Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

Một phần của tài liệu Tình hình xuất khẩu thủy sản việt nam giai đoạn nữa đầu năm 2015 (Trang 26 - 28)

- Các doanh nghiệp là chủ thể trực tiếp kinh doanh nên sự nỗ lực từ chính bản thân doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết. Các doanh nghiệp cần nắm rõ quy định và các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh thủy sản tại các nước nhập khẩu đối tác để đưa ra chiến lược phù hợp và hiệu quả.

- Doanh nghiệp phải chủ động trong nguồn nguyên liệu đầu vào, tìm nhiều nhà cung cấp với giá rẻ để tránh làm tăng giá thủy sản giảm cạnh tranh. Hơn nữa phải chủ động liên kết chặt chẽ với nhà cung cấp để giúp vượt qua khó khăn.

- Giữa doanh nghiệp với nhau và với Nhà nước nên thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn, phối hợp và tạo điều kiện tốt cho nhau trong việc sản xuất, chế biến và nuôi trồng thủy sản nhằm giảm sự cạnh tranh không lành mạnh và tạo chỗ đứng vững chắc cho thủy sản Việt Nam.

- Bản thân doanh nghiệp cũng phải chủ động tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu thị trường để tổ chức lại sản xuất, xây dựng mạng lưới phân phối tốt hơn.

- Doanh nghiệp cần phải cải thiện về vệ sinh an toàn thực phẩm của thủy sản. Đây là vấn đề gay gắt trong những năm qua vì nó liên quan đến chất lượng, rào cản chính

khi thủy sản Việt muốn thâm nhập vào thị trường quốc tế. Chuẩn bị tốt chứng nhận nguồn gốc xuất xứ. Quá trình nuôi trồng phải thực hiện đúng thao quy định của Bộ Thủy sản về liều lượng kháng sinh, bảo quản, không sử dụng các loại thuốc cấm. Về chế biến phải thực hiện nghiêm chỉnh theo quy định nhà nước, đảm bảo không gây hại cho người sử dụng.

- Cần tuyển dụng các nhà quản lý có trình độ và đội ngũ nhân viên kĩ sư có tay nghề cao, lành nghề. Doanh nghiệp cũng nên tổ chức các khóa đào tạo huán luyện cho sát với tiêu chuẩn đề ra.

- Doanh nghiệp cần tiến hành phát triển công tác R&D, mrketing hiệu quả hơn với đội ngũ nhận viên chuyên nghiệp.

- Để thâm nhập tốt hơn vào thị trường nước ngoài và mở rộng kênh phân phối hơn các doanh nghiệp có thể chú ý tới phương pháp là tận dụng cộng đồng người Việt tại các quốc gia đó. Hoặc các doanh nghiệp lớn hơn có thể liên doanh hoặc trở thành công ty con của các công ty đa quốc gia nhằm tiếp cận được gần hơn với khách hàng và dĩ nhiên sẽ bán được nhiều thủy sản hơn.

- Vấn đề thương hiệu các doanh nghiệp cũng cần phải để mắt tới vì thương hiệu là cái sống còn lâu dài và bền vững trong dài hạn. Xây dựng thương hiệu mạnh kèm theo là cam kết về chất lượng và an toàn mới có thể thu hút được các khách hàng quốc tế, những người có thu nhập cao và nhu cầu cao nên khó tính.

- Doanh nghiệp nên đẩy mạnh thương mại điện tử trong thời đại công nghệ hiện nay bới vì thông qua trang web doanh nghiệp khách hàng có thể hiểu phần nào về doanh nghiệp qua đó xây dựng uy tín và đẳng cấp cho doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp cần có những chiến lược sản phẩm hiệu quả, cân đối giữa chất lượng và giá cả.

CHƯƠNG 3:

Một phần của tài liệu Tình hình xuất khẩu thủy sản việt nam giai đoạn nữa đầu năm 2015 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w