1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vấn đề thanh khoản của các ngân hàng việt nam trong các năm 2007-2009 và khả năng 2010

35 193 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 542,58 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM KHOA SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG VẤN ĐỀ THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRONG CÁC NĂM 2007-2009 VÀ KHẢ NĂNG 2010 GVHD: PGS.TS Trần Huy Hoàng Thực hiện: Nhóm 9, lớp NH Đêm 5 - K18. Nguyễn Châu Hà Nguyễn Thị Bích Hạnh Nguyễn Hoàng Lan Hương Lê Thị Thanh Loan Đoàn Viết Bửu Phương Ngô Thị Phượng Ôn Ngọc Minh Trí TPHCM, tháng 5 năm 2010 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANH KHOẢN TRONG NHTM 1 1.1. Thanh khoản ngân hàng và Rủi ro thanh khoản ngân hàng 1 1.1.1 Thanh khoản: 1 1.1.2 Rủi ro thanh khoản: 1 1.2. Phân loại rủi ro thanh khoản: 1 1.2.1 Rủi ro thanh khoản đến từ bên t ài sản nợ 1 1.2.2 Rủi ro thanh khoản từ bên tài sản có 2 1.2.3 Rủi ro thanh khoản từ hoạt động ngoại bảng 2 1.3. Các nguyên nhân dẫn đến thanh khỏan có vấn đề 2 1.4. Chiến lược quản trị thanh khoản 3 1.4.1 Đường lối chung về quản trị thanh khoản 3 1.4.2 Các chiến lược quản trị thanh khoản: 4 1.5. Các phương pháp quản lý rủi ro thanh khoản 5 1.5.1 Áp dụng một chiến lược quản trị thanh khoản thích hợp 5 1.5.2 Đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả 5 1.5.3 Sử dụng các biện pháp dự báo nhu cầu thanh khoản: 6 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THANH KHOẢN TRONG CÁC NHTM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 – 2009 VÀ KHẢ NĂNG 2010 7 2.1. Tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam: 7 2.2. Thực trạng t hanh khoản trong các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 - 2009 8 2.2.1 Vốn điều lệ: 9 2.2.2 Chỉ số trạng thái tiền mặt: 14 2.2.3 Chỉ số chứng khoán thanh khoản: 18 2.2.4 Chỉ số (tiền mặt + tiền gửi tại các TCTD)/tiền gửi khách hàng: 21 2.3. Khả năng 2010 24 2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của ngân hàng 26 2.4.1 Về diễn biến một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô 26 2.4.2 Thị trường tiền tệ chưa phát triển 27 2.4.3 Cơ cấu tài sản có không sẵn sàng đáp ứng thanh khoản cho NHTM và có nhiều bất hợp lý 27 2.4.4 Cơ cấu tài sản nợ bất hợp lý 28 2.4.5 M ột số nguyên nhân khách quan khác: 28 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THANH KHOẢN TRONG CÁC NHTM VIỆT NAM 30 3.1. Về phía ngân hàng Nhà Nước: 30 3.2. Về phía ngân hàng thương mại: 31 Tài liệu tham khảo: 33 Chương 1: Tổng quan về thanh khoản trong NHTM Nhóm 9, lớp NH đêm 5, K18 Trang 1 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THANH KHO ẢN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Thanh khoản ngân hàng và Rủi ro thanh khoản ngân hàng 1.1.1 Thanh khoản: Thanh khoản là một thuật ngữ chuy ên ngành nói về khả năng đáp ứng các nhu cầu về sử dụng vốn khả dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại mọi thời điểm như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán, giao dịch vốn 1.1.2 Rủi ro thanh khoản: Rủi ro thanh khoản là tình trạng ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn khả dụng (nhu cầu thanh khoản). Tình trạng này nhẹ thì gây thua lỗ, hoạt động kinh doanh bị đình trệ, nặng thì làm mất khả năng thanh toán dẫn đến ngân hàng phá sản Có nhiều khái niệm khác nhau về rủi ro thanh khoản. Nhưng rủi ro thanh khoản có thể được hiểu là rủi ro khi NHTM không có khả năng thanh toán tại một thời điểm nào đó, hoặc phải huy động các nguồn vốn với chi phí cao để đáp ứng nhu cầu thanh toán; hoặc do các nguyên nhân chủ quan khác làm mất khả năng thanh toán của NHTM . Rủi ro thanh khoản làm một loại rủi ro chủ yếu nhất của NHTM, là nguyên nhân trực tiếp có thể dẫn đến khủng hoảng thanh khoản, là nguy cơ đặc biệt nghiêm trọng có thể dẫn đến phá sản tại thời điểm mặc dù khả năng tài chính của NHTM vẫn đảm bảo, kinh doanh không bị t hua lỗ. Nhiều nghiên cứu đã tương đối thống nhất khi chỉ ra rằng, rủi ro thanh khoản có thể đến từ hoạt động bên nợ hoặc bên có, hoặc từ hoạt động ngoại bảng của bảng cân đối tài sản của NHTM. 1.2. Phân loại rủi ro thanh khoản: 1.2.1 Rủi ro thanh khoản đến từ bên tài sản nợ Có thể phát sinh bất cứ lúc nào khi người gửi tiền rút tiền trước hạn và cả khi đến hạn, nhưng NHTM không sẵn có nguồn vốn để thanh toán, để chi trả. Với một lượng tiền gửi được yêu cầu rút ra lớn và đột ngột buộc NHTM phải đi vay bổ sung trên thị trường tiền tệ, phải huy động vốn đột xuất với chi phí vượt trội, hoặc bán bớt tài sản để chuyển hoá thành vốn khả dụng đáp ứng nhu cầu chi trả. Để đáp ứng nhu cầu ngay lập tức NHTM có thể phải bán tài sản với giá thấp hơn thị trường hoặc vay trên thị trường với lãi suất cao để có lượng vốn khả dụng cần thiết. Chương 1: Tổng quan về thanh khoản trong NHTM Nhóm 9, lớp NH đêm 5, K18 Trang 2 1.2.2 Rủi ro thanh khoản từ bên tài sản có Chủ yếu phát sinh liên quan đến việc thực hiện các cam kết tín dụng, cho vay. Có cam kết tín dụng cho phép người vay vốn tiến hành rút tiền bất cứ lúc nào trong thời hạn theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Khi một người vay yêu cầu NHTM thực hiện cam kết tín dụng thì NH phải đảm bảo đủ tiền ngay lập tức để đáp ứng nhu cầu của khách hàng nếu không NH sẽ phải đối mặt với uy tín trên thương trường, thậm chí đối mặt với mất khả năng thanh toán. Tương tự nguy ên nhân rủi ro đến từ bên tài sản Nợ khi đó NHTM sẽ phải huy động thêm nguồn vốn mới với chi phí cao hoặc bán tài sản với giá thấp. 1.2.3 Rủi ro thanh khoản từ hoạt động ngoại bảng Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các công cụ tài chính phái sinh, rủi ro thanh khoản đến từ hoạt động ngoại bảng cũng ngày càng tăng. Khi mà các nghĩa vụ thanh toán bất thường xảy ra như cam kết bảo lãnh, nghĩa vụ thanh toán các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi hay hợp đồng quyền chọn. Các hợp đồng đó đến hạn thì sẽ phát sinh nhu cầu thanh khoản. Khi đó NHTM có thể phải đối mặt với rủi ro thanh khoản nếu không có kế hoạch chuẩn bị nguồn thanh khoản kịp thời, không có những tài sản nhanh chóng hay dễ dàng chuyển thành tiền, những công cụ có thể giao dịch trên thị trường tiền tệ. Tất cả những rủi ro thanh khoản trên nếu phát sinh với quy mô lớn mà NHTM không có biện pháp ứng cứu kịp thời thì sẽ dẫn đến nguy cơ khủng hoảng thanh khoản. Đây là tình huống mà các nhà quản trị điều hành NHTM không bao giờ muốn bị xảy ra và trong chiến lược hoạt động, các nhà quản trị NH thường phải quan tâm xây dựng các biện pháp dự phòng để phòng tránh. 1.3. Các nguyên nhân dẫn đến thanh khỏan có vấn đề Tình trạng khó khăn về thanh khoản của ngân hàng xuất phát từ những nguyên nhân chính như sau: Thứ nhất, ngân hàng vay mượn quá nhiều các khoản tiền gửi, quỹ dự trữ từ các cá nhân và các định chế tài chính khác, sau đó, chuy ển hóa chúng thành các tài sản đầu tư có kỳ hạn. Do đó, đã xảy ra tình trạng mất cân xứng giữa ngày đáo hạn của các khoản sử dụng vốn và ngày đáo hạn của các nguồn vốn huy động, mà thường gặp nhất Chương 1: Tổng quan về thanh khoản trong NHTM Nhóm 9, lớp NH đêm 5, K18 Trang 3 là dòng tiền thu hồi từ các tài sản đầu tư nhỏ hơn dòng tiền phải chi ra để chi trả tiền gửi đến hạn. Thứ hai, do sự nhạy cảm với sự thay đổi về lãi suất đầu tư, nhất là các khoản tiền gửi. Khi lãi suất đầu tư tăng, một số người gửi tiền rút vốn của họ ra khỏi ngân hàng để đầu tư vào nơi có tỷ suất sinh lợi cao hơn, còn các khách hàng vay tiền sẽ tích cực tiếp cận các khoản tín dụng vì có lãi suất thấp hơn. Như vậy, sự thay đổi lãi suất ảnh hưởng cả khách hàng gửi tiền va vay tiền, kế đó cả hai tác động đến trạng thái thanh khoản của ngân hàng. Hơn nữa, những xu hướng về sự thay đổi lãi suất còn ảnh hưởng đến giá trị thị trường của các tài sản mà ngân hàng có thể đem bán để tăng thêm nguồn cung cấp thanh khoản và ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí vay mượn trên thị trường tiền tệ. Ngoại trừ hai nhân tố trên, điều cơ bản là các ngân hàng phải đặt sự ưu tiên cao đối với việc đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Mất cảnh giác trong khu vực này có thể làm tổn hại nghiêm trọng niềm tin của công chúng vào ngân hàng. Hãy tưởng tượng phản ứng của công chúng ra sao, khi vào một buổi sáng nào đó, các cánh cửa của ngân hàng đều khép kín, vì ngân hàng tạm thời thiếu tiền và không thể thanh toán cho các chi phiếu nộp vào, hoặc thỏa mãn nhu cầu rút tiền gửi của khách hàng. Dự phòng trước những t ình huống xấu như vậy, một trong những nhiệm vụ chính của nhà quản trị thanh khoản là duy trì mối liên hệ gần gũi với những khách hàng gửi tiền có tầm cỡ của ngân hàng và những khách hàng đang nắm giữ những hạn mức tín dụng lớn mà chưa sử dụng để xác định có hay không và khi nào việc rút vốn xảy ra. 1.4. Chiến lược quản trị thanh khoản 1.4.1 Đường lối chung về quản trị thanh khoản Thứ nhất, người quản trị thanh khoản phải thường xuy ên bám sát hoạt động của các bộ phận chịu trách nhiệm huy động vốn và sử dụng vốn trong phạm vi ngân hàng và điều phối hoạt động của các bộ phận này sao cho ăn khớp với nhau. Thứ hai, nhà quản trị thanh khoản cần phải biết trước khả năng ở đâu và khi nào những khách hàng gửi tiền, xin vay dự định rút vốn hoặc bổ sung thêm tiền gửi hoặc trả nợ của họ. Chương 1: Tổng quan về thanh khoản trong NHTM Nhóm 9, lớp NH đêm 5, K18 Trang 4 Thứ ba, nhu cầu thanh khoản của ngân hàng và các quyết định liên quan đến vấn đề thanh khoản phải được phân tích trên cơ sở liên tục để tránh kéo dài một trong hai trạng thái: thặng dư hoặc thâm hụt. 1.4.2 Các chiến lược quản trị thanh khoản: Để xử lý vấn đề thanh khoản, các ngân hàng có thể tiếp cận theo 3 hướng sau đây: 1.4.2.1 Quản trị thanh khoản dựa vào tài sản có: Chiến lược t iếp cận thanh toán thực sự: đây là phương pháp thanh toán lâu đời nhất còn gọi là học thuyết cho vay thương mại. Khi thực hiện chiến lược này ngân hàng chỉ cho vay ngắn hạn. Trong trường hợp nhu cầu thanh khoản phát sinh, ngân hàng có thể thu hồi các khoản cho vay hoặc bán nợ để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Chiến lược tiếp cận thị trường tiền tệ: đây là cách tiếp cận truyền thống để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ngân hàng thương mại. Chiến lược này đòi hỏi dự trữ thanh khoản dưới hình thức nắm giữ những bộ phận tài sản có tính thanh khoản cao, chủ yếu là tiền mặt và các chứng khoán ngắn hạn. Khi xuất hiện nhu cầu thanh khoản ngân hàng bán các tài sản dự trữ để lấy tiền cho đến khi tất cả các nhu cầu thanh khoản được đáp ứng đầy đủ. 1.4.2.2 Quản trị thanh khoản dựa vào tài sản nợ (đi vay): Nguồn vay mượn thanh khoản chủ yếu đối với một ngân hàng bao gồm: vay qua đêm, tiền vay ngân hàng Trung ương, bán các hợp đồng mua lại, phát hành chứng chỉ tiền gửi khả nhượng có giá trị lớn…Chiến lược thanh khoản dựa trên tài sản nợ được hầu hết các ngân hàng lớn sử dụng rộng rãi và có thể lên đến 100% nhu cầu thanh khoản của họ. Vay mượn thanh khoản là cách tiếp cận đầy rủi ro để một ngân hàng giải quyết vấn đề thanh khoản (nhưng đồng thời cũng đem lại lợi nhuận cao nhất) do bởi biến động lãi suất trên thị trường tiền tệ và khả năng thay đổi về sự sẵn có của các khoản tín dụng. Sẽ là khó khăn cho ngân hàng trên cả hai phương diện: chi phí và sự sẳn có của nguồn vốn. Chi phí vay mượn thường xuyên biến động và tất nhiên làm tăng thêm mức độ không ổn định của lợi nhuận. Hơn nữa, một ngân hàng có khó khăn về tài chính thì hầu như thường là về nguồn thanh khoản đã vay mượn, nhất là khi sự hiểu biết về những khó khăn của ngân hàng lan rộng và người gửi tiền rút vốn ồ ạt. Cùng lúc, các Chương 1: Tổng quan về thanh khoản trong NHTM Nhóm 9, lớp NH đêm 5, K18 Trang 5 định chế tài chính khác, để tránh dính líu đến rủi ro, sẽ thận trọng dè dặt hơn trong việc tài trợ vốn cho các ngân hàng đang có khủng hoảng thanh khoản. 1.4.2.3 Chiến lược cân đối thanh khoản giữa tài sản có và tài sản nợ (quản trị thanh khoản cân bằng): Do những rủi ro vốn có khi phụ thuộc vào nguồn thanh khoản vay mượn và những chi phí dự trữ thanh khoản bằng tài sản có, phần lớn ngân hàng đã dung hòa trong việc chọn lựa trong việc quản trị thanh khoản của họ, nghĩa là kết hợp cả hai chiến lược trên để tạo ra chiến lược quản trị thanh khoản cân bằng. Chiến lược này đòi hỏi, các nhu cầu thanh khoản thường xuy ên sẽ được dự trữ bằng tiền mặt tại quỹ, các chứng khoán khả mại và tiền gửi các ngân hàng khác; trong khi đó các nhu cầu thanh khoản không thường xuyên nhưng có thể dự đoán trước (theo thời vụ, chu kỳ và xu hướng) được hỗ trợ bằng các thỏa thuận trước về hạn mức tín dụng từ các ngân hàng đại lý hoặc các nhà cung cấp vốn khác. Nhu cầu thanh khoản đột xuất không thể dự kiến được đáp ứng từ vay mượn ngắn hạn trên thị trường tiền tệ. Các nhu cầu thanh khoản dài hạn cần được hoạch định và nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản là các khoản tiền vay ngắn và trung hạn, chứng khoán sẽ chuyển hóa thành tiền khi nhu cầu thanh khoản xuất hiện. 1.5. Các phương pháp quản lý rủi ro thanh khoản 1.5.1 Áp dụng một chiến lược quản trị thanh khoản thích hợp với đặc điểm của ngân hàng, duy trì một tỷ lệ thích hợp giữa vốn dùng cho dự trữ và vốn dùng cho kinh doanh. 1.5.2 Đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả của ngày hôm sau phải lớn hơn hoặc bằng 1 (QĐ297/1999/QĐ-NHNN). Tỷ lệ về khả năng chi trả = Tài sản có có thể sử dụng để thanh toán ngay Tài sản nợ phải thanh toán ngay Tài sản có có thể sử dụng ngay để chi trả bao gồm: tiền mặt, tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước, tiền gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại khác và t ại các tổ chức t ín dụng trong và ngoài nước, tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại Chương 1: Tổng quan về thanh khoản trong NHTM Nhóm 9, lớp NH đêm 5, K18 Trang 6 khác và tại các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, các giấy tờ có giá đến hạn thanh toán hoặc có thể bán ngay được hoặc có thể chiết khấu tại ngân hàng Nhà nước vv… Tài sản nợ phải thanh toán ngay: tối thiểu 15% số dư tiền gửi không kỳ hạn và tiết kiệm không kỳ hạn của tổ chức và cá nhân, tiền gửi có kỳ hạn và tiết kiệm có kỳ hạn đến hạn thanh toán cả gốc và lãi, những khoản vay của các tố chức tín dụng khác đã đến hạn thanh toán vv… 1.5.3 Sử dụng các biện pháp dự báo nhu cầu thanh khoản: Để xác định nhu cầu thanh khoản, các phương pháp sau đây được các ngân hàng áp dụng: phương pháp nguồn vốn và sử dụng vốn, phương pháp cấu trúc vốn, phương pháp xác định xác suất mỗi tình huống, phương pháp các chỉ số thanh khoản. Mỗi phương pháp dựa trên một số giả thuyết cụ thể, và kết quả thu được chỉ là gần đúng so với nhu cầu thanh khoản thực sự tại thời điểm đã cho nào đó. Chương 2: Thực trạng thanh khoản 2007-2009 và khả năng 2010 Nhóm 9, lớp NH đêm 5, K18 Trang 7 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THANH KHOẢN TRON G CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 – 2009 VÀ KHẢ NĂNG 2010 2.1. Tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam: Năm 1989, hệ thống ngân hàng Việt Nam được chuyển đổi từ hệ thống ngân hàng một cấp - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là ngân hàng thực hiện cả chức năng của ngân hàng thương mại và ngân hàng trung ương, sang hệ thống ngân hàng hai cấp. Đến thập niên 90, Việt Nam bắt đầu tiến hành cải cách hệ thống các ngân hàng theo hướng xóa bỏ các kiểm soát trực tiếp và can thiệp vào hoạt động của các ngân hàng thương mại, để tạo thêm quyền tự chủ và nâng cao trách nhiệm của các ngân hàng thương mại trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh của ngân hàng mình. Ngày nay, khuôn khổ pháp lý cho hoạt động ngân hàng đã được cải thiện đáng kể. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam đã được ban hành thay thế các pháp lệnh về ngân hàng ít tiên tiến hơn. Các ngân hàng thương mại nhà nước được khuy ến khích hoạt động theo hướng thương mại hơn. Các khoản nợ xấu có nguồn gốc từ trước đã được phân loại và xử lý thông qua một số chương trình xử lý nợ trên phạm vi cả nước. Cho vay theo chỉ định và cho vay chính sách đã bắt đầu được tách khỏi các hoạt động thương mại với sự ra đời của N gân hàng người nghèo tiền thân của N gân hàng chính sách hiện nay, và sự ra đời của Quỹ hỗ trợ phát triển nay là N gân hàng phát triển. Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần được củng cố để lớn mạnh. Cũng có vài vụ sáp nhập bắt buộc để loại bỏ những ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ không có khả năng tồn tại. K ết quả, quan niệm thương mại trong hệ thống ngân hàng đã được tăng cường, khu vực ngân hàng đã được củng cố và Việt Nam đạt được sự ổn định tài chính kể cả khi khu vực xãy ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997. Vào đầu năm 2001, Việt Nam tiếp tục thực hiện một chương trình cải cách hệ thống ngân hàng toàn diện được tiến hành trong nhiều năm nhằm tăng cường khuôn khổ thể chế, giám sát và quản lý cho một khu vực ngân hàng hiệu quả hơn; đa dạng hoá khu vực ngân hàng thông qua phát triển thị trường vốn; nâng cao tính minh bạch và tự chịu trách nhiệm của khu vực tài chính; cải thiện năng lực tài chính của hệ thống ngân hàng; áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào hoạt động ngân hàng; xây dựng các Chương 2: Thực trạng thanh khoản 2007-2009 và khả năng 2010 Nhóm 9, lớp NH đêm 5, K18 Trang 8 chính sách khuyến khích các ngân hàng thương mại hoạt động trên cơ sở thương mại hơn. Mục đích chính của chương trình cải cách là nâng cao năng lực cạnh tranh cho từng ngân hàng trong nước và toàn bộ hệ thống để chuẩn bị hội nhập quốc tế. Cơ chế quản lý tín dụng, ngoại hối và lãi suất được nới lỏng để phù hợp hơn với cơ chế thị trường. Những hạn chế đối với hoạt động của các ngân hàng nước ngoài đã được xoá bỏ dần. Đã có sự minh bạch hơn trong quá trình xây dựng các quy định và trong giám sát ngân hàng. Khuôn khổ pháp lý tiếp tục được cải cách. Điểm cốt lõi trong các nỗ lực cải cách đối với các ngân hàng thương mại là tăng vốn để tiến tới đạt được hệ số an toàn vốn theo tiêu chuẩn quốc tế là 8% và giải quyết vấn đề nợ xấu. Quá trình cơ cấu lại đã đạt được một số tiến bộ. Khoảng gần 5 nghìn tỷ đồng trong vốn điều lệ của 5 ngân hàng thương mại nhà nước là do chính phủ cấp. Các ngân hàng thương mại nhà nước đã được kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán quốc tế, phù hợp với các tiêu chuẩn kế toán quốc tế. Phần lớn các ngân hàng thương mại cổ phần đã tăng vốn điều lệ tối thiểu để đạt mức vốn pháp định. Về mặt thể chế, các ngân hàng thương mại đã được tổ chức lại để tăng cường chất lượng quản trị và hợp lý hoá cơ cấu tổ chức của ngân hàng. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cũng đã được hiện đại hoá hơn, tạo điều kiện cho các ngân hàng có thể cung cấp các dịch vụ mới cho thị trường. Các quy trình và thủ tục kinh doanh mới đã được đưa vào áp dụng trong lĩnh vực tín dụng, quản lý tài sản “Nợ”, tài sản “Có”, kiểm toán nội bộ và quản trị rủi ro. Mặc dù, quá trình cải cách đã đạt được những kết quả nhất định nêu trên, nhưng hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn những tồn tại, hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến độ an toàn, hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của toàn hệ thống. Có thể nói, nếu mong muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong cuộc đua đường dài với tiến trình hội nhập, không còn lựa chọn nào khác là phải tiếp tục cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam và tất nhiên con đường đó không bằng phẳng. 2.2. Thực trạng thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2009 [...]... trạng thanh khoản 2007-2009 và khả năng 2010 Bảng thống kê vốn điều lệ các NHTM Việt Nam (đơn vị tỷ đồng) STT Ngân Hàng Vốn điều l ệ Tên tiếng Anh, tên viết tắt Ngày cập nhật 1 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát t ri ển Nông t hôn Việt Nam 21000 Agri bank 2 Ngân hàng C hính sách Xã hội Việt Nam 15000 VBS P 3 Ngân hàng C ông Thương Việt Nam 12572 Vi etinBank 31/12/2009 4 Ngân hàng T MCP Ngoại thương 12100... ương 2: Thực trạng thanh khoản 2007-2009 và khả năng 2010 Biểu đồ vốn điều lệ các Ngân hàng Thương mại Việt Nam 24,000 21,000 18,000 15,000 12,000 9,000 6,000 3,000 0 Các Ngâ n hàng Nhóm 9, lớp NH đêm 5, K18 Trang 13 Ch ương 2: Thực trạng thanh khoản 2007-2009 và khả năng 2010 Vốn điều lệ phản ánh trực tiếp hệ số CAR (Capital Adequacy Ratios), phản ánh tỷ lệ vốn tự có tối thiểu ngân hàng phải đạt được... pháp quản trị thanh khoản phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngân hàng m ình Với nguồn dữ liệu thu thập đư ợc từ báo cáo thư ờng niên, báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại, nhóm thực hiện chọn cách tiếp cận qua các chỉ số thanh khoản sau đây để đánh giá tính thanh khoản của các ngân hàng thư ơng mại Việt Nam: 1 Vốn điều lệ; 2 Chỉ số trạng thái tiền m ặt: (Tiền m ặt+Tiền gửi tại các T CTD)/Tổng... mại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2009 250 200 150 100 50 0 Ch ương 2: Thực trạng thanh khoản 2007-2009 và khả năng 2010 2.3 Khả năng 2010 Bư ớc vào năm 2010, trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chư a vững chắc, rủi ro hệ thống tài chính vẫn có nguy cơ xảy ra; kinh tế trong nước phục hồi nhưng có nhiều thách thứ c và khó khăn, áp lực đối với tín dụng ngân hàng vẫn còn lớn Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng. .. trạng thanh khoản 2007-2009 và khả năng 2010 Với chư ơng trình cải cách được thiết lập toàn diện và những kết quả đạt đư ợc tưởng chừng như hệ thống ngân hàn g thương mại Việt Nam vữ ng vàn g trước mọi thử thách Tuy nhiên, nhữ ng gì diễn ra cuối năm 2007 và những tháng đầu năm 2008 đã chứng tỏ điều ngư ợc lại Trư ớc các biện pháp m ạnh của N gân hàng Nhà nước nhằm kiềm chế lạm p hát, điểm y ếu thanh khoản. .. 5 Ngân hàng Phát t ri ển Việt Nam 10000 VDB 6 Ngân hàng Xuất nhập khẩu 8800 Eximbank, EIB 31/12/2009 7 Ngân hàng Á Châu 7814 Asia C ommercial Bank, ACB 31/12/2009 8 Ngân hàng Đầu t ư v à Phát t riển Việt Nam 7477 BIDV 9 Ngân hàng S ài Gòn Thương Tín 6700 Sacombank 31/12/2009 10 Ngân hàng Kỹ T hương Việt Nam 5400 Techcombank 31/12/2009 11 Ngân hàng Quân Đội 5300 Military B ank, MB, 31/12/2009 12 Ngân. .. Ngân hàng Đông Nam Á 5068 SeAB ank 31/12/2009 13 Ngân hàng T MCP Sài Gòn 3653 SCB 31/12/2009 14 Ngân hàng Liên Việt 3650 LienVietB ank 31/12/2009 15 Ngân hàng An Bì nh 3482 ABB ank 31/12/2009 16 Ngân hàng Đông Á 3400 DongA B ank, DAB 31/12/2009 17 Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa 3399 Vi etnam T in Nghia Bank 31/12/2009 18 Ngân hàng p hát tri ển nhà đồng b ằng sông Cửu Long 3000 MHB 19 Ngân hàng Hàng hải... 27 Ngân hàng Phương Đông 2000 Oricombank, OCB 31/12/2009 28 Ngân hàng Miền Tây 2000 W estern B ank 31/12/2009 29 Ngân hàng S ài Gòn-Hà Nội 2000 SHB ank, SHB 31/12/2009 Nhóm 9, lớp NH đêm 5, K18 17/03 /2010 Trang 11 Ch ương 2: Thực trạng thanh khoản 2007-2009 và khả năng 2010 30 Ngân hàng Phát t ri ển Nhà T P HCM 1550 HDB ank 31/12/2009 31 Ngân hàng Việt Á 1515 Vi et ABank, VAB 31/12/2009 32 Ngân hàng. .. với ngân hàng thư ơng mại nhà nước đến năm 2008 và 2010 là 3.000 tỷ VND; đối với ngân hàng thương m ại cổ phần đến năm 2008 là 1.000 tỷ VND, đến năm 2010 là 3.000 tỷ VND Năm 2010, áp lự c tăng vốn theo định hướng trên tiếp tục là một bài toán không dễ gỡ với nhiều ngân hàng Trong khi đó, thị trường chứ ng khoán Việt Nam có Nhóm 9, lớp NH đêm 5, K18 Trang 9 Ch ương 2: Thực trạng thanh khoản 2007-2009 và. .. và khả năng 2010 sự sụt giảm đáng kể từ cuối năm 2007, cho nên kế hoạch tăng vốn này cũng không hề dễ dàng So sánh với các ngân hàng ở các nước trong khu vự c cho thấy, mức vốn tự có của các ngân hàng thư ơng mại Việt Nam là khá nhỏ bé (ngân hàng cỡ trung bình trong khu vực có vốn điều lệ là 1 tỷ USD, tương đương 19.000 tỷ VNĐ) Nhóm 9, lớp NH đêm 5, K18 Trang 10 Ch ương 2: Thực trạng thanh khoản 2007-2009 . KHOA SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG VẤN ĐỀ THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRONG CÁC NĂM 2007-2009 VÀ KHẢ NĂNG 2010 GVHD: PGS.TS Trần Huy Hoàng Thực. VỀ THANH KHO ẢN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Thanh khoản ngân hàng và Rủi ro thanh khoản ngân hàng 1.1.1 Thanh khoản: Thanh khoản là một thuật ngữ chuy ên ngành nói về khả năng đáp ứng các. thống ngân hàng thương mại Việt Nam: Năm 1989, hệ thống ngân hàng Việt Nam được chuyển đổi từ hệ thống ngân hàng một cấp - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là ngân hàng thực hiện cả chức năng của ngân

Ngày đăng: 30/08/2014, 03:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w