1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Bồi dưỡng ngữ văn: Nguyễn Du và Truyện Kiều

20 4,7K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 3,02 MB

Nội dung

Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình thuộc dòng dõi đại quý tộc phong kiến, nhiều đời làm quan, giàu truyền thống văn học. Thân sinh ông là Hoàng Giáp Nguyễn Nghiễm (1708 – 1776), làm quan đến chức tể tướng ở triều Lê. Mẹ ông là bà Trần Thị Tần (1740 – 1778), vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm người xứ Kinh Bắc, đẹp nổi tiếng, giỏi dân ca hát xướng. Ngay từ ấu thơ, tâm hồn Nguyễn Du được nuôi dưỡng một phần do ảnh hưởng trực tiếp từ mẹ. Nguyễn Khản ( anh cùng cha khác mẹ ) làm quan thượng thư dưới triều Lê – Trịnh, là người giỏi thơ phú. Duy sản quý báu nhất của dòng tộc, gia đình để lại cho Nguyễn Du là nền học vấn uyên bác và khuynh hướng đi vào sáng tạo nghệ thuật.

Trang 1

Bài giảng:

GIỚI THIỆU NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp các em:

- Có được những hiểu biết cơ bản về đại thi hào Nguyễn Du và kiệt tác

Truyện Kiều

- Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung, nghệ thuật của

Truyện Kiều

- Từ đó vận dụng kiến thức đã học để tự làm các bài tập

A/ GIỚI THIỆU TÁC GIẢ - TÁC PHẨM :

Nguyễn Du là một tác giả tiêu biểu của nền văn học Việt Nam cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX

Ông sinh năm 1765 mất năm 1820, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên Quê

ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh ra ở Thăng Long

1/ Gia đình – quê hương:

- Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình thuộc dòng dõi đại quý tộc phong kiến, nhiều đời làm quan, giàu truyền thống văn học Thân sinh ông là Hoàng Giáp Nguyễn Nghiễm (1708 – 1776), làm quan đến chức tể tướng ở triều Lê Mẹ ông là bà

Trang 2

Trần Thị Tần (1740 – 1778), vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm người xứ Kinh Bắc, đẹp nổi tiếng, giỏi dân ca hát xướng Ngay từ ấu thơ, tâm hồn Nguyễn Du được nuôi dưỡng một phần do ảnh hưởng trực tiếp từ mẹ Nguyễn Khản ( anh cùng cha khác mẹ ) làm quan thượng thư dưới triều Lê – Trịnh, là người giỏi thơ phú Duy sản quý báu nhất của dòng tộc, gia đình để lại cho Nguyễn Du là nền học vấn uyên bác và khuynh hướng đi vào sáng tạo nghệ thuật

- Hà Tĩnh và Thăng Long đều là những vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hoá đã nuôi dưỡng tâm hồn nghệ thuật của Nguyễn Du

2/ Thời đại:

Nguyễn Du sống trong một thời đại lịch sử đầy biến động

- Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, chế độ phong kiến khủng hoảng trầm

trọng, giai cấp thống trị thối nát, tham lam, tàn bạo, các tập đoàn phong kiến ( Lê – Trịnh; Trịnh – Nguyễn ) chém giết lẫn nhau Mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt

- Các phong trào khởi nghĩa nông dân nổ ra rộng khắp, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn

=> Những biến động lịch sử đó đã tác động tới tư tưởng, tình cảm, nhận thức của Nguyễn Du Vì vậy, ông đã hướng ngòi bút vào hiện thực để phản ánh, để thể hiện và bộc lộ cảm xúc cũng như thái độ của mình Những điều ông viết ra là những điều ông trông thấy, ông cảm thấy và xúc động, đau đớn trước những hiện thực đó: “ Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”

3/ Cuộc đời:

Cuộc đời Nguyễn Du chìm nổi sóng gió, đầy mâu thuẫn và bi kịch

* Nguyễn Du mồ côi cha lẫn mẹ từ sớm Ông ở với người anh là Nguyễn Khản Đời sống của người anh tài hoa phong nhã, lớn hơn ông 31 tuổi này cũng đã ảnh hưởng tới nhà thơ

* Lúc trưởng thành:

- Khi Nguyễn Khản gặp nạn (Sau vụ án Canh Tý năm 1780 Nguyễn Khản bị cắt chức và bị giam; Khi Trịnh Tông lên ngôi Chúa, Nguyễn Khản được giữ chức Lại

bộ thượng thư, nhưng kiêu binh lại nổi loạn chống lại…; tư dinh của Nguyễn Khản bị cháy…), Nguyễn Du đã phải lưu lạc nơi đất Bắc ( ở quê vợ Thái Bình ) suốt 10 năm trời ( 1786 – 1796 ) Mười năm ấy, tâm trạng của ông vừa ngơ ngác vừa buồn chán, hoang mang bi phẫn

- Khi Tây Sơn tấn công ra Bắc (1786), ông phò Lê chống lại Tây Sơn nhưng không thành Năm 1796, định vào Gia Định theo Nguyễn Ánh chống lại Tây Sơn nhưng bị bắt giam 3 tháng rồi được thả

- Từ năm 1797 đến năm 1802, ông ở ẩn tại quê nhà, làm “ dân chài biển nước Nam”, “ phường săn núi Hồng” Năm 1802, sau khi lật đổ triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, trọng Nguyễn Du có tài đã mời ông ra làm quan Từ chối không được, bất đắc dĩ ông làm quan cho triều Nguyễn

* Năm 1820, chuẩn bị đi sứ sang Trung Quốc lần 2 thì ông bị nhiễm bệnh, ốm rồi mất

Trang 3

(lăng mộ Nguyễn Du ở Hà Tĩnh)

Cuộc đời chìm nổi, gian truân, đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều hạng người đã giúp ông có một vốn sống rất phong phú, có nhận thức sâu rộng, đồng cảm với nỗi thống khổ của nhân dân Điều này thể hiện rất rõ qua Truyện Kiều Mộng Liên Đường khi viết lời tựa cho Truyện Kiều đã nhận định: Lời văn tả ra hình như có máu chảy đầu ngọn bút, nước mắt thấm ở trên trang giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía, ngậm ngùi, đau đớn đến đứt ruột Tố Như dụng tâm đã khổ , tự sự đã khéo, tả cảnh cũng hệt, đàm tình đã thiết Nếu không phải con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có bút lực ấy

=> Chính gia đình, thời đại, cuộc đời đã kết tinh ở Nguyễ Du một thiên tài kiệt xuất Nhân kỉ niệm 200 năm ngày sinh của ông (năm 1965), ông đã được Tổ chức văn hoá-giáo dục thế giới ( Unesco) công nhận là danh nhân văn hoá thế giới

Tác phẩm chính:

- Tác phẩm chữ Hán: Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục

Ba tập thơ chữ Hán thì "Thanh hiên thi tập" gồm 78 bài, là lời trăn trở chốn long đong, là tâm sự, là thái độ của nhà thơ trước cảnh đời loạn lạc Sau năm 1805, những sáng tác thơ của ông tập hợp trong tập “Nam Trung tạp ngâm” gồm 40 bài đầy cảm hứng của tâm sự, nỗi niềm u uất Bắc hành tạp lục là tập hợp những sáng tác từ những năm 1813-1814, trong dịp nhà thơ đi xứ Trung Quốc

- Tác phẩm chữ Nôm: Truyện Kiều, Văn chiêu hồn… -> Qua các tác phẩm này, ông ngợi ca vẻ đẹp và trí tuệ của con người, đồng cảm với bi kịch, đồng tình với những ước mơ, khát vọng của của con người, lên án chế độ bạo tàn Bút pháp của ông chịu ảnh hưởng của thi pháp văn chương cổ điển

B/ TRUYỆN KIỀU:

Trang 4

Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu cho thể loại truyện thơ Nôm, là đỉnh cao của tư

tưởng nhân văn chủ nghĩa

1/ Hoàn cảnh sáng tác:

Truyện Kiều được sáng tác trong thời kì đầu Nguyễn Du ra làm quan triều Nguyễn ( khoảng những năm 1805 – 1809 ), sau khi phải trải qua 15 năm gió bụi với bao cay đắng đoạn trường Ban đầu, tác phẩm được đặt tên là: Đoạn trường tân thanh ( Tiếng kêu mới đau đứt ruột) Về sau, nhân nhân ta gọi là: Truyện kiều Tác giả đặt nhan đề là Đoạn trường tân thanh là dựa vào chủ đề của tác phẩm, còn Truyện Kiều

là nhan đề đặt theo tên nhân vật trung tâm của truyện

2/ Nguồn gốc:

Truyện Kiều được Nguyễn Du sáng tác dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân ( Trung Quốc) Văn học trung đại có tính sùng cổ nên việc vay mượn cốt truyện không có gì là đặc biệt, mà đây là biểu hiện của sự coi trọng quá khứ, coi trọng cái khởi nguồn Tuy nhiên, Nguyễn Du không bê nguyên mà ông đã tiếp thu với sự sáng tạo rất lớn

Nôm ( Đỉnh cao của ngôn ngữ

Tiếng Việt) Thể loại Tiểu thuyết chương hồi, gồm

20 hồi

Truyện thơ Nôm, gồm 3254 câu thơ lục bát

Phương thức

biểu đạt chính

Sự kiện, chi

tiết

- Có quá nhiều sự kiện rườm

rà, thậm chí thô kệch

- Ít đi sâu miêu tả nội tâm, chỉ chú trọng cốt truyện, nhân vật,

sự kiện

- Lược bỏ nhiều chi tiết rắc rối, tác phẩm coi trọng hàm xúc

- Thêm vào nhiều chi tiết tả cảnh, tả tình, đi sâu khai thác thể hiện nội tâm làm rõ những biểu hiện tâm trạng, khắc sâu tính cách nhân vật

Trang 5

3/ Bố cục:

Truyện Kiều gồm 3254 câu thơ lục bát được chia làm ba phần Kết cấu về hình

thức giống cổ tích và Kim Vân Kiều truyện: Gặp gỡ - tai biến – đoàn tụ Đây là kết thúc có hậu, nhưng nhìn sâu vào kết thúc của Truyện Kiều thì đó lại là một kết thúc

bi kịch Vì Kiều gặp lại người yêu nhưng không gặp lại tình yêu, chuyển từ tình vợ chồng thành tình bạn bè Kiều thực chất vẫn cô đơn…Điều này càng làm tăng giá trị

tố cáo xã hội của tác phẩm

4/ Tóm tắt tác phẩm:

Phần 1: Gặp gỡ và đính ước:

Dưới thời Gia Tĩnh, triều Minh, ông bà Vương viên ngoại ở Bắc Kinh sinh được 3 người con, hai gái , một trai

Hai chị em Kiều có nhan sắc “ mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười” và đã đến

“tuần cập kê”

Vào dịp tết thanh minh, ba chị em đi chơi xuân, gặp mộ Đạm Tiên, Thuý Kiều thắp hương và khóc thương Lúc ra về khi bóng chiều đã ngả, họ gặp Kim Trọng – một chàng văn nhân “ vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa”

Đêm về Kiều mơ thấy Đạm Tiên đến và báo trước cuộc đời sóng gió mà nàng sẽ gặp phải

Về phần Kim Trọng , chàng đã tìm cách dọn đến ở gần nhà Thuý Kiều Một lần, chàng Kim bắt được chiếc thoa rơi Chàng mang trả cho thuý Kiều và nhân đó bày tỏ tình cảm với nàng Hai người đã ước hẹn, thề nguyền sẽ gắn bó với nhau “ trăm năm tạc một chữ đồng đến xương” Sau đó, Kim Trọng nhận được thư nhà, chàng phải vội vàng về Liễu Dương “ hộ tang” chú

Phần 2: Gia biến và lưu lạc:

Trang 6

Thằng bán tơ vu oan, gia đình Kiều gặp gia biến.Cha và em trai Kiều bị bắt, bị

tra tấn Bọn sai nha - đầu trâu mặt ngựa ập đến đập phá nhà cửa tan hoang, “ Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham” Để cứu cha và em trai,Thuý Kiều phải bán mình cho

Mã Giám Sinh lấy tiền lo lót Trong đêm trước khi ra đi Kiều đã trao duyên cho Thuý Vân

Trên đường đi, Kiều bị Mã Giám Sinh làm nhục Sau đó, hắn đưa nàng vào lầu xanh của mụ Tú Bà Kiều tự vẫn nhưng không chết Nàng được Đạm Tiên báo mộng là phải đến sông Tiền Đường sau này mới hết kiếp đoạn trường Mụ Tú Bà dỗ dành Kiều ra ở Lầu Ngưng Bích để đợi gả chồng nhưng thực chất là để bày mưu, tính kế lừa gạt nàng

Trang 7

Mụ thuê Sở Khanh lừa Kiều, rủ Kiều đi chốn Trên đường chạy chốn, nàng bị Tú Bà bắt về và đánh đập rã man Mụ ép nàng phải sống kiếp đời ô nhục

Tại lầu xanh, Thuý kiều được Thúc Sinh, một khách làng chơi ngất ngây trước

vẻ đẹp của nàng, chuộc ra và lấy làm vợ lẽ Hoạn Thư- vợ cả Thúc Sinh - ghen tuông lập mưu bắt nàng về Vô Tích, bắt nàng về gãy đàn hầu rượu vợ chồng ả… Thuý Kiều đau đớn xót xa Trương Sinh cũng vậy nhưng không làm gì được Kiều xin ra ở Quan

Âm Các Sau đó, Kiều bỏ chốn, náu nhờ ở chùa Giác Duyên Giác Duyên sợ liên luỵ, gửi Kiều ở nhà Bạc Bà Bạc Bà ép gả nàng cho cháu là Bạc Hạnh Bạc Hạnh là tay buôn người Kiều lại rơi vào lầu xanh lần 2

Ở lầu xanh, Kiều lại phải tiếp khách làng chơi Nhưng lúc nào, nàng cũng có ý thức giữ gìn phẩm giá của mình Từ Hải là người anh hùng nổi dậy chống lại triều đình, nghe tiếng nàng, đã đến lầu xanh và chuộc kiều ra khỏi chốn này Sau khi chuộc Kiều ra, Từ Hải đã cưới nàng làm vợ “Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cỡi rồng”

Trang 8

(Kiều gặp Từ Hải)

Một năm sau, Từ Hải đã có mười vạn tinh binh, rạch đôi sơn hà, lập nên một triều đình: “ Năm năm hùng cứ một phương hải tần” Từ Hải đã giúp Kiều báo ân báo oán

Triều đình cử Hồ Tôn Hiến đi đánh dẹp Từ Hải Do mắc mưu hắn nên Từ Hải

bị giết Kiều bị Hồ Hồ Tôn Hiến ép hầu đàn, hầu rượu…nhưng nghĩ về trọng trách của mình nên hắn ép gả nàng cho thổ quan Đau đớn, tủi nhục, Kiều trẫm mình xuống sông Tiền Đường Nhưng nàng được sư Giác Duyên cứu và lần thứ 2 nương nhờ cửa Phật

Phần 3: Đoàn tụ:

Lại nói về Kim Trọng, sau nửa năm về Liễu Dương hộ tang chú, chàng trở lại Bắc Kinh, tìm đến vườn Thuý Kim Trọng kết duyên với Thuý Vân Tuy vậy, lòng chàng vẫn luôn hướng về Kiều Kim Trọng và Vương Quan thi đỗ, được bổ đi làm quan Kim Trọng luôn đi tìm, hỏi thăm tin tức về Kiều Nghe tin Kiều đã trẫm mình xuống sông Tiền Đường, cả gia đình đến đó lập đàn giải oan cho Kiều Bất ngờ vãi Giác Duyên đi qua và cho biết Kiều còn sống, đang tu ở chùa

Kiều gặp lại gia đình và chàng Kim sau 15 năm trời lưu lạc Trong bữa tiệc đoàn viên, cả nhà khuyên nàng nối lại duyên xưa Chiều ý mọi người, Thuý Kiều nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai người cùng nguyện ước “ duyên đôi lứa cũng

là duyên bạn bầy”

5/ Đề tài:

Truyện Kiều viết về đề tài “ hồng nhan bạc mệnh” Đây là đề tài lớn vì các văn sĩ thường dành nhiều tình cảm cho họ

6/ Đại ý:

Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo; là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án những thế lực xấu

xa và khẳng định tài năng, phẩm chất, thể hiện khát vọng chân chính của con người

Trang 9

7/ Giá trị của của Truyện Kiều:

a/ Giá trị nội dung:

a1/ Giá trị tố cáo hiện thực:

Truyện Kiều lấy bối cảnh xã hội Trung Quốc, thời Minh nhưng những gì mà tác

phẩm phản ánh lại giúp chúng ta thấy trọn vẹn bức tranh hiện thực thu

nhỏ về xã hội phong kiến Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX đầy rẫy những bất công, vô lí, thối nát và tàn bạo Ở đó, số phận con người rất bi thảm bởi thế lực cường quyền và thế lực đồng tiền

* Về tầng lớp quan lại phong kiến: Truyện Kiều đã phản ánh rất chân thực bộ mặt thật của nó Từ quan lớn đến quan bé, từ quan ông đến quan bà đều có chung một bản chất: bất tài, Tham lam, tàn ác, vô lương tâm…

+ Thằng bán tơ vu oan cho gia đình Thuý Kiều, quan lại chẳng truy xét sự tình, “ sai nha bỗng thấy bốn bề xôn xao”, người nách trước, kẻ tay dao, “đầu trâu mặt ngựa” xông vào nhà nàng bắt đánh, trói cha và em trai, rồi :

“ Đồ tế nhuyễn, của riêng tây

Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham”

Sai nha như lũ cướp ô hợp thừa dịp cướp bóc dân lành

+ Quan xử kiện Vương Ông cũng chẳng khác bọn sai nha nhiều lắm Việc đầu tiên, hắn làm là tra hình tàn bạo:

“Rường cao rút ngược dây oan

Dẫu là đá, cũng nát gan, lọ người”

Công lý mà hắn xử không phải là lẽ phải, lẽ công bằng mà chỉ duy nhất vì đồng tiền

Ai có tiền thì hắn xử công lí cho người đó Muốn cứu Vương Ông và Vương Quan ra khỏi chốn ngục tù thì phải “ có ba trăm lạng việc này mới xuôi” Với con dân của quan phụ mẫu thì lấy đâu ra chừng ấy tiền để mà lo lót Họ chỉ còn cách bán mình mà thôi

+ Còn tên quan xử vụ Thúc Ông thì xử hết sức vô lí và vô trách nhiệm:

“ Một là cứ phép ra hình

Hai là lại cứ lầu xanh phó về”

+ Mẹ con Hoạn Thư, đại diện cho tầng lớp quan bà trong xã hội lại gian ngoan, xảo quyệt:

“ Bề ngoài thơn thớt nói cười

Mà trong nhan hiểm giết người không dao”

Trong nhà còn nuôi một bầy đầy tớ sẵn sàng làm những việc sai khiến, bất chấp cả đạo lí

+ Hồ Tôn Hiến, tên quan cao nhất trong Truyện Kiều, được giới thiệu “ kinh luân gồm tài” nhưng thực chất lại bất tài, tráo trở, độc ác, dâm ô, vô liêm sỉ nhất

* Bên cạnh phê phán tầng lớp quan lại, sai nha, tác phẩm còn phản ánh gay gắt thế lực đồng tiền Nó tác oai tác quái trong xã hội “Quan lại vì tiền mà bất chấp công lí; sai nha vì tiền mà tra tấn cha con Vương Ông; Tú Bà, Mã Giám Sinh vì tiền mà làm nghề buôn thịt bán người; Khuyển Ưng vì tiền mà lao vào tội ác Cả xã hội chạy theo tiền” (Hoài Thanh) Đồng tiền, nó có một sức mạnh ghê gớm:

“Trong tay sẵn có đồng tiền

Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì”

Trang 10

Đồng tiền huỷ hoại nhân phẩm con người, len lỏi vào mọi tầng lớp trong xã hội Nguyễn Du đã phê phán gay gắt thế lực đồng tiền, chủ yếu là đồng tiền trong tay bọn quan lại, sai nha, bọn buôn thịt bán người…chuyên làm việc xấu để kiếm tiền bất chính Dường như chúng coi việc kiếm tiền là mục đích sống chứ không phải là phương tiện để sống nữa

* Một góc hiện thực khác của xã hội nữa cũng khiến chúng ta đau lòng, đó là các nhà chứa mọc khắp nơi, mà điển hình là lầu xanh của mụ Tú Bà

* Sống trong một xã hội như thế, những người dân lương thiện luôn gặp những bất công, vô lí, bị chà đạp, bị vùi dập đến bước đường cùng Số phận của họ luôn đau khổ, bất hạnh, tiêu biểu cho kiếp người đó là Thuý Kiều Thuý Kiều là người tài sắc vẹn toàn Vậy mà cuộc đời nàng lại lênh đênh, chìm nổi kiếp đoạn trường suốt mười lăm năm trời, chịu biết bao cay đắng, tủi nhục, “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”; cuối cùng, phải trẫm mình xuống sông Tiền Đường

=> Đó là một hiện thực đen tối, ngột ngạt…

a2/ Giá trị nhân đạo:

Cảm hứng sáng tạo của Nguyễn Du qua Truyện Kiều là tinh thần nhân đạo cao

cả Giá trị nhân đạo của tác phẩm thể hiện ở một số phương diện sau:

* Lên án các thế lực xã hội phong kiến chà đạp lên quyền sống, lên nhân phẩm … của con người Đó chính là đồng tiền, là bọn quan lại bất nhân, tàn bạo đã đẩy Kiều rơi vào số phận bi kịch

* Nguyễn Du cảm thương cho số phận bi kịch của con người mà cụ thể là nhân vật Thuý kiều Ông đau đớn, xót xa trước nỗi khổ của nàng:

“Đau đớn thay, phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

* Giá trị nhân đạo, nhân văn của Truyện Kiều còn thể hiện ở chỗ: Tác phẩm đã ca ngợi vẻ đẹp hình thức, phẩm chất và tài năng của con người:

- Trước hết là ca ngợi vẻ đẹp hình thức: Nguyễn Du đã dành những tình cảm tốt đẹp với những lời văn tuyệt mĩ cho những nhân vật mà ông yêu quý:

+ Tả Thuý Vân:

“Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”

+ Tả Thuý Kiều:

“Làn thu thuỷ, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”

+ Tả Kim Trọng:

“ Tuyết in sắc ngựa câu giòn

Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời”

+ Tả Từ Hải:

“ Râu hùm, hàm én, mày ngài

Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao”

- Qua Truyện Kiều, Nguyễn Du đã ngợi ca vẻ đẹp nhân phẩm của con người: + ngợi ca sự hiếu thảo của Kiều: Nàng đã hi sinh mối tình đầu trong sáng, đẹp đẽ để bán mình chuộc cha Sau này rơi vào chốn lầu xanh, Kiều vẫn luôn nhớ về

Ngày đăng: 31/08/2014, 17:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w