NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC

Một phần của tài liệu Tình hình xuất khẩu thủy sản việt nam giai đoạn nữa đầu năm 2015 (Trang 28 - 31)

3.1 GIẢNG DẠY HỌC PHẦN (MÔN HỌC)

3.1.1 Giáo trình, tài liệu học tập, giảng viên

Tôi đang học lớp Quản trị Xuất nhập khẩu, mã HP 210704302, do thầy Nguyễn Hữu Khoa giảng dạy. Tôi có vài nhận xét như sau:

- Giáo trình: Cung cấp nhiều thông tin, giải thích nhiều thuật ngữ rõ ràng, nêu nhiều ví dụ dễ hiểu, thiết kế nội dung hợp lí. Nhưng chưa có nhiều giáo trình khác tương tự để tham khảo.

- Tài liệu môn học: gồm có giáo trình, bài giảng và nhiều tài liệu trên lớp do giảng viên cung cấp, nhưng chưa có thêm tài liệu tham khảo cho môn học, dẫn đến một số phần kiến thức của môn học còn chưa đầy đủ, rõ nghĩa lắm.

- Giảng viên: có kiến thức sâu và thực tế, truyền đạt dễ hiểu, thân thiện, nhiệt tình trao đổi và giải đáp thắc mắc cho sinh viên, hướng dẫn tiểu luận rõ ràng, khách quan. Nhưng trên lớp chưa có nhiều điều kiện cho sinh viên làm việc nhóm, và giảng dạy hơi nhanh với nội dung nhiều làm một số phần chưa rõ nghĩa và khó tiếp thu.

3.1.2 Cơ sở vật chất

Các thiết bị vật chất, đèn, máy chiếu, bảng… có chất lượng tốt, không ảnh hưởng nhiều đến quá trình học tập và tiếp thu môn học.

Phòng học sạch sẽ, có nhân viên thu dọn thường xuyên. Tuy nhiên số lượng quạt máy chưa đủ mát, khi vào mùa nóng phòng học đông sinh viên gây nên khá ngột ngạt, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.

Ngoài ra, vì số lượng sinh viên trong phòng quá nhiều nên gây khó khăn trong việc quản lý của giảng viên, cộng thêm việc các sinh viên xao nhãn trong việc học, khó tiếp thu bài khi ngồi bàn quá xa giảng viên.

3.1.3 Tính hữu ích, thiết thực môn học

Quản trị Xuất nhập khẩu là một trong những môn học quan trọng của ngành QTKD, giúp cho sinh viên có những kiến thức căn bản, hướng dẫn cách tiếp cận thực tế hoạt động kinh doanh quốc tế và vận dụng kiến thức để đánh giá và xử lý tốt tình huống đặt ra.

Sinh viên khoa QTKD cần nắm vững kiến thức và nội dung môn học để có thể vận dụng tốt vào thực tiễn, giúp giải quyết các vấn đề thực tế đặt ra khi tham gia hoạt động xuất nhập

khẩu, một hoạt động có tính năng động nhưng chứa nhiều rủi ro khi giao thương quốc tế nhằm đạt được thành công khi kinh doanh.

3.2. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP

• Giảng viên nên chủ động gợi ý sinh viên nhiều giáo trình, tài liệu tham khảo khác để nghiên cứu đồng thời đặt nhiều tình huống và bài tập thực tế hơn để tăng tính sinh động. Ngoài ra cần phân phối thời lượng giảng dạy hợp lý, dãn thời gian cho các chương có nội dung khó, giảng giải chậm rãi hơn để sinh viên dễ tiếp thu.

• Nhà trường cần phân bổ lớp với số lượng sinh viên hợp lý, đồng thời nâng cấp sửa chữa cũng như trang bị thêm số lượng quạt máy thường xuyên để tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên tiếp thu môn học.

KẾT LUẬN

Chúng ta đã thấy những kiến thức tổng quát về môn học “Quản trị xuất nhập khẩu” và sự cần thiết của môn học trong phần lý thuyết. Đặc biệt là đã áp dụng chúng để tìm hiểu thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong giai đoạn nửa đầu năm 2014. Ngành thủy sản nước ta có những lợi thế riêng tuy nhiên cũng có những khó khăn nhất định khi tiến hành xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Để giảm thiểu những khó khăn đó, người nông dân, nhà nước cũng như các doanh nghiệp cần có một sự hợp tác mạnh mẽ hơn nữa. Quan trọng là để đưa ngành xuất khẩu tiêu của nước ta phát triển mạnh thì cần phải có sự quản lý chặt chẽ, đặt biệt là quản trị quá trình xuất khẩu. Môn học Quản trị xuất nhập khẩu sẽ là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực cho những nhà quản lý trong lĩnh vực ngoại thương. Cụ thể hơn bản thân sinh viên khi nghiên cứu môn học Quản trị xuất nhập khẩu cũng cần nắm rõ nội dung môn và các quy định để vận dụng tốt vào thực tế hơn.

Một phần của tài liệu Tình hình xuất khẩu thủy sản việt nam giai đoạn nữa đầu năm 2015 (Trang 28 - 31)