0
Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Việc chống âm mưu bán phá giá

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI " LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA MỸ VÀ NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ VỤ KIỆN PHÁ GIÁ CÁ TRA VÀ CÁ BASA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ " DOC (Trang 47 -48 )

II. Nội dung Luật chống bán phá giá của Mỹ

8. Những vấn đề thủ tục khác

8.4 Việc chống âm mưu bán phá giá

Các vấn đề về âm mưu bán phá giá thường phát sinh khi có các sản phẩm hoàn thiện từ một quốc gia phải chịu một lệnh thuế chống bán phá giá. Để tránh phải trả những khoản thuế, một nhà xuất khẩu ở nước phải chịu lệnh chống bán phá giá có thể gửi các bộ phận hàng hoá của mình tới một nước thứ ba hoặc tới Hoa Kỳ để lắp ráp hoàn chỉnh. Âm mưu này cũng có thể phát sinh khi hàng hoá được thay đổi mẫu mã hoặc hình thức bên ngoài để tránh thuế. Các điều khoản chống âm mưu bán phá giá được ban hành lần đầu tiên ở Hoa Kỳ vào năm 1988 là một phần của Luật Cạnh tranh và Thương mại tổng hợp và được sửa đổi năm 1994.

Theo các điều khoản chống âm mưu bán phá giá của Hoa Kỳ, sản phẩm hoàn thiện được xuất khẩu từ một nước thứ ba hoặc các bộ phận cấu thành được gửi tới Hoa Kỳ để lắp ráp hoàn thiện có thể cùng phải chịu sự điều chỉnh của lệnh chống bán phá giá khi một số điều kiện nhất định được thoả mãn. Các điều kiện để phải chịu sự điều chỉnh của lệnh chống bán phá giá bao gồm: (1) Các bộ phận hoặc bộ phận cấu thành được sản xuất ở nước ngoài phải chịu một lệnh chống bán phá giá; (2) quá trình lắp ráp hoàn thiện ở Hoa Kỳ hoặc ở nước thứ ba phải là thứ yếu hoặc sơ sài; và (3) giá trị của các bộ phận được nhập khẩu vào Hoa Kỳ hoặc một nước thứ ba từ nước phải chịu

lệnh chống bán phá giá là một phần nhỏ trong tổng giá trị sản phẩm hoàn thiện.

Để xác định liệu quá trình lắp ráp hoặc hoàn thiện là thứ yếu hoặc sơ sài, Bộ Thương mại sẽ xem xét:

- Mức đầu tư vào Hoa Kỳ;

- Mức nghiên cứu và phát triển ở Hoa Kỳ; - Bản chất của quá trình sản xuất ở Hoa Kỳ; và

- Liệu giá trị gia công chế biến ở Hoa Kỳ (hoặc ở nước thứ ba) có chiếm một phần nhỏ trong tổng giá trị của hàng hoá được bán ở Hoa Kỳ hay không.

Không yếu tố nào là quyết định và các điều khoản không có ý tạo ra các con số tiêu chuẩn cứng nhắc. Để xác định liệu có gộp các bộ phận hoặc các bộ phận cấu thành vào phạm vi điều chỉnh của lệnh chống bán phá giá hay không, Bộ Thương mại sẽ xem xét:

- Mô hình buôn bán kể cả các kiểu nguồn cung cấp;

- Liệu nhà sản xuất hoặc xuất khẩu các bộ phận hoặc bộ phận cấu thành liên kết có quan hệ chi phối với người lắp ráp hoặc hoàn thiện sản phẩm bán ở Hoa Kỳ hoặc ở nước thứ ba hay không;

- Liệu việc nhập khẩu những bộ phận hoặc bộ phận cấu thành có tăng lên kể từ khi bắt đầu điều tra để ban hành lệnh liên quan hay không.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI " LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA MỸ VÀ NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ VỤ KIỆN PHÁ GIÁ CÁ TRA VÀ CÁ BASA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ " DOC (Trang 47 -48 )

×