Cơ cấu tổ chức và quản trị rủiro thanh khoản

Một phần của tài liệu giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại nhtmcp kỹ thương việt nam (Trang 41 - 42)

Việc chuyển đổi cơ chế điều hành vốn sang cơ chế quản lý tập trung đã phần nào đáp ứng yêu cầu đổi mới, hiện đại hóa ngân hàng và khắc phục hạn chế của cơ chế điều hành trước đây. Đó là:

Vốn toàn ngành được quản lý tập trung tại Hội sở chính, tạo tính nhất quán và bình đẳng chung cho các chi nhánh: phân bổ chi phí, thu nhập vốn một cách khách quan, bình đẳng giữa các chi phí, góp phần đánh giá đúng mức độ đóng góp của các chi nhánh, phát huy tính năng động, sáng tạo, cùng với thế mạnh trên từng địa bàn.

Vốn được quản lý tập trung nhằm cân đối một cách hiệu quả nhất cho các mục tiêu sử dụng vốn theo định hướng và kế hoạch kinh doanh, đảm bảo các giới hạn an toàn quy định, đạt được các chỉ tiêu tài chính tốt nhất của ngân hàng, kiểm soát rủi ro trong đó có rủi ro thanh khoản.

Sơ đồ 1.1. Cơ cấu quản trị ngân hàng

Sơ đồ 1.1 là cơ cấu tổ chức của Techcombank, đứng đầu bộ máy QTRRTK là Hội đồng quản trị, tiếp đến là Ủy ban ALCO, với nhiệm vụ trực tiếp QTRRTK của cả hệ thống.

 Nhiệm vụ của Hội đồng quản trị:

Hội đồng quản trị có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong việc quyết định tất cả các hoạt động của TCB liên quan đến RRTK, ban hành cơ chế QTRRTK thông qua các phương án phòng ngừa và xử lý sự cố rút tiền hàng loạt trong trường hợp khẩn cấp. Bổ nhiệm các thành viên vào Uy ban ALCO, xem xét đề xuất của Ủy ban ALCO về kế hoạch, chiến lược QTRRTK.

 Nhiệm vụ của Ủy ban ALCO:

Ủy ban ALCO là hội đồng quản lý tài sản Nợ - Có, là đầu mối phụ trách các vấn đề liên quan đến quản tri bảng cân đối. Ủy ban ALCO thực hiện giám sát chặt chẽ và định

hướng cho cơ cấu tài chính của TCB. Uy bản ALCO cho ý kiến về các đề xuất xây dựng mới hoặc thay đổi hạn mức RRTK của bộ phận ALM, trước khi bộ phận này trình duyệt Ủy ban kiểm toán rủi ro (ARCO). Đồng thời, Ủy ban ALCO còn có nhiệm vụ đảm bảo kế hoạch dự phòng thanh khoản tại tất cả các đơn vị kinh doanh được cập nhật liên tục, vững chắc; đề xuất các chính sách và phê duyệt các phương pháp liên quan đến RRTK cho các đơn vị của Techcombank.

 Phòng quản lý bảng cân đối:

Phòng quản lý bảng cân đối (BSM) là một bộ phận có trách nhiệm quản lý RRTK của danh mục ngân hàng, phối hợp với phòng quản trị tài sản nợ (ALM), trong phạm vi của ALCO phê duyệt.

Một phần của tài liệu giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại nhtmcp kỹ thương việt nam (Trang 41 - 42)