1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN nâng cao hiệu quả dạy học môn ngữ văn ở trường THCS bằng việc áp dụng phương pháp hợp tác nhóm

22 3,6K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 188,5 KB

Nội dung

Nhân loại đang đứng trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ. Trước những biến đổi không ngừng vừa theo dòng chảy của qui luật vừa đột biến bất thường, con người trong tương lai phải là con người biết hành động một cách năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh với những thay đổi và có một khả năng tiếp cận giải quyết vấn đề một cách mềm dẻo, linh hoạt.

Trang 1

Phần mở đầu MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

 Nhân loại đang đứng trước sự phát triển như vũ bão của khoa học côngnghệ Trước những biến đổi không ngừng vừa theo dòng chảy của qui luật vừađột biến bất thường, con người trong tương lai phải là con người biết hành độngmột cách năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh với những thay đổi và có một khảnăng tiếp cận giải quyết vấn đề một cách mềm dẻo, linh hoạt

 Nhà trường với phương pháp cổ truyền cùng với thời gian đã hoàn thành sứmạng lịch sử của nó, nhường chỗ cho nhà trường mới với phương pháp đảm bảocho ra đời những sản phẩm đáp ứng với yêu cầu càng cao của thế kỉ 21 đó làphương pháp dạy học tích cực Một trong những phương pháp của dạy học tíchcực là phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm, có người cho rằng dạy học theophương pháp hợp tác nhóm chỉ dùng trong giảng dạy các môn khoa học thựcnghiệm như: Toán, Lý, Hoá, Sinh, còn đối với môn ngữ văn thì rất ít sử dụng Làmột giáo viên dạy ngữ văn, qua thực tế giảng dạy, áp dụng, tôi thấy làm việc theonhóm là một hoạt động học tập tích cực mang lại kết quả khả quan trong lĩnh vựcTiếng Việt và Văn học Với phương pháp này giáo viên là người tổ chức, hướngdẫn “Thắp sáng ngọn lửa” chủ động của từng học sinh trong quá trình lĩnh hội trithức

 Từ lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả dạy- Học mônngữ văn ở trường THCS bằng việc áp dụng phương pháp hợp tác nhóm”

Trang 2

Phần thứ hai NỘI DUNG ĐỀ TÀI I/ Ý NGHĨA, TÁC DỤNG CỦA HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN:

Dạy học ngữ văn thực chất là dạy học sinh hoạt động theo đặc trưng củamôn học, học sinh được cuốn hút vào những hoạt động học tập do giáo viên tổchức, chỉ đạo, thông qua đó học sinh tự lực khám phá những điều mình chưabiết chứ không phải thụ động tiếp thu những kiến thức đã sắp đặt sẵn Trongphương pháp học tập theo nhóm thì: Nhóm học tập gồm từ hai người trở lêncùng hợp tác thực hiện một nhiệm vụ học tập hoặc giải quyết một vấn đề nào đó( làm bài tập, trả lời câu hỏi ), cùng chia sẻ những suy nghĩ, kinh nghiệm vềbài học để tiến tới đạt được mục tiêu bài học

Tổ chức hoạt động nhóm là một biện pháp dạy học tích cực nhằm mục đích tạo

ra điều kiện cho học sinh:

 Phát triển kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp xã hội

 Phát triển kỹ năng nhận thức kiến thức môn học

 Mạnh dạn chủ động giải quyết vấn đề do được sự hỗ trợ của các thànhviên trong nhóm và sự khuyến khích của giáo viên

Với môn học ngữ văn: Hoạt động nhóm là môi trường thuận lợi để học sinhcùng nhau bàn bạc những vấn đề về nội dung, ý nghĩa của một văn bản văn học,phân tích ngôn ngữ, phong cách nghệ thuật văn bản, là biện pháp tích cực đểkhai thác những hướng khác nhau trong cảm nhận văn chương

Qua hoạt động nhóm trong giờ học, giáo viên có cơ hội phát hiện vốn sống,đặc điểm tâm lý và khả năng tiếp nhận văn học của từng cá nhân học sinh từ đó

mà hỗ trợ cho từng em theo cách riêng phù hợp

Trang 3

Nhìn chung với dạy học theo nhóm, giáo viên trở thành người hướng dẫn

và tạo sự tương hỗ giữa học sinh với nhau, học sinh tự giác tiến hành các hoạtđộng chiếm lĩnh tri thức ở hoạt động nhóm , phương thức học tập hợp tác vàphương pháp học tập tự học đều được phát huy tốt Mối quan hệ giữa các thànhviên trong tập thể nhóm, lớp trở nên gần gũi, thân thiện hơn

II/ CƠ SỞ THỰC HIỆN:

Về bản thân và tình hình học sinh lớp 7 A ( Lớp 7 A là lớp mà tôi đảm nhận giảng dạy trong năm học 2007-2008).

1 Về bản thân: Tôi là giáo viên làm công tác giảng dạy và quản lý đã lâu năm;

rất nhiệt tình, có trách nhiệm cao trong giảng dạy, công tác Tôi cũng luôn suynghĩ, tìm tòi và tiếp cận với những cái mới trong phong trào đổi mới phương phápdạy học Tôi đã sử dụng phương pháp mới đặc biệt là đã áp dụng phương pháp hợptác nhóm từ khi được phổ biến, ở một số lớp trước và lớp 7A để nâng cao hiệu quảgiảng dạy và công tác của mình Với mong muốn cùng các đồng nghiệp trong nhàtrường đào tạo được thế hệ học sinh chăm, ngoan, có chất lượng học tập thực chất,nhiều học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện, đáp ứng được yêu cầu của xã hội, đápứng niềm mong đợi, sự quan tâm của các cấp lãnh dạo, của cha mẹ học sinh vànhân dân địa phương Tuy vậy qua một số năm áp dụng tôi thấy dạy học theophương pháp hợp tác nhóm cũng gặp rất nhiều khó khăn: Không chuẩn bị chu đáo

và không linh hoạt trong quá trình thực hiện dễ dẫn tới “ cháy giáo án” và nếukhông quán xuyến được sự thảo luận của nhóm thì đây là cơ hội nói chuyện củamột số em, học sinh sẽ ỉ lại, lười thêm và kết quả giờ học sẽ không được như mongmuốn

2 Về học sinh: 7A gồm 32 học sinh Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất có truyềnthống cách mạng và truyền thống hiếu học hết học sinh đều chăm chỉ, tích cựchọc tập, chủ động, mạnh dạn tự tin trong giao tiếp ứng xử, ham thích học hỏi vàtìm hiểu những điều mới lạ Trong phong trào đổi mới phương pháp dạy học các

Trang 4

em đã được làm quen với phương pháp hợp tác nhóm ở các bộ môn và đặc biệt làmôn ngữ văn qua một năm học lớp 6 ở trường THCS Tuy vậy, dù là lớp chấtlượng cao của trường nhưng lớp vẫn còn có học sinh hiếu động và chưa chăm.

III/ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP HỢP TÁC NHÓM TRONG GIẢNG DẠY NGỮ VĂN Ở LỚP 7 A

1 Chuẩn bị: Chuẩn bị cho việc thực hiện hoạt động nhóm trong tiết học, chúng

ta thực hiện các khâu sau:

a) Trước tiên là khâu soạn bài: Trong dạy học theo phương pháp hợp tác

nhóm thì hoạt động của học sinh chiếm tỉ trọng cao so với hoạt động của giáo viên

về thời lượng cũng như về cường độ làm việc Nhưng thực ra để có tiết học nhưthế ở trên lớp giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian, công sức trong khâu soạn bài.Trong bài soạn: trên cơ sở mục tiêu của bài dạy và mục tiêu của từng phần giáoviên phải dự kiến cho học sinh hoạt động nhóm mấy lần trong tiết học, hoạt độngnhóm vào lúc nào? với thời lượng bao lâu: 3 phút, 5 phút hay 7 phút Vấn đề tổchức cho thảo luận nhóm là vấn đề gì? Câu hỏi được đặt ra sao? Vấn đề đó có phải

là trọng tâm để làm nổi bật mục tiêu của bài học không? Qui mô của cuộc thảoluận như thế nào? Điều chỉnh hoạt động của học sinh ra sao? để khỏi cháy giáo án

và qua thực tiễn tôi thấy bài tập ngữ văn phù hợp với hoạt động nhóm thường làcác bài tập sau:

 Bài tập là các câu hỏi phân tích tác phẩm ( thảo luận khai thác nội dung vànghệ thuật của văn bản ); giải bài tập Tiếng Việt trong sách giáo khoa, thựchiện bài tập theo phiếu yêu cầu của giáo viên

 Thảo luận một chủ đề cho trước: Tìm hiểu tiểu sử của tác giả, lí giải các vấn

đề lí luận văn học, tập hợp các kinh nghiệm, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn

 Đọc cùng nhau, kết hợp giải bài tập- nhằm tiếp cận với một trích đoạn haymột truyện kể

Trang 5

 Làm chung một nhiệm vụ: chuẩn bị bài trình bày của nhóm, lập kế hoạch vàluyện tập để thể hiện một màn kịch ngắn minh hoạ tác phẩm văn học, sưutầm tư liệu theo một chủ đề văn học v.v

Với những bài tập này, hoạt động nhóm đặc biệt hiệu quả, chẳng hạn như hìnhthức đóng vai có tác dụng tích cực đến khả năng đọc hiểu, thảo luận nhóm giúpnâng cao kỹ năng trình bày miệng

Trên cơ sở các loại bài tập để hoạt động nhóm phù hợp người giáo viên phảibiết cách đặt câu hỏi cho phù hợp với qui mô của nhóm Những nhóm nhỏ (2; 3người) thường thảo luận những câu hỏi dạng ngắn Những nhóm lớn (Từ 4 đến 8người) thường thảo luận có thể là một chùm câu hỏi và câu hỏi thường hướng vàonhững vấn đề chính: Khai thác một nội dung hoặc ý nghĩa, giá trị của văn bảntrong giờ văn học; hoặc thực hiện các bài tập để hình thành, khắc sâu, nâng caokiến thức cơ bản ở giờ dạy Tiếng Việt và Tập làm văn Từ chọn bài, chọn vấn đềlàm việc theo nhóm, giáo viên thiết kế nội dung làm việc:

Ví dụ 1: Trong bài 1, tiết 1 ngữ văn 7 “ Cổng trường mở ra” tôi đã định ra trong

giáo án: thảo luận nhóm (nhóm 4em – 2 bàn) 2 lần:

 Lần 1:

 Mục đích: Thảo luận để khắc sâu kiến thức trọng tâm và chuẩn bị chobình nâng cao ở ý 2: Cảm nghĩ của người mẹ về tầm quan trọng của nhàtrường với thế hệ trẻ

 Câu hỏi: Câu nói của người mẹ: “ Bước qua cánh cổng trường là một thếgiới kì diệu sẽ mở ra” Em hiểu câu nói đó như thế nào?

 Qui mô: Nhóm lớn 8 em,

 Thời gian thảo luận: 5 phút

 Phương tiện thực hiện: Bút dạ, phim trong

Trang 6

 Lần 2

 Mục đích: Thảo luận để bình khắc sâu, nâng cao nội dung của toàn bài

 Câu hỏi: Đoạn văn thâu tóm nội dung văn bản “ Cổng trường mở ra” làđoạn văn nào ? Đoạn văn đã diễn tả tình yêu và lòng tin của người mẹ,theo em mẹ đã dành tình yêu và lòng tin ấy cho ai ?

 Qui mô: thảo luận nhóm nhỏ (4 em)

 Thời gian thảo luận: 3 phút

 Cách thức thực hiện: Trả lời miệng

Ví dụ 2: Trong tiết 54 bài “ Tiếng gà trưa” , tôi đã định ra trong giáo án thảo

 Qui mô thảo luận: nhóm nhỏ 4 em

 Thời gian thảo luận: 5 phút

 Phương tiện thực hiện: bút dạ, giấy trong

Trang 7

 Nhóm 1; 3; 5 với câu hỏi: Cho biết ý nghĩa tiếng gà trưa với phần cuốibài thơ ?

 Nhóm 2; 4; 6 với câu hỏi: Cho biết ý nghĩa của ba từ “ tiếng gà trưa” đốivới toàn bài thơ ?

 Thời gian thảo luận: 3 phút

 Phương tiện: học sinh trình bày vào bảng phụ

 Lần 3:

 Mục đích: Thảo luận nhóm để củng cố kiến thức của bài

 Qui mô thảo luận: 2bàn – 4em

 Thời gian thảo luận: 3 phút

 Thực hiện hoạt động: Trả lời miệng

Ví dụ 3: Trong bài 29 tiết 117: Văn bản chèo cổ “Quan Âm Thị Kính”

 Lần 1: ở phần đọc đoạn trích “ Nỗi oan hại chồng” , tôi chọn một nhóm họcsinh đọc cùng nhau theo kiểu phân vai Cụ thể tôi chọn nhóm 5 học sinhđọc: Mỗi học sinh đảm nhận đọc một trong các vai phù hợp với giọng đọccủa mình cụ thể:

 Vai người dẫn truyện: em Thắm

 Vai Thị Kính: em Quỳnh

 Vai Thiện Sĩ : em Việt

Trang 8

 Vai Sùng bà : em Hải Yến

 Qui mô thảo luận: Nhóm nhỏ 4em

 Thời gian thảo luận 2 phút

 Thực hiện: Trả lời miệng

Ví dụ 4: Trong bài 12 tiết 48 : Thành ngữ

Tôi định ra trong giáo án sẽ cho học sinh thảo luận nhóm 3 lần

Trang 9

(Tô Hoài)

 Quy mô: Nhóm lớn 8 em

 Thời gian thảo luận : 5 phút

 Phương tiện: Bút dạ, phim trong

 Thời gian thảo luận : 5phút

 Phương tiện: Bút dạ, phim trong

 Quy mô: Nhóm nhỏ: 2bàn- 4em

 Qui mô nhóm nhỏ : 1bàn – 2em

 Phương tiện: Trình bày trên phiếu học tập bằng phim trong

Trang 10

b) Khâu thứ 2: Dự kiến các tình huống sư phạm có thể xảy ra: Để điều chỉnh

đúng với tiến trình của bài học, người thầy phải biết dự đoán các tình huống có thểxảy ra và chủ động giải quyết các tình huống Có thể áp dụng phương pháp hoạtđộng nhóm vào tình huống thiết kế câu hỏi cho tiết học: Tuy đã chuẩn bị câu hỏicho hoạt động nhóm trong giáo án, song trong tiến trình thảo luận có thể xuất hiệntình huống cần có những câu hỏi phụ để dẫn dắt suy nghĩ và hoạt động của họcsinh Do vậy bên cạnh câu hỏi chính giáo viên có thể xây dựng thêm chùm câu hỏiphụ

Ví dụ: Trong bài “ Cổng trường mở ra”

 Câu hỏi thảo luận của nhóm lần 1 là:

 Câu nói của người mẹ: Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ

mở ra Em hiểu câu nói đó như thế nào?

 Dự kiến tình huống: Nếu các em lúng túng, người giáo viên phải có một hệthống câu hỏi dẫn dắt: Kì diệu là gì ? Em hiểu thế giới kì diệu khi bước quacánh cổng trường là gì ? Câu nói đó thể hiện suy nghĩ, tình cảm gì của người

mẹ đối với nhà trường và con yêu của mình ?

c) Khâu thứ ba là chuẩn bị đồ dùng dạy học:

 Tuỳ từng bài, từng hoạt động nhóm với qui mô, nội dung của nó mà giáoviên chuẩn bị đồ dùng dạy học : Đồ dùng có thể là: Tranh ảnh, máy chiếu,máy projector, bút dạ, phim trong, giấy lớn, bảng phụ, phiếu học tập chotừng thành viên hoặc đại diện nhóm viết, thực hiện

2) Tiến trình tổ chức theo phương pháp hoạt động nhóm

a Bước 1: Thành lập nhóm: Tuỳ theo nội dung thảo luận của nhóm đã định ở

mỗi lần hoạt động trong từng bài mà chia thành các kiểu nhóm cho phù hợp Cụthể tôi thường lập nhóm như sau :

Trang 11

 Với những bài tập đơn giản hoặc câu hỏi nhỏ không cần nhiều công sức vàthời gian thì có thể chia học sinh theo nhóm 2(1bàn) hoặc 3em

 Ví dụ: Ở tiết 48- bài 12: Thành ngữ Trong hoạt động nhóm lần 3: Giảibài tập 3- bài tập đơn giản trên phiếu học tập Tôi thành lập nhóm mộtbàn với qui mô nhỏ: 2 em

 Với nhiệm vụ lớn hơn: Các câu hỏi hoặc bài tập khó hơn khi cần phát huysức mạnh của nhiều người thì tổ chức nhóm học tập theo số lượng lớn hơn:khoảng 4 đến 8 em trở lên

Ví dụ : Ở bài “Cổng trường mở ra”: Cả hai lần hoạt động đã định trong

bài đều có nội dung khó, phức tạp đòi hỏi cần nhiều ý kiến để bàn bạc,giải quyết tôi đã cho thành lập nhóm 8 em (lần 1); 4 em ( lần 2)

 Khi có vấn đề giải quyết, cần sự phát huy sở trường cá nhân của các em đểhoàn thành nhiệm vụ, tôi đã tổ chức nhóm theo tính chất: nhóm kinh nghiệm

 Ví dụ: Dạy vở chèo cổ “ Quan Âm Thị Kính”, ở phần đọc đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” tôi đã chọn nhóm học sinh có sở trường đọc phù hợpvới vai nhân vật và cho học sinh đọc theo kiểu phân vai

 Song thông thường và kiểu nhóm tôi dùng nhiều là nhóm gần nhau: Vớinhững học sinh ngồi bàn trước, bàn sau Kiểu nhóm này thích hợp với nhữngcâu hỏi, bài tập thực hiện trong thời gian ngắn giữa các tiết học văn bản hoặctiếng Việt

b) Bước 2: Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm hoặc cả lớp, qui định thời gian, yêu

cầu sản phẩm:

 Giao nhiệm vụ: Giáo viên phát phiếu hỏi hoặc phiếu học tập hoặc nêu vấn

đề cần giải quyết trên màn hình cho các nhóm Ấn định qui thời gian củatừng hoạt động: Có thể là 2 phút, 3 phút 5 phút hoặc 10 phút tuỳ theo vấn đềcần giải quyết

Trang 12

 Sau khi nhận nhiệm vụ, các nhóm sẽ bầu ra nhóm trưởng và thư kí phâncông phần cồng việc cho mỗi thành viên trong nhóm Với việc này, các emlàm rất nhanh qua một vài lần lúc đầu.

 Ví dụ: Trong lớp 7A có 8 nhóm 4, các em đã quen thứ tự nhóm với vị trí

và các nhóm trưởng, thư kí của các nhóm cụ thể:

 Tổ 1:

 Nhóm 1: Em Thắng nhóm trưởng, Đạt Anh thư kí

 Nhóm 2: Quỳnh nhóm trưởng, Hằng thư kí

 Cho đến tổ 4:

 Nhóm 7: Tú Anh nhóm trưởng, Nga thư kí

 Nhóm 8: Việt nhóm trưởng, Hoàng Anh thư kí

c) Bước 3

 Hoạt động của mỗi nhóm : Đây là bước vô cùng quan trọng trong qui trìnhdạy học theo nhóm Ở đây mỗi học sinh phải biết quan sát, nghiên cứu dữliệu, suy ngẫm, phân tích, khái quát, tưởng tượng, so sánh, đối chiếu, vậndụng linh hoạt những điều đã học những kiến thức đã có vào tình huống mới

để tự rút ra những kết luận về ý nghĩa, tính chất của sự vật, sự việc tức làphát hiện kiến thức mới và giải quyết vấn đề đặt ra Như vậy học sinh phảitham gia tích cực vào quá trình nhận thức, chủ động thực hiện hoạt động họctập dưới sự hướng dẫn, trợ giúp của thầy cô

 Sau khi mỗi học sinh đã tìm ra kết quả và cách giải quyết vấn đề theo ý kiếncủa mình, các em sẽ trao đổi , tranh luận: Do kết quả sử lí thông tin của mỗi

cá nhân chưa chắc đã chuẩn xác, hợp lí nhất là đối với tác phẩm văn chương

đa thanh, đa âm, giàu ý nghĩa, lắm cách hiểu khác nhau nên rất cần có sự

Trang 13

trao đổi, tranh luận giữa các cá nhân trong tập thể để cùng nhau tìm hiểu,giải quyết vấn đề hình thành kiến thức mới hoặc để củng cố, mở rộng, nângcao kiến thức của bài Trên cơ sở ý kiến của các thành viên trong nhóm,nhóm trưởng sẽ tổng hợp rút ra kết luận về vấn đề được đặt ra và thư kí sẽtập hợp ghi chép lại vào giấy hoặc phim trong, giấy lớn phiếu học tập.

 Mỗi nhóm hoạt động trên cơ sở học sinh tự điều hành, song mỗi lớp họcthường có nhiều nhóm hoạt động đồng thời, với các đối tượng học sinh khácnhau cho nên có thể có những khó khăn xảy ra trong quá trình hoạt độngnhóm nhất là đối với môn ngữ văn Vì thế trong việc tổ chức và quản lí tiếntrình hoạt động của các nhóm, người giáo viên cần có những kĩ năng cầnthiết cụ thể:

 Có thể trực tiếp tham gia công việc của nhóm như theo dõi, ghi chép cácnội dung cầc thiết, gợi ý, dẫn dắt tiến trình thảo luận nếu cần

 Nắm đặc điểm của mỗi học sinh khi có cơ hội, ghi nhận thành tích củahọc sinh trong một nhóm nào đó Tuy nhiên vẫn không bỏ qua việc theodõi hoạt động của các nhóm khác

 Nắm chắc tâm lí học sinh, đông viên những học sinh thụ động trông chờvào bạn hoặc chưa có cơ hội làm việc Giải toả tâm lí khi học sinh cóthái độ thách thức, tranh chấp hoặc cố tình bảo vệ ý kiến của mình Giúpđiều hoà công việc cho các thành viên trong nhóm, tránh tình trạng “ngôi sao”, chỉ một hay một số ít học sinh làm hết mọi việc của nhóm

 Luôn luôn ý thức về trách nhiệm trợ giúp tránh can thiệp sâu làm hạnchế khả năng độc lập, sáng tạo của học sinh nhất là trong cảm thụ vănchương

 Yêu cầu thư kí ghi chép kết quả hoạt động của nhóm

 Lưu ý các nhóm đảm bảo tiến đọ thời gian

Ngày đăng: 29/08/2014, 21:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w