Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu Tình hình xuất khẩu thủy sản việt nam giai đoạn nữa đầu năm 2015 (Trang 25 - 26)

- Cần phải hoàn thiện hệ thống pháp lý phù hợp hơn với nhu cầu và tạo thuận lợi cho xuất khẩu thủy sản. Rà soát và thay đổi những quy định không còn phù hợp với thời đại ngày nay để làm thông thoáng hơn các điều kiện xuất khẩu thủy sản.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong quản lý thủy sản từ trung ương đến địa phương, xóa bỏ bớt các thủ tục rườm rà gây mất thời gian, công sức của doanh nghiệp, nhà xuất khẩu.

- Nhà nước cần kí kết các hiệp định đa phương và song phương, đẩy mạnh quan hệ quốc tế để mở rộng thị trường, tạo nhiều điều kiện thuận lợi, ưu đãi cho ngành thủy sản.

- Tăng cường độ tin cậy và phủ sóng của các phương tiện truyền thông, thông tin. Đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ để cải thiện chất lượng dự báo thời tiết. Cũng như có chính sách nhập khẩu công nghệ và khuyến khích các doanh nghiệp trong nước áp dụng công nghệ mới. Điều này giúp cải thiện được tình hình dịch bệnh và thiên tai làm giảm nguồn nguyên liệu đầu vào đã nêu trong khó khăn thứ nhất.

- Hỗ trợ tốt hơn thông tin cho các doanh nghiệp bằng cách tạo ra nhiều kênh thông tin và cập nhật thường xuyên như ấn phẩm, website,… Tuyên truyền rộng rãi vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đến các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản làm tăng ý thức của doanh nghiệp hơn.

- Có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp về tín dụng vì hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đều là các doanh nghiệp nhỏ lẻ, tiềm lực và sức cạnh tranh không cao. Đặc biệt là nên hỗ trợ vay ngân hàng với lãi suất thấp.

- Bộ Thủy sản cần phối hợp với Bộ kế hoạch dầu tư và các bộ, ngành có liên quan để phối hợp tận dụng tốt nguồn vốn tài trợ từ trong và ngoài nước.

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng chung cho ngành thủy sản, đổi mới trang thiết bị, chủ động nhập khẩu công nghệ mới về nước, đặc biệt là các công nghệ chế biến thức ăn nhập khẩu, để giảm bớt áp lực về chi phí đầu vào làm tăng giá bán, mất tính cạnh tranh của ngành.

- Đầu tư nghiên cứu nhu cầu thị trường, tập trung nuôi trồng và xuất khẩu mặt hàng lợi thế đúng yêu cầu để đạt lợi nhuận cao nhất.

- Phát triển các trung tâm đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, giải quyết vấn đề thiếu nhân lực tay nghề cao hiện nay. Đặc biệt là nguồn cán bộ, kĩ sư có tay nghề, kĩ thuật chuyên môn cao chưa kể đến đội ngũ luật gia chuyên về pháp lý giúp thủy sản tránh khỏi nhiều vụ kiện tụng bị bán phá giá hay chưa đạt tiêu chuẩn như mong muốn. - Hiệp hội thủy sản Việt Nam và các cơ quan liên quan cần giám sát chặt chẽ, tăng

cường thanh tra, kiểm tra các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, bảo quản thủy sản. Phát hiện những sai phạm để răn đe, hạn chế việc cạnh tranh không lành mạnh làm giảm giá trị xuất khẩu. Bắt buộc áp dụng các quy trình quản lý chất lượng vào trong nuôi trồng, chế biến như HACCP,…

- Tăng cường hợp tác quan hệ với các nước bạn đề mở rộng thị trường cho ngành thủy sản nước ta.

- Về vấn đề thương hiệu thủy sản Việt thì Nhà nước cần hỗ trợ xây dựng và phát triển tốt hơn nữa bằng các biện pháp như cho phép các mặt hàng chủ lực được sử dụng thương hiệu quốc gia…

Một phần của tài liệu Tình hình xuất khẩu thủy sản việt nam giai đoạn nữa đầu năm 2015 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w