Khi pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã Tín dụng và công ty tài chính có hiệu lực. Ngày 27/09/1993, ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam ( tên tiếng Anh là Techcombank, viết tắt là TCB), được thành lập từ nhóm các trí thức học tập và làm việc tại Liên Xô cũ và Đông Âu. Vốn điều lệ ban đầu 20 tỷ đồng, với 16 cán bộ nhân viên và một trụ sở kiêm phòng giao dịch rộng 45 m2 tại 24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội.
Cũng rất nhanh chóng, ngay trong năm 1994, Techcombank đã đạt 189 tỷ đồng doanh số, 4.5 tỷ đồng lợi nhuận ròng và tăng 250% vốn điều lệ lên 51 tỷ đồng. Năm 1995 chứng kiến mức tăng trưởng ấn tượng của ngân hàng này khi lợi nhuận ròng tăng trưởng 344% so với năm trước, nguồn vốn hoạt động tăng 350% và doanh số thanh toán qua Techcombank tăng 209%.
Ngay trong thởi kì nền kinh tế thiểu phát, trì trệ của năm 1999, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực, Techcombank cũng đã có nguồn vốn tới 1,300 tỷ đồng với 1,200 tỷ đồng từ vốn huy động và có lãi gộp 2.1 tỷ đồng. Đồng thời ngân hàng này cũng hoàn thành những nhiệm vụ được coi cực kì khó khăn vào thời điểm đó là tăng vốn điều lệ từ 70 lên 80 tỷ đồng và giảm 20% tỷ lệ nợ quá hạn.
Bước ngoặt lớn nhất trong quá trình phát triển của Techcombank diễn ra năm 2001 với cái giờ đây đã trở thành bắt buộc với mỗi ngân hàng – áp dụng hệ thống core banking hay “ ngân hàng lõi”. Khi đó Techcombank đã đầu tư gần 20 tỷ đồng, tương đương 20% vốn điều lệ ngân hàng mới tăng từ 80 tỷ đồng lên 102.345 tỷ đồng cho hệ thống core banking của Temenos ( Thụy Sỹ). Vào thời điểm đó, chỉ những ngân hàng lớn nhất Việt Nam và được tài trợ để tham gia dự án hiện đại hóa hệ thống
ngân hàng do World Bank tài trợ mới dám “ làm core banking”. Tuy nhiên, phần mềm core banking mà họ triển khai là Silverlake của Malaysia, có giá rẻ hơn nhiều so với của Temenos. Nhu cầu khi triển khai hệ thống này lúc đó mới giời hạn ở mức phục vụ cho việc xây dựng các báo cáo của ngân hàng nên ít ai muốn mạo hiểm đầu tư lớn cho một hệ thống chưa thực sự chứng minh được hiệu quả trong thực tiễn hoạt động ngân hàng ở Việt Nam. Chính vì vậy, nhiều người trong ngành nhẹ thì cho rằng lãnh đạo Techcombank “quá mạo hiểm”, còn nặng lời thì bảo là “điên rồ”.
Tuy nhiên, sự phát triển của một doanh nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào tầm nhìn của lãnh đạo doanh nghiệp đó. Chân lý này một lần nữa chính xác với việc đầu tư vào hệ thống core banking của Techcombank. Chỉ sau hơn 20 năm triển khai hệ thống, Techcombank đã khẳng định được đẳng cấp về công nghệ trên thị trường khi thẻ ATM của Techcombank là thẻ ATM Việt Nam đầu tiên kết nối ngay lập tức với tài khoản tiền gửi của khách hàng trong khi khách hàng dùng dịch vụ ATM của ngân hàng khác phải mở cả tài khoản tiền gửi và tài khoản ATM. Tiếp đó, một loạt các dịch vụ của Techcombank trở thành những dịch vụ, sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam, nhờ có hệ thống core banking hiện đại này, như: Internet Banking toàn diện, thanh toán bằng tin nhắn trên điện thoại di động, tài khoản tiết kiệm đa năng…
Đến năm 2007, Techcombank có tổng tài sản đạt gần 2.5 tỷ USD, trở thành ngân hàng có mạng lưới giao dịch lớn thứ hai trong khối ngân hàng TMCP với gẩn 130 chi nhánh và phòng giao dịch tại thời điểm cuối năm 2007. HSBC tăng phần vốn góp lên 15% và trực tiếp hỗ trợ tích cực trong quá trình hoạt động của Techcombank. Chuyển biến sâu sắc về mặt cơ cấu với việc hình thành khối dịch vụ khách hàng doanh nghiệp, thành lập khối quản lý tín dụng và quản trị rủi ro, hoàn thiện cơ cấu khối dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân. Nâng cấp hệ thống core banking T24R06. Trờ thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất đươc Financial Insights công nhận thành tựu về ứng dụng công nghệ đi đầu trong giải pháp phát triển thị trường.
Sự phát triển nhanh và có chiều sâu đó của Techcombank có ở ngay trong ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008 – 2010.
Năm 2009, Techcombank trở thanh ngân hàng hàng đầu trong nhóm các NHTM cổ phần về hiệu quả kinh doanh với chỉ số ROA và ROE cao nhất.
Sang năm 2010, TCB mở thêm 94 chi nhánh và phòng giao dịch, trở thành ngân hàng tốc độ phát triển mạng lưới nhanh nhất thị trường, trong khi vẫn tiếp tục dẫn đầu thì trường về chỉ số ROA, ROE và tiến lên vị trí thứ hai trong khối về tổng tài sản. Cũng trong năm này, TCB được trao giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất 2010 tại Việt Nam” của Euromoney.
Năm 2011 cũng là năm nối tiếp thành công của Techcombank, với 8 giải thưởng quốc tế uy tín, trong đó có sự kiện là ngân hàng Việt Nam đầu tiên đạt 3 giải thưởng quan trọng của Finance Asia.
Năm 2012 là một năm có nhiều thách thức cho ngành tài chính thế giới nói chung và ngành Ngân hàng Việt Nam nói riêng, trong đó có Techcombank. Trong năm qua, Techcombank tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng danh mục đầu tư và gia tăng sự hài lòng của khách hàng.
Cho đến khi bản kết quả hoạt động hàng năm đầy đủ của Ngân hàng được chính thức công bố vào tháng 3 năm 2013, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng trong năm 2012 đạt 1.017 tỷ đồng, kết quả kinh doanh trong năm bị tác động bởi việc trích lập dự phòng cẩn trọng trong bối cảnh tỉ lệ lãi suất thấp và cạnh tranh tín dụng ngày càng cao.
Ngân hàng vẫn duy trì khả năng vốn hóa tốt và đảm bảo đáp ứng tốt nhất cho sự tăng trưởng trong tương lai . Nhờ vào hệ thống mạng lưới chi nhánh/ phòng giao dịch hàng đầu , tỷ lệ tăng trưởng huy động dân cư trong năm 2012 của Techcombank tăng gần 26% so với năm trước, trong khi tỷ lệ tăng trưởng tín dụng ở mức khiêm tốn 7,4% do chính sách cho vay có chọn lọc hơn. Ngân hàng tiếp tục thực hiện các bước đi nhằm quản lý tốt chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và cải thiện rủi ro trên bảng cân đối kế toán của mình.
Mặc dù hoạt động trong mội trường kinh tế khó khăn nhưng Ngân hàng vẫn tiếp tục duy trì khả năng thanh khoản tốt và tỉ lệ an toàn vốn mạnh. Tỉ lê tín dụng trên huy động được cải thiện ở mức 60,3% trong tháng 12 năm 2012 so với tỉ lệ 70,6% trong
tháng 12 năm 2011. Tỉ lệ an toàn vốn (CAR) trong tháng 12 năm 2012 là 12,6% cao hơn nhiều so với mức 9% theo quy định của NH Nhà nước.
Trong năm 2013, Techcombank tiếp tục chú trọng vào sự phát triển ổn định và bền vững, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và tăng trưởng cao được củng cố và hỗ trợ bởi hệ thống quản lý và quản trị rủi ro vững chắc..
Hiện nay, Techcombank trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với số vốn điều lệ gần 9 nghìn tỉ đồng, hơn 300 chi nhánh và phòng giao dịch, hơn 1000 máy ATM. Techcombank tiếp tục chiến lược đầu tư sâu vào công nghệ để tạo ra những sản phẩm thế mạnh.
Nhìn lại 19 năm con đường của Techcombank, một giá trì cốt lõi để tạo nên thành công là sự mạnh dạn đi trước với tầm nhìn quyết đoán.