Chiếnlược quản trị thanh khoản tài sản

Một phần của tài liệu giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại nhtmcp kỹ thương việt nam (Trang 25 - 27)

Phương pháp tiếp cận cổ điển nhất trong việc đáp ứng nhu cầu thanh khoản được biết đến là quản trị thanh khoản tài sản. Đây là hình thức đơn giản nhất, chiến lược này kêu gọi ngân hàng tích lũy thanh khoản bằng cách nắm giữ các tài sản thanh khoản cao: chủ yếu là tiền mặt và chứng khoán dễ bán. Khi yêu cầu thanh khoản xuất hiện, ngân hàng sẽ bán một số tài sản cho tới khi toàn bộ yêu cầu được đáp ứng. Chiến lược này thường được gọi là chiến lược chuyển đổi tài sản bởi vì vốn thanh

khoản được tạo ra từ việc chuyển tài sản thành tiền mặt. Tài sản thanh khoản có đặc điểm:

- Tài sản thanh khoản phải có một thị trường sẵn sàng để có thể được chuyển thành tiền nhanh chóng.

- Giá của tài sản phải ổn định, dù tài sản giá trị lớn như thế nào hay cần được bán nhanh ra sao, thị trường vẫn đủ “sâu” để chấp nhận với mức giá thay đổi không đáng kể.

- Thị trường của tài sản phải có khả năng đảo chiều để cho người bán có thê mua lại tài sản với mức tổn thất không đáng kể.

Những tài sản có tính thanh khoản cao nhất của ngân hàng bao gồm tín phiếu kho bạc, cho vay quỹ liên bang, tiền gửi tại ngân hàng khác, trái phiếu chính quyền địa phương, thương phiếu chấp nhận thanh toán. Mặc dù ngân hàng có thể củng cố trạng thái thanh khoản bằng cách nắm giữ thêm tài sản thanh khoản nhưng nó không hẳn đã là một ngân hàng có tính thanh khoản cao, bởi trạng thái thanh khoản còn chịu tác động của cầu thanh khoản đối với ngân hàng. Cần nhớ rằng: một ngân hàng chỉ có tính thanh khoản cao khi nó có thể sở hữu ở một chi phí hợp lý, những khoản vốn với quy mô cần thiết đúng tại thời điểm yêu cầu.

Chiến lược quản trị thanh khoản tài sản thường được những ngân hàng nhỏ áp dụng bởi vì họ thấy rằng ít rủi ro hơn việc quản lý thanh khoản dựa vào hoạt động vay nợ. Chuyển đổi tài sản không phải là phương án có chi phí thấp. Vì: Bán tài sản có nghĩa là ngân hàng mất đi một khoản thu nhập được tạo ra từ tài sản trong tương lai. Do vậy, ở đây có chi phí cơ hội cho việc nắm giữ thanh khoản bằng tài sản nếu như chúng bị bán đi. Đồng thời việc bán tài sản đều liên quan tới chi phí giao dịch trả cho người môi giới. Hơn nữa những tài sản này cũng có thể bị bán đi trên một thị trường đang xuống thấp với mức giá thấp và ngân hàng phải chịu tổn thất về vốn lớn. Các nhà quản lý tài sản cần chú ý ngân hàng trước hết phải bán những tài sản có mức độ thu nhập tiềm năng thấp nhât để tối thiểu hóa chi phí cơ hội cho việc không nhận được thu nhập tương lai. Bán tài sản để tăng cường thanh khoản sẽ làm hình ảnh của ngân hàng thể hiện qua bảng cân đối kế toán yếu đi, vì tài sản bán đi thường là các

chứng khoán ít rủi ro của chính phủ, cái thường tạo cho công chúng ấn tượng là ngân hàng lành mạnh về mặt tài chính. Cuối cùng, tài sản thanh khoản thường có tỷ lệ thu nhập thấp nhất so với các tài sản tài chính khác. Đầu tư vào tài sản thanh khoản, ngân hàng phải bỏ qua tỷ lệ thu nhập cao mà nó mong muốn đạt được từ những tài sản khác nếu như không phải chuẩn bị quá kĩ lưỡng cho yêu cầu thanh khoản.

Một phần của tài liệu giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại nhtmcp kỹ thương việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w