- Tiếp tục lỗ lực hơn nữa trong việc ổn định kinh tế vĩ mô.
Có thể nói, môi trường kinh tế vĩ mô luôn là yếu tố có tình quyết định đến hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Nếu môi trường kinh tế vĩ mô bất ổn thì mọi bộ phận trong nền kinh tế sẽ chịu ảnh hưởng lớn. Trước tình hình kinh tế vĩ mô đầy sóng gió trong những năm vừa qua, bước vào năm 2013 này sẽ là năm khó khăn hơn cả những năm trước đó đối với cộng đồng doanh nghiệp. Đối với Techcombank và phần lớn các NHTM hiện nay, đây là thông tin không mấy khả quan cho hoạt động của ngân hàng. Môi trường kinh tế vĩ mô bất ổn với tỷ giá hối đoái và giá tài sản giao động mạnh cũng ảnh hưởng xấu tới tính ổn định của hệ thống tài chính, gián tiếp đưa các ngân hàng vào nguy cơ rủi ro thanh khoản cao hơn. Do vậy, để giảm bớt nguy cơ rủi ro thanh khoản trong ngân hàng, Chính phủ cần tiếp tục đảm bảo tính ổn định của nền kinh tế, cụ thể:
+ Theo dõi và giám sát việc thực hiện nghi quyết 11/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế làm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
+ Tiếp tục ban hành các văn bản quy phạm pháp luật khác nếu cần thiết để bổ sung, hướng dẫn thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ đã được nêu ra nhằm có những tác động tích cực và kiên quyết đưa nền kinh tế vĩ mô sớm trở về trạng thái ổn định.
Tăng cường thanh tra, đảm bảo hoạt động lành mạnh, tuân thủ pháp luật.
Hoạt động của các ngân hàng trên toàn hệ thống có liên quan mật thiết với nhau. Chỉ cần một ngân hàng làm ăn không lành mạnh, không hiệu quả, không tuân thủ luật pháp và có nhiều sai phạm mà dẫn đến rủi ro thanh khoản một ngân hàng rồi lan ra cả hệ thống thì hệ lụy thật khôn lường. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng, Chính phủ nên yêu cầu Bộ thanh tra thường xuyên và đột xuất thực hiện thanh tra các NHTM, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ và có dấu hiệu nguy hiểm.
Trong đề án phát triển NHNN, Chính phủ chưa nêu rõ mô hình NHNN sẽ theo mô hình nào: trực thuộc Chính phủ hay độc lập với Chính phủ. Tuy nhiên, cho dù áp dụng mô hình nào đi nữa, vấn đề then chốt là phải nâng cao vị thế và tính độc lập của NHNN với Chính phủ. Có như vậy, NHNN mới có thể đưa ra các quyết định điều hành chính sách tiền tệ một cách nhanh chóng, nhằm tác động đến nền kinh tế một cách kịp thời và mang lại hiệu quả.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở phân tích thực trạng của NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam ở chương2, chương 3 đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị đối với bản thân Techcombank nói riêng và một số cơ quan ban ngành nói chung, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác QTRRTK tại Techcombank, cũng như của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam.
KẾT LUẬN
Dựa trên những cơ sở lý luận về quản trị rủi ro thanh khoản đã được học trong môn quản trị ngân hàng và các kiến thức tổng quát đã được học tại Học Viện Ngân Hàng, chuyên đề đã vận dụng các lý thuyết về thanh khoản và quản trị thanh khoản vào thực tiễn nhằm phân tích tình hình QTRRTK tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam. Chuyên đề đã đạt được những kết quả sau:
- Hệ thống hóa những vẫn đề về QTRRTK, xác định vai trò của quản lý rùi ro thanh khoản đối với bản thân các ngân hàng và với toàn bộ nên kinh tế.
- Dựa trên cơ sở lý luận về quản trị rủi ro thanh khoản, chuyên đề cũng đã phân tích được thực trạng rủi ro thanh khoản tại TCB.
- Từ thực trạng QTRRTK tại Techcombank, chuyên đề xây dựng hệ thống các biện pháp và đưa ra các kiến nghị đối với NHNN và Chính phủ để cải thiện trạng thái thanh khoản tại Techcombank và các NHTM Việt Nam nói chung.
Với những kết quả trên, chuyên đề mong muốn góp một phần bé nhỏ vào hoàn thiện công tác QTRRTK của Techcombank trong thời gian tới. Do thời gian có hạn, kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế nên bài viết còn nhiều sai sót. Chính vì vậy, em kính mong nhận được những lời nhận xét của thầy cô và bạn bè để bổ sung, hoàn thiện và nâng cao chất lượng khoa học của bài chuyên đề.
Ủy ban thườngtrực