1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại nhtmcp kỹ thương việt nam

77 814 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 812,5 KB

Nội dung

khoa học, tổ chức quản lý thanh khoản của các ngân hàng còn nhiều bất cập, khôngphù hợp với các quy định mới của thế giới…Với thực tế trên, dựa vào cơ sở học thuyết và các phương pháp lu

Trang 2

LỜI CÁM ƠN

Em xin gửi lời cám ơn chân thành tới ban Giám đốc học viện cũng các thầy cô trong Học việnngân hàng đã truyền tài cho em những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình học tập tại Họcviện

Em xin trân trọng cảm ơn Quý Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam đã giúp đỡ em, cungcấp thông tin, số liệu để giúp em hoàn thành bài chuyên đề này

Việc xây dựng và hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro thanh khoản là một vấn đề tương đối mớitại các NHTM Việt Nam Mặt khác, do những hiểu biết thực tế của em về lĩnh vực này cònhạn chế, dù rất cố gắng nhưng bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định Vì vậy,

em rất mong được ý kiến đóng góp quý báu từ các thầy cô giáo, các anh chị và các bạn đọcquan tâm đến vấn đề này để bài chuyên đề được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cám ơn!

Trang 4

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Slide bài giảng Quản trị ngân hàng (năm 2013) – Học viện ngân hàng

2 Quản trị ngân hàng thương mại ( năm 2011) – Perter S.Rose, NXB Tài chính

3 Giáo trình tín dụng ngân hàng (năm 2013) – Học viện ngân hàng

4 Giáo trình tiền tệ ngân hàng ( năm 2013) – Học viện ngân hàng

5 Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng ( năm 2012) GS.TS.Nguyễn Văn Tiến, NXB Thống kê

6 Luật các TCTD của Quốc hội, các Quyết định của NHNN về hoạt động kinh doanhngân hàng

7 Báo cáo tài chính, bản cáo bạch, báo cáo thường niên, và báo cáo thanh khoản củaTechcombank

8 Nguyên tắc quản trị rủi ro thanh khoản theo tiêu chuẩn Base II

9 Các trang web:

www.sbv.gov.vn

www.techcombank.com.vn

www VnEconomy.com.vn

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản là yếu tố quyết định sự an toàntrong hoạt động của bất kì NHTM nào Trong thế giới ngày nay, nhiều ngân hàngđang phải đối mặt với tình trạng căng thẳng thanh khoản, khi mà sự cạnh tranh khốcliệt về thu hút tiền gửi buộc các ngân hàng phải tìm kiếm các nguồn tài trợ khác Khảnăng thanh khoản không hợp lý là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng bất ổn về tài chínhcủa ngân hàng Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, cơ hội và rủi ro trongquản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại cũng gia tăng tương ứng Điềunày cho thấy tầm quan trọng của việc kế hoạch được nhu cầu thanh khoản bằng cácphương pháp mang tính ổn định và chi phí thấp để tài trợ cho hoạt động của các ngânhàng thương mại trong thế giới cạnh tranh ngày càng gia tăng

Năm 2009, nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức Khủnghoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giớivào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thịtrường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khác củanước ta Tình hình chung như vậy tác động không nhỏ vào các ngân hàng thươngmại, làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các ngân hàng Trong đó, quản trị thanhkhoản là vấn đề rất quan tâm của các ngân hàng

Cho đến năm 2012, vấn đề thanh khoản vẫn là vấn đề quan trọng nhất và đượcnhắc đến nhiều nhất của các ngân hàng thương mại Việt Nam Ngân hàng Nhà nước

đã đưa ra rất nhiều biện pháp cải thiện thanh khoản trong hệ thống ngân hàng như táicấu trúc ngân hàng, áp trần lãi suất huy động xuống còn 12%, giảm lãi suất cho vaytrên thị trường liên ngân hàng… Tuy nhiên vấn đề thanh khoản của ngân hàng vẫnchưa thực sự hạ nhiệt bởi: cốt lõi vấn đề quản trị rủi ro thanh khoản vẫn chưa đượccác ngân hàng thương mại Việt Nam quan tâm thích đáng, cơ cấu dự trữ chưa hợp lý,

tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng cao, phương pháp xác định nhu cấu thanh khoản chưa

Trang 6

khoa học, tổ chức quản lý thanh khoản của các ngân hàng còn nhiều bất cập, khôngphù hợp với các quy định mới của thế giới…

Với thực tế trên, dựa vào cơ sở học thuyết và các phương pháp luận đã được học, em xin chọn đề tài nghiên cứu “ Giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTMCP

Kỹ Thương Việt Nam”

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiệnhoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Techcombank trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng nóichung và của Techcombank nói riêng

Phạm vi nghiên cứu: Quản trị rủi ro thanh khoản của Techcombank từ 2010 –

2012 Từ việc nghiên cứu các số liệu trong hoạt động kinh doanh của Techcombank

sẽ thấy được những tích cực và hạn chế của phương pháp QTRRTK tại ngân hàng.Dựa vào đó đưa ra hướng giải quyết

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu của chuyên đề là phương pháp khảo sát, điều tra, tổnghợp, phân tích, so sánh, thống kê, kiểm định để nghiên cứu và giải quyết vấn đề

5 Kết cấu nội dung

Chương 1: Lý luận chung về quản trị rủi ro thanh khoản của NHTM

Trang 7

Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTMCP Kỹ ThươngViệt Nam

Chương 3: Giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản của NHTMCP Kỹ Thương ViệtNam

Trang 8

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ RỦI RO THANH KHOẢN VÀ RỦI RO

THANH KHOẢN

1.1.1 Khái niệm về thanh khoản và rủi ro thanh khoản

1.1.1.1 Thanh khoản và trạng thái thanh khoản trong một NHTM

 Xác định cầu thanh khoản

Cầu thanh khoản là nhu cầu vốn cho các hoạt động của ngân hàng Đối vớihầu hết các ngân hàng, cầu về vôn khả dụng xuất hiện từ hai nguồn chính: (1) Kháchhàng đến rút tiền gửi: (2) Yêu cầu tín dụng từ những khách hàng mà ngân hàng mongmuốn đáp ứng

 Xác định cung thanh khoản

Chính là khả năng cung ứng tiền của một NHTM nhằm đáp ứng nhu cầu thanhtoán của khách hàng Nguồn cung thanh khoản quan trọng nhất là tiền gửi của kháchhàng Một bộ phận quan trọng đối với cung thanh khoản của ngân hàng là nguồnthanh toán nợ của khách hàng và nguồn thu từ việc bán tài sản: đặc biệt là các chứngkhoán trong danh mục đầu tư của ngân hàng Hoạt động này tạo ra nguồn vốn mới để

Trang 9

đáp ứng các yêu cầu thanh khoản Vốn thanh khoản cũng được tạo ra từ doanh thubán các dịch vụ tài chính và từ hoạt động vay nợ trên thị trường tiền tệ.

Cung thanh khoản Cầu thanh khoản

- Các khoản tiền gửi sẽ nhận được

- Thu nhập từ lãi và việc cung cấp các

- Thanh toán các khoản vay và trả nợ

- Chi phí trả lãi và cung ứng dịch vụngân hàng

- Mua lại cổ phiếu

- Thanh toán cổ tức cho cổ đông

b) Trạng thái thanh khoản

Trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng (NPL): là chênh lệch ròng giữacung-cầu thanh khoản tại một thời điểm nhất định trong tương lai Để quản lý thanhkhoản, người ta thường phân chia trạng thái thanh khoản theo các kì hạn để có biệnpháp xử lý thích hợp Thông thường trạng thái thanh khoản ngắn là trạng thái thanhkhoản trong khoảng thời gian dưới 6 tháng tính từ thời điểm hiện tại, trạng thái thanhkhoản dài hạn là trạng thái dự kiến trong khoảng thời gian trên 6 tháng tính từ thờiđiểm hiện tại

NPL = ∑ Cung thanh khoản - ∑ Cầu thanh khoản

 Cân bằng thanh khoản: Khi cung thanh khoản cân bằng với cầu thanh khoản(NLP=0), tình hình này được coi là cân bằng thanh khoản Tuy nhiên đây là tìnhtrạng rất khó xảy ra trên thực tế

Trang 10

 Thặng dư thanh khoản: Khi tổng cung thanh khoản vượt quá tổng cầu thanhkhoản (NLP>0) -> ngân hàng phải xem xét việc đầu tư có hiệu quả các khoảnthặng dư vốn thanh khoản cho tới khi chúng đươc sử dụng để đáp ứng yêu cầuthanh khoản trong tương lai.

 Thâm hụt thanh khoản: Khi cầu thanh khoản của ngân hàng vượt quá cungthanh khoản (NLP<0) -> ngân hàng phải giải quyết vốn thanh khoản bổ sung sẽhuy động ở đâu và vào lúc nào

1.1.1.2 Rủi ro thanh khoản

Hoạt động của ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro, trong đó rủi ro thanh khoản xảy rađối với ngân hàng là thường xuyên và nghiêm trọng hơn cả Nguyên nhân chính xuấtphát từ đặc điểm mang tính đặc thù của bảng cân đối tài sản là: ngân hàng đã dùngcác nguồn vốn ngắn hạn bên tài sản nợ để tài trợ cho tài sản bên tài sản có Ngoài rakhi người gửi tiền nhận thấy ngân hàng gặp rắc rối về thanh khoản, thì đồng loạt rúttiền ngay lập tức khỏi ngân hàng; hành động rút tiền của những người gửi tiền có tínhlây lan và phản ứng dây truyền nhanh chóng, rộng khắp Các rủi ro như rủi ro lãi suất,

tỷ giá, tín dụng…có thể đe dọa đến khả năng thanh toán cuối cùng của ngân hàng,nhưng rủi ro thanh khoản là một vấn đề thông thường xảy ra hàng ngày đối với hoạtđộng ngân hàng Vì vấn đề thanh khoản là vấn đề thường nhật, cho nên một trongnhững nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với nhà quản lý ngân hàng là bảo đảm khảnăng thanh khoản một cách thường xuyên, liên tục và đầy đủ

Rủi ro thanh khoản là khả năng ngân hàng không có đủ vốn khả dụng ( cungthanh khoản) với chi phí hơp lý vào đúng thời điểm mà ngân hàng cần để đáp ứngcầu thanh khoản Từ đó mà khi ngân hàng gặp rủi ro thanh khoản sẽ làm giảm uy tín,ảnh hưởng đến sự an toàn và khả năng chi trả của ngân hàng

Rủi ro thanh khoản nếu phát sinh với quy mô lớn mà ngân hàng không cóbiện pháp đáp ứng kịp thời thì sẽ dẫn đến nguy cơ khủng hoảng thanh khoản

1.1.2 Biếu hiện của rủi ro thanh khoản

Trang 11

- Ngân hàng tăng lãi suất cao bất thường Đây chính là dấu hiệu ngân hàng đangrất cần vốn Khi có nhu cầu cao về vốn, ngân hàng sẽ đẩy lãi suất huy động cao cùngvới nhiều hình thức khuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng.

- Bị mất uy tín trên thị trường: Khi ngân hàng bị giảm uy tín trên thị trường,điều đó cũng có nghĩa là lòng tin của công chúng vào ngân hàng sẽ giảm đi Một mặt,khách hàng sẽ hạn chế hoặc không gửi tiền vào ngân hàng, điều này khiến cho cungthanh khoản giảm Mặt khác, khách hàng hiện tại của ngân hàng giảm lòng tin đốivới ngân hàng thị họ sẽ rút tiền trong tài khoản, điều này khiến cầu thanh khoản tănglên gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng

- Ngân hàng chịu lỗ từ việc bán tài sản Khi cung thanh khoản giảm mà cầuthanh khoản tăng, trong trường hợp ngân hàng không thể bù vốn từ nguồn khác, ngânhàng buộc phải bán tài sản vội vã với những tổn tất đáng kể nhằm đáp ứng mục đíchyêu cầu của thanh khoản

- Có sự suy giảm khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn Đây là điểm dễ nhận ra rủi

ro thanh khoản Khi cầu thanh khoản của ngân hàng tăng lên, khả năng đáp ứng chocác nhu cầu vay vốn của khách hàng giảm đi

- Ngân hàng buộc phải vay vốn từ NHTW và vay trên thị trường tiền tệ liênngân hàng với quy mô lớn và mức lãi suất cao để bù đắp cho những thiếu hụt tạmthời Nhưng nếu tần suất vay nhiều, quy mô vay lớn và thậm chí chịu mức lãi suấtvay cao thì cũng có thể nói ngân hàng đang gặp rủi ro thanh khoản

- Tiền gửi của dân cư bị rút ra nhiều hơn hoặc có sự gia tăng của việc tiền gửi có

kì hạn bị rút ra trước hạn Đây là dấu hiệu cho thấy niềm tin của công chúng vào ngânhàng đang giảm đi, hoặc các chương trình, chính sách thu hút vốn của ngân hàngkhông hiệu quả

1.1.3 Nguyên nhân của rủi ro thanh khoản

a) Nguyên nhân từ tiên đề: có 3 nguyên nhân chính khiến cho các ngân hàng phải đối

mặt với rủi ro thanh khoản thường xuyên là:

Trang 12

- Nguyên nhân thứ nhất: Ngân hàng phải huy động và đi vay vốn thời hạn ngắn,

và cứ tuần hoàn chúng để sử dụng cho vay với thời hạn dài Do đó, nhiều ngân hàngphải đối mặt với sự không trùng khớp về thời hạn đến hạn giữa tài sản nợ và tài sản

có Thật hiếm khi luồng tiền ròng bên tài sản có lại vừa khít để trang trải luồng tiềnròng bên tài sản nợ Thực tế là, ngân hàng có một tỷ lệ đáng kể tài sản nợ có đặc điểm

là phải được hoản trả tức thời khi người gửi có nhu cầu, như tiền gửi không kì hạn,tiền gửi có kì hạn có thể rút trước… Do đó, ngân hàng phải luôn sắn sàng thanhkhoản

- Nguyên nhân thứ hai: Sự nhạy cảm của tài sản chính với những thay đổi lãisuất Khi lãi suất tăng nhiều người gửi tiền sẽ rút ra tìm kiếm nơi gửi khác có mức lãisuất cao hơn Những người có nhu cầu tín dụng sẽ hoàn lại, hoặc rút hết số dư hạnmức tín dụng với mức lãi suất thấp đã thỏa thuận Như vậy, thay đổi lãi suất ảnhhưởng đồng thời đến luồng tiền gửi vào cũng như luồng tiền vay, và cuối cùng sẽ ảnhhưởng đến thanh khoản của ngân hàng Ngoài ra, lãi suất thay đổi ảnh hưởng đến thịgiá của tài sản mà ngân hàng đem bán để tăng thanh khoản, và trực tiếp ảnh hưởngđến chi phí đi vay trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng

- Nguyên nhân thứ ba: Ngân hàng luôn phải đáp ứng nhu cầu thanh khoản mộtcách hoản hảo Những trục trặc về thanh khoản sẽ làm sói mòn niềm tin của kháchhàng vào ngân hàng Một trong những công việc quan trọng đối với các nhà quản lýngân hàng là luôn giữ liên hệ chặt chẽ với khách hàng có số dư tiền gửi lớn và kháchhàng có hạn mức tín dụng chưa sử dụng hết, để biết kế hoạch của họ khi nào thì rúttiền và rút bao nhiêu để có phương án thanh khoản thích hợp

b) Nguyên nhân từ hoạt động: Rủi ro thanh khoản có thể phát sinh từ hoạt động bên

tài sản nợ hay bên tài sản có của ngân hàng

- Nguyên nhân bên tài sản nợ: Rủi ro thanh khoản có thể phát sinh bất cứ khinào, có những người gửi tiền thực hiện rút tiền ngay lập tức Khi những người gửitiền rút tiền đột ngột, buộc ngân hàng phải đi vay bổ sung hoặc bán bớt tài sản để đápứng nhu cầu thanh khoản

Trang 13

- Nguyên nhân bên tài sản có: Rủi ro thanh khoản phát sinh liên quan đến cáccam kết tín dụng Một cam kết tín dụng cho phép người vay tiến hành rút tiền vay bất

cứ lúc nào trong thời hạn của nó Khi cam kết tín dụng được người vay thực hiện thìngân hàng phải có đủ tiền ngay tức thời để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nếukhông ngân hàng phải đối mặt với rủi ro thanh khoản Tương tự như bên tài sản nợ,

để đáp ứng nhu cầu thanh khoản bên tài sản có, ngân hàng có thể giảm số dư tiềnmặt, chuyển hóa các tài sản khác thành tiền, hoặc đi vay các nguồn vốn bổ sung trênthị trường tiền tệ

1.2 QUẢN TRỊ THANH KHOẢN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG

1.2.1 Khái niệm về quản trị thanh khoản

Quản trị thanh khoản: Là việc ngân hàng sử dụng các cơ chế quản lý, giải pháp

nghiệp vụ và công nghệ kĩ thuật thích hợp nhằm duy trì thường xuyên trạng thái cânbằng cung cầu thanh khoản, xử lý kịp thời những tình huống rủi ro thanh khoảnnhưng nhưng vẫn đảm bảo khả năng sinh lời cho ngân hàng

Quản trị thanh khoản không đơn thuần chỉ là vấn đề của các dòng tiền, vấn đề

cơ cấu của Tài sản nợ - Tài sản có trên bảng cân đối tài sản mà nó chính là hoạt độngquản trị của một ngân hàng Vì thế, các ngân hàng cần hiểu rõ tầm quan trọng củaquản trị rủi ro thanh khoản, chủ động xây dựng chính sách chung về quản trị rủi rothanh khoản, thiết lập các quy trình cụ thể nhằm xác định, đo lường, kiểm soát các rủi

ro thanh khoản có thể xảy ra Các ngân hàng cần có khả năng dự báo với độ chínhxác cao các luồng tiền vào, ra đặc biệt là các luông tiền liên quan đến các cam kếtngoại bảng và các nghĩa vụ tài sản nợ để chủ động đưa ra kế hoạch hoạt động trongcác tình huống bất ngờ

Quy trình quản trị thanh khoản là quá trình bao gồm nhận dạng rủi ro, phântích, đo lường rủi ro, kiểm soát, phòng ngừa và tài trợ rủi ro

 Nhận diện rủi ro:

Trang 14

Điều kiện tiên quyết của quản trị rủi ro là phải nhận dạng được rủi ro là quátrình xác định liên tục và có hệ thống của hội đồng kinh doanh của ngân hàng baogồm: việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ hoạt độngcủa ngân hàng nằm trong thống kê được tất cả các loại rủi ro, kẻ cả dự báo những rủi

ro mới xuất hiện trong tương lại, để từ đó có các biện pháp kiểm soát, tài trợ cho từngloại rủi ro phù hợp

 Phân tích rủi ro

Đây chính là việc tìm ra nguyên nhân rủi ro Phân tích rủi ro nhằm đề ra giảipháp hữu hiệu để phòng tránh rủi ro Trên cơ sở tìm ra nguyên nhân, tác động đếnnguyên nhân làm thay đổi chúng, qua đó phòng ngừa rủi ro một cách hiệu quả hơn

 Đo lường rủi ro

Muốn vậy phải thu thập số liệu, đo lường rủi ro và phân tích đánh giá Để đánhgiá mức độ quan trọng của rủi ro đối với ngân hàng, người ta sử dụng hai tiểu chí:Tần suất xuất hiện của rủi ro và biên độ của rủi ro, tức là mức độ nghiêm trọng củatổn thất, đây là tiêu chí có vai trò quyết định

 Kiểm soát phòng ngừa rủi ro

Kiểm soát rủi ro là trọng tâm của quản trị rủi ro Đó là việc sử dụng các biệnpháp, kĩ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, phòngtránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể xảy

ra với ngân hàng Các biện pháp kiểm soát có thể là: phòng tránh rủi ro, ngăn ngừatổn thất, chuyển giao rủi ro, đa dạng rủi ro, quản trị thông tin…

 Tài trợ rủi ro

Mặc dù đã thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, nhưng rủi ro vẫn có thể xảy ra.Khi đó cần phải theo dõi, xác định chính xác những tổn thất về tài sản, nguồn nhânlực hoặc về giá trị pháp lý Sau đó, cần thiết lập các biện pháp tài trợ phù hợp Nhìnchung, các biện pháp này được chia thành hai nhóm: tự khắc phục và chuyển giao rủiro

Trang 15

1.2.2 Sự cần thiết phải quản trị rủi ro thanh khoản

Các ngân hàng phải đối mặt với vẫn đề thanh khoản hàng ngày trong hoạt độngkinh doanh của mình Vì vậy, quản trị thanh khoản hay là quản trị rủi ro thanh khoản

là vẫn đề rất cần thiết, yêu cầu cần phải được thực hiện một cách thường xuyên liêntục, nó xuất hiện từ những lý do cơ bản sau:

Thứ nhất: Có sự đánh đổi giữa thanh khoản và khả năng sinh lời Nếu ngân

hàng càng tập trung nhiều về vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản thì khả năng sinhlời dự tính sẽ càng thấp và ngược lại Như vậy, vấn đề đặt ra của các ngân hàng thựchiện quản trị thanh khoản một mặt để giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra trong hoạt độngkinh doanh của ngân hàng, mặt khác là đảm bảo được khả năng sinh lời cần thiết chohoạt động kinh doanh của ngân hàng

Thứ hai: Nếu rủi ro thanh khoản xảy ra sẽ để lại những hậu quả lớn, mức độ

nhẹ sẽ là giảm thu nhập và uy tín của ngân hàng, mức độ nghiêm trọng đó là ngânhàng bị phá sản và có thể kéo theo cả hệ thống ngân hàng

Thứ ba: Trong các trường hợp đặc biệt, rủi ro thanh khoản đẩy ngân hàng vào

tình trạng mất khả năng thanh toán và ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ bị phá sản,

bị bán hoặc sáp nhập Đặc biệt, rủi ro thanh khoản luôn mang tính hệ thống, do đó rủi

ro đối với một ngân hàng có thể đe dọa đến sự ổn định của cả hệ thông ngân hàng Như vậy, việc đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng một cách thườngxuyên cũng như trong những trường hợp khẩn cấp là yêu cầu cấp thiết và là nội dungquan trọng trong công tác quản trị của ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro Nó liên quantới sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng và của cả hệ thống ngân hàng

1.2.3 Đo lường rủi ro thanh khoản

1.2.3.1 Phương pháp truyền thống

Quản lý theo phương pháp truyền thống là phương pháp quản trị rủi rothanh khoản bằng cách phân tích các chỉ số rút ra từ bảng tổng kết tài sản và cơ sở dữliệu hiện tại, từ đó đưa giới hạn cho các chỉ số đảm bảo thanh khoản

Trang 16

a) Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn

Phương pháp nguồn vốn và sử dụng vốn bắt nguồn từ hai thực tế đơn giản:

- Khả năng thanh khoản tăng khi tiền gửi tăng và cho vay giảm

- Khả năng thanh khoản giảm khi tiền gửi giảm và cho vay tăng

Bất cứ khi nào nguồn thanh khoản và sử dụng thanh khoản không bằng nhau,ngân hàng phải đối mặt với khe hở thanh khoản Khe hở thanh khoản được đo bằng

độ chênh lệch giữa tổng nguồn vốn và sử dụng vốn Khi nguồn thanh khoản vượt quá

sử dụng thanh khoản, ngân hàng sẽ có một khe hở dương Phần vốn thanh khoảnthặng dư phải đươc đầu tư nhanh chóng vào tài sản sinh lời cho tới khi ngân hàng cầnchúng để đáp ứng yêu cầu tiền mặt trong tương lai Mặt khác, khi sử dụng thanhkhoản vượt quá nguồn thanh khoản,khe hở thanh khoản âm xuất hiện hay ngân hàngphải đối mặt với thâm hụt thanh khoản Ngân hàng phải huy động vốn từ nguồn vốn

Sử dụng dự báo về cho vay và tiền gửi từ những mô hình nêu trên, nhà quản lýthanh khoản có thể ước tính yêu cầu thanh khoản đối với ngân hàng bằng cách tínhsau:

Mức thâm hụt (-) = Thay đổi dự tính - Thay đổi dự

Trang 17

hay thặng dư (+) thanh

khoản dự tính = trong tổng tiền gửi

-tính trong tổng chovay

Một cách tiếp cận có phần đơn giản hơn trong việc ước tính lượng tiền gửi và chovaytrong tương lai là phan chia dự báo về sự tăng trưởng của tiền gửi và cho vay thành

ba bộ phần chính:

- Phần xu hướng ;Ngân hàng có thể ước tính phần này bằng cánh xây dựng một đường

xu thể sử dụng giá trị tại các thời điểm cuối năm,cuối quý, cuối tháng đối với tổng tiềngửi và cho vay trong vòng ít nhất 10 năm gần đây ( hoặc theo một cơ sở thời gian, đủdài để xác định xu hướng hay tỉ lệ tăng trưởng dài hạn bình quân)

- Phần mùa vụ: Phần này đo lường sự thay đổi của tổng tiền gửi và cho vay trongnhững tuần, những tháng nhất định dưới tác động của yếu tố thời vụ trên cơ sở so sánhvới mức tiền gửi và cho vay tại thời điểm cuối năm gần nhất

- Phần chu kì: phần này thể hiện sự sai lệch so với tổng lượng tiền gửi và cho vay dựtính, phụ thuộc vào tình trạng của nền kinh tế trong năm

b) Phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn

Nếu như phương pháp nguồn vốn và sử dụng vốn giúp ngân hàng đo lường cảnguồn cung và nguồn cầu thanh khoản thì phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn chỉquan tâm đến cầu nguồn vốn Đây là phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản dựavào việc phân chia cơ cấu nguồn vốn huy động theo khả năng nguồn vốn này bị rút rakhỏi ngân hàng để xác định yêu cầu thanh khoản của ngân hàng Phương pháp nàyphụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm, đánh giá của nhà quản trị ngân hàng

Phương pháp này gồm các bước như sau:

Bước 1: Tiền gửi và các nguồn vốn khác của ngân hàng được phân thành nhiều

nhóm dựa trên khả năng bị rút vốn ra khỏi ngân hàng Cụ thể chia tiền gửi và nhữngkhoản mục vốn phi tiền gửi thành 3 nhóm:

Trang 18

- Nguồn vốn nóng: Vốn vay và tiền gửi nhạy cảm với lãi suất hoặc dự tính

sẽ bị rút ra khỏi ngân hàng trong kì kế hoạch

- Vốn kém ổn định: Các khoản tiền gửi của khách hàng trong đó một phầnđáng kể (25-30%) sẽ có thể bị rút khỏi ngân hàng tại một thời điểm nào đó trong kì

kế hoạch

- Vốn ổn định: là khoản mục vốn mà nhà quản lý ngân hàng tin tưởng rằng

ít có khả năng bị chuyển khỏi ngân hàng

Bước 2: Nhà quản lý thanh khoản phải dành riêng một phần vốn thanh khoản tùy theonhững nguyên tắc quản lý đối với mỗi nhóm vốn nêu trên Thông thường tỷ lệ thanh khoảnđược lựa chọn như sau:

Cấu trúc nguồn vốn Tỷ lệ dự trữ thanh khoản

Nguồn vốn kém ổn định 30%

Bước 3: Xác định yêu cầu thanh khoản đối với khoản cho vay có chất lượng Đối

với cho vay, ngân hàng phải luôn sẵn sàng thực hiện các khoản cho vay chất lượng caovào mọi lúc, nghĩa là đáp ứng yêu cầu tín dụng hợp pháp của những khách hàng thỏamãn các tiêu chuẩn chất lượng cho vay mà ngân hàng đặt ra Với học thuyết này, ngânhàng cần dự tính nhu cầu vay tối đa tiềm năng và cần có dự trữ thanh khoản đối với cáckhoản cho vay, thường là 100% phần chênh lệch giữa tổng cho vay tối đa tiềm năng và

dư nợ thực tế

Bước 4: Xác định tổng yêu cầu thanh khoản của ngân hàng Tổng yêu cầu

thanh khoản của ngân hàng được xác định bằng tổng yêu cầu dự trữ thanh khoản vốn

và yêu cầu thanh khoản về cho vay:

Tổng dự trữ thanh ═ Dự trữ thanh khoản vốn + Dự trữ thanh khoản cho

khoản vay

Trang 19

Bước 5: Để dự đoán thanh khoản một cách chính xác hơn, nhà quản trị tiếp tục

xây dựng các kịch bản trong điều kiện khác nhau và xác định xác suất xảy ra chotừng kịch bản Khi đó yêu cầu thanh khoản dự tính là:

Yêu cầu thanh khoản dự tính = ∑Pr(xi) * NLPxi

Trong đó:

xi: Các kịch bản được xây dựng

Pr(xi): xác suất kịch bản I xảy ra

NLPxi: Trạng thái thanh khoản của kịch bản i

Tuy nhiên, yêu cầu thanh khoản đối với tiền gửi và cho vay trong phươngpháp trên đều là những ước lượng mang tính chủ quan, cơ bản dựa trên sự đánh giákinh nghiệm và quan điểm của nhà quản lý về vấn đề rủi ro

c) Phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản

Phương pháp này còn gọi là phương pháp truyền thống hay phương pháp phântích thanh khoản tĩnh Đây là phương pháp quản lý thanh khoản bằng cách phân tíchcác chỉ số rút ra từ bảng tổng kết tài sản và cơ sở dữ liệu hiện đại, từ đó đưa ra giớihạn cho các chỉ số thanh khoản

Trang 20

công tác quản lý chưa hiệu quả của ngân hàng về chi phí, cho dù có hạn chế đượcthanh khoản.

- Chỉ số về chứng khoản thanh khoản

Chứng khoản chính phủ

Chỉ số chứng khoản thanh khoản =

Tổng tài sản

Các chứng khoán chính phủ bao gồm các trái phiếu, kì phiếu, tín phiếu kho bạc

là các chứng khoán có độ thanh khoản cao nhât Nếu chỉ tiêu chứng khoản thanhkhoản lớn thì ngân hàng có khả năng thanh khoản Theo chuẩn mực quốc tế, các ngânhàng cần duy trì chỉ tiêu này tối thiểu ở mức 4% để đảm bảo thanh khoản trong hoạtđộng

- Chỉ số năng lực cho vay

Cho thuê và cho vay ròng

Chỉ số năng lực cho vay =

Tổng tài sản

Đây là chỉ số thanh khoản âm bởi vì cho vay và cho thuê là tài sản có tính thanhkhoản thấp nhất mà ngân hàng nắm giữ Nếu chỉ số này càng lớn thì những khả năngthanh khoản của ngân hàng sẽ càng thấp, tuy nhiên có thể mang lại nhiều lợi nhuậncho ngân hàng

Trang 21

- Chỉ số cho vay/ tiền gửi

Dư nợ cho vay

Chỉ số cho vay/ tiền gửi =

Tiền gửi của khách hàng

Đây là chỉ tiêu thể hiện khả năng tự huy động để sử dụng cho vay (tự cấp tíndụng) cả ngân hàng tại thời điểm báo cáo Dư nợ cho vay được xem là những tài sản

ít thanh khoản nhất và đem lại lợi tức cao nhất, do vậy nếu chỉ tiêu này càng lớn thìkhả năng thanh khoản của ngân hàng sẽ càng thấp tuy nhiên lại đem lại lợi nhuậnnhiều hơn cho khách hàng

- Chỉ số nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn

Chỉ tiêu nguồn vốn dư nợ trung, dài hạn – Nguồn vốn trung, dài hạn ngắn hạn cho vay =

trung, dài hạn Nguồn vốn ngắn hạn

Chỉ tiêu này thể hiện viêc ngân hàng đã sử dụng bao nhiêu % các nguồn vốnngắn hạn để tài trợ cho trung, dài hạn Chỉ tiêu này càng thấp thì khả năng thanhkhoản của ngân hàng càng cao và ngược lại

- Chỉ số tiền nóng

Tiền trên thị trường tiền tệ

Chỉ số tiền nóng =

Vốn trên thị trường tiền tệ

Đây là chỉ số phản ánh tương quan giữa vốn vay trên thị trường tiền tệ và tài sảntrên thị trường tiền tệ, tài sản có thể bán được nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu rútvốn từ thị trường tiền tệ Tiền nóng là loại tài sản nhạy cảm với lãi suất, thường baogồm: Tiền mặt, chứng khoản ngắn hạn, tiền gửi không kì hạn và các tài sản khác cóthể chuyển hóa thành tiền trong ngắn hạn Nếu chỉ số tiền nóng của ngân hàng màcao thì tính thanh khoản của ngân hàng càng tốt

- Chỉ số đầu tư ngắn hạn trên vốn nhạy cảm

Đầu tư ngắn hạn

Trang 22

Tỷ số đầu tư ngắn hạn trên vốn =

nhạy cảm Vốn nhạy cảm

Tỷ số này càng cao gợi ý rằng trạng thái thanh khoản của ngân hàng đang đượccủng cố

- Chỉ số tiền gửi môi giới

Tiền gửi môi giới

Chỉ số tiền gửi môi giới =

Tổng tiền gửi

Tiền gửi môi giới bao gồm các khoản vốn do những người môi giới chứngkhoản thay mặt cho khách hàng của họ gửi vào những ngân hàng có mức lãi suất caonhất Tiền gửi môi giới có mức nhạy cảm lãi suất cao và có thể bị rút ra nhanh chóng;ngân hàng nắm giữ càng nhiều tiền gửi môi giới thì khả năng khủng hoảng thanhkhoản càng lớn

- Chỉ số cơ cấu tiền gửi

Tiền gửi không kì hạn

Chỉ số cơ cấu tiền gửi =

Tiền gửi có kì hạn

Chỉ tiêu này đo lường tính ổn định của vốn tiền gửi mà ngân hàng sở hữu Nếuchỉ tiêu cơ cấu tiền gửi càng thấp thì nhu cầu về thanh khoản của ngân hàng càngthấp và ngân hàng được coi là có khả năng thanh khoản và ngược lại

- Chỉ số tiền gửi cơ sở

Tiền gửi cơ sở

Chỉ số tiền gửi cơ sở =

Tổng nguồn vốn

Tiền gửi cơ sở là các khoản tiền gửi có tính ổn định cao thường là các khoảntiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế, các nguồn vốn huy động từ việc phát hànhcác chứng chỉ, công cụ nợ Nếu chỉ tiêu này càng lớn thì ngân hàng càng được coi là

có khả năng thanh khoản ổn định do huy động được các nguồn vốn ổn định

d)Phương pháp thang đáo hạn

Trang 23

Bước 1: Các dòng tiền ra có thể được xếp theo thứ tự ngày tháng mà các tàisản nợ đáo hạn, ngày sớm nhất mà người gửi tiền tiết kiệm thực hiện quyền được rúttiền trước hạn, hoặc ngày sớm nhất mà các nhu cầu về vốn phát sinh một cách độtngột.

Các dòng tiền vào có thể được xếp thứ tự theo ngày mà các TSC đáo hạnhoặc căn cứ vào ước tính của ngân hàng về dòng tiền

Bước 2: Dự báo các dòng tiền trong kịch bản khác nhau thông qua việc xemxét trong các điều kiện bình thường, điều kiện ngân hàng gặp khó khăn và điều kiệncủa thị trường gặp khó khăn

Từ đó, xác định trạng thái thanh khoản ròng và có chính sách đưa ra phù hợpvới trạng thái đó

1.2.3.2 Phương pháp hiện đại

Phương pháp quản lý thanh khoản hiện đại ( còn gọi là phương phápphân tích thanh khoản động) là phương pháp đánh giá trạng thái thanh khoản củangân hàng bằng cách dự đoán cung, cầu thanh khoản, dự đoán khe hở thanh khoản, từ

đó đưa ra quyết định quản lý thanh khoản bằng những hạn mức, giới hạn thực hiện.Theo phương pháp này, bộ phận chức năng quản lý thanh khoản cần thực hiện cáccông việc sau:

a) Lập báo cáo dự tính thanh khoản:

-Khi lập báo cáo, mọi khoản mục thuộc bảng cân đối kế toán đều phải được báocáo bằng cách phân bổ dữ liệu gốc luồng tiền vào, luồng tiền ra đến hạn vào cácdải kì hạn Đối với những khoản mục không có kì hạn hoặc không có ngày đếnhạn cần thì sử dụng các giả thiết kết hợp với phân tích lịch sử để chia vào cácthang kì hạn thích hợp

- Xác định lượng tiền ổn định và không ổn định của tiền gửi không kì hạn

b) Phân tích mô phỏng thanh khoản và xây dựng kịch bản thanh khoản

Thiết lập các kịch bản trong tương lai dựa trên các giả định với xác suất tối thiểu5% Các giả định bao gồm:

Giả định thay đổi lãi suất

Trang 24

Giả định thay đổi môi trường kinh tế vĩ mô (lạm phát, tăng trưởng, chu kì, kinhtế…) và môi trường vi mô ( cạnh tranh của các TCTD khác, uy tín ngân hàng…)Với mỗi kịch bản, cần dự báo các yếu tố sau:

Kế hoạch cho vay mới

Khả năng huy động tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân

Khả năng từ huy động vốn mới, từ phát hành giấy tờ có giá

Khả năng vay cầm cố, chiết khấu của NHNN

Khả năng huy động tiền gửi, vay các TCTD khác

Khả năng thực hiện hợp đồng Repo ( bán chứng khoán cam kết mua lại)

Khả năng chuyển các tài sản khác thành tiền mặt ( tài sản cố định, vốn liêndoanh, cổ phần,…)

c) phân tích khả năng thanh toán

Viêc phân tích khả năng thanh toán được thực hiện với giả thiết hoạt động kinhdoanh của ngân hàng là bình thường Trên thực tế, khó có thể xảy ra trường hợp tất

cả các khách hàng đều rút hết trong cùng một ngày Với hoạt động kinh doanh bìnhthường ngân hàng sẽ ước tính được lượng tiền vào và rút ra Chúng ta có thể thấythành phần tiền gửi của khách hàng luôn luôn thay đổi, theo tình hình thị trườngkhách hàng có thể chuyển từ tiền gửi sang danh mục khác, từ kì hạn này sang kì hạnkhác và trong ngắn hạn, sự thay đổi chỉ ảnh hưởng chủ yếu đến phần vốn không ổnđịnh

Nhà quản lý ngân hàng cẩn phải nắm vững và giám sát hành vi của các nhómđối tượng khách hàng theo từng loại sản phẩm và ngày đáo hạn, xây dựng các kịchbản tác động đến luồng tiền ra để từ đó xác định trạng thái thanh khoản để dự đoánthanh khoản trong thời gian tới dư thừa hay thiếu hụt

d) Đánh giá rui ro thanh khoản

Mục đích của việc phân tích rủi ro thanh khoản là nhằm đánh giá tình trạngngân hàng sẽ ra sao nếu tình huống xấu nhất có thể xảy ra mà cụ thể tình huống được

đề cập ở đây là khủng hoảng thanh khoản xảy ra tại ngân hàng, từ đó đánh giá khả

Trang 25

năng chống đỡ của ngân hàng trước tình huống xấu Cụ thể ngân hàng sẽ phải tiếnhành đánh giá trên các mặt sau:

- Khả năng huy động vốn của ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng

- Yếu tố thời gian: ngân hàng có thể huy động hoặc cho vay bao nhiêu trongkhoảng thời gian nhất định

- Thời gian cần phải có để ngân hàng có thể bán một tài sản nhất định

- Ngân hàng có thể bán tài sản tại mức giá nào

- Khủng hoảng xảy ra là có tính hệ thống hay chỉ cục bộ trong ngân hàng

- Khả năng ngân hàng có thể tiếp tục cung cấp các dịch vụ cho khách hàngmột cách bình thường hay không

- Khả năng tạo vốn thanh khoản từ các công cụ phái sinh và các hoạt độngngoại bảng

 Điều kiện áp dụng:

Để áp dụng phương pháp này yêu cầu ngân hàng phải có kho dữ liệu tập trungvới cơ sở dữ liệu mạnh phục vụ cho công tác lập báo cáo, phân tích, dự báo Như vậyyêu cầu ngân hàng phải có nền tảng cơ sở vật chất cũng như trình độ công nghệ pháttriển ở mức tương đối cao

Bên cạnh đó với phương pháp này đối tượng là trạng thái thanh khoản trongtương lai với nhiều yếu tố khách quan tác động lên yêu cầu khả năng phân tích, dovậy yêu cầu về trình độ cán bộ tác nghiệp cũng là tương đối cao, trong khi đây là hạnchế phổ biến ở các NHTM Việt Nam hiện nay

1.2.4 Biện pháp quản trị rủi ro thanh khoản

1.2.4.1 Chiến lược quản trị thanh khoản tài sản

Phương pháp tiếp cận cổ điển nhất trong việc đáp ứng nhu cầu thanh khoảnđược biết đến là quản trị thanh khoản tài sản Đây là hình thức đơn giản nhất, chiếnlược này kêu gọi ngân hàng tích lũy thanh khoản bằng cách nắm giữ các tài sản thanhkhoản cao: chủ yếu là tiền mặt và chứng khoán dễ bán Khi yêu cầu thanh khoản xuấthiện, ngân hàng sẽ bán một số tài sản cho tới khi toàn bộ yêu cầu được đáp ứng.Chiến lược này thường được gọi là chiến lược chuyển đổi tài sản bởi vì vốn thanh

Trang 26

khoản được tạo ra từ việc chuyển tài sản thành tiền mặt Tài sản thanh khoản có đặcđiểm:

- Tài sản thanh khoản phải có một thị trường sẵn sàng để có thể được chuyểnthành tiền nhanh chóng

- Giá của tài sản phải ổn định, dù tài sản giá trị lớn như thế nào hay cần được bánnhanh ra sao, thị trường vẫn đủ “sâu” để chấp nhận với mức giá thay đổi khôngđáng kể

- Thị trường của tài sản phải có khả năng đảo chiều để cho người bán có thê mualại tài sản với mức tổn thất không đáng kể

Những tài sản có tính thanh khoản cao nhất của ngân hàng bao gồm tín phiếukho bạc, cho vay quỹ liên bang, tiền gửi tại ngân hàng khác, trái phiếu chính quyềnđịa phương, thương phiếu chấp nhận thanh toán Mặc dù ngân hàng có thể củng cốtrạng thái thanh khoản bằng cách nắm giữ thêm tài sản thanh khoản nhưng nó khônghẳn đã là một ngân hàng có tính thanh khoản cao, bởi trạng thái thanh khoản còn chịutác động của cầu thanh khoản đối với ngân hàng Cần nhớ rằng: một ngân hàng chỉ cótính thanh khoản cao khi nó có thể sở hữu ở một chi phí hợp lý, những khoản vốnvới quy mô cần thiết đúng tại thời điểm yêu cầu

Chiến lược quản trị thanh khoản tài sản thường được những ngân hàng nhỏ

áp dụng bởi vì họ thấy rằng ít rủi ro hơn việc quản lý thanh khoản dựa vào hoạt độngvay nợ Chuyển đổi tài sản không phải là phương án có chi phí thấp Vì: Bán tài sản

có nghĩa là ngân hàng mất đi một khoản thu nhập được tạo ra từ tài sản trong tươnglai Do vậy, ở đây có chi phí cơ hội cho việc nắm giữ thanh khoản bằng tài sản nếunhư chúng bị bán đi Đồng thời việc bán tài sản đều liên quan tới chi phí giao dịch trảcho người môi giới Hơn nữa những tài sản này cũng có thể bị bán đi trên một thịtrường đang xuống thấp với mức giá thấp và ngân hàng phải chịu tổn thất về vốn lớn.Các nhà quản lý tài sản cần chú ý ngân hàng trước hết phải bán những tài sản có mức

độ thu nhập tiềm năng thấp nhât để tối thiểu hóa chi phí cơ hội cho việc không nhậnđược thu nhập tương lai Bán tài sản để tăng cường thanh khoản sẽ làm hình ảnh củangân hàng thể hiện qua bảng cân đối kế toán yếu đi, vì tài sản bán đi thường là các

Trang 27

chứng khoán ít rủi ro của chính phủ, cái thường tạo cho công chúng ấn tượng là ngânhàng lành mạnh về mặt tài chính Cuối cùng, tài sản thanh khoản thường có tỷ lệ thunhập thấp nhất so với các tài sản tài chính khác Đầu tư vào tài sản thanh khoản, ngânhàng phải bỏ qua tỷ lệ thu nhập cao mà nó mong muốn đạt được từ những tài sảnkhác nếu như không phải chuẩn bị quá kĩ lưỡng cho yêu cầu thanh khoản.

1.2.4.2 Quản trị thanh khoản nợ

Chiến lược vay thanh khoản hay còn gọi là mua thanh khoản hoặc quản lýthanh khoản nợ: kêu gọi ngân hàng đáp ứng nhu cầu thanh khoản dự tính bằng cáchvay vốn khả dụng tức thời

Vay vốn có rất nhiều lợi thế Ngân hàng có thể lựa chọn chỉ vay khi thực sựcần vốn, không giống như chiến lược dự trữ thanh khoản, ngân hàng phải luôn nắmgiữ một số tài sản lưu hoạt tại bất cứ thời điểm nào, làm giảm thu nhập tiềm năng bởitài sản lưu hoạt thường mang tỷ lệ thu nhập thấp Đồng thời sử dụng phương phápvay vốn cho phép ngân hàng duy trì quy mô và cấu trúc danh mục tài sản nếu nhưngân hàng cảm thấy thỏa mãn với danh mục hiện tại Ngược lại, bán tài sản để cungcấp thanh khoản sẽ làm giảm quy mô của ngân hàng do tổng tài sản giảm Quản lý nợ

có khả năng tự điều chỉnh theo chi phí: mức lãi suất đưa ra để vay vốn Nếu ngânhàng đi vay cần thêm vốn, nó chỉ cần nâng lãi suất cho đến khi nhận được đủ vốn.Ngân hàng cũng có thể giảm lãi suất để hạn chế dòng vốn đổ vào Vay thanh khoản làcách tiếp cận rủi ro trong việc giải quyết vấn đề thanh khoản của ngân hàng bởi vì lãisuất và quy mô tín dụng sẵn có trên thị trường tiền tệ có thể thay đổi nhanh chóng.Thông thường ngân hàng phải mua thanh khoản trong những thị trường khó khăn cả

về giá và về tính sẵn có Chi phí vay vốn của ngân hàng thường khó xác định chắcchắn, làm giảm tính ổn định trong thu nhập Hơn nữa, những ngân hàng rơi vào tìnhtrạng khó khăn về tài chính thường có nhu cầu thanh khoản lớn nhất bởi vì người gửitiền nhận thức được sự khó khăn của ngân hàng và bắt đầu rút vốn Cùng lúc này, các

tổ chức tài chính khác cũng không muốn cho vay đối với ngân hàng có vấn đề domức rủi ro liên quan tăng dần

1.2.4.3 Chiến lược quản trị thanh khoản phối hợp

Trang 28

Do những rủi ro cố hữu của việc dựa quá nhiều vào vay thanh khoản và mứcchi phí đáng kể của việc dự trữ thanh khoản, hầu hết ngân hàng đã thực hiện một sựthỏa hiệp trong chính sách quản lý thanh khoản, sử dụng cả quản lý thanh khoản tàisản và quản lý thanh khoản nợ Theo chiến lược quản lý phối hợp, một phần nhu cầuthanh khoản dự tính sẽ đươc đáp ứng bằng viêc dự trữ thanh khoản ( chủ yếu làchứng khoán và tiên gửi tại các ngân hàng khác) trong khi phần còn lại của nhu cầuthanh khoản sẽ được giải quyết bằng những hợp đồng hạn mức tín dụng từ các ngânhàng đại lý hoặc từ những người cho vay khác Những yêu cầu tiền mặt bất thường sẽđược giải quyết chủ yếu bằng việc vay vốn Ngân hàng cần lập kế hoạch cho các nhucầu vốn dài hạn.

1.3 KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TỪ MỘT SỐ NHTM

1.3.1 Tìm hiểu các cuộc khủng hoảng thanh khoản từ một số NHTM

1.3.1.1 Cuộc khủng hoảng thanh khoản của các NHTM Argentina

Vào đầu thế kỷ 20, Argentina là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới.Với tài nguyên giàu có, Argentina xuất khẩu mạnh thực phẩm và nguyên vật liệu Sau

sự rút chạy của dòng vốn đầu tư nước ngoài, chính phủ Argentina đã thông qua mộtnhóm đạo luật mới được biết tới dưới cái tên Corralito Theo đó, các tài khoản ngânhàng trong toàn quốc đều bị đóng băng trong vòng 12 tháng Chủ tài khoản chỉ đượcphép rút một lượng nhỏ tiền, phục vụ cho chi tiêu cá nhân

Hệ thống ngân hàng bị “bóp nghẹt” khiến nạn thiếu tiền trở lên nghiêm trọng.Các cửa hàng, siêu thị bị người dân cướp sạch trong sự bất lực của nhà cầm quyền.Kinh tế Argentina rơi vào suy thoái nghiêm trọng, tỷ lệ thất nghiệp lên tới 25% Chỉtrong một năm, Buenos Aires từ đô thị đắt đỏ bậc nhất Châu Mỹ Latin đã trở thànhthành phố rẻ nhất khu vực Suy thoái kinh tế kéo theo bất ổn về chính trị, Argentinachỉ trong thời gian ngắn đã qua lần lượt bốn đời Chính phủ khác nhau

1.3.1.2 Khủng hoảng thanh khoản ngân hàng Northern Rock 2007

Chấn động của ngân hàng Northern Rock giờ đã dần đi qua nhưng những dưchấn vẫn còn khá nghiêm trọng đối với người gửi tiền, hệ thống tài chính ngân hàngcũng như toàn bộ nền kinh tế nước Anh Đây không phải là bài học của riêng xử sở

Trang 29

sương mù mà là bài học chung cho hầu hết các quốc gia trên thế giới trong việc quản

lý giám sát hệ thống ngân hàng, nâng cao niềm tin của công chúng vào hệ thống tàichính và thiết lập hệ thống bảo hiểm tiền gửi hoạt động hiệu quả

Northern Rock là ngân hàng thương mại trung bình, riêng trong lĩnh vực thếchấp nhà đất (mortgage) là ngân hàng lớn thứ 5 của Anh và có lịch sử hoạt động hơn

100 năm Nhưng ngân hàng này đã trải qua một đợt sóng gió làm rung chuyển hệthống tài chính ngân hàng của Anh

Sự việc bắt đầu từ những thông tin cho rằng Northern Rock cho vay thế chấptràn lan và đang khan hiếm tiền mặt Hậu quả là hàng ngàn người gửi tiền tiết kiệmtại ngân hàng Northern Rock đã xếp hàng từ sang đến tối tại toàn bộ 76 chi nhánh củangân hàng này để rút ra bằng được tất cả tiền gửi của mình Ngay lập tức trên thịtrường chứng khoán giá cổ phiếu của ngân hàng này bị giảm 31,46% và kéo theođồng Bảng Anh bị sụt giảm nghiêm trọng Trước tình hình khó khăn, Northern Rock

đã phải kêu gọi sự giúp đỡ của NHTW Anh (BOE) bằng cách bơm tiền để ngân hàngnày chi trả cho người gửi tiền Sự hỗ trợ của NHTW Anh đã giúp Northern Rockthoát khỏi tình trạng thiếu tiền mặt, nhưng không giúp giảm số người đến rúttiền.Những phát biểu mang tính trấn an dư luận của NHTW Anh, Bộ tài chính khẳngđịnh Northern Rock là ngân hàng an toàn, làm ăn có lãi đã không mang lại kết quảnhư mong muốn

1.3.1.3 Khủng hoảng thanh khoản của NHTM Cổ Phần Á Châu

Ngày 26/12, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã tổ chức ĐHCĐ bất thườngnăm 2012 với một trong các nội dung quan trọng là nhất trí miễn nhiệm 4 thành viênHĐQT đã xin từ nhiệm hồi tháng 8 và tháng 9, đồng thời bầu bổ sung mới 4 thànhviên theo danh sách ứng cử từ trước

Theo đó, ông Trần Mộng Hùng, ông Nguyễn Thành Long, ông Đàm Văn Tuấn,ông Trần Trọng Kiên trúng cử vào HĐQT, thay cho ông Lê Vũ Kỳ, ông Trần XuânGiá, ông Trịnh Kim Quang và ông Phạm Trung Cang đã từ nhiệm và bị khởi tố trướcđó

Trang 30

Trong số các thành viên mới, ông Trần Mộng Hùng vốn là người sáng lập và đãđiều hành Ngân hàng ACB trong 14-15 năm qua Ông Hùng là bố của Chủ tịchHĐQT ACB hiện tại là ông Trần Hùng Huy Ông Kiên và ông Long là hai thành viênđộc lập, hiện không nắm giữ cổ phần ACB.

Cũng trong ĐHCĐ bất thường này, các cổ đông đã biết rõ thêm về sự nghiêmtrọng của cuộc khủng hoảng xảy ra cách đây vài tháng với tổng tài sản giảm khoảng30%; lần đầu tiên ngân hàng thua lỗ; thua lỗ liên quan tới vàng và ngoại tệ lên tới1.700 tỷ đồng và khoản tiền liên quan đến các công ty của ông Nguyễn Đức Kiên(một trong người sáng lập và là cổ đông của ACB) lên tới 7.000 tỷ đồng…

Cuộc khủng hoảng có nguyên nhân sâu xa từ việc quản trị, giám sát hoạt độngcủa ngân hàng không chặt chẽ và được kích nổ sau vụ ông Nguyễn Đức Kiên, thườngđược gọi là bầu Kiên - một doanh nhân được xếp vào nhóm giàu nhất Việt Nam, cóảnh hưởng lớn trong lĩnh vực ngân hàng - bị bắt tạm giam điều tra về các sai phạmtrong hoạt động kinh tế

Sự kiện mà có lẽ giới đầu tư cũng như các cổ đông của ACB có lẽ không baogiờ quên hôm 21/8 đã khiến giá gần như tất cả các cổ phiếu trên cả hai sàn chứngkhoán TP.HCM và Hà Nội đồng loạt giảm sàn, bất kể tốt xấu Hàng tỷ USD giá trị cổphiếu đã không cánh mà bay trong vòng vài phiên

Cùng với những cú sốc nói trên và áp lực phải đóng trạng thái vàng theo yêu cầucủa NHNN - mà theo đó ACB lỗ 1.700 tỷ đồng, cổ phiếu ACB đã giảm một mạch từmức 25.900 đồng/cp xuống tới gần 15.000 đồng/cp Nếu so với mức giá hơn 40.000đồng/cp hồi năm 2008 thì, mức giá quanh 16.000 đồng/cp hiện nay là một dấu hiệucho thấy niềm tin vào ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam này đã suygiảm mạnh

1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

- Hệ thống quản trị rủi ro và kiểm tra, giám sát nội bộ trong ngân hàng có vai tròhết sức quan trọng Việc quản lý tốt rủi ro từ cấp hội sở đến chi nhánh, kết hợp hoạtđộng thanh tra, giám sát nội bộ sẽ phát hiện và ngăn chặn kịp thời các nhân tố có thểdẫn đến rủi ro

Trang 31

- Sự quản lý vĩ mô của NHTW đóng vai trò rất lớn và quan trọng cho sự hoạtđộng ổn định, an toàn của hệ thống ngân hàng NHTW cũng là người đưa ra cácquyết định kịp thời, nhằm ứng phó khi xảy ra khủng hoảng thanh khoản Đồng thời,NHTW cũng là nguồn cung cấp các hệ thống văn bản pháp lý, làm cơ sở và địnhhướng cho các công tác quản lý rủi ro thanh khoản Các quy định của NHTW càng rõrang, chính xác sẽ càng giúp cho các NHTW đảm bảo được an toàn, thực hiện quản

lý hiệu quả

- Việc duy trì các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong thanh khoản, đặc biệt là tỷ lệ chovay các ngành kinh doanh rủi ro, sẽ đảm bảo cho hoạt động ngân hàng được an toàn.Đồng thời, ngân hàng cần thực hiện đúng các giới hạn an toàn thanh khoản đã đượcđưa ra NHTW cần thanh tra, giám sát kĩ lưỡng viêc thực hiện các tỷ lệ đảm bảo antoàn của NHTW, để đảm bảo an toàn cho hệ thống

Cuối cùng, các ngân hàng cần phải đa dạng hóa việc sử dụng vốn, tránh tìnhtrạng tập trung vốn quá nhiều vào một ngành nghề, một lĩnh vực, một loại hình tàisản… để phân tán rủi ro Xem xét nhu cầu vay vốn, xin giải ngân của khách hàng,đồng thời đa dạng hóa các danh mục đầu tư kiếm lời, phân bổ nguồn vốn hợp lý, saocho vừa có dự trữ đảm bảo an toàn, vừa giúp ngân hàng tối đa hóa lợi nhuận

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Hoạt động kinh doanh ngân hàng chứa đựng rất nhiều rủi ro nhưng rủi ro thanhkhoản là rủi ro chủ yếu nhất và các ngân hàng phải đối mặt hàng ngày với vấn đềnày Vì vậy việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về rủi ro thanh khoản, quản trị rủi

ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là rất cấp thiết Đây chính là

cơ sở để chúng ta đánh giá thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTMCP KỹThương Việt Nam

Trang 32

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

2.1 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Khi pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã Tín dụng và công ty tài chính có hiệulực Ngày 27/09/1993, ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam ( têntiếng Anh là Techcombank, viết tắt là TCB), được thành lập từ nhóm các trí thức họctập và làm việc tại Liên Xô cũ và Đông Âu Vốn điều lệ ban đầu 20 tỷ đồng, với 16cán bộ nhân viên và một trụ sở kiêm phòng giao dịch rộng 45 m2 tại 24 Lý ThườngKiệt, Hà Nội

Cũng rất nhanh chóng, ngay trong năm 1994, Techcombank đã đạt 189 tỷđồng doanh số, 4.5 tỷ đồng lợi nhuận ròng và tăng 250% vốn điều lệ lên 51 tỷ đồng.Năm 1995 chứng kiến mức tăng trưởng ấn tượng của ngân hàng này khi lợi nhuậnròng tăng trưởng 344% so với năm trước, nguồn vốn hoạt động tăng 350% và doanh

số thanh toán qua Techcombank tăng 209%

Ngay trong thởi kì nền kinh tế thiểu phát, trì trệ của năm 1999, do ảnh hưởngcủa khủng hoảng tài chính khu vực, Techcombank cũng đã có nguồn vốn tới 1,300 tỷđồng với 1,200 tỷ đồng từ vốn huy động và có lãi gộp 2.1 tỷ đồng Đồng thời ngânhàng này cũng hoàn thành những nhiệm vụ được coi cực kì khó khăn vào thời điểm

đó là tăng vốn điều lệ từ 70 lên 80 tỷ đồng và giảm 20% tỷ lệ nợ quá hạn

Bước ngoặt lớn nhất trong quá trình phát triển của Techcombank diễn ra năm

2001 với cái giờ đây đã trở thành bắt buộc với mỗi ngân hàng – áp dụng hệ thốngcore banking hay “ ngân hàng lõi” Khi đó Techcombank đã đầu tư gần 20 tỷ đồng,tương đương 20% vốn điều lệ ngân hàng mới tăng từ 80 tỷ đồng lên 102.345 tỷ đồngcho hệ thống core banking của Temenos ( Thụy Sỹ) Vào thời điểm đó, chỉ nhữngngân hàng lớn nhất Việt Nam và được tài trợ để tham gia dự án hiện đại hóa hệ thống

Trang 33

ngân hàng do World Bank tài trợ mới dám “ làm core banking” Tuy nhiên, phầnmềm core banking mà họ triển khai là Silverlake của Malaysia, có giá rẻ hơn nhiều sovới của Temenos Nhu cầu khi triển khai hệ thống này lúc đó mới giời hạn ở mứcphục vụ cho việc xây dựng các báo cáo của ngân hàng nên ít ai muốn mạo hiểm đầu

tư lớn cho một hệ thống chưa thực sự chứng minh được hiệu quả trong thực tiễn hoạtđộng ngân hàng ở Việt Nam Chính vì vậy, nhiều người trong ngành nhẹ thì cho rằnglãnh đạo Techcombank “quá mạo hiểm”, còn nặng lời thì bảo là “điên rồ”

Tuy nhiên, sự phát triển của một doanh nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào tầmnhìn của lãnh đạo doanh nghiệp đó Chân lý này một lần nữa chính xác với việc đầu

tư vào hệ thống core banking của Techcombank Chỉ sau hơn 20 năm triển khai hệthống, Techcombank đã khẳng định được đẳng cấp về công nghệ trên thị trường khithẻ ATM của Techcombank là thẻ ATM Việt Nam đầu tiên kết nối ngay lập tức vớitài khoản tiền gửi của khách hàng trong khi khách hàng dùng dịch vụ ATM của ngânhàng khác phải mở cả tài khoản tiền gửi và tài khoản ATM Tiếp đó, một loạt cácdịch vụ của Techcombank trở thành những dịch vụ, sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam,nhờ có hệ thống core banking hiện đại này, như: Internet Banking toàn diện, thanhtoán bằng tin nhắn trên điện thoại di động, tài khoản tiết kiệm đa năng…

Đến năm 2007, Techcombank có tổng tài sản đạt gần 2.5 tỷ USD, trở thànhngân hàng có mạng lưới giao dịch lớn thứ hai trong khối ngân hàng TMCP với gẩn

130 chi nhánh và phòng giao dịch tại thời điểm cuối năm 2007 HSBC tăng phần vốngóp lên 15% và trực tiếp hỗ trợ tích cực trong quá trình hoạt động của Techcombank.Chuyển biến sâu sắc về mặt cơ cấu với việc hình thành khối dịch vụ khách hàngdoanh nghiệp, thành lập khối quản lý tín dụng và quản trị rủi ro, hoàn thiện cơ cấukhối dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân Nâng cấp hệ thống core bankingT24R06 Trờ thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất đươc Financial Insightscông nhận thành tựu về ứng dụng công nghệ đi đầu trong giải pháp phát triển thịtrường

Sự phát triển nhanh và có chiều sâu đó của Techcombank có ở ngay trong ảnhhưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008 – 2010

Trang 34

Năm 2009, Techcombank trở thanh ngân hàng hàng đầu trong nhóm các NHTM

cổ phần về hiệu quả kinh doanh với chỉ số ROA và ROE cao nhất

Sang năm 2010, TCB mở thêm 94 chi nhánh và phòng giao dịch, trở thành ngânhàng tốc độ phát triển mạng lưới nhanh nhất thị trường, trong khi vẫn tiếp tục dẫnđầu thì trường về chỉ số ROA, ROE và tiến lên vị trí thứ hai trong khối về tổng tàisản Cũng trong năm này, TCB được trao giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất 2010 tạiViệt Nam” của Euromoney

Năm 2011 cũng là năm nối tiếp thành công của Techcombank, với 8 giải thưởngquốc tế uy tín, trong đó có sự kiện là ngân hàng Việt Nam đầu tiên đạt 3 giải thưởngquan trọng của Finance Asia

Năm 2012 là một năm có nhiều thách thức cho ngành tài chính thế giới nóichung và ngành Ngân hàng Việt Nam nói riêng, trong đó có Techcombank Trongnăm qua, Techcombank tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng danh mục đầu tư vàgia tăng sự hài lòng của khách hàng

Cho đến khi bản kết quả hoạt động hàng năm đầy đủ của Ngân hàng được chínhthức công bố vào tháng 3 năm 2013, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng trong năm

2012 đạt 1.017 tỷ đồng, kết quả kinh doanh trong năm bị tác động bởi việc trích lập

dự phòng cẩn trọng trong bối cảnh tỉ lệ lãi suất thấp và cạnh tranh tín dụng ngày càngcao

Ngân hàng vẫn duy trì khả năng vốn hóa tốt và đảm bảo đáp ứng tốt nhất cho sựtăng trưởng trong tương lai Nhờ vào hệ thống mạng lưới chi nhánh/ phòng giao dịchhàng đầu , tỷ lệ tăng trưởng huy động dân cư trong năm 2012 của Techcombank tănggần 26% so với năm trước, trong khi tỷ lệ tăng trưởng tín dụng ở mức khiêm tốn7,4% do chính sách cho vay có chọn lọc hơn Ngân hàng tiếp tục thực hiện các bước

đi nhằm quản lý tốt chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và cải thiện rủi ro trên bảngcân đối kế toán của mình

Mặc dù hoạt động trong mội trường kinh tế khó khăn nhưng Ngân hàng vẫn tiếptục duy trì khả năng thanh khoản tốt và tỉ lệ an toàn vốn mạnh Tỉ lê tín dụng trên huyđộng được cải thiện ở mức 60,3% trong tháng 12 năm 2012 so với tỉ lệ 70,6% trong

Trang 35

tháng 12 năm 2011 Tỉ lệ an toàn vốn (CAR) trong tháng 12 năm 2012 là 12,6% caohơn nhiều so với mức 9% theo quy định của NH Nhà nước.

Trong năm 2013, Techcombank tiếp tục chú trọng vào sự phát triển ổn định vàbền vững, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và tăng trưởng cao được củng cố và

hỗ trợ bởi hệ thống quản lý và quản trị rủi ro vững chắc

Hiện nay, Techcombank trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầuViệt Nam với số vốn điều lệ gần 9 nghìn tỉ đồng, hơn 300 chi nhánh và phòng giaodịch, hơn 1000 máy ATM Techcombank tiếp tục chiến lược đầu tư sâu vào côngnghệ để tạo ra những sản phẩm thế mạnh

Nhìn lại 19 năm con đường của Techcombank, một giá trì cốt lõi để tạo nênthành công là sự mạnh dạn đi trước với tầm nhìn quyết đoán

2.1.2 Khái quát hoạt động kinh doanh tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam

2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn

Đối với các hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ thì vốn giữ một vai trò quan trọng,đặc biệt với NHTM là đơn vị chủ yếu cung cấp vốn và thu lãi NHTM huy động vốnnhằm đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu thị trường

Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn tại Techcombank 2010 - 2012

Nguồn báo cáo tài chính của TCB năm 2010 - 2012

Techcombank cung cấp một mạng lưới sản phẩm, dịch vụ đa dạng, phù hợp vớinhu cầu dân cư và các tổ chức tín dụng cả bằng nội tệ và ngoại tệ, tập trung cả vào

Trang 36

hai khu vực thị trường 1 (các đối tượng là tổ chức kinh tế và dân cư) và thị trường 2( đối tượng là các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính).

Nhìn vào bảng trên ta thấy, tổng số vốn huy động của Techcombank tăng trưởngđều đặn qua các năm: năm 2010 là 131.45 nghìn tỷ đồng, năm 2011 là 163.19 nghìn

tỷ đồng ( tăng 24.1% so với năm 2010) Tuy nhiên, năm 2012 là 161.08 nghìn tỷđồng, điều này không hẳn đáng lo ngại trong tình hình kinh tế chung Mặc dù trongnăm 2012 tổng huy động có giảm chủ yếu do vay chính Phủ giảm mạnh,song vẫn cócái tốt đó là tiền gửi khách hàng tăng Chứng tỏ trong điều kiện kinh tế khó khănnhưng Techcombank vẫn chiếm được lòng tin khách hàng

Tiền gửi của khách hàng là một khoản mục chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổnghuy động của Techcombank Tiền gửi của khách hàng tăng mạnh và đều đặn qua cácnăm: năm 2010 là 80.5 nghìn tỷ ( tăng 29.2% so với năm 2009), năm 2011 là 88.7nghìn tỷ ( tăng 10% so với năm 2010), năm 2012 là 111.7 ( tăng 26% so với năm2011) Qua các con số trên có thể thấy rằng: tốc độ tăng trưởng tiền gửi khách hàngcủa TCB trong những năm gần đây là tốt và ổn định, do Techcombank ngày càng đadạng các dịch vụ, sản phẩm cũng như mạng lưới chi nhánh của mình Ngoài ra, thịphân huy động trong dân cư tăng cũng phản ánh vị thế thương hiệu củaTechcombank ngày càng được khẳng định, TCB đang có một chỗ đứng vững chắctrong lòng khách hàng

Khoản vay từ NHNN của Techcombank cũng tăng trong năm 2010 là 8.1 nghìn

tỷ đồng Năm 2011 và 2012 thì con số này giảm, một mặt do TCB tự đảm bảo khảnăng thanh khoản, lượng huy động từ thị trường 1 đáp ứng tương đối nhu cầu vay củakhách hàng, mặt khác do Chính phủ giảm hạn mức cho vay các NHTM, tập trung vàotrợ giúp và cứu những ngân hàng đang đối mặt với nhiều rủi ro

Hoạt động của Techcombank trên thị trường 2 cũng rất sôi nổi Cụ thể mục tiềngửi và vay các tổ chức tín dụng khác cũng tăng đều đặn qua các năm: năm 2010 là27.8 nghìn tỷ ( tăng 168%), năm 2011 là 48.1 nghìn tỷ ( tăng 73%), năm 2012 là 39,2nghìn tỷ ( tăng 11%) Sở dĩ năm 2012 khoản mục giảm nhẹ tăng do tình trạng khó

Trang 37

khăn chung của hệ thống NHTM Nhưng nhìn chung Techcombank chiếm được cảmtình của các bạn đối tác.

Ngoài các nguồn huy động chính trên, Techcombank còn chủ động phát hànhgiấy tờ có giá và thực hiện mua bán các công cụ phái sinh, nhằm gia tăng nguồn vốn,đồng thời mang lại lợi nhuận cho ngân hàng

2.1.2.2 Hoạt động tín dụng

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam có nhiều khó khăn, với tiềm lực mạnh mẽcùng với sự an toàn cao trong hoạt động, Techcombank là một trong số ít các ngânhàng Việt Nam đã và đang được nhiều tổ chức tài chính lớn trên thế giới chọn làmđối tác tại Việt Nam thông qua việc cung cấp những khoản tín dụng lớn nhằm tăngcường nguồn vốn cho Techcombank để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ViệtNam trong hoạt động và phát triển bền vững

Bảng 2.2 Các khoản cho vay của Techcombank giai đoạn 2010 – 2012

Nguồn báo cáo tài chính của TCB năm 2010 - 2012

Qua bảng số liệu cho thấy tổng dư nợ của Techcombank tăng trưởng đều đặntrong các năm gần đây, chiếm thị phần đáng kể trong ngành ngân hàng Việt Nam.Hơn nữa, cơ cấu tỷ trọng cho vay của Techcombank đang ngày càng cân đối giữa chovay cá nhân và các tổ chức kinh tế: năm 2011 tăng 20% so với năm 2010, năm 2012tăng 7.6% so vơi năm 2011 Năm 2010 và 2011 tỷ trọng cho vay đối với cá tổ chứckinh tế của Techcombank chiếm 60% tổng dư nợ Đến năm 2012, tỷ trọng này còn59%, do năm này cho vay tiêu dùng cá nhân tăng 23% so với năm 2011, và cho vaydoanh nghiệp giảm 1% Điều này phù hợp với tình hình kinh tế năm 2012 – số lượng

Trang 38

doanh nghiệp phá sản nhiều Và tỷ trọng trên cũng phù hợp với mục tiêu củaTechcombank đề ra đó là trở thành ngân hàng bán lẻ lớn nhất Việt Nam

Biều đồ 2.1 Cơ cấu cho vay theo ngành giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị: Tỷ đồng

10,000

Nguồn báo cáo tài chính của TCB năm 2010 - 2012

Xét về cơ cấu ngành, Techcombank chủ yếu cho vay thương mại sản xuất, luônchiếm tỷ trọng lớn trong tổng cho vay nhưng có xu hướng giảm dần qua các năm.Năm 2010 cho vay thương mại là 19,6 nghìn tỷ đồng ( chiếm 37% tổng cho vay).Năm 2011, tỷ trọng này giảm, chiếm 36% tổng cho vay Và đến năm 2012 thì tỷtrọng giảm còn 35.4% Tỷ trọng này giảm không phải hoạt động của Techcombankkhông tốt, mà là ngân hàng mở rộng các ngành nghề cho vay khác, do đó tốc độ tăng

của tổng cho vay nhanh hơn tốc độ cho vay thương mại 2.1.2.3 Kết quả đạt được

Biểu đồ 2.2 Lợi nhuận sau thuế của Techcombank giai đoạn 2010 – 2011

Đơn vị: tỷ đồng

Ngày đăng: 10/10/2014, 01:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT - giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại nhtmcp kỹ thương việt nam
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT (Trang 3)
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn tại Techcombank 2010 - 2012 - giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại nhtmcp kỹ thương việt nam
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn tại Techcombank 2010 - 2012 (Trang 35)
Bảng 2.2. Các khoản cho vay của Techcombank giai đoạn 2010 – 2012 - giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại nhtmcp kỹ thương việt nam
Bảng 2.2. Các khoản cho vay của Techcombank giai đoạn 2010 – 2012 (Trang 37)
Bảng 2.3. Chỉ số cho vay / huy động khách hàng của TCB 2010 – 201 - giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại nhtmcp kỹ thương việt nam
Bảng 2.3. Chỉ số cho vay / huy động khách hàng của TCB 2010 – 201 (Trang 43)
Bảng 2.6. Cơ cấu tài sản lỏng của Techcombank giai đoạn 2010 – 2012 - giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại nhtmcp kỹ thương việt nam
Bảng 2.6. Cơ cấu tài sản lỏng của Techcombank giai đoạn 2010 – 2012 (Trang 45)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w