Xây dựng những nguyên tắc, định hướng về quản trị rủiro thanh khoản hướng dần theo chuẩn mực quốc tế.

Một phần của tài liệu giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại nhtmcp kỹ thương việt nam (Trang 64 - 65)

hướng dần theo chuẩn mực quốc tế.

Như đã đề cập ở chương 2, phương pháp đo lường RRTK của ngân hàng Kỹ Thương áp dụng hiện nay là phương pháp còn nhiều hạn chế, chưa sát với chuẩn mực quốc tế. Do đó, ngân hàng cần đổi mới và xây dựng phương pháp quản lý thanh khoản theo hướng hiện đại, theo đúng chuẩn mực quốc tế như hoàn thiện các chính sách liên quan.

Ngân hàng cần xây dựng chiến lược, chính sách và các nguyên tắc định hướng về quản lý thanh khoản một cách thống nhất, chặt chẽ và toàn diện.

Tại ngân hàng, cần có một chiến lược thống nhất về QTRRTK và phổ biến chiến lược này trong toàn hệ thống ngân hàng. Chiến lược thanh khoản gồm các chính sách cụ thể về quản trị tài sản Nợ và tài sản Có. Trên thực tế, trách nhiệm quản trị RRTK không phải chỉ của riêng Ủy ban ALCO mà còn trách nhiệm của cả khối nguồn vốn và các bộ phận kinh doanh khác trong ngân hàng. Khi có các hoạt động làm ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng thì các bộ phận đều phải hiểu rõ các chính sách thanh khoản đã được ban lãnh đạo phê duyệt và nhất quán thực hiện theo đúng chính sách này.

Ngân hàng Kỹ Thương cần định kỳ đánh giá lại các nỗ lực, nhằm thiết lập và duy trì mối quan hệ với các chủ sở hữu tài sản Nợ, đa dạng hóa các nguồn vốn, đồng thời đảm bảo được khả năng bán các tài sản Có.

Việc xây dựng các mối quan hệ với nhà cung cấp vốn sẽ tạo một tấm là chắn vững chắc bảo vệ ngân hàng khi gặp khó khăn về vấn đề thanh khoản. Đây cũng là một bộ phận không thể tách rời trong chính sách QTRRTK của ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng cũng phải đảm bảo khả năng có thể xử lý linh hoạt bằng việc đầu tư vào các tài sản Có, để khi dư thừa thanh khoản vẫn đảm bảo khả năng sinh lời cho ngân hàng.

Ngân hàng cần xây dựng hệ thống theo dõi, đo lường và kiểm soát trạng thái thanh khoản của tất cả các ngoại tệ.

Hiện nay, ngân hàng mới chỉ đo mức thanh khoản dựa vào hai dòng tiền chính là VNĐ và USD. Do đó, ngân hàng cần theo dõi, đo lường và kiểm soát với mọi loại ngoại tệ, chứ không chỉ kiểm soát như hiện nay. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần thường xuyên xem xét và phân tích các giới hạn về chênh lệch dòng tiền đối với từng loại ngoại tệ riêng rẽ.

3.2.1.4. Ngân hàng cần phải xây dựng kế hoạch thanh khoản bất thường để đưa ra chiến lược nhằm đối phó với các tình huống khủng hoảng.

Một phần của tài liệu giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại nhtmcp kỹ thương việt nam (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w