1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

xâm phạm quyền tác giả ở việt nam – thực trạng và giải pháp

76 3,8K 36

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 706 KB

Nội dung

Những người tham gia sáng tạo tác phẩm điện ảnh, sân khấu quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật Sở hữu trí tuệ được hưởng các quyền nhân thân đối với phần sáng tạo của mình theo quy định

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

***

-NGUYỄN HỒNG OANH

XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ Ở VIỆT NAM –

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành: Luật Sở hữu trí tuệ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Người hướng dẫn: PGS TS Bùi Đăng Hiếu

HÀ NỘI - 2012

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Người hướng dẫn: PGS TS Bùi Đăng Hiếu

HÀ NỘI - 2012

LỜI CẢM ƠN

Trang 3

sư Tiến sĩ Bùi Đăng Hiếu, người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trìnhthực hiện khóa luận tốt nghiệp.

Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Luật Dân sự, đặc biệt

là các Thầy, Cô trong bộ môn Luật Sở hữu trí tuệ, Trường Đại học Luật Hà Nội

đã tận tình truyền đạt kiến thức trong bốn năm học tập Những kiến thức mà emnhận được trên giảng đường đại học sẽ là hành trang giúp em vững bước trongtương lai

Em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả bạn bè, và đặc biệt là cha mẹ

và anh chị, những người luôn kịp thời động viên và giúp đỡ em vượt qua nhữngkhó khăn trong cuộc sống

Cuối cùng, em xin chúc quý Thầy, Cô và gia đình dồi dào sức khỏe vàthành công trong sự nghiệp cao quý

Sinh viênNguyễn Hồng Oanh

BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 4

năm 2009Nghị định 100/2006/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ số 100/2006/NĐ-CP

ngày 21/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫnthi hành một số điều của Bộ luật dân sự, Luật sởhữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quanNghị định 85/2011/NĐ-CP Nghị định 85/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011 sửa

đổi, bổ sung một số điều của Nghị định100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy định chitiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộluật dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả

và quyền liên quanNghị định 105/2006/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ số 105/2006/NĐ-CP

ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫnthi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ vềbảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước

về sở hữu trí tuệ Nghị định 56/2006/NĐ-CP Nghị định 56/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm

hành chính trong hoạt động văn hóa thông tin

Trang 5

CHƯƠNG 1 - KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN TÁC GIẢ THEO PHÁP

LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH 3

1.1 Chủ thể của quyền tác giả 3

1.2 Đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả 6

1.3 Căn cứ phát sinh quyền tác giả 12

1.4 Nội dung quyền tác giả 12

1.5 Giới hạn quyền tác giả 17

1.6 Thời hạn bảo hộ quyền tác giả 18

CHƯƠNG 2 - XÁC ĐỊNH HÀNH VI VÀ THỰC TRẠNG XÂM PHẠM QUYỀN NHÂN THÂN CỦA TÁC GIẢ 20

2.1 Xác định các hành vi xâm phạm quyền nhân thân của tác giả 20

2.2 Thực trạng xâm phạm quyền nhân thân của tác giả 25

CHƯƠNG 3 - XÁC ĐỊNH HÀNH VI VÀ THỰC TRẠNG XÂM PHẠM QUYỀN TÀI SẢN CỦA TÁC GIẢ 34

3.1 Xác định các hành vi xâm phạm quyền tài sản của tác giả 34

3.2 Thực trạng xâm phạm quyền tài sản của tác giả 41

CHƯƠNG 4 - NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THỰC TRẠNG XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 50

4.1 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng xâm phạm quyền tác giả 50

4.2 Một số kiến nghị 53

4.1.1 Kiến nghị hoàn thiện các quy định chung về quyền tác giả 53

4.1.2 Kiến nghị hoàn thiện các quy định về xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả 55

4.1.3 Kiến nghị hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền tác giả 59

LỜI KẾT……….62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày 01/01/2006, Bộ luật Dân sự năm 2005 có hiệu lực, bao gồm cácđiều khoản quy định các vấn đề liên quan đến quyền tác giả, tạo cơ sở cho cácquy định tại Luật Sở hữu trí tuệ Ngày 1-7-2006, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005

có hiệu lực; và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ có hiệulực từ ngày 01/01/2010 quy định chi tiết và cụ thể hơn về những vấn đề thuộcquyền tác giả; bao gồm các quy định về tác giả, đối tượng thuộc phạm vi bảo

hộ, điều kiện bảo hộ, nội dung quyền, giới hạn quyền và thời hạn bảo hộ, chủ sởhữu quyền tác giả… Tiếp đó, những văn bản hướng dẫn thi hành cũng được banhành, đó là: Nghị định của Chính phủ số 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự, Luật sở hữutrí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan; Nghị định 85/2011/NĐ-CP ngày20/9/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày21/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân

sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan

Có thể nói, hệ thống pháp luật Việt Nam đã tạo hành lang pháp lý an toànkhuyến khích các hoạt động sáng tạo và bảo hộ thành quả của lao động đó Hệthống này là phương tiện để các chủ thể quyền tác giả sử dụng nhằm bảo vệquyền lợi của mình đồng thời là công cụ quản lý của các cơ quan nhà nước cóthẩm quyền

Tuy nhiên, hiện nay tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt làxâm phạm quyền tác giả không hề giảm đi mà vẫn có chiều hướng gia tăng, cótính phức tạp và ngày càng nghiêm trọng Việc nhận thức được thực trạng xâmphạm quyền tác giả ở Việt Nam hiện nay có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm

ra nguyên nhân và đề xuất những giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng

Trang 8

này Vì vậy, người viết đã chọn đề tài “Xâm phạm quyền tác giả ở Việt Nam

– Thực trạng và giải pháp” để làm khóa luận tốt nghiệp.

Thông qua việc nghiên cứu đề tài, người viết mong muốn khái quát đượccác quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền tác giả, xác định đượccác hành vi xâm phạm quyền tác giả, khái quát được thực trạng xâm phạm quyềntác giả ở nước ta, từ đó rút ra một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạngnày và đưa ra một số kiến nghị

Về phương pháp nghiên cứu, khóa luận đã sử dụng phương pháp thu thậpthông tin kết hợp với phương pháp phân tích - tổng hợp để giải quyết những vấn

đề mà đề tài đặt ra

Về bố cục, khóa luận kết cấu thành bốn chương như sau:

Chương 1: Khái quát chung về quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam

Trang 9

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN TÁC GIẢ THEO PHÁP

LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

1.1 Chủ thể của quyền tác giả

Theo Điều 4 Luật SHTT, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đốivới tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu Và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ làchủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyểngiao quyền sở hữu trí tuệ Như vậy, chủ thể của quyền tác giả có thể là chính tácgiả (đồng tác giả), hoặc chủ sở hữu quyền tác giả hoặc tổ chức, cá nhân được chủ

sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền tác giả

- Tác giả là cá nhân trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm

văn học, nghệ thuật, khoa học từ lao động trí óc Theo Điều 8 Nghị định100/2006/NĐ- CP, tác giả có thể là :

+ Cá nhân Việt Nam có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả;

+ Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hìnhthức vật chất nhất định tại Việt Nam;

+ Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại ViệtNam;

+ Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điềuước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên

Tổ chức, cá nhân làm công việc hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệucho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả

Theo Điều 37 Luật SHTT : “Tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở

vật chất- kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm có các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này” Tác

giả có thể đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả hoặc không Nếu tác giả đồngthời là chủ sở hữu quyền tác giả thì sẽ có quyền theo quy định tại Điều 37 như

Trang 10

trên Trong trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả thìtác giả có các quyền nhân thân tại khoản 1, 2 và 4 Điều 19 Luật SHTT, và quyềnđược hưởng tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác theo thỏa thuậnvới chủ sở hữu quyền tác giả.

 Các đồng tác giả :

Các đồng tác giả là những người cùng nhau trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm

Họ sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất- kỹ thuật của mình để cùng sángtạo ra tác phẩm, vì vậy họ có chung các quyền tại Điều 19 và Điều 20 LuậtSHTT đối với tác phẩm đó

Có thể phân chia các đồng tác giả làm hai loại :

 Loại thứ nhất : Những người cùng sáng tạo ra tác phẩm thống nhất màphần sáng tác của mỗi người không thể tách ra để sử dụng riêng, vì nó sẽ làmphương hại đến phần của các đồng tác giả khác Ví dụ, trong một tác phẩm điệnảnh thống nhất có các đồng tác giả là các diễn viên, đạo diễn, người quay phim,dựng phim… Các đồng tác giả thuộc loại này thường xuất hiện trong các tácphẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu Điều 19 Nghị định 100/2006/NĐ-CP quyđịnh về quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu:

“1 Tác phẩm điện ảnh, sân khấu được sáng tạo bởi tập thể tác giả Những người tham gia sáng tạo tác phẩm điện ảnh, sân khấu quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật Sở hữu trí tuệ được hưởng các quyền nhân thân đối với phần sáng tạo của mình theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Nhà sản xuất, đạo diễn, tác giả kịch bản có thể thoả thuận về việc thực hiện các quyền đặt tên tác phẩm điện ảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ và việc sửa chữa kịch bản tác phẩm điện ảnh quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ.”

Trang 11

 Loại thứ hai : Những người cùng sáng tạo ra tác phẩm thống nhất màphần sáng tác của mỗi người có thể tách ra để sử dụng riêng mà không làmphương hại đến phần của các đồng tác giả khác Ví dụ như một bài hát được phổnhạc có hai đồng tác giả cùng nhau sáng tạo nên: tác giả phần thơ và tác giả phầnnhạc Trong trường hợp này, họ sẽ có các quyền tại Điều 19 và Điều 20 LuậtSHTT đối với phần riêng biệt đó.

- Chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân, tổ chức nắm giữ một, một số hoặc

toàn bộ các quyền tài sản quy định tại Điều 20 Luật SHTT Theo Điều 27 Nghịđịnh 100/2006/NĐ- CP, chủ sở hữu quyền tác giả bao gồm :

 Tổ chức, cá nhân Việt Nam;

 Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiệndưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam;

 Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầutiên tại Việt Nam;

 Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại ViệtNam theo Điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.Theo quy định của Luật SHTT, chủ sở hữu quyền tác giả có thể là :

 Tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với

tác giả có các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 Luật SHTT, trừ

trường hợp có thoả thuận khác

 Tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền tác giả theo quy định của pháp

luật về thừa kế có các quyền tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 Luật SHTT.

 Tổ chức, cá nhân được chuyển giao một, một số hoặc toàn bộ các quyền

quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 Luật SHTT theo thoả thuận trong hợp đồng có các quyền được chuyển giao theo thỏa thuận trong hợp đồng đó.

Tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm khuyết danh được hưởng quyềncủa chủ sở hữu cho đến khi danh tính của tác giả được xác định

Trang 12

 Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với:

Tác phẩm khuyết danh, trừ trường hợp tác phẩm khuyết danh đang được

tổ chức, cá nhân quản lý theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật SHTT;

Tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chếtkhông có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không đượcquyền hưởng di sản;

Tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu choNhà nước

1.2 Đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả

Đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả là các tác phẩm sáng tạotrong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học được thể hiện bằng bất kỳphương tiện hay hình thức nào, không phân biệt nội dung, giá trị và không phụthuộc vào bất kỳ thủ tục nào

Theo Điều 14 Luật SHTT và hướng dẫn tại Nghị định 100/2006/NĐ-CP,tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ phải do tác giả trực tiếpsáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm củangười khác Bao gồm:

- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm

khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

Trong đó, tác phẩm thể hiện dưới dạng ký tự khác là tác phẩm được thểhiện bằng các ký hiệu thay cho chữ viết như chữ nổi cho người khiếm thị, kýhiệu tốc ký và các ký hiệu tương tự khác mà các đối tượng tiếp cận có thể saochép được bằng nhiều hình thức khác nhau

- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác: là loại hình tác phẩm thể hiện

bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhấtđịnh

Trang 13

- Tác phẩm báo chí bao gồm các thể loại: phóng sự, ghi nhanh, tường

thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí

và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báođiện tử hoặc các phương tiện khác

- Tác phẩm âm nhạc: là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong

bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không phụ thuộcvào việc trình diễn hay không trình diễn

- Tác phẩm sân khấu: là tác phẩm thuộc các loại hình nghệ thuật biểu diễn,

bao gồm kịch (kịch nói, nhạc vũ kịch, ca kịch, kịch câm), xiếc, múa, múa rối vàcác loại hình tác phẩm sân khấu khác

- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự

(sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh): là những tác phẩm được hợp thành

bằng hàng loạt hình ảnh liên tiếp tạo nên hiệu ứng chuyển động kèm theo hoặckhông kèm theo âm thanh, được thể hiện trên một chất liệu nhất định và có thểphân phối, truyền đạt tới công chúng bằng các thiết bị kỹ thuật, công nghệ, baogồm loại hình phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình và cácloại hình tương tự khác

- Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

Tác phẩm tạo hình là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc,hình khối, bố cục như: Hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và cáchình thức thể hiện tương tự, tồn tại dưới dạng độc bản Riêng đối với loại hình

đồ hoạ, có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ

ký của tác giả

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét,màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích có thể gắn liền với một đồ vậthữu ích, được sản xuất hàng loạt bằng tay hoặc bằng máy như: biểu trưng; hàngthủ công mỹ nghệ; hình thức thể hiện trên sản phẩm, bao bì sản phẩm

Trang 14

- Tác phẩm nhiếp ảnh: là tác phẩm thể hiện hình ảnh của thế giới khách

quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra hay cóthể được tạo ra bằng bất cứ phương pháp kỹ thuật nào (hoá học, điện tử hoặcphương pháp khác) Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh haytương tự như điện ảnh không được coi là tác phẩm nhiếp ảnh mà là một phần củatác phẩm điện ảnh đó

- Tác phẩm kiến trúc: là các bản vẽ thiết kế dưới bất kỳ hình thức nào thể

hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình xây dựng, quy hoạch không gian(quy hoạch xây dựng) đã hoặc chưa xây dựng Tác phẩm kiến trúc bao gồm cácbản vẽ thiết kế về mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh, thể hiện ý tưởng sángtạo về ngôi nhà, công trình, tổ hợp công trình kiến trúc, tổ chức không gian, kiếntrúc cảnh quan của một vùng, một đô thị, hệ thống đô thị, khu chức năng đô thị,khu dân cư nông thôn

Mô hình, sa bàn về ngôi nhà, công trình xây dựng hoặc quy hoạch khônggian được coi là tác phẩm kiến trúc độc lập

Theo quy định trên, tác phẩm kiến trúc là các bản vẽ kiến trúc, chứ khôngphải là một tòa nhà có hình khối kiến trúc “Việc sao chép bản vẽ thành nhiềubản để nộp lên cơ quan xin phép xây dựng, đưa cho nhà thầu xây dựng, đưa chonhà cung cấp v.v… lại bị coi là xâm phạm quyền tác giả Chủ sở hữu quyền tácgiả có quyền cấm sao chụp bản vẽ và cấm sử dụng các bản vẽ sao chép từ bản vẽcủa mình (dù là chép tay hay photocopy) Điều này sẽ dẫn đến cùng một hệ quả

là người sao chép không thể xây dựng một ngôi nhà giống với ngôi nhà của chủ

sở hữu bản vẽ kiến trúc Việc chụp ảnh một toà nhà, sau đó căn cứ vào đấy đểxây dựng một toà nhà khác giống hệt chưa phải là cơ sở để kết luận hành vi xâmphạm quyền tác giả, trước khi trả lời câu hỏi: toà nhà là tác phẩm thể loại gì và

có thể được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả không.”1

1 http://www.scribd.com/doc/85919612/31/%C4%90%E1%BB%91i-t%C6%B0%E1%BB%A3ng-quy%E1%BB

%81n-tac-gi%E1%BA%A3

Trang 15

- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc,

công trình khoa học bao gồm họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa

hình, các loại công trình khoa học và kiến trúc

- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

Theo Điều 23 Luật SHTT, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sángtạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằmphản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hoá và xãhội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặcbằng cách khác Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bao gồm:

+ Truyện, thơ, câu đố: là các loại hình nghệ thuật ngôn từ như truyện tiếulâm, ngụ ngôn, sử thi, thần thoại, truyền thuyết, giai thoại, thơ, ca dao, tục ngữ,câu đố và các hình thức thể hiện tương tự khác

+ Điệu hát, làn điệu âm nhạc;

+ Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi : là các loại hình nghệ thuậtbiểu diễn như tuồng, chèo, cải lương, điệu hát, làn điệu âm nhạc; điệu múa, vởdiễn, trò chơi dân gian, hội làng, các hình thức nghi lễ dân gian và các hình thứcthể hiện tương tự khác

+ Sản phẩm nghệ thuật đồ hoạ, hội hoạ, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiếntrúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vậtchất nào Đây là các loại hình nghệ thuật tạo hình như đồ họa, hội họa, điêukhắc, nhạc cụ; hình mẫu kiến trúc và các hình thức thể hiện tương tự khác

Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phảidẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thựccủa tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian Tuy nhiên, Điều 23 Luật SHTT cầngiải thích rõ hơn nữa khái niệm “giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệthuật dân gian” để quy định thêm dễ hiểu, dễ vận dụng trong thực tế

- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Trang 16

Theo Điều 22 Luật SHTT, chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫnđược thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác,khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máytính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể

Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thểhiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy

Sưu tập dữ liệu là tập hợp có tính sáng tạo thể hiện ở sự tuyển chọn, sắpxếp các tư liệu dưới dạng điện tử hoặc dạng khác Việc bảo hộ quyền tác giả đốivới sưu tập dữ liệu không bao hàm chính các tư liệu đó, không gây phương hạiđến quyền tác giả của chính tư liệu đó

- Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ

khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định trên nếu không gây phươnghại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh

Các tác phẩm nêu trên để được bảo hộ quyền tác giả thì phải có tínhnguyên gốc Nghĩa là ý tưởng, nội dung của tác phẩm không nhất thiết phải mới,nhưng hình thức thể hiện của tác phẩm đó phải do tác giả tự mình sáng tạo ra màkhông phải sao chép từ một hoặc nhiều tác phẩm khác

So với Điều 747 BLDS 1995, Điều 14 Luật SHTT cũng quy định về đốitượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả theo dạng liệt kê Tuy nhiên, BLDS

1995 còn có quy định tại điểm p về “tác phẩm khác do pháp luật quy định” cũngthuộc đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, mà Điều 14 Luật SHTT không hề cóquy định này Việc quy định các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo dạngliệt kê khiến cho điều luật rõ ràng, dễ hiểu, nhưng cũng làm cho điều luật không

có tính dự báo, dễ bị sửa đổi, bổ sung khi có đối tượng mới xuất hiện Vì vậy,

khoản 1 Điều 14 Luật SHTT nên được bổ sung thêm điểm“n) Tác phẩm khác do

Trang 17

pháp luật quy định” để phù hợp với điều kiện thực tế đang ngày càng phát triển

hiện nay

Về nội dung của tác phẩm được bảo hộ, nếu như Điều 749 BLDS 1995 cóquy định về việc Nhà nước không bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm có nộidung không phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước2, thì Luật SHTT đã bỏquy định này, mà bảo hộ các tác phẩm có tính sáng tạo không phân biệt nộidung, giá trị của chúng, bởi lẽ, có những tác phẩm rất có tính sáng tạo, có nộidung không phù hợp với điều kiện đất nước vào một thời điểm nhất định, nhưnglại có tư tưởng có thể phù hợp với điều kiện đất nước ở thời điểm khác, nhữngtác phẩm này vẫn cần được bảo hộ quyền tác giả

Luật SHTT cũng liệt kê các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyềntác giả tại Điều 15, bao gồm:

- Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin: là các thông tin báo chí ngắn hàngngày, chỉ mang tính chất đưa tin không có tính sáng tạo

- Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộclĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó, bao gồm: văn bản của

cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính

trị-xã hội- nghề nghiệp, tổ chức trị-xã hội, tổ chức trị-xã hội- nghề nghiệp, tổ chức kinh

tế, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật

- Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.Nếu như tin tức thời sự thuần túy đưa tin và các văn bản quy phạm phápluật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính

2 Điều 749 Tác phẩm không được Nhà nước bảo hộ

1- Nhà nước không bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm có nội dung sau đây:

a) Chống lại Nhà nước Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân;

b) Tuyên truyền bạo lực, chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng, văn hoá phản động, lối sống dâm ô đồi trụỵ, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;

c) Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của cá nhân và các bí mật khác do pháp luật quy định;

d) Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm

uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.

Trang 18

thức của văn bản đó vẫn được Nhà nước bảo hộ theo quy định tại Điều 748BLDS 1995, thì Luật SHTT lại liệt kê chúng vào nhóm đối tượng không thuộcphạm vi bảo hộ quyền tác giả tại Điều 15 Quy định của Luật SHTT là hợp lý,bởi lẽ những tin tức thời sự thuần túy đưa tin là những thông tin không có tínhsáng tạo nên không được bảo hộ như những tác phẩm; còn những văn bản nóitrên là văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cần được phổ biến chongười dân để nâng cao hiểu biết pháp luật trong nhân dân, việc đưa những vănbản này ra khỏi phạm vi đối tượng bảo hộ quyền tác giả đã giúp người dân dễdàng tiếp cận với các quy định của pháp luật.

1.3 Căn cứ phát sinh quyền tác giả

Theo khoản 1 Điều 6 Luật SHTT, quyền tác giả được phát sinh kể từ khitác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định,không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đãcông bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký Riêng đối với tácphẩm văn học, nghệ thuật dân gian tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 23 Luật SHTT,bao gồm: truyện, thơ, câu đố, điệu hát, làn điệu âm nhạc, điệu múa, vở diễn,

nghi lễ và các trò chơi, được bảo hộ không phụ thuộc vào việc định hình

1.4. Nội dung quyền tác giả

Theo Điều 18 Luật SHTT, nội dung của quyền tác giả đối với tác phẩm baogồm quyền nhân thân và quyền tài sản

* Quyền nhân thân

Theo Điều 19 Luật SHTT, quyền nhân thân của tác giả gồm các quyền:

- Quyền đặt tên cho tác phẩm (khoản 1)

Quyền đặt tên cho tác phẩm tồn tại độc lập với các quyền tài sản, chỉthuộc về tác giả- người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm, cho dù tác giả có đồngthời là chủ sở hữu quyền tác giả hay không Quyền đặt tên cho tác phẩm không

áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác

Trang 19

Đối với chương trình máy tính, khoản 4 Điều 22 Luật SHTT quy định chophép tác giả chương trình máy tính và các nhà đầu tư sản xuất chương trìnhmáy tính có thể thoả thuận về việc đặt tên và việc chỉnh sửa, nâng cấp, pháttriển các chương trình máy tính.

- Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặcbút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng (khoản 2)

- Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác

phẩm (khoản 3): Quyền này chỉ dành cho chủ sở hữu quyền tác giả Nếu tác giảđồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả thì quyền này thuộc về tác giả đó Tổchức, cá nhân khi khai thác, sử dụng quyền này phải xin phép và trả tiền nhuậnbút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả

Theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 100/2006/NĐ-CP, quyền công bố tácphẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm là việc phát hành tác phẩmđến công chúng với số lượng bản sao đủ để đáp ứng nhu cầu hợp lý của côngchúng tuỳ theo bản chất của tác phẩm, do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thựchiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả, chủ sởhữu quyền tác giả Công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tácphẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc trước công chúng một tác phẩm vănhọc; phát sóng tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xâydựng công trình từ tác phẩm kiến trúc

- Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa,cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đếndanh dự và uy tín của tác giả, trừ trường hợp có thỏa thuận với tác giả (khoản 4)

Các quyền nhân thân tại Điều 19 Luật SHTT không phải là các quyềnnhân thân không gắn với tài sản, mà là các quyền nhân thân gắn với tài sản Bởi

lẽ, quyền nhân thân không gắn với tài sản là các quyền đối với tính mạng, sứckhỏe, danh dự, nhân phẩm… được quy định từ Điều 26 đến Điều 51 BLDS

Trang 20

2005 “Các quyền nhân thân không gắn với tài sản này được công nhận đối vớimọi cá nhân một cách bình đẳng và suốt đời, không phụ thuộc vào bất cứ hoàncảnh kinh tế, địa vị hay mức độ tài sản của người đó Các quyền nhân thân nàythể hiện giá trị tinh thần của chủ thể đối với chính bản thân mình, luôn gắn vớichính bản thân người đó và không dịch chuyển được sang chủ thể khác”3 Trongkhi đó, các quyền nhân thân gắn với tài sản chỉ phát sinh từ khi có sự ra đời củamột tài sản vô hình, đối chiếu với các quyền nhân thân tại Điều 19 Luật SHTT,

ta thấy đây đều là những quyền phát sinh khi có sự ra đời và tồn tại của tácphẩm- tài sản vô hình

Quyền làm tác phẩm phái sinh bao gồm quyền dịch, phóng tác, cải biên,chuyển thể, tuyển tập, chú giải Quyền làm tác phẩm phái sinh thuộc về chủ sởhữu quyền tác giả Khi một người muốn làm tác phẩm phái sinh thì phải được sựđồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm gốc Điểm i khoản 1 Điều

25 Luật SHTT còn quy định một trường hợp làm tác phẩm phóng tác không phải

xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao, đó là trường hợp “Chuyển tác

phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị”.

+ Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

Đây là một quyền tài sản mới của tác giả được quy định trong Luật SHTT

2005 so với BLDS 1995 Luật SHTT 2005 quy định bổ sung quyền này nhằm

3TS Bùi Đăng Hiếu- Trường Đại học Luật Hà Nội/ Khái niệm và phân loại quyền nhân thân/ Tạp chí Luật học

số tháng 7/2009 (http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2009/11/18/4086/)

Trang 21

mở rộng hơn nữa khả năng của chủ thể quyền đối với các tác phẩm Quyền biểudiễn tác phẩm trước công chúng do chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thựchiện hoặc cho phép người khác thực hiện biểu diễn tác phẩm một cách trực tiếphoặc thông qua các chương trình ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹthuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.

Việc biểu diễn tác phẩm trước công chúng bao gồm việc biểu diễn tácphẩm tại bất cứ nơi nào ngoại trừ tại gia đình

+ Sao chép tác phẩm:

Quyền sao chép là một trong các quyền tài sản độc quyền thuộc quyền tácgiả, do chủ sở hữu thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo rabản sao tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việctạo ra bản sao dưới hình thức điện tử

Sao chép tác phẩm có thể là sao chép một phần hoặc toàn bộ tác phẩm.Sao chép tác phẩm khác trích dẫn tác phẩm Việc trích dẫn tác phẩm chỉ là sửdụng một phần của tác phẩm, không nhằm mục đích kinh doanh, không làm ảnhhưởng đến việc sử dụng bình thường tác phẩm và phải nêu rõ nguồn gốc tácphẩm Các hành vi sử dụng không phải là trích dẫn đều có thể bị coi là sao chép

và phải được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả

Ngoài ra, Điều 25 Luật SHTT còn quy định những trường hợp sao chéptác phẩm đã công bố mà không phải xin phép, không phải trả tiền thù lao nhưsau:

“a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;

đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;”

Riêng đối với chương trình máy tính, theo khoản 3 Nghị định85/2011/NĐ-CP quy định bổ sung Điều 19a của Nghị định 100/2006/NĐ-CP,theo đó, tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp bản sao chương trình máy

Trang 22

tính có thể làm không quá một bản sao dự phòng, để thay thế khi bản sao đó bịmất, bị hư hỏng hoặc không thể sử dụng được.

+ Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

Quyền phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm là quyền của chủ sở hữuquyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện bằng bất

kỳ hình thức, phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được đểbán, cho thuê hoặc các hình thức chuyển nhượng khác bản gốc hoặc bản sao tácphẩm Đối với tác phẩm tạo hình, tác phẩm nhiếp ảnh thì quyền phân phối cònbao gồm cả việc trưng bày, triển lãm trước công chúng

+ Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vôtuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến,

vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác làquyền độc quyền thực hiện của chủ sở hữu quyền tác giả hoặc cho phép ngườikhác thực hiện để đưa tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm đến công chúng màcông chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn.+ Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máytính

Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trìnhmáy tính do chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép ngườikhác thực hiện việc cho thuê để sử dụng có thời hạn

Không áp dụng quyền cho thuê đối với chương trình máy tính, khi bảnthân chương trình đó không phải là đối tượng chủ yếu để cho thuê như chươngtrình máy tính gắn với việc vận hành bình thường các loại phương tiện giaothông cũng như các máy móc, thiết bị kỹ thuật khác

- Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có độc quyền thực hiện hoặc cho phépngười khác thực hiện các quyền tại khoản 1 Điều 20 Luật SHTT như trên theo

Trang 23

quy định của Luật SHTT Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một sốhoặc toàn bộ các quyền trên phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, cácquyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

- Riêng đối với việc sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phảituân theo Điều 23 Luật SHTT và Điều 20 Nghị định 100/2006/NĐ-CP Cụ thể:

+ Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được bảo hộ không phụ thuộcvào việc định hình bao gồm các tác phẩm tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 23 Luật

SHTT như sau:

 Truyện, thơ, câu đố;

 Điệu hát, làn điệu âm nhạc;

 Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi

+ Sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là việc nghiên cứu sưutầm, giới thiệu giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.Người sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải thoả thuận về việctrả thù lao cho người lưu giữ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian và đượchưởng quyền tác giả đối với phần nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu của mình

+ Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gianphải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trịđích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian Trong đó, dẫn chiếu xuất

xứ loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là việc chỉ ra địa danh củacộng đồng cư dân nơi tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được hình thành

1.5 Giới hạn quyền tác giả

Theo Điều 7 Luật SHTT, giới hạn của quyền tác giả được quy định nhưsau:

- Chủ thể quyền tác giả chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi

và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật SHTT

Trang 24

- Việc thực hiện quyền tác giả không được xâm phạm lợi ích của Nhànước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác vàkhông được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan

- Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh

và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật SHTT, Nhà nước cóquyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền tác giả thực hiện quyền của mình hoặcbuộc chủ thể quyền tác giả phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng mộthoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp;

1.6 Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

Điều 27 Luật SHTT quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả Theo đó:

- Các quyền nhân thân quy định tại khoản 1, 2 và 4 Điều 19 Luật SHTTdưới đây được bảo hộ vô thời hạn:

Quyền đặt tên cho tác phẩm ;

 Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặcbút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng ;

 Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa,cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đếndanh dự và uy tín của tác giả

- Quyền nhân thân tại khoản 3 Điều 19 Luật SHTT và các quyền tài sản tạiĐiều 20 Luật SHTT, bao gồm:

Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm ;

 Quyền làm tác phẩm phái sinh ;

 Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng ;

 Quyền sao chép tác phẩm ;

 Quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm ;

 Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vôtuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác ;

Trang 25

 Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máytính.

Các quyền trên được bảo hộ theo thời hạn do pháp luật quy định, cụ thể là:+ Tác phẩm điện ảnh, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 75 năm,

kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên

Đối với tác phẩm điện ảnh chưa được công bố trong thời hạn 25 năm, kể

từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là 100 năm, kể từ khi tácphẩm được định hình

Đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì cóthời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết;nếu tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ nămmươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

+ Đối với tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, thời hạn bảo

hộ là 50 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên Trong thời hạn 50năm, nếu tác phẩm chưa công bố thì thời hạn bảo hộ là 50 năm, kể từ khi tácphẩm được định hình

+ Tác phẩm không thuộc loại hình quy định như trên có thời hạn bảo hộ làsuốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm

có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau nămđồng tác giả cuối cùng chết;

 Thời hạn bảo hộ theo các quy định trên chấm dứt vào thời điểm 24 giờngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả

+ Đối với tác phẩm di cảo (tác phẩm được công bố lần đầu sau khi tác giả

đã chết), thời hạn bảo hộ quyền tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản là 50năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên

Trang 26

CHƯƠNG 2 XÁC ĐỊNH HÀNH VI VÀ THỰC TRẠNG XÂM PHẠM QUYỀN

NHÂN THÂN CỦA TÁC GIẢ

2.1 Xác định các hành vi xâm phạm quyền nhân thân của tác giả

Theo Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ- CP, hành vi bị coi là xâm phạmquyền SHTT nói chung, và xâm phạm quyền nhân thân của tác giả nói riêng phải

có đủ bốn căn cứ:

Thứ nhất, đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được

bảo hộ quyền tác giả

Theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 105/2006/NĐ- CP, đối tượng bị xem xétđược hiểu là đối tượng bị nghi ngờ và bị xem xét nhằm đưa ra kết luận có phải làđối tượng xâm phạm hay không

Mặt khác, Điều 28 Luật SHTT quy định về những hành vi xâm phạmquyền nhân thân của tác giả như sau:

“Điều 28 Hành vi xâm phạm quyền tác giả

1 Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

2 Mạo danh tác giả.

3 Công bố tác phẩm mà không được phép của tác giả.

4 Công bố tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả

đó

5 Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.”

Trang 27

Như vậy, theo quy định trên, và đối chiếu với Điều 28 Luật SHTT, các đốitượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền nhânthân của tác giả bao gồm:

 Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học bị nghi ngờ và và bị xem xét nhằmđưa ra kết luận có phải là tác phẩm chiếm đoạt quyền tác giả hay không

 Tác phẩm bị nghi ngờ và bị xem xét nhằm đưa ra kết luận có phải là là tácphẩm mạo danh tác giả hay không

 Tác phẩm bị nghi ngờ và bị xem xét nhằm đưa ra kết luận có phải là tác phẩmđược công bố mà không được phép của tác giả hay không

 Tác phẩm bị nghi ngờ và bị xem xét nhằm đưa ra kết luận có phải là tác phẩm

có đồng tác giả được công bố mà không được phép của đồng tác giả đó haykhông

 Tác phẩm bị nghi ngờ và bị xem xét nhằm đưa ra kết luận có phải là tác phẩm

bị sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hạiđến danh dự và uy tín của tác giả hay không

Theo điều 6 Nghị định 105/2006/NĐ-CP, việc xác định đối tượng đượcbảo hộ được thực hiện bằng cách xem xét các tài liệu, chứng cứ chứng minh căn

cứ phát sinh, xác lập quyền theo Điều 6 Luật SHTT

- Đối với quyền tác giả không đăng ký bảo hộ tại cơ quan có thẩm quyền(Cục bản quyền tác giả), thì quyền này được xác định trên cơ sở bản gốc tácphẩm và các tài liệu liên quan (nếu có) Nếu bản gốc tác phẩm và các tài liệu liênquan không còn tồn tại, quyền tác giả được xem là có thực dựa trên cơ sở cácthông tin về tác giả được thể hiện thông thường trên các bản sao được công bốhợp pháp

- Đối với quyền tác giả đã được đăng ký bảo hộ tại cơ quan có thẩmquyền, thì việc xác định đối tượng được bảo hộ dựa vào Giấy chứng nhận đăng

ký quyền tác giả và các tài liệu kèm theo

Trang 28

Thứ hai, có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.

Khoản 5 Điều 3 Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định yếu tố xâm phạm làyếu tố được tạo ra từ hành vi xâm phạm Như vậy, yếu tố xâm phạm là kết quảcủa hành vi xâm phạm Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 105/2006/NĐ- CP, yếu

tố xâm phạm quyền nhân thân của tác giả là: Tác phẩm giả mạo tên, chữ ký củatác giả, mạo danh hoặc chiếm đoạt quyền tác giả Sản phẩm có yếu tố xâm phạmtrên bị coi là sản phẩm xâm phạm quyền tác giả Căn cứ xác định yếu tố xâmphạm quyền tác giả là phạm vi bảo hộ quyền tác giả được xác định theo hìnhthức thể hiện bản gốc tác phẩm

Theo Điều 28 Luật SHTT, những hành vi sau đây là hành vi xâm phạmquyền nhân thân của tác giả:

 Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học(khoản 1)

 Mạo danh tác giả (khoản 2)

 Công bố tác phẩm mà không được phép của tác giả (khoản 3)

 Công bố tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó(khoản 4)

 Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gâyphương hại đến danh dự và uy tín của tác giả (khoản 5)

Đối chiếu quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 105/2006/NĐ-CP vớiĐiều 28 Luật SHTT, ta thấy:

- Hành vi chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật,khoa học tại khoản 1 Điều 28 Luật SHTT có yếu tố xâm phạm là “tác phẩmchiếm đoạt quyền tác giả”

- Hành vi mạo danh tác giả tại khoản 2 Điều 28 Luật SHTT có yếu tố xâmphạm là “tác phẩm giả mạo tên, chữ ký của tác giả, mạo danh tác giả”

Trang 29

Tuy nhiên, đối với các hành vi xâm phạm quyền nhân thân của tác giả tạicác khoản 3, 4 và 5 Điều 28 Luật SHTT, yếu tố xâm phạm trong đối tượng bịxem xét không được pháp luật quy định cụ thể Thiếu sót của Nghị định105/2006/NĐ-CP có thể dẫn đến khó khăn trong thực tế khi xác định hành vixâm phạm quyền tác giả nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung Vì vậy, quyđịnh về yếu tố xâm phạm quyền tác giả tại Điều 7 Nghị định 105/2006/NĐ- CPnên được bổ sung như sau:

“Điều 7 Yếu tố xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan

1 Yếu tố xâm phạm quyền tác giả có thể thuộc một trong các dạng sau đây: e) Tác phẩm được công bố mà không được sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả

g) Tác phẩm có đồng tác giả được công bố mà không được sự cho phép của đồng tác giả đó

h) Tác phẩm bị sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào.”

Thứ ba, người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền

tác giả và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền chophép theo quy định tại các Điều 25, 26 Luật SHTT

- Chủ thể của quyền tác giả có thể là chính tác giả (đồng tác giả), hoặc chủ

sở hữu quyền tác giả hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu quyền tác giảchuyển giao quyền tác giả

- Theo Điều 25 Luật SHTT, pháp luật cho phép tổ chức, cá nhân được sửdụng các tác phẩm (trừ tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máytính) đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao khithực hiện các hành vi:

+ Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạycủa cá nhân;

Trang 30

+ Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặcminh họa trong tác phẩm của mình;

+ Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong

ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;

+ Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ýtác giả, không nhằm mục đích thương mại;

+ Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;+ Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trongcác buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hìnhthức nào;

+ Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc đểgiảng dạy;

+ Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuậtứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tácphẩm đó;

+ Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếmthị;

+ Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng

Pháp luật chỉ cho phép tổ chức, cá nhân có hành vi sử dụng tác phẩm nhưtrên mà không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm,không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phảithông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm

- Theo Điều 26 Luật SHTT, pháp luật cho phép tổ chức phát sóng được sửdụng các tác phẩm (trừ tác phẩm điện ảnh) đã công bố không phải xin phépnhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả khi thực hiệnhành vi sử dụng tác phẩm để thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảngcáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào; với điều kiện việc sử dụng này

Trang 31

không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gâyphương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin

về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm

Thứ tư, hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.

Hành vi xem xét bị coi là xảy ra tại Việt Nam khi:

- Hành vi đó được bắt đầu thực hiện tại Việt Nam

- Hành vi đó kết thúc tại Việt Nam

- Hành vi bắt đầu và kết thúc ở nước ngoài, nhưng có một giai đoạn đượcthực hiện tại Việt Nam

- Hành vi xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặcngười dùng tin tại Việt Nam Hành vi này có thể hiểu là hành vi xảy ra trên mạnginternet nhắm vào các trang web phổ biến mà phần lớn người tiêu dùng hoặcngười dùng tin tại Việt Nam thường hay truy cập

2.2 Thực trạng xâm phạm quyền nhân thân của tác giả

Hiện nay, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo hộ quyền tácgiả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học Đặc biệt là các quy địnhpháp luật hiện hành của nước ta về quyền tác giả đã tạo nên cơ sở pháp lý choviệc đảm bảo thực thi quyền tác giả ở Việt Nam

Cho đến nay, nước ta đã là thành viên của nhiều điều ước quốc tế về bảo

hộ quyền tác giả, điển hình là: Công ước Berne, Công ước Giơ- ne- vơ, Hiệpđịnh song phương Việt Nam- Hoa Kỳ thiết lập quan hệ về quyền tác giả…

Ngoài ra, Luật SHTT năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 đã có quy định

cụ thể về các chính sách của Nhà nước về sở hữu trí tuệ (Điều 8), quyền và tráchnhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (Điều 9), nộidung quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ (Điều 10) và trách nhiệm quản lý nhànước về sở hữu trí tuệ (Điều 11) Bên cạnh đó, pháp luật cũng có quy định cụ thể

về các hành vi bị coi là xâm phạm quyền tác giả (Điều 28 Luật SHTT), quy định

Trang 32

về xử phạt vi phạm đối với các hành vi xâm phạm quyền tác giả bằng các biệnpháp hành chính (Nghị định 47/2009/NĐ-CP ngày 13/5/2009 quy định xử phạt

vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan), biện pháp hình sự (Điều170a BLHS 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009), biện pháp dân sự (Chương XVIILuật SHTT), các biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hóaxuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ (Điều 199 Luật SHTT)

Như vậy, có thể nói nước ta đã rất nỗ lực trong việc ban hành các văn bảnquy phạm pháp luật về việc bảo hộ quyền tác giả

Tuy nhiên, vấn đề xâm phạm quyền tác giả tại Việt Nam, đặc biệt là xâmphạm quyền nhân thân của tác giả, vẫn xảy ra khá nhiều, gây bức xúc không nhỏcho những người sáng tạo ra tác phẩm, chủ sở hữu tác phẩm, cũng như nhữngngười thưởng thức tác phẩm Những người làm công tác sáng tạo ra các tácphẩm sẽ ngần ngại thực hiện những ý đồ sáng tạo của mình, và điều này sẽ tácđộng không tốt đến đời sống văn hóa tinh thần của cả cộng đồng Ngoài ra, vấn

đề quyền tác giả bị xâm phạm cũng gây thiệt hại lớn tới nền kinh tế quốc dân

Trong lĩnh vực âm nhạc, điển hình là vụ việc Album “Chat với Mozart”.

Ngày 10/9/2005, album “Chat với Mozart” được phát hành, gồm những tácphẩm nhạc không lời của 8 nhạc sĩ cổ điển nước ngoài là Bach, Tchaikovsky,

Borodine, Elgar, Mozart, Schumann, Vivaldi, Gounod, Saint-Saens do nhạc sỹ

Dương Thụ viết lời Việt, nhạc sĩ Anh Quân- Huy Tuấn hòa âm và do ca sỹ MỹLinh kiêm nhà sản xuất trình bày

Theo tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, album “Chat với Mozart” đã xâm phạm đếnquyền nhân thân của tác giả tại Điều 19 Luật SHTT, bao gồm quyền đặt tên chotác phẩm (khoản 1) và quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho ngườikhác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gâyphương hại đến danh dự và uy tín của tác giả (khoản 4) Theo ông, các quyềnnhân thân của tác giả được bảo hộ vô thời hạn theo khoản 1 Điều 27 Luật SHTT,

Trang 33

và việc phổ lời tác phẩm là một hành vi xâm phạm sự toàn vẹn của tác phẩm(thêm lời, tức gán cho tác phẩm cái nó không có) và vì thế đã xâm phạm quyềnnhân thân của tác giả Cụ thể, điểm b khoản 3 Điều 45 Nghị định 56/2006/NĐ-

CP đã quy định đưa hành vi thêm vào tác phẩm mà không được sự đồng ý củatác giả vào diện hành vi bị cấm

Trong khi đó, nhạc sĩ An Thuyên, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghệ sĩViệt Nam, Hiệu trưởng Trường Văn hóa Nghệ thuật Quân Đội, và nhạc sĩTrương Ngọc Ninh, thành viên Hội đồng Thẩm định chương trình biểu diễn của

ca sỹ Mỹ Linh đều cho rằng hành vi làm ra album “Chat với Mozart” không xâmphạm quyền tác giả, mà đây là một sự tìm tòi, sự thể nghiệm đáng trân trọng

Tại thông báo số 91/BQTG-BQ được ký ngày 24/4/2007, ông Vũ MạnhChu, Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả Văn học- Nghệ thuật khẳng định rằng:việc đặt tên và lời tiếng Việt cho các tác phẩm âm nhạc không lời đã hết thời hạnbảo hộ trong đĩa nhạc “Chat với Mozart” là không vi phạm pháp luật “Các tríchđoạn tác phẩm âm nhạc của 8 nhạc sỹ nước ngoài gồm Bach, Borodine, Elgar,Gounod, Schumann, Saint - Saens, Tchaikovsky, Vivaldi được sử dụng trong đĩanhạc “Chat với Mozart” đều thuộc loại tác phẩm đã hết thời hạn bảo hộ Nhạc sĩDương Thụ đã sử dụng các trích đoạn từ các tác phẩm của các nhạc sĩ trên,không sửa đổi để sáng tạo tác phẩm mới Việc sáng tạo tác phẩm mới này đượccoi là sáng tạo tác phẩm phái sinh”

Đây là một vụ việc điển hình về vấn đề bảo hộ quyền tác giả đối với tác

phẩm âm nhạc

- Trước hết, về thời hạn bảo hộ đối với những tác phẩm nhạc không lờicủa 8 nhạc sĩ cổ điển nước ngoài là Bach, Tchaikovsky, Borodine, Elgar, Mozart,Schumann, Vivaldi, Gounod, Saint-Saens:

Theo Điều 27 Luật SHTT:

+ Các quyền nhân thân sau được bảo hộ vô thời hạn:

Trang 34

 Quyền đặt tên cho tác phẩm

 Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; quyền được nêu tên thậthoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng

Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt

xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đếndanh dự và uy tín của tác giả

+ Các quyền tài sản tại Điều 20 Luật SHTT đối với tác phẩm âm nhạc (tức

là không thuộc các loại hình như: tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ

thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh) được bảo hộ với thời hạn bảo hộ là suốtcuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm

có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau nămđồng tác giả cuối cùng chết

Như vậy, quyền đặt tên cho tác phẩm (khoản 1 Điều 19 Luật SHTT) vàquyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xénhoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự

và uy tín của tác giả (khoản 4 Điều 19 Luật SHTT) đối với những tác phẩm nhạckhông lời của 8 nhạc sĩ cổ điển nước ngoài trên được bảo hộ vô thời hạn

Quyền làm tác phẩm phái sinh (điểm a khoản 1 Điều 20 Luật SHTT) đốivới những tác phẩm âm nhạc không lời của 8 nhạc sĩ cổ điển nước ngoài trênđược bảo hộ trong suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết.Như vậy, cho đến thời điểm album “Chat với Mozart” được thực hiện thì quyềnlàm tác phẩm phái sinh đối với các tác phẩm nhạc không lời trên đã hết thời hạnbảo hộ theo quy định của pháp luật

- Hành vi thực hiện album “Chat với Mozart” không xâm phạm quyềnnhân thân của các tác phẩm nhạc không lời Bởi lẽ, trên nhãn đĩa nhạc album

“Chat với Mozart” do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Diệu Thanh phát hành cóghi đầy đủ các thông tin về tác giả và các tác phẩm gốc Những ca khúc trong

Trang 35

album này là những tác phẩm phái sinh, những tác phẩm mới được sáng tạo ra.Hơn nữa, do hành vi thực hiện album “Chat với Mozart” là hành vi sáng tạo racác tác phẩm phái sinh, các tác phẩm mới, nên việc đặt tên cho các tác phẩmtrong album này là đặt tên cho các tác phẩm mới chứ không phải đặt tên lại chocác tác phẩm âm nhạc không lời của 8 nhạc sĩ cổ điển, vì thế việc đặt tên nàykhông xâm phạm đến quyền được đặt tên cho tác phẩm nhạc không lời của 8nhạc sĩ cổ điển nước ngoài

- Việc phổ lời Việt cho các tác phẩm nhạc không lời trên không xâmphạm đến quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, vì phần nhạc của các tácphẩm nhạc không lời vẫn được giữ nguyên mà không hề bị sửa chữa, cắt xén hayxuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào Việc tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ cho rằng việcphổ lời cho các tác phẩm âm nhạc không lời là vi phạm điểm b khoản 3 Điều 45Nghị định số 56/2006/NĐ-CP là không chính xác, bởi lẽ, khi thực hiện album

“Chat với Mozart”, nhạc sỹ Dương Thụ không hề thêm bớt hay làm thay đổiphần giai điệu của các tác phẩm nhạc không lời gốc, mà chỉ đặt lời Việt chochúng Có thể nói rằng, nhạc sỹ Dương Thụ là tác giả của phần lời của các cakhúc trong album Và hành vi của nhạc sỹ Dương Thụ không phải là hành vi

“thêm bớt hoặc thay đổi nội dung của tác phẩm” quy định tại điểm b khoảnkhoản 3 Điều 45 Nghị định số 56/2006/NĐ-CP

Trên thực tế, các hành vi vi phạm quyền tác giả xảy ra trong rất nhiều lĩnh

vực khác nhau Trong lĩnh vực văn học, điển hình là truyện ngắn “Máu của lá”

của Phạm Minh Phong đăng trên báo Văn nghệ số 26 ra ngày 25/6/2005 có nộidung giống với truyện ngắn “Máu của lá” của nhà văn Võ Thị Hảo trong tập

"Người sót lại của rừng cười" (NXB Phụ Nữ, 2005), chỉ khác tên nhân vật Đây

có thể coi là hành vi chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học quy định

tại khoản 1 Điều 28 Luật SHTT, bởi lẽ:

Trang 36

+ Bản thân tác phẩm “Máu của lá” là của nhà văn Võ Thị Hảo Tác phẩmnày đã được in trong tập truyện ngắn đầu tay của bà từ năm 1993, và đã đượctrao giải trong cuộc thi Truyện ngắn và Tiểu thuyết của NXB Hà Nội Sau đómới xuất hiện truyện ngắn “Máu của lá” của Phạm Minh Phong đăng trên báoVăn nghệ số 26 ra ngày 25/6/2005 Như vậy, tác phẩm “Máu của lá” của nhà văn

Võ Thị Hảo có trước, sau đó mới có truyện ngắn “Máu của lá” của Phạm MinhPhong Toàn bộ nội dung truyện ngắn “Máu của lá” của Phạm Minh Phong hoàntoàn trùng khớp với nội dung của một phần tác phẩm “Máu của lá” của nhà văn

Võ Thị Hảo, thậm chí tên truyện ngắn còn trùng khớp cả với tên tác phẩm này.Chỉ khác ở một điều là tên các nhân vật trong truyện ngắn “Máu của lá” củaPhạm Minh Phong đã được thay đổi Điều này cho thấy, tác phẩm “Máu của lá”của Phạm Minh Phong không hề có sự sáng tạo, mà đó chỉ là kết quả của hành visửa chữa lại tác phẩm đã có trước một cách vụng về mà thôi

+ Phạm Minh Phong đã nhận tác phẩm là của mình, thể hiện ở việc tác giảnày đã sửa lại tên nhân vật trong tác phẩm “Máu của lá” của nhà văn Võ Thị Hảo

và đăng trên báo Văn nghệ, đồng thời đã ghi tên mình ở cuối tác phẩm

+ Phạm Minh Phong đã thực hiện hành vi khai thác, xâm phạm quyền tácgiả đối với tác phẩm này, đặc biệt là quyền nhân thân của tác giả Điều này thểhiện ở: hành vi công bố tác phẩm bằng cách đăng tác phẩm lên báo (xâm phạmquyền nhân thân của tác giả tại khoản 3 Điều 19 Luật SHTT) và hưởng nhuậnbút từ đó, và hành vi thay đổi tên nhân vật (xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹncủa tác phẩm… tại khoản 4 Điều 19 Luật SHTT)

Cần phân biệt hành vi chiếm đoạt quyền tác giả với các trường hợp: mạodanh tác giả, xâm phạm quyền được đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩmcủa tác giả, và trường hợp trích dẫn một đoạn tác phẩm mà không nêu rõ nguồngốc trích dẫn

Trang 37

- Đối với trường hợp mạo danh tác giả, xâm phạm quyền được đứng tênthật hoặc bút danh trên tác phẩm của tác giả, người thực hiện hành vi này chỉxâm phạm quyền nhân thân của tác giả tại khoản 2 Điều 19 Luật SHTT, màkhông có những hành vi khai thác quyền tác giả đối với tác phẩm Hay nói cáchkhác, người thực hiện hành vi mạo danh tác giả không nhằm vào các lợi ích vậtchất có được từ quyền tác giả.

- Đối với trường hợp trích dẫn một đoạn tác phẩm mà không nêu rõ nguồngốc trích dẫn, người thực hiện hành vi xâm phạm này đã tự nhận “đoạn tácphẩm” đó là của mình, điều này giống với hành vi chiếm đoạt quyền tác giả Tuynhiên, việc trích dẫn tác phẩm chỉ được thực hiện với một số lượng nội dungnhất định, thường là một đoạn ngắn trong tác phẩm, nhằm mục đích giới thiệu,bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề nào đó Trong khi đó, hành vi chiếm đoạtquyền tác giả thường được thực hiện đối với toàn bộ nội dung tác phẩm chứkhông chỉ một đoạn của tác phẩm, không nhằm mục đích giới thiệu, bình luận

mà hướng tới việc được hưởng các quyền của tác giả đối với tác phẩm Hay nóicách khác, trong tác phẩm chiếm đoạt quyền tác giả không hề đưa ra các quanđiểm bình luận, giải thích của người viết đối với trích đoạn trong tác phẩm gốc;còn trong tác phẩm có đoạn trích dẫn không ghi rõ nguồn thì có bao gồm cảnhững quan điểm, bình luận, giải thích của người viết đối với đoạn tác phẩmđược trích dẫn

Các trường hợp xâm phạm quyền nhân thân của tác giả diễn ra khá phổ

biến Có thể dễ dàng tìm thấy một vụ việc khác trong lĩnh vực nhiếp ảnh như

sau:

Hai tác phẩm nhiếp ảnh Em bé H’Mong và Anh em H’Mong do tác giả Vũ

Thế Long chụp trong dịp đi sáng tác tại làng Sa Lình, huyện Mai Châu, HòaBình ngày 09/12/2007 và đã được tác giả đưa lên trang web photo.vn dưới bútdanh longcocanh và ghi chú địa danh tác phẩm trên từng bức ảnh Ngày

Trang 38

14/12/2007, tác giả Vũ Thế Long đã phát hiện trên một số đường phố Hà Nội cónhững tấm băng rôn và banner quảng cáo cho chương trình “Nối vòng tay lớn2007” đã sử dụng 02 tác phẩm trên vào phần chính giới thiệu chương trình màkhông xin phép tác giả Ngoài ra, trên các băng rôn và banner quảng cáo cònkhông đề tên tác giả, những tấm ảnh này còn bị cắt xén, biên tập lại làm thay đổi

bố cục của tác phẩm gốc, làm thay đổi ý tưởng về nội dung và làm mất đi tínhnghệ thuật của tác phẩm Ngày 15/12/2007, tác giả đã gửi đơn đến Đài Truyềnhình Việt Nam và Công ty cổ phần Giải trí và truyền thông Việt Nam (VEC),đơn vị phối hợp thực hiện chương trình, yêu cầu gỡ bỏ toàn bộ các băng rôn có

sử dụng hình ảnh, bồi thường danh dự cho ông số tiền là 10 triệu đồng, xin lỗicông khai trên ba số báo liên tiếp Sau khi lời qua tiếng lại cả ngoài đời và trênmặt báo, Công ty VEC có văn bản xin lỗi ông và các thành viên trang web

 Trong vụ việc trên, ta thấy, việc Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty

cổ phần Giải trí và truyền thông Việt Nam (VEC) sử dụng 02 tác phẩm nhiếp

ảnh Em bé H’Mong và Anh em H’Mong của tác giả Vũ Thế Long là hành vi xâm

phạm quyền nhân thân của tác giả đối với tác phẩm nhiếp ảnh, bởi lẽ:

- Khi đưa 02 tác phẩm nhiếp ảnh Em bé H’Mong và Anh em H’Mong lên

trang web photo.vn, tác giả Vũ Thế Long đã sử dụng bút danh longcocanh, và đãghi chú địa danh tác phẩm trên từng bức ảnh Tuy nhiên, khi sử dụng các tácphẩm trên, Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty VEC đã không ghi tên hoặcbút danh của ông, hành vi này đã xâm phạm đến quyền nhân thân của tác giả tại

khoản 2 Điều 19 Luật SHTT: “2 Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm;

được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng”

- Khi được sử dụng để làm băng rôn và banner quảng cáo, những tấm ảnhtrên còn bị cắt xén, biên tập lại làm thay đổi bố cục của tác phẩm gốc, làm thayđổi ý tưởng về nội dung và làm mất đi tính nghệ thuật của tác phẩm Như vậy,hành vi cắt xén, biên tập lại ảnh trên đã xâm phạm đến quyền nhân thân của tác

Ngày đăng: 31/08/2014, 05:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w