng bán với giá cao hơn chiphí sản xuất chiếm ít hơn 80% tổng doanh số), thì doanh số hàng bán với giáthấp hơn chi phí sản xuất sẽ bị loại trừ và doanh số hàng bán với giá cao hơnchi phí sản xuất vẫn được sử dụng để xác định giá trị chuẩn
Giá trị tương đối của doanh số hàng bán với giá cao hơn chi phí sảnxuất có thể rất thấp, nghĩa là lúc này giá trị chuẩn có thể chỉ được căn cứ vàomột số ít doanh số hàng bán ra với giá cao khác thường Khi không có doanh
Trang 24số hàng nào bán với giá cao hơn chi phí sản xuất, thì giá trị chuẩn sẽ được căn
cứ vào giá trị cấu thành của hàng hoá đang xem xét
Trong khi mà Luật Hoa Kỳ trước đây đòi hỏi việc bán hàng với giáthấp hơn chi phí sản xuất phải kéo dài quá một khoảng thời gian (theo giảithích của Bộ Thương mại là tối thiểu 02 tháng) mới bị loại trừ, thì Hiệp địnhcủa vòng đàm phán Uruguay lại quy định việc bán hàng hoá như vậy phảidiễn ra “trong vòng” một khoảng thời gian 12 tháng Do vậy, việc bán hàngvới giá thấp hơn chi phí sản xuất bây giờ có thể không được tính đến cho dù
nó xảy ra trong thời gian một tháng
Dựa trên những lý lẽ do bên khiếu kiện đưa ra, Bộ Thương mại sẽ tiếnhành điều tra để xác định xem giá bán hàng hoá đó tại thị trường trong nước
có thấp hơn chi phí sản xuất hay không nếu như họ có cơ sở hợp lý để tintưởng hoặc nghi ngờ hàng hoá đó đã được bán với giá thấp hơn chi phí sảnxuất Các tính toán chi phí sản xuất được dựa trên sổ sách của chính các nhàsản xuất hoặc nhà xuất khẩu nếu như các sổ sách ấy được thực hiện phù hợpvới các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng răi tại nước của nhà xuấtkhẩu hoặc nhà sản xuất (GAAP)
Những điều chỉnh đặc biệt tới chi phí sản xuất sẽ được thực hiện và cótính đến các chi phí liên quan tới các hoạt động khởi đầu trong những trườnghợp liên quan đến các phương tiện sản xuất mới hoặc các sản phẩm mới đòihỏi phải có sự đầu tư bổ sung lớn
Ngoài việc bán hàng hoá thấp hơn chi phí sản xuất, thì các hình thứcbán hàng khác cũng có thể bị loại trừ khỏi việc tính toán giá trị chuẩn vì BộThương mại cho rằng chúng trái với tiến trình thương mại thông thường Ví
dụ như: việc bán hàng mẫu, hàng kém chất lượng, hàng đã ngừng sản xuất,bán thử nghiệm và bán với số lượng rất nhỏ
Trang 256.1.3 Tính khả thi ở thị trường trong nước hoặc doanh số bán hàng trong nước của nước thứ ba
Giá trị chuẩn được căn cứ vào việc bán hàng tương tự ở thị trường nộiđịa của nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu nếu doanh số bán hàng được coi như
là đủ để có thể đưa ra một sự so sánh “khả thi” với giá xuất khẩu và việc bánhàng là phù hợp với “tiến trình thương mại thông thường” Để được coi là khảthi, doanh số bán hàng trong nước phải tương đương ít nhất 5% doanh số bánhàng của hàng hoá đang được xem xét bán cho những người mua không cóquan hệ chi phối ở Hoa Kỳ
Khi doanh số hàng bán ở thị trường trong nước được xem là không đủtheo tiêu chuẩn này, hoặc việc bán hàng không phù hợp với tiến trình thươngmại thông thường, giá trị chuẩn có thể sẽ được căn cứ vào việc bán hàng trongnước ở một thị trường (“nước ngoài”) nước thứ ba Bộ Thương mại được chỉthị chọn ra nước thứ ba mà thị trường của quốc gia này tương đồng nhất vềphương diện tổ chức và trình độ phát triển với quốc gia có doanh số bán hàngtrong nước bị coi là không đủ, và nước thứ ba đó có thể xuất khẩu hàng hoágiống nhất với những hàng hoá được xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ BộThương mại sẽ tìm chọn một việc bán hàng nào đó ở Hoa Kỳ phù hợp vớiviệc bán sản phẩm nước ngoài tương tự giống nhất ở nước thứ ba, được tiếnhành phù hợp với tiến trình thương mại thông thường Doanh số bán hàngtrong nước ở thị trường nước thứ ba cũng phải đạt được tiêu chuẩn là 5%doanh số bán hàng cho Hoa Kỳ
Bộ Thương mại được phép tuỳ ý không áp dụng ngưỡng 5% trongnhững “hoàn cảnh đặc biệt” hay từ chối sử dụng doanh số bán hàng trongnước của nước thứ ba hoặc doanh số bán hàng ở thị trường nội địa (của nhàsản xuất hoặc nhà xuất khẩu) nếu như những doanh số như vậy bị coi là
Trang 26không đại diện tiêu biểu hoặc nếu tồn tại một “tình hình thị trường đặc biệt”không cho phép có được một sự so sánh chính xác.
Bản báo cáo công việc hành chính (SAA) của URAA chỉ ra rằng “đặcbiệt” có thể bao gồm các trường hợp mà khi: (1) một việc bán hàng đơn lẻ tạithị trường nước ngoài tương đương 5% doanh số bán hàng cho Hoa Kỳ; (2)
có những kiểm soát hết sức nhậy cảm của Chính phủ đối với việc định giá tạimột thị trường nước ngoài mà giá cả tại thị trường đó không thể được xem làtạo cạnh tranh; và (3) có những loại nhu cầu khác nhau giữa thị trường Hoa
Kỳ và một thị trường nước ngoài
Hơn nữa, theo những trình bày dưới đây, việc bán hàng cho người cóquan hệ chi phối có thể không được sử dụng cho việc tính toán giá trị chuẩntrong những hoàn cảnh nhất định Nếu cả hai việc bán hàng trong nước và bánhàng trong nước của thị trường nước thứ ba đều bị coi là không thích đáng,thì giá trị xây dựng sẽ được sử dụng
6.1.4 Giá trị cấu thành
Khi việc bán hàng trong nước của nước thứ ba không thể được sử dụngtrong việc hình thành giá trị chuẩn bởi vì việc bán hàng đó không phù hợp vớitiến trình thương mại thông thường hoặc không thoả mãn về mặt số lượng đểcho phép có được sự so sánh điển hình, thì giá cả hàng hoá bán cho Hoa Kỳđược so sánh với giá trị cấu thành Giá trị cấu thành này được tính toán bằngtổng các chi phí quản lý, bán hàng, chi phí chung, và các khoản lợi nhuận hợplý
Đối với việc tính toán lợi nhuận, Luật trước khi có vòng đàm phánUruguay đã yêu cầu Bộ Thương mại phải cộng vào một mức cao hơn lợinhuận thực tế hoặc 8% của tổng chi phí cho sản xuất và các chi phí chung.Các chi phí bán hàng, quản lý và chi phí chung (SGA) đã được tính toán tốithiểu bằng 10% chi phí sản xuất, hoặc 10% các chi phí thực tế, tuỳ vào chi phí
Trang 27nào cao hơn Để tính toán giá trị cấu thành, hiện nay Bộ Thương mại sử dụngchi phí chung thực tế của các công ty và các lợi nhuận dựa trên việc bán sảnphẩm tương tự với giá bán cao hơn chi phí sản xuất.
Khi những thông tin cần thiết không có sẵn để xác định lợi nhuận thực
tế thu được từ việc bán sản phẩm tương tự nước ngoài phù hợp với tiến trìnhthương mại thông thường, Bộ Thương mại có thể lựa chọn sử dụng 1 trong 3cách tính SGA thực tế và lợi nhuận như sau:
1/ Tổng số chi phí SGA thực tế và lợi nhuận phải trả và thu được củanhà sản xuất/nhà xuất khẩu trong việc bán các sản phẩm cùng chung chủngloại bởi cùng nhà sản xuất; hoặc
2/ Số bình quân gia quyền, tổng số chi phí thực tế phải trả và thu đượccủa các nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu khác được đưa ra điều tra hoặc xemxét lại để tính chi phí SGA và lợi nhuận trong việc bán sản phẩm tương tựphù hợp với tiến trình thương mại thông thường; hoặc
3/ Tổng số chi phí SGA và lợi nhuận được tính toán bằng bất cứphương pháp hợp lý khác nhưng không vượt quá tổng số chi phí thường phảitrả và thu được của các nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu khác trong việc bánsản phẩm cùng chủng loại vơi hàng hoá thuộc đối tượng điều tra
6.2 Giá xuất khẩu
Giá xuất khẩu là giá mà với giá này hàng hoá thuộc đối tượng điều trađược bán lần thứ nhất (hoặc được thoả thuận bán) trước ngày nhập khẩu bởinhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu ngoài Hoa Kỳ cho một người mua không cóquan hệ chi phối hoặc liên kết (unaffiliated purchaser) tại thị trường Hoa Kỳhoặc cho một người mua không có quan hệ chi phối hoặc liên kết để xuấtkhẩu vào thị trường Hoa Kỳ
Trang 286.2.1 Những điều chỉnh
Để tính toán chính xác giá xuất khẩu xưởng, giá ban đầu (đơn giá tổng)bán cho khách hàng không có quan hệ chi phối hoặc liên kết đầu tiên tại thịtrường Hoa Kỳ sẽ bị khấu trừ đi bất kỳ khoản nào nếu có dưới đây:
- Chi phí vận chuyển phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hoá từnhà máy tới nơi bán hàng (các chi phí này bao gồm cước vận chuyển nội địa
ở nước ngoài, thuê kho ở nước ngoài, cước vận chuyển nội địa ở Hoa Kỳ,cước vận chuyển và bảo hiểm đường biển, đường hàng không quốc tế, phímôi giới ở Mỹ, khi mà những chi phí này đã bao gồm trong giá);
- Bao bì đóng gói đặc biệt để xuất khẩu;
- Thuế nhập khẩu và các loại thuế khác do nước xuất khẩu áp dụng mànhững khoản thuế này đã được giảm trừ hoặc không thu do hoạt động xuấtkhẩu;
- Thuế trợ cấp (chống trợ cấp) do chính quyền Hoa Kỳ áp đặt để bù đắp lại thiệt hại do chính sách trợ cấp của một Chính phủ nước ngoài gây ra; hoặc
- Các khoản chiết khấu và giảm giá (Bộ Thương mại sẽ trừ những khoản này nếu chúng được cấp và thực hiện tại thị trường trong nước)
6.2.2 Phương pháp lấy mẫu hàng hoá và Tính bình quân
Hiệp định đàm phán Uruguay cho phép Bộ Thương mại được sử dụngcác phương pháp lấy mẫu thống kê hợp lệ và phương pháp tính bình quân đểxác định giá xuất khẩu, giá xuất khẩu xây dựng hoặc giá trị chuẩn nếu cóđược một doanh số bán hàng đáng kể hoặc một số lượng hoặc nhiều loại sảnphẩm đáng kể Bộ Thương mại được tùy ý trong việc lựa chọn để sử dụngnhững mẫu và các số trung bình nhưng phải tham khảo ý kiến của các nhà sảnxuất và xuất khẩu Hơn nữa, nếu việc xác định các biên độ bán phá giá bìnhquân gia quyền riêng cho từng công ty là không thực hiện được thì BộThương mại có thể xác định biên độ bán phá giá bình quân gia quyền cho một
Trang 29mẫu điển hình trong số các nhà sản xuất và xuất khẩu hoặc trong nhiều loạisản phẩm được thống kê hợp lệ, hoặc xác định biên độ cho một mẫu điển hìnhtrong số các nhà sản xuất và xuất khẩu có số lượng hàng hoá đang được xemxét lớn nhất đối với nước xuất khẩu.
6.2.3 Những người có mối quan hệ chi phối hoặc liên kết (affiliated Persons)
Bộ Thương mại sửa đổi phương pháp tính toán của mình đối với cácgiao dịch được kiểm tra có liên quan đến các bên có quan hệ chi phối hoặcliên kết với nhau Bộ Thương mại cho rằng bất kỳ giao dịch buôn bán nàogiữa các bên có quan hệ chi phối hoặc liên kết đều là cơ sở không tin cậy choviệc xây dựng giá xuất khẩu hay giá trị chuẩn vì các bên có quan hệ chi phốihoặc liên kết này có thể định giá ưu đãi cho nhau trong buôn bán, hoặcchuyển nhượng sản phẩm dựa trên cơ sở giá trị sản phẩm (giá vốn) hoặc giávốn cộng với một khoản lợi nhuận cố định Khi Bộ Thương mại thấy rằngviệc bán hàng giữa các bên có quan hệ chi phối hoặc liên kết đã không đượcgiao dịch với một giá mà nhà xuất khẩu bán “hàng hoá đó hoặc hàng hoátương tự” cho người mua không có quan hệ chi phối hoặc liên kết thì việc bánhàng này không được xem xét đến Bên bị kiện có nghĩa vụ chứng mình rằngviệc bán hàng cho một bên có quan hệ chi phối hoặc liên kết được thực hiệnphù hợp nhất có thể với thông lệ buôn bán thông thường
Tương tự như vậy, Bộ Thương mại quy định rằng giá chuyển nhượngcủa một đầu vào chủ yếu giữa các bên có quan hệ chi phối hoặc liên kết phảilớn hơn chi phí sản xuất ra đầu vào và Bộ Thương mại cũng yêu cầu bên bịkiện phải báo cáo các chi phí sản xuất thực tế của nhà cung cấp Những điềuchỉnh yêu cầu có thể cũng không được phép khi mà giá chuyển nhượng thấphơn giá trị trường
Các bên bị coi là có quan hệ chi phối hoặc liên kết nếu:
- Một bên kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp đối với bên kia;
Trang 30- Một bên thứ ba kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp cả hai; hoặc
- Cả hai kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp một bên thứ ba, và có lý do để tinrằng mối quan hệ khiến cho nhà sản xuất Hoa Kỳ hành động khác với mộtnhà không sản xuất
Một quyền sở hữu 5% cổ phần được coi là đủ để tạo ra một mối quan hệ của
“bên có quan hệ chi phối/liên kết” mặc dù sự “kiểm soát” vẫn có thể tồn tạingay cả khi không có bất kỳ một sở hữu cổ phần nào
6.2.4 Giá xuất khẩu cấu thành (Constructed Export price)
Giá xuất khẩu cấu thành là một thuật ngữ được sử dụng để tính toán giáxuất khẩu khi việc bán hàng vào Hoa Kỳ được thực hiện thông qua một bên
có liên quan Việc bán hàng cho các bên có quan hệ liên quan bị loại bỏ vàthay vào đó Bộ Thương mại sẽ tính toán một giá xuất khẩu xây dựng căn cứtrên giá được định bởi người sản xuất hoặc nhà xuất khẩu hàng hoá, hoặc bởimột người bán có quan hệ chi phối hoặc liên quan, trước hoặc sau khi nhậpkhẩu, để bán cho người mua không có quan hệ chi phối hoặc liên quan đầutiên ở Hoa Kỳ Để tính toán một giá tương đương với một giá xuất xưởng ápdụng cho việc bán hàng thông qua một bên có quan hệ chi phối hoặc liênquan, ngoài những điều chỉnh được sử dụng cho việc tính toán giá xuất khẩu,một vài điều chỉnh khác cũng sẽ được thực hiện
Giá xuất khẩu xây dựng được khấu trừ tiếp các khoản:
< Các chi phí bán hàng trực tiếp được trả bởi hoặc tính cho người bán, phátsinh từ, và có liên quan trực tiếp đến việc bán hàng (ví dụ như các chi phí tíndụng, bảo hành và bảo đảm) và mọi chi phí bán hàng mà người bán trả thaymặt cho người mua;
< Các chi phí bán hàng (gián tiếp) khác liên quan đến hoạt động kinh tế tạiHoa Kỳ (ví dụ các chi phí lưu hàng tồn kho của Canada và Hoa Kỳ và các chiphí bảo hiểm trách nhiệm pháp lý hàng hoá);
Trang 31< Chi phí cho bất kỳ một hoạt động sản xuất hoặc lắp ráp thêm nào tại HoaKỳ; và
< Lợi nhuận phân bổ cho việc bán hàng, phân phối và sản xuất thêm ở Hoa
Kỳ do bên có quan hệ chi phối thực hiện (việc khấu trừ được tính toán bằngcách nhân tổng lợi nhuận thực tế ở cả thị trường Hoa Kỳ và thị trường nội địa,với tỷ lệ giữa tổng chi phí sản xuất và bán hàng tại Hoa Kỳ và tổng chi phísản xuất và bán hàng)
6.3 Tính toán các biên độ phá giá
Để xác định có tồn tại một biên độ phá giá hay không, Bộ Thương mạilấy giá trị chuẩn bình quân gia quyền trừ đi giá xuất khẩu bình quân gia quyềnđối với hàng hoá tương tự Bất kỳ một chênh lệch dương (+) nào đều là cơ sởcho một biên độ phá giá, sự chênh lệch này sau đó được tính trung bình trênmột cơ sở quyền số để tìm ra một giá trị biên độ ước tính cho tất cả việc bánhàng sang thị trường Hoa Kỳ trong suốt giai đoạn điều tra
Theo phương pháp tính của Bộ Thương mại trước Vòng Đàm phánUruguay, thì các giá trị trung bình tại thị trường nội địa thường được so sánhvới các giá giao dịch xuất khẩu riêng Theo quy định tại điều 2.4.2 của Hiệpđịnh Chống bán phá giá, hiện nay Bộ Thương mại thường xác định và tínhtoán các biên độ phá giá trên cơ sở so sánh các giá trị chuẩn bình quân giaquyền và các giá xuất khẩu bình quân gia quyền (hoặc các giá xuất khẩu cấuthành) Việc tính toán dựa trên sự so sánh giao dịch với giao dịch có thể được
sử dụng khi có rất ít việc bán hàng và hàng hoá được bán ra tại mỗi thị trường
là giống hệt nhau hoặc rất tương tự
Sự khác nhau giữa phương pháp tính toán cũ và hiện tại của Hoa Kỳ cóthể ảnh hưởng đáng kể đến các biên độ phá giá Ví dụ, nếu trong cùng mộtngày, một nhà sản xuất Canada bán ra cùng một số lượng hàng hoá tại thịtrường Hoa Kỳ và Canada với giá là 100$/1 đơn vị và 1 tuần sau bán số lượng
Trang 32như vậy tại hai thị trường trên với giá 200$/1 đơn vị, giá trị chuẩn của hàng hoá đó sẽ là 150$/1 đơn vị.
Theo phương pháp tính trước đây của Hoa Kỳ, khi 2 giá bán của haigiao dịch xuất khẩu vào Hoa Kỳ được so sánh với giá trị chuẩn 150$ này thìgiao dịch đầu tiên với giá 100$/1 đơn vị sẽ bị coi là phá giá Ngược lại, theophương pháp so sánh trung bình với trung bình hoặc giao dịch với giao dịch,việc bán phá giá là không có
Tuy nhiên, Luật pháp Hoa Kỳ đã vẫn tiếp tục sử dụng cách so sánh cácgiá xuất khẩu riêng với giá trị chuẩn trung bình áp dụng cho tất cả các lầnxem xét lại hành chính cho đến ngày 1/1/2000 Phương pháp này cũng có thểđược sử dụng khi có chứng cớ về một mẫu hình các giá xuất khẩu “khác nhaumột cách đáng kể giữa những người mua, giữa các khu vực, hoặc giữa cáckhoảng thời gian” – một tập quán thường được biết đến là “bán phá giá cómục đích”
6.3.1 Tỷ lệ áp dụng đồng loại cho các đối tượng khác
Bộ Thương mại thường tính toán các biên độ phá giá bình quân giaquyền riêng cho những nhà xuất khẩu và nhà sản xuất nước ngoài lớn nhất,trong khi tất cả những nhà xuất khẩu và nhà sản xuất khác của cùng một nướcphải chịu phụ thuộc vào tỷ lệ “áp dụng cho mọi đối tượng khác” được đặt ratrong lần điều tra đầu tiên hoặc trong lần xem xét lại hàng năm gần nhất Tỷ lệ
“áp dụng đồng loại cho các đối tượng khác” được tính toán bằng số bình quângia quyền của các biên độ phá giá được xác định riêng, loại trừ biên độ bằngkhông hoặc biên độ tối thiểu, và các biên độ được căn cứ hoàn toàn trên các
dữ liệu thực tế sẵn có
Bộ Thương mại phải thiết lập các mức thuế riêng khi một nhà sản xuấthoặc xuất khẩu không được lựa chọn để xem xét riêng nhưng tự nguyện cungcấp những thông tin được yêu cầu của các bị đơn khác trong thời gian đượcquy định cho những nhà sản xuất hoặc xuất khẩu bị xem xét riêng Nếu số các
Trang 33nhà sản xuất hoặc xuất khẩu đã cung cấp những thông tin như vậy nhiều tớimức làm cho các hoạt động xem xét riêng trở nên quá mức phiền toái, thì BộThương mại sẽ được miễn phải thực hiện yêu cầu này.
6.3.2 Các biên độ tối thiểu
Theo điều khoản 5.8 của Hiệp định chống bán phá giá, Luật thuế năm
1930 đã được sửa đổi, quy định rằng một biên độ phá giá được xác định là
thấp hơn 2% theo giá hàng sẽ được coi là tối thiểu và sẽ bị loại trừ Tuy
nhiên, Bộ Thương mại đã giải thích Điều 5.8 là chỉ áp dụng cho những lầnđiều tra đầu tiên Đối với những lần xem xét lại, cho đến ngày 1/1/2000, BộThương mại vẫn tiếp tục thực hiện thông lệ coi một biên độ phá giá tối thiểu
khi nó thấp hơn 0,5% theo giá hàng.
6.4 Phân tích thiệt hại của ITC
Như đã trình bày ở trên, vai trò của ITC trong các cuộc điều tra chốngbán phá giá là xác định xem ngành sản xuất nội địa của Hoa Kỳ sản xuất cácsản phẩm tương tự có bị thiệt hại vật chất hay bị đe dọa gây thiệt hại vật chấthay không, hoặc xác định xem liệu việc hình thành một ngành ở Hoa Kỳ cóthực sự bị làm chậm lại do hàng nhập khẩu đang được xem xét gây ra hay
không ITC gồm có 6 thành viên được Tổng thống bổ nhiệm, không quá 3 người trong số họ có thể thuộc cùng một đảng phái chính trị.
Các quyết định được đưa ra dựa trên cơ sở đa số phiếu tán thành Nếu
số các thành viên bỏ phiếu tán thành hoặc không tán thành bằng nhau về việc
có thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thì ITC được xem như là có quyết địnhkhẳng định (đồng thuận là có gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại)
Quyết định về thiệt hại của ITC bao gồm một cuộc điều tra hai vấn đề:
thứ nhất là về sự kiện thực tế của thiệt hại vật chất; thứ hai, việc bán phá giá
có là nguyên nhân của thiệt hại vật chất hoặc đe dọa gây thiệt hại hay không
Thiệt hại vật chất được định nghĩa là “thiệt hại lớn, cơ bản quan trọng”
Trang 34Để xác định ngành công nghiệp nội địa có bị thiệt hại vật chất do hàngnhập khẩu đang được xem xét gây ra hay không, theo quy định của Luật, ITCphải xem xét tới:
1/ Số lượng hàng nhập khẩu, cụ thể hơn là liệu số lượng hàng nhậpkhẩu đang được xem xét (số lượng tương đối hoặc số lượng tuyệt đối) là đáng
kể hay không; và
2/ Ảnh hưởng của hàng nhập khẩu đến giá cả hàng hoá tương tự củaHoa Kỳ, kể cả chứng cứ về việc bán hàng hạ giá hoặc giảm giá do hàng nhậpkhẩu gây ra; và
3/ Những tác động của hàng nhập khẩu đến các điều kiện kinh doanhcủa các nhà sản xuất hàng hoá tương tự nội địa của Hoa Kỳ, bao gồm nhưngkhông giới hạn:
< Những sụt giảm thực tế hoặc tiềm năng về doanh số bán ra, thị phần, lợinhuận, năng suất, lợi nhuận đầu tư hoặc sử dụng vốn;
< Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả nội địa;
< Những tác động tiêu cực thực tế hoặc tiềm năng đến chu chuyển tiền mặt,hàng hoá tồn kho, việc làm, tiền lương, tăng trưởng hoặc khả năng tăngtrưởng vốn;
< Những tác động tiêu cực thực tế hoặc tiềm năng đến các nỗ lực phát triển
và sản xuất hiện tại của ngành công nghiệp nội địa nhằm phát triển, cải tiếnmới sản phẩm tương tự nội địa; và
< Độ lớn của biên độ bán phá giá
Tuy nhiên, ITC không bị hạn chế ở những yếu tố này, và trong cáctrường hợp quá khứ ITC còn xem xét đến các chỉ số kinh tế khác
Để xác định một ngành công nghiệp có bị đe dọa gây thiệt hại vật chấtbởi hàng hoá nhập khẩu hay không, ITC xem xét liệu “trên cơ sở nhữngchứng cứ….mối đe dọa gây thiệt hại vật chất là có thực và…thiệt hại thực tế
Trang 35sắp xảy ra” hay không Việc xác định này “không thể được thực hiện trên cơ
sở của sự phỏng đoán hoặc giả thiết đơn thuần”
ITC xem xét, trong số những nhân tố kinh tế có liên quan:
1/ Mọi sự tăng năng suất sản xuất hiện tại hoặc sắp xảy ra mà điều đó dườngnhư sẽ dẫn đến kết quả là hàng hoá nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ tănglên;
2/ Một tốc độ tăng đáng kể về số lượng hoặc sự thâm nhập thị trường củahàng nhập khẩu đang bị điều tra,
3/ Liệu hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ có thể có tác động giảm hoặc kìm hãmđáng kể đến giá cả của Hoa Kỳ không;
4/ Tồn kho của hàng hoá đang bị điều tra;
5/ Khả năng chuyển dịch sản phẩm nếu các phương tiện sản xuất của nướcngoại hiện đang sản xuất hàng hoá không thuộc đối tượng điều tra có thể được
sử dụng để sản xuất ra hàng hoá thuộc đối tượng bị điều tra;
6/ Khả năng tăng lên, bởi lý so chuyển dịch sản phẩm, của các sản phẩm nôngnghiệp chế biến hoặc chưa chế biến nhập khẩu đã được điều tra;
7/ Các ảnh hưởng tiêu cực thực tế hoặc tiềm năng đến những nỗ lực hiện tạicủa ngành công nghiệp Hoa Kỳ nhằm phát triển cải tiến các sản phẩm đangđược điều tra; và
8/ Bất kỳ khuynh hướng có thể chứng minh được khác cho thấy khả năng màhàng hoá đang được điều tra sẽ gây ra thiệt hại vật chất
Bên khiếu kiện cũng có thể lập luận rằng sự hình thành một ngành côngnghiệp ở Hoa Kỳ bị làm chẫm trễ rất nhiều do hàng nhập khẩu (hoặc khả nănggây ra của hàng nhập khẩu) của hàng hoá là đối tượng của vụ kiện Nhưngnhững cáo buộc như vậy là không phổ biến
Trang 36Đối với các vấn đề về nguyên nhân gây thiệt hại, cần đặc biệt chú ýrằng theo sự giải thích của ITC về quy chế của mình, việc bán phá giá khôngcần phải là nguyên nhân gây thiệt hại duy nhất, hoặc cũng không cần phảiquan trọng đáng kể hơn bất kỳ nguyên nhân gây thiệt hại nào khác.
6.4.1 Xác định ngành công nghiệp nội địa có liên quan
ITC có trách nhiệm xác định ngành công nghiệp nội bộ liên quan đếnsản xuất hàng hoá tương tự Theo Luật thuế năm 1930, ngành công nghiệp nội
địa là “toàn bộ các nhà sản xuất trong nước sản xuất một sản phẩm tương tự,
hoặc những nhà sản xuất có sản lượng chung chiếm một phần chủ yếu tổng sản lượng sản xuất trong nước của sản phẩm đó” Các nhà sản xuất sản phẩm
tương tự của Hoa Kỳ mà có quan hệ với những nhà xuất khẩu hoặc nhậpkhẩu, hoặc chính họ là người nhập khẩu những sản phẩm đang bị coi là bánphá giá, có thể bị loại trừ không được coi là thuộc ngành công nghiệp nội địa
“trong các trường hợp thích hợp”
Các bên bị coi là có quan hệ nếu một bên thực hiện quyền kiểm soáttrực tiếp hoặc gián tiếp đối với bên kia Sự quan tâm của ITC đến trường hợpbên có quan hệ là liệu quan hệ của những người sản xuất với những nhà xuấtkhẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá bán phá giá có tạo cho họ một vị trí đặc biệthoặc vị trí được bảo vệ chắc chắn trên thị trường khi so sánh với những nhàsản xuất khác
6.4.2 Sản lượng chế định
Hiệp định Uruguay 1994 đã đưa khái niệm “sản lượng chế định” vàophương pháp của Hoa Kỳ để xác định thiệt hại vật chất trong điều tra thuếchống bán phá giá Khái niệm này được đưa ra dựa trên thực tế rằng một vàisản phẩm thuộc đối tượng của các vụ điều tra giải quyết tranh chấp thươngmại có thể được bán ra vừa như là những sản phẩm cuối cùng hoặc vừa đểtiếp tục sử dụng trong quá trình sản xuất thêm
Trang 37Lấy ví dụ, trong lĩnh vực thép cán cuộn, các cuộn thép cuộn nóng cóthể được bán hoặc được sử dụng như là sản phẩm cuối cùng hoặc có thể đượctiếp tục chế biến thêm thành sản phẩm thép cuộn nguội hoặc thành thép không
gỉ Vấn đề nảy sinh là liệu thiệt hại có nên được đánh giá trên cơ sở tổng sảnlượng của sản phẩm đó không hay chỉ trên cơ sở tổng sản lượng được bán trên
“thị trường mua bán” Trong vụ kiện trước, hàng nhập khẩu được bán phá giá
sẽ cho thấy một phần ít hơn phần chúng sẽ thực chiếm trong tổng lượng tiêudùng nếu như sản lượng hạn chế được tính đến Do đó, việc chứng minh thiệthại do hàng nhập khẩu được bán phá giá có thể trở nên khó khăn hơn đối vớingành công nghiệp nội địa nếu như sản lượng chế định được tính đến
Hiệp định Uruguay đưa ra các tiêu chuẩn để xác định sự tồn tại của sảnlượng chế định và cách xử lý Thông thường ITC sẽ xem xét đến điều kiệncủa toàn bộ các nhà sản xuất Hoa Kỳ sản xuất sản phẩm nội địa tương tự khixác định xem liệu thiệt hại vật chất có phải bắt nguồn từ hàng hoá được nhậpkhẩu một cách không lành mạnh hay không ITC sẽ xem xét ảnh hưởng củahàng nhập khẩu được bán phá giá đến tổng sản lượng của sản phẩm tương tựnội địa Tuy nhiên, nếu những điều kiện nhất định được xác định là có tồn tại,ITC sẽ tập trung chủ yếu vào “thị trường buôn bán” để xác định thiệt hại
6.4.3 Các thị trường địa phương
Để phục vụ cho mục đích xác định thiệt hại, ngành công nghiệp nội địa
có thể được giới hạn trong những nhà sản xuất sản phẩm tương tự ở những thịtrường địa phương hoặc riêng biệt trong lãnh thổ Hoa Kỳ, ngay cả khi toàn bộngành sản xuất nội địa sản xuất những sản phẩm tương tự không bị gây thiệthại Để xác minh có một thị trường địa phương tồn tại, cần phải chứng minhđược rằng:
- Những nhà sản xuất ở thị trường địa phương bán toàn bộ hoặc hầunhư toàn bộ sản lượng của họ trên thị trường đó; và
Trang 38- Nhu cầu ở thị trường địa phương không được cung cấp với bất kỳmức độ đáng kể nào bởi những nhà sản xuất ở nơi khác trong lãnh thổ quốc gia.
Khi đã có một thị trường khu vực tồn tại, một vài tiêu chuẩn bổ sung sẽđược kiểm tra để xác định xem liệu ngành công nghiệp Hoa Kỳ có bị gây thiệthại hay không Trước khi một quyết định khẳng định có gây thiệt hại hoặc đedọa gây thiệt hại được đưa ra, cần phải chứng minh được rằng:
- Có sự tập trung của hàng nhập khẩu được bán phá giá vào thị trườngđịa phương đó; và
- Hàng nhập khẩu được bán phá giá là nguyên nhân gây thiệt hại chocác nhà sản xuất có toàn bộ hoặc hầu như toàn bộ sản lượng bán ra trong thịtrường địa phương
6.4.4 Tổng hợp
ITC có trách nhiệm thực hiện việc đánh giá tổng hợp số lượng và ảnhhưởng của sản phẩm tương tự nhập khẩu từ hai nước hoặc nhiều hơn nếunhững hàng nhập khẩu như vậy cạnh tranh với nhau và cạnh tranh với sảnphẩm tương tự nội địa Chỉ những hàng nhập khẩu mà được những đơn kiện
đệ trình cùng ngày đề cập tới và Bộ Thương mại đã ra quyết định sơ bộ khẳngđịnh có bán phá giá mới có thể được đánh giá tổng hợp Đối với những xácđịnh về thiệt hại, ITC phải tổng hợp hàng nhập khẩu nếu: (1) biên độ thuếchống bán phá giá cho mỗi quốc gia lớn hơn biên độ tối thiểu; (2) khối lượnghàng nhập khẩu từ mỗi nước là đáng kể; và (3) tất cả những hàng nhập khẩunhư vậy cạnh tranh với nhau và với sản phẩm tương tự trên thị trường Hoa
Kỳ Đối với những xác định về mối đe dọa gây thiệt hại vật chất, ITC cóquyền tự ý tổng hợp hàng nhập khẩu Luật pháp Hoa Kỳ không quy định gì vềcông việc của ITC về “tổng hợp chéo”, trong đó ITC tổng hợp các ảnh hưởngcủa hàng nhập khẩu được bán phá giá
Trang 396.4.5 Hàng nhập khẩu không đáng kể
Việc điều tra vụ kiện được chấm dứt nếu ITC nhận thấy hàng hoá nhậpkhẩu từ một nước bị điều tra là không đáng kể Theo Hiệp định Chống bánphá giá, hàng nhập khẩu được coi là không đáng kể nếu chỉ chiếm ít hơn 3%
số lượng của toàn bộ hàng hoá được xem xét được nhập khẩu vào Hoa Kỳtrong khoảng thời gian 12 tháng gần nhất trước khi đơn khiếu kiện được gửiđến Tuy nhiên, khi số lượng tổng hợp hàng nhập khẩu được xem xét từ tất cảcác nước có số lượng không đáng kể vượt quá 7% số lượng của toàn bộ hàngnhập khẩu được xem xét, những hàng nhập khẩu này sẽ được coi là đáng kể
6.4.6 Quyết định sơ bộ
Trong quyết định sơ bộ của mình, ITC cần phải xác định, dựa trênthông tin sẵn có tốt nhất tại thời điểm điều tra, khi có một “dấu hiệu hợp lý”rằng ngành công nghiệp nội địa bị thiệt hại vật chất, hoặc bị đe dọa gây thiệthại do nguyên nhân hàng nhập khẩu được quy cho là bán phá giá gây ra Khiquyết định sơ bộ của ITC là không gây thiệt hại hoặc không đe dọa gây thiệthại thì việc điều tra sẽ được kết thúc, quyết định như vậy thông thường làkhông phổ biến ITC thường có khuynh hướng tạo điều kiện thuận lợi chonhững người khiếu kiện trong toàn bộ quá trình tố tụng trừ phi đơn kiện làkhông có căn cứ Người khiếu kiện có trách nhiệm cung cấp chứng cứ về vấn
đề thiệt hại
6.4.7 Quyết định cuối cùng
Một mức độ chứng cứ cao hơn được yêu cầu trong quyết định cuốicùng ITC cần phải xác định xem liệu ngành công nghiệp Hoa Kỳ có bị thiệthại vật chất hoặc bị đe dọa gây thiệt hại bởi hàng hoá nhập khẩu đang đượcxem xét hay không Là một phần của quá trình đưa ra quyết định, một phiênđiều trần công khai sẽ được ITC tổ chức, thông thường phiên điều trần nàykéo dài một ngày Các bên tham gia vụ kiện có thể gửi cho ITC bản giải trình
Trang 40quan trọng trước khi phiên điều trần được tổ chức và có cơ hội phân tích vàbình luận trên những số liệu và phân tích của các nhân viên điều tra ITC Quátrình điều trần về bản chất là để điều tra hơn là để xét xử, không cho phép đưa
ra các chứng cứ mới, và bị giới hạn trong việc thẩm vấn và tranh luận Tiếptheo phiên điều trần và sự xem xét cẩn thận của các Uỷ viên Hội đồng, ITC sẽđưa ra một bản báo cáo có quyết định cuối cùng của mình
7 Xem xét lại
7.1 Xem xét lại theo thủ tục hành chính
Nếu được các bên có quyền và lợi ích liên quan yêu cầu, việc xem xétlại theo thủ tục hành chính các lệnh chống bán phá giá và các thoả thuận đìnhchỉ thường được Bộ Thương mại tổ chức một lần sau mỗi khoảng thời gian 12tháng tính từ ngày bắt đầu áp dụng lệnh Việc xem xét lại theo thủ tục hànhchính này xác định tiền thuế thực tế đang nợ cho khoảng thời gian xem xét lạivừa qua và đưa ra mức ký quỹ trả thuế dự kiến cho việc nhập khẩu tương lai.Nếu tiền kỹ quỹ trả thuế thu được trong khoảng thời gian xem xét lại (căn cứvào mức ký quỹ trả thuế dự kiến trước đó) vượt quá tiền thuế thực tế phải trảcho khoảng thời gian đó (tiền thuế thực tế phải trả được xác định trong lầnxem xét lại), thì tiền thừa sẽ được hoàn trả cùng với lãi suất Nếu trường hợpngược lại xảy ra, cơ quan Hải quan Hoa Kỳ sẽ thu bất cứ khoản tiền nợ nàocùng với lãi suất Theo trình tự thủ tục, cách thức xem xét lại được tiến hànhtheo cách thức tương tự với việc điều tra ban đầu
Theo quy định của luật trước khi Hiệp định Uruguay ra đời, Bộ Thươngmại có nghĩaºvụ côngŸ=ố những kết quả cuối cùng của xem xét lại hànhchính không muộo_hơn 365Ángày kể từ ngày xem xét lại, nhưng yêu cầu này
ít khi được đáp ứng và khiến cho các nhà sản xuất và xuặt khẩu ỷ³t kiện vàtốn kém Theo quy định tại Điều 9.3.1 của Hiệp định Apống bán_phá giá,hiện nay Bộ Thương mại phải đưa ra quyết định xem xét lại hành chính sơ bộ