Tình trạng khẩn cấp

Một phần của tài liệu Đề tài " Luật chống bán phá giá của Mỹ và những bài học rút ra từ vụ kiện phá giá cá Tra và cá Basa Việt Nam vào thị trường Mỹ " doc (Trang 45 - 46)

II. Nội dung Luật chống bán phá giá của Mỹ

8. Những vấn đề thủ tục khác

8.2. Tình trạng khẩn cấp

Vào bất kỳ thời điểm nào nhưng tối thiểu 20 ngày trước quyết định cuối cùng của Bộ Thương mại, nguyên đơn có thể đưa ra lập luận rằng có “tình trạng khẩn cấp” tồn tại để đảm bảo một lệnh có hiệu lực hồi tố đình chỉ việc bán tống các mục hàng tồn của hàng hoá được xem xét hoặc nhập hoặc xuất

khỏi kho trong thời gian 90 ngày trước khi có quyết định sơ bộ. Để bảo đảm chắc chắn các sự kiện quan trọng đang tồn tại, Bộ Thương mại sẽ xác định liệu:

1/ Có một tiền sự của việc bán phá giá gây thiệt hại vật chất do hàng nhập khẩu được bán phá giá gây ra ở Hoa Kỳ hoặc ở nơi khác, hoặc liệu người nhập khẩu biết hay đáng lẽ phải biết rằng người xuất khẩu đã bán hàng hoá được xem xét với giá thấp hơn giá trị chuẩn và rằng có khả năng xảy ra thiệt hại vật chất do những việc bán hàng đó gây ra; và

2/ Đã có việc nhập khẩu ồ ạt hàng hoá được xem xét trong khoảng thời gian tương đối ngắn (được xác định bằng cách so sánh với thời gian ngay trước và ngay sau ngày đệ đơn khiếu kiện).

Khi xác định thiệt hại cuối cùng của mình, ITC cũng có thể xác định liệu có hay không có các sự kiện đặc biệt tồn tại, mà không tiến hành xác định độc lập thiệt hại vật chất liên quan đến số lượng tăng đột ngột của hàng hoá nhập khẩu. Thêm nữa, ITC phải xác định có hay không việc tăng đột ngột của hàng hoá nhập khẩu trước lệnh đình chỉ hoặc việc bán tống bán tháo hàng tồn sẽ có khả năng làm suy giảm nghiêm trọng hiệu lực tác dụng của bất kỳ lệnh nào có thể được đưa ra hay không.

Một phần của tài liệu Đề tài " Luật chống bán phá giá của Mỹ và những bài học rút ra từ vụ kiện phá giá cá Tra và cá Basa Việt Nam vào thị trường Mỹ " doc (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w