1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các biện pháp quản lý cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục ở trường THCS nguyễn bá ngọc thị xã hòa bình tỉnh hòa bình đề tài tốt nghiệp lớp QLGD 2

36 7,4K 79

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 315 KB

Nội dung

Mục tiêu và nội dung dạy học trong nhà trường phụ thuộc vào mục tiêu kinh tế xã hội vĩ mô, còn sách giáo khoa và thiết bị giáo dục một mặt phụ thuộc vào mục tiêu kinh tế xã hội, mặt khác còn chịu nhiều ảnh hưởng của khoa học công nghệ đương thời. Ngày nay, khi khoa học và công nghệ trong xã hội tiến bộ vượt bậc thì sự tiến bộ đó cũng được phản ánh vào hệ thống cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của nhà trường.

Trang 1

MỤC LỤC

Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở phỏp lý của cụng tỏc quản lý CSVC

2 Cơ sở phỏp lý của cụng tỏc quản lý CSVC - TBGD

Chương II: Thực trạng của công tác quản lý CSVC- TBGD ở trờng THCS

Nguyễn Bá Ngọc - TX Hòa Bình - Tỉnh Hòa Bình

1 Vài nét sơ lợc về trờng THCS Nguyễn Bá Ngọc - TX HB - HB

2 Thực trạng của công tác quản lý CSVC- TBGD ở trờng THCS Nguyễn

Bá Ngọc - TX Hòa Bình - Tỉnh Hòa Bình

3 Một số vấn đề đặt ra cho quá trình quản lý CSVC - TBDH

Chương III: Những biện pháp quản lý CSVC - TBGD ở trờng THCS

3.2/ Biện phỏp nõng cao hiệu quả sử dụng CSVC – TBGD

3.3/ Biện pháp nâng cao hiệu quả việc bảo quản, sửa chữa CSVC – TBGD

PHẤN THỨ BA: Kết luận và kiến nghị

1 Kết luận

2 Một số kiến nghị

LỜI NểI ĐẦU

Trang 2

Như chúng ta đã biết để quá trình dạy học có chất lượng và hiệu quả cao,

từ xa xưa con người đã tìm ra và sử dụng nhiều phương pháp khác nhau chomục đích này và theo đó, cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục phục vụ chophương pháp dạy học cũng ra đời và phát triển

Mục tiêu và nội dung dạy học trong nhà trường phụ thuộc vào mục tiêukinh tế xã hội vĩ mô, còn sách giáo khoa và thiết bị giáo dục một mặt phụthuộc vào mục tiêu kinh tế xã hội, mặt khác còn chịu nhiều ảnh hưởng củakhoa học công nghệ đương thời Ngày nay, khi khoa học và công nghệ trong

xã hội tiến bộ vượt bậc thì sự tiến bộ đó cũng được phản ánh vào hệ thống cơ

sở vật chất và thiết bị dạy học của nhà trường

Cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục đóng vai trò hỗ trợ tích cực cho quátrình Dạy – Học Bởi vì có thiết bị dạy học tốt thì chúng ta mới có thể tổ chứcđược quá trình dạy học khoa học, huy động được đa số người học tham giathực sự vào quá trình này, họ tự khai thác và tiếp nhận tri thức dưới sự hướngdẫn của người dạy một cách tích cực Như vậy thì thiết bị dạy học phải đủ vàphù hợp mới triển khai được các phương pháp dạy học một cách hiệu quả.Nên cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là bộ phận quan trọng của nội dung vàphương pháp, chúng có thể vừa là phương tiện để nhận thức, vừa là đối tượngchứa nội dung cần nhận thức

Hiện nay CSVC - TBDH được xem như một trong những điều kiện quantrọng để thực hiện nhiệm vụ Giáo dục - Đào tạo Sự phát triển nhanh chóngcủa cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đã và đang tạo ra tiềm năng sư phạm tolớn cho quá trình dạy học và việc giảng dạy có hiệu quả Các phương tiện dạyhọc hiện đại đã đem lại chất lượng mới cho các phương pháp dạy học

Để đạt được mục tiêu nêu trên trong thực tế các trường THCS nói chung

và trường THCS Nguyễn Bá Ngọc nói riêng: vấn đề CSVC - TBDH đã đượcquan tâm song vẫn còn có nhiều bất cập và khó khăn Việc đánh giá thực trạng

Trang 3

những vấn đề đã làm được và những khó khăn đặt ra, cần phải có những giảipháp cụ thể để các nhà trường làm tốt hơn nữa công tác quản lý, đồng thờiphát huy có hiệu quả về CSVC - TBDH hiện có ở các nhà trường chính là lý

do chọn đề tài: “Các biện pháp quản lý cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục ở trường THCS Nguyễn Bá Ngọc - Thị xã Hòa Bình - Tỉnh Hòa Bình”, để nghiên cứu và viết tiểu luận tốt nghiệp lớp Quản lý giáo dục tại

chức khóa I tại Hòa Bình

Trong bài viết này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạnchế do điều kiện thời gian và năng lực cá nhân Kính mong các thầy giáo, côgiáo thông cảm và tạo điều kiện giúp đỡ, góp ý để bài tiểu luận của em đượchoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn

Trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận này, bên cạnh sự nỗ lực, cố gắngcủa bản thân, em luôn nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của

cô giáo - Tiến sĩ Nguyễn Thị Tính (trưởng khoa Tâm lý - giáo dục - Trườngđại học sư phạm Thái Nguyên) và sự động viên, khích lệ của các thầy cô trongkhoa Tâm lý - giáo dục Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn

Trang 4

-Trước đây trong điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, việc sử dụngthiết bị dạy học trong quá trình giảng dạy của giáo viên còn rất nhiều hạn chế;Giáo viên chủ yếu là dạy chay hoặc sử dụng những thiết bị, đồ dùng cũ, lạchậu không phù hợp hoặc đồ dùng tự làm Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đếnchất lượng giờ dạy và việc tiếp thu kiến thức của học sinh

Trong giai đoạn hiện nay, xu thế đổi mới phương pháp dạy học ngàycàng diễn ra mạnh mẽ, cho nên CSVC - TBGD được xem như là một trongnhững điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ Giáo dục - Đào tạo nhằmđáp ứng được những đòi hỏi trước mắt và lâu dài của sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước

Trong báo cáo của ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII được trình

bày tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX có đoạn: “Tăng cường cơ sở vật

chất và từng bước hiện đại hóa nhà trường, lớp học, sân chơi, bãi tập, thiết bị giảng dạy và học tập hiện đại … “ và “Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay”… Đồng thời văn kiện đại hội Đảng IX đã khẳng định: … “Tăng ngân

sách nhà nước cho giáo dục - đào tạo theo nhịp độ tăng trưởng kinh tế” …

Trang 5

Trong thực tế nhà nước đã từng bước tăng ngân sách đầu tư cho giáodục: (Năm 2000 nước ta đã tăng ngân sách đầu tư cho giáo dục là 15%; hiệnnay là  18% và phấn đấu đến năm 2010 tăng vốn đầu tư cho giáo dục là20%) Cùng với việc tăng đầu tư ngân sách cho giáo dục, Đảng và nhà nước

ta còn khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế đầu tư phát triển giáodục ở tất cả các bậc học, cấp học

Các trường phổ thông trên địa bàn Thị xã Hòa Bình trong đó có trườngTHCS Nguyễn Bá Ngọc cũng đã được Đảng và nhà nước quan tâm cấp vốnđầu tư để xây dựng CSVC - TBGD nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục, đápứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội

Tuy nhiên để đạt được mục tiêu đã nêu trên, ngoài yếu tố khách quan thìcông tác quản lý CSVC - TBGD trong các nhà trường đóng một vai trò hết sứcquan trọng

Trong thực tế ở các nhà trường phổ thông nói chung và ở trường THCSNguyễn Bá Ngọc - Thị xã Hòa Bình - Tỉnh Hòa Bình nói riêng, vấn đề quản lýCSVC - TBGD đã được chú ý song vẫn còn nhiều bất cập Do vậy, nó ảnhhưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo của các nhàtrường Vấn đề này làm cho những người quản lý, nhà giáo dục phải có nhữngsuy nghĩ, trăn trở về trách nhiệm của mình trong công tác quản lý CSVC -TBGD

Trong khuôn khổ cuốn đề tài này, tôi chỉ xin được đề cập đến một số giảipháp đã và đang vận dụng để quản lý CSVC - TBGD ở trường THCS Nguyễn

Bá Ngọc - Thị xã Hòa Bình - Tỉnh Hòa Bình

Các giải pháp trình bày trong cuốn đề tài này đã được lựa chọn để phùhợp với các nhà trường có quy mô nhỏ, số lượng giáo viên, học sinh ít và cóđiều kiện về cơ sở vật chất khó khăn, trên địa bàn Thị xã Hoà Bình

Trang 6

“Các biện pháp quản lý cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục ở trường THCS Nguyễn Bá Ngọc - Thị xã Hòa Bình - Tỉnh Hòa Bình”.

2/ Mục đích nghiên cứu:

Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý CSVC - TBGD Nhằm đề xuất và lýgiải các biện pháp quản lý CSVC - TBGD ở trường THCS Nguyễn Bá Ngọc -Thị xã Hòa Bình - Tỉnh Hòa Bình, góp phần vào việc nâng cao chất lượng,hiệu quả công tác quản lý CSVC - TBGD của các nhà trường phổ thông

3/ Nhiệm vụ nghiên cứu :

Nghiên cứu đề tài này, tôi xác định ba nhiệm vụ cơ bản là:

+/ Xác định cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của công tác quản lý CSVC TBGD

-+/ Đánh giá thực trạng về công tác quản lý CSVC - TBGD ở trườngTHCS Nguyễn Bá Ngọc - TX Hòa Bình - Tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn hiệnnay

+/ Đề xuất và lý giải những biện pháp quản lý CSVC - TBGD nhằm gópphần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý CSVC - TBGD củatrường THCS Nguyễn Bá Ngọc - Thị xã Hòa Bình - Tỉnh Hòa Bình

4/ Đối tượng nghiên cứu :

Đối tượng nghiên cứu đề tài là: công tác quản lý CSVC - TBGD củatrường THCS Nguyễn Bá Ngọc - Thị xã Hòa Bình - Tỉnh Hòa Bình

5/ Khách thể nghiên cứu :

Là cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh trường THCS Nguyễn

Bá Ngọc - Thị xã Hòa Bình - Tỉnh Hòa Bình

Trang 7

6/ Phương pháp nghiên cứu :

Khi nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng 3 nhóm phương pháp sau:

6.1/ Nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu lý luận Bao gồm các phươngpháp cụ thể như: Nghiên cứu các văn kiện, tài liệu, SGK … có liên quan

6.2/ Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Bao gồm các phươngpháp cụ thể như:

Phỏng vấn, điều tra, khảo sát, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, tổngkết kinh nghiệm … về công tác quản lý CSVC - TBGD

6.3/ Nhóm các phương pháp hỗ trợ Gồm có các phương pháp như:

Toán học, thống kê, bảng biểu …

Trang 8

PHẦN THỨ HAI :

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương I:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ

CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT - THIẾT BỊ GIÁO DỤC

1/ Cơ sở lý luận:

1 1 / Một số vấn đề cơ bản về CSVC - TBGD:

1.1 1/ Khái niệm về CSVC - TBGD:

Cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục là hệ thống các phương tiện vật chất và

kỹ thuật khác nhau được sử dụng vào việc giảng dạy - học tập và các hoạt động mang tính giáo dục khác để đạt được mục đích giáo dục.

CSVC - TBGD bao gồm các công trình xây dựng (lớp học, phòng thínghiệm …), sân chơi, bãi tập, trang thiết chuyên dùng, thiết bị dạy học của cácmôn học, các phương tiện nghe, nhìn … Đây chính là hệ thống đa dạng vềchủng loại và có một số bộ phận tương đối phức tạp về mặt kỹ thuật Tính đadạng, phong phú của hệ thống này tạo ra không ít trở trong công tác quản lý

Trang 9

Vì vậy: quản lý trường học là tính đến việc đảm bảo các yêu cầu về vệsinh học đường, an toàn các mặt cũng như đảm bảo tốt quá trình cơ bản ở nhàtrường cùng các mặt hoạt động khác.

+/ Sách và thư viện trường học: Đây là loại CSVC trọng yếu, là phươngtiện cần thiết, phục vụ cho việc dạy và học; Đồng thời là nguồn tri thức quantrọng của giáo viên và học sinh

Sách giáo khoa và sách tham khảo là thành phần chính của thư việntrường học Do vậy việc quản lý thư viện (các loại sách) nhằm phục vụ cóhiệu quả dạy học của nhà trường

+/ TBGD gồm: thiết bị dạy học và thiết bị giáo dục (theo nghĩa hẹp) baogồm cá thiết bị trực quan và thiết bị kỹ thuật Nhờ có thiết bị giáo dục mà mộtlượng thông tin lớn của bài học có thể hình ảnh hóa, mô hình hóa, trực quanhóa, phóng to, thu nhỏ, làm cho nhanh hơn hay chậm lại … đem lại cho ngườihọc một không gian học tập mang tính mục đích hiệu quả cao Vì vậy việcquản lý các thiết bị giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả của thiết bị giáo dục đốivới việc thực hiện mục đích giáo dục

1.1.3/ Vai trò của CSVC - TBGD:

a) CSVC - TBGD là một bộ phận của nội dung và phương pháp dạy học:

Lý luận dạy học đã khẳng định quá trình dạy học là một quá trình trong

đó hoạt động dạy và hoạt động học phải là những hoạt động khăng khít giữacác đối tượng xác định và các mục đích giáo dục

Để quá trình dạy học có chất lượng và hiệu quả cao, từ xa xưa con người

đã tìm ra và sử dụng nhiều phương pháp khác nhau cho mục đích này và theo

đó, CSVC - TBGD phục vụ cho phương pháp dạy học cũng ra đời và pháttriển; và dĩ nhiên các yếu tố của quản lý giáo dục cũng xuất hiện

Trang 10

Mục tiêu và nội dung học tập trong nhà trường phụ thuộc vào mục tiêukinh tế xã hội vĩ mô Còn sách giáo khoa và TBGD một mặt phụ thuộc vàomục tiêu kinh tế xã hội, mặt khác còn chịu nhiều ảnh hưởng của khoa họccông nghệ đương thời Ngày nay, khi khoa học và công nghệ trong xã hội tiến

bộ vượt bậc, sự tiến bộ đó cũng được phản ánh vào hệ thống CSVC - TBGDcủa nhà trường

Đứng về mặt nội dung và phương pháp dạy học thì CSVC - TBGD đóngvai trò hỗ trợ tích cực Vì có TBGD tốt thì ta mới có thể tổ chức được quátrình dạy học khoa học, đưa người học tham gia thực sự vào quá trình này, tựkhai thác và tiếp nhận tri thức dưới sự hướng dẫn của người dạy TBGD phải

đủ và phù hợp mới triển khai được các phương pháp dạy học một cách có hiệuquả Tuy nhiên, đứng trên góc độ khác thì CSVC - TBGD còn là một bộ phậnkhông thể thiếu được của nội dung và phương pháp dạy học

Thật vậy, CSVC - TBGD mà hầu hết là các sản phẩm khoa học kỹ thuật

có chức năng xác định và mang tính mục đích sư phạm rất cao, chúng chứađựng một tiềm năng tri thức to lớn đồng thời đóng vai trò là đối tượng nhậnthức Như vậy, CSVC - TBGD là bộ phận của nội dung và phương pháp.Chúng có thể vừa là phương tiện để nhận thức, vừa là đối tượng chứa nội dungcần nhận thức

b) CSVC - TBGD và việc đảm bảo chất lượng dạy và học:

Xuất phát từ đặc trưng tư duy hình ảnh, tư duy cụ thể của con người,trong quá trình dạy và học, sự trực quan đóng vai trò quan trọng đối với việc

tự lĩnh hội kiến thức của người học; Đặc biệt quan trọng là kênh nhìn (Theo

VAT project : khả năng của các giác quan trong việc duy trì học tập được chia

theo tỷ lệ như sau: Nhìn: 81%; Nghe: 11%; Các giác quan khác: 9%).

Không ít nội dung học tập phức tạp cần đến sự hỗ trợ tích cực củaphương tiện trực quan mới giải quyết được như: chứng minh các định lý, định

Trang 11

luật, hiện tượng trừu tượng trong khoa học tự nhiên, toán học, tin học … họcsinh rất cần được trực tiếp làm thực nghiệm, được lắp ráp, thao tác, quan sát,nhận xét bằng việc sử dụng các dụng cụ, phương tiện cụ thể Nghĩa là họcbằng tất cả giác quan, huy động mọi tiềm năng để nhận thức.

Để học tập khoa học theo phương pháp đã khám phá, chứng minh kiếnthức, thể hiện tường minh phương pháp nghiên cứu và kỹ năng thì các phươngtiện, dụng cụ phòng thí nghiệm có vai trò, tiềm năng to lớn

Yêu cầu trực quan cao trong việc quan sát, trình diễn vận hành của cơchế, cấu trúc, vận động, mô hình, mô phỏng thì các phương tiện nghe - nhìn

- Dạy phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học, làm việc – bộ phậnkhông tách rời của các kiến thức

- Rèn luyện kỹ năng nhiều mặt cho người học

c) Vai trò của phương tiện kỹ thuật (PTKT):

Trong hệ thống CSVC - TBGD hiện đại, phương tiện kỹ thuật dạy học cóvai trò quan trọng đặc biệt trong việc tạo khả năng xây dựng, hình thành, củng

cố, hệ thống hóa, vận dụng kiến thức vào thực tiễn

Bằng những phương tiện hiện đại, người ta đã tổ chức được các hội thảo,hội nghị, các lớp học theo phương thức giáo dục từ xa, các lớp học qua vệ

Trang 12

tinh Việc học tập, làm việc tại gia đình cho người lớn tuổi cũng được một sốnước áp dụng và sẽ mở rộng trong những năm tới.

Hiện tại đã có nhiều phương tiện kỹ thuật mới được ứng dụng, sử dụngtrong dạy học, giáo dục; Đặc biệt là việc ứng dụng tin học Với sự tiến bộnhanh chóng của khoa học và công nghệ, PTKT được sử dụng trong trườnghọc ngày càng nhiều sẽ làm thay đổi một cách căn bản về mặt phương pháp:làm cho quá trình giáo dục sinh động và hiệu quả hơn

TBGD và PTKT chẳng những tạo điều kiện đi sâu vào các đề tài nghiêncứu, mà còn cho phép trình bày các vấn đề trừu tượng một cách sinh động, dokhả năng sư phạm to lớn hỗ trợ cho giáo viên và học sinh như: Tăng tốc độtruyền tải thông tin mà không làm giảm chất lượng của thông tin; Thực hiệncác phương pháp dạy học trực quan, thực nghiệm, tạo những “vùng hợp tác”giữa thầy và trò, tạo ra khả năng thực hành, củng cố kiến thức, rèn luyện kỹnăng làm việc, học tập, sự khéo léo chân tay, bồi dưỡng khả năng tự học, tựchiếm lĩnh tri thức, tạo ra sự hứng thú, lôi cuốn khi học, tiết kiệm thời giantrên lớp, cải tiến các hình thức lao động sư phạm, tạo khả năng tổ chức mộtcách khoa học và điều khiển hoạt động giáo dục

1.1 4/ Yêu cầu và tính chất của CSVC - TBGD:

a) Yêu cầu: CSVC - TBGD phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Phù hợp đối tượng: Phải xem xét đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi, khi tổchức và thiết kế cơ sở hạ tầng, lựa chọn các mẫu TBGD, lựa chọn nguyên vậtliệu phù hợp cho công tác giảng dạy, học tập

- Phù hợp khả năng và đặc điểm tư duy của học sinh: Trong quá trình họctập, học sinh thường gặp khó khăn ở vấn đề trừu tượng, đó là lúc cần đến sự

hỗ trợ của TBGD để vấn đề phức tạp trở nên dễ hiểu

Trang 13

Có hai loại TBGD cho hai mục đích là chứng minh (biểu diễn) và thựchành Dụng cụ chứng minh thường có kích thước lớn, TBGD thực hành nhỏhơn Nếu TBGD chứng minh được sử dụng vào mục đích tìm ra kiến thức mớithì hoạt động thực hành như là phương thức hiệu quả trong việc củng cố kiếnthức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh.

Nếu chọn mục tiêu là nguyên lý khoa học hoặc mô tả định tính không cầnvận hành thì TBGD chỉ cần thiết kế đơn giản có thể dùng những vật liệu như:bìa, giấy, chi tiết máy hỏng, chai không, lõi chỉ, … cũng có thể đem lại lợi ích

về mặt sư phạm, khoa học và kinh tế

Ưu điểm của con đường này là vật liệu như thế thường có sẵn tại chỗ.Việc trang bị, mua sắm TBGD còn bị hạn chế bởi giá cả: giá thành caocủa TBGD chính quy đã làm nảy sinh xu hướng tìm đến các TBGD kiểu đơngiản, hạ giá thành cho các trường học Tuy nhiên những TBGD này thường cóchất lượng thấp

b) Tính chất: CSVC - TBGD phải đảm bảo các tính chất sau:

- Tính khoa học: Là mức độ chuẩn xác trong việc phản ánh hiện thực

- Tính sư phạm: Là sự phù hợp với các yêu cầu về mặt sư phạm như: độ

rõ, kích thước, màu sắc, dễ sử dụng, phù hợp với tâm, sinh lý của học sinh …

- Tính kinh tế: Là giá thành tương xứng với hiệu quả GD - ĐT

CSVC – TBGD cũng được đánh giá theo một số tiêu chuẩn trên Côngthức ước lệ sau đây thể hiện sự đánh giá chung nhất với một TBGD:

Hiệu quả đầu tư = Hiệu quả sư phạm

Giá thành TBGDNhư vậy, TBGD có thể đơn giản hay hiện đại nhưng qua sử dụng nó phảicho kết quả khoa học, đảm bảo yêu cầu về mặt mỹ quan, sư phạm, an toàn và

Trang 14

giá cả hợp lý tương xứng với hiệu quả mà nó mang lại và không nhất thiết lànhững thiết bị phải đắt tiền.

- Quản lý CSVC - TBGD là tác động có mục đích của người quản lýnhằm xây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống CSVC - TBGD,phục vụ đắc lực cho công tác GD - ĐT

Nội dung CSVC - TBGD mở rộng đến đâu thì tầm quản lý cũng phảirộng và sâu tương ứng Kinh nghiệm thực tiễn đã chỉ ra rằng: CSVC - TBGDchỉ phát huy được tác dụng tốt trong việc GD - ĐT khi được quản lý tốt Do

đó đi đôi với việc đầu tư, trang bị thì điều quan trọng hơn là phải chú trọngđến việc quản lý CSVC - TBGD trong nhà trường Do CSVC - TBGD là mộtlĩnh vực vừa mang đặc tính kinh tế - giáo dục; vừa mang đặc tính khoa học -giáo dục nên việc quản lý một mặt phải tuân thủ các yêu cầu chung về quản lýkinh tế, khoa học; Mặt khác, cần tuân thủ các yêu cầu quản lý chuyên ngànhgiáo dục

Như vậy có thể nói quan lý CSVC - TBGD là một trong những công việccủa người cán bộ quản lý, là đối tượng quản lý trong nhà trường

Do vai trò quan trọng của công tác quản lý mà gần đây, trong việc chỉđạo hoạt động ngành GD, Bộ GD&ĐT đã coi việc đổi mới quản lý trường học

là một trong những biện pháp cơ bản để nâng cao chất lượng GD - ĐT

b) Yêu cầu của việc quản lý, sử dụng CSVC - TBGD:

Trang 15

Tất cả TBGD của một cơ sở giáo dục phải được sắp đặt khoa học, dễ sửdụng và có các phương tiện bảo quản (tủ, giá, hòm), vật che phủ, phương tiệnchống ẩm, chống mối, mọt, dụng cụ phòng chữa cháy Tùy theo tính chất, quy

mô của thiết bị mà bố trí diện tích phòng và địa điểm thích hợp, bảo đảm chogiáo viên và học sinh thao tác, đi lại thuận tiện và an toàn khi sử dụng Các thínghiệm có độc hại, gây tiếng ồn phải được bố trí và xử lý theo tiêu chuẩn quyđịnh để dẩm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường

TBGD phải được sử dụng có hiệu quả cao nhất, đáp ứng các yêu cầu vềnội dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục

TBGD phải được làm sạch và bảo quản ngay sau khi sử dụng; định kỳbảo dưỡng, bổ xung phụ tùng, linh kiện, vật tư tiêu hao

Hàng năm phải tiến hành kiểm kê theo đúng quy định của Nhà nước vềquản lý tài sản Việc kiểm kê bất thường phải được tiến hành trong các trườnghợp sau: +/ Khi thay đổi Hiệu trưởng hoặc người phụ trách công tác TBGD

+/ Khi thay đổi địa điểm, sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động,giải thể trường

+/ Khi xảy ra thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, trộm cắp

+/ Khi cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền yêu cầu

Trong công tác quản lý CSVC - TBGD, người quản lý cần nắm vững:

- Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý

- Các chức năng và nội dung quản lý, biết phân lập và phối hợp các nộidung quản lý, các mặt quản lý (Trường học, sách – thư viện, TBGD)

- Hiểu rõ đòi hỏi của chương trình giáo dục và những điều kiện vật chất

để thực hiện chương trình

- Có ý tưởng đổi mới và thực hiện ý tưởng bằng một kế hoạch khả thi

- Biết huy động mọi tiềm năng có thể của tập thể sư phạm và cộng đồng

Trang 16

- Có biện pháp tập trung mọi tiềm năng vật chất vào một hướng thốngnhất là đảm bảo CSVC - TBGD để nâng cao chất lượng giáo dục.

c) Nguyên tắc quản lý CSVC - TBGD:

Trong công tác quản lý CSVC - TBGD, người quản lý phải quán triệt cácnguyên tắc sau:

- Trang bị đầy đủ và đồng bộ các CSVC - TBGD (Đồng bộ giữa trường

sở - phương thức tổ chức dạy học; chương trình, SGK và TBGD; trang thiết bị

và điều kiện sử dụng; trang bị và bảo quản giữa các thiết bị với nhau …)

- Tạo môi trường sư phạm thuận lợi cho các hoạt động giáo dục

- Bố trí hợp lý các CSVC trong khu trường, trong lớp học, trong phòngthực hành, thí nghiệm, phòng bộ môn …

- Tổ chức bảo quản trường sở và các phương tiện vật chất, kỹ thuật củanhà trường

1.2 2/ Nội dung quản lý CSVC - TBGD:

a) Nội dung cơ bản của quản lý CSVC - TBGD:

*/ Xây dựng và bổ xung thường xuyên để hình thành một hệ thống hoànchỉnh CSVC – TBGD (Trường sở, sách, thư viện và TBGD)

- Xây dựng trường sở với các khối công trình đặc biệt là là hệ thông lớphọc, phong thí nghiệm, phòng thực hành, phòng bộ môn

- Mua sắm trang thiết bị giáo dục theo yêu cầu của chương trình và kếhoạch trang bị của trường

- Tổ chức tự làm, sưu tầm TBGD

Nếu kinh phí có hạn nên lựa chọn những thứ cần thiết, cơ bản để ưu tiêntrang bị trước; Cần trang bị một số phương tiện Nghe - Nhìn, đưa công nghệthông tin vào quá trình Dạy – Học, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh cóđiều kiện tiếp cận các phương tiện Dạy – Học hiện đại, hiệu quả cao

Trang 17

Phải có kế hoạch xây dựng, trang bị CSVC trước mắt và lâu dài cho nhàtrường bằng các nguồn lực khác nhau như: ngân sách nhà nước, đóng góp củanhân dân, tài trợ của các tổ chức xã hội, các cơ quan, xí nghiệp, giáo viên vàhọc sinh tự làm.

*/ Duy trì, bảo quản CSVC - TBGD:

Để bảo quản tốt CSVC - TBGD cần:

- Thực hiện việc bảo quản theo chế độ quản lý tài sản của nhà nước; thựchiện chế độ trách nhiệm theo quy chế quản lý tài sản; thực hiện chế độ kiểmtra, kiểm kê …

- Bảo quản theo chế độ riêng đối với các loại thiết bị như dụng cụ, vật tưkhoa học kỹ thuật, hóa chất, các loại dụng cụ tinh vi, đắt tiền như: Dụng cụquang học, điện tử, máy tính … ; Đồng thời cần quan tâm đến sự ảnh hưởngcủa thời tiết, khí hậu, môi trường cất giữ … và phải có kế hoạch đầu tư kinhphí để mua các trang thiết bị, vật tư … phục vụ cho việc bảo quản

- Thực hiện đúng quy trình và phương pháp bảo quản TBGD theo hướngdẫn của nhà sản xuất và tuân thủ những quy định chung về bảo quản tài sản

- CSVC - TBGD phải đủ về số lượng, tốt về chất lượng, được bảo quảntốt và đặc biệt phải được quản lý và tổ chức sử dụng một cách hợp lý, khoahọc, đúng yêu cầu kỹ thuật

Trang 18

Việc sử dụng TBGD có liên quan đến nhận thức, trình độ chuyên mônnghiệp vụ và thói quen của người quản lý, sử dụng Trong thực tế đã có nhiềucán bộ quản lý ở các nhà trường hầu như không quan tâm đến TBGD và việc

sử dụng TBGD của giáo viên; Đồng thời cũng có không ít giáo viên khôngchịu sử dụng TBGD hoặc cá biệt có những giáo viên không biết sử dụngTBGD, cho dù môn học của mình được trang bị rất đầy đủ về TBGD Do vậy,

để sử dụng tốt TBGD cần phải giải quyết một số vấn đề về công tác quản lýnhư: Đầu tư, trang bị, tọ điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng, khai thác, nângcao trình độ nghiệp vụ, kỹ thuật và kỹ năng cho giáo viên Thực hiện nghiêmtúc các quy định về chuyên môn …

b) Nội dung cụ thể của việc quản lý CSVC - TBGD:

*/ Quản lý trường học:

Điều 41 - Điều lệ trường trung học có ghi:

… “Trường học là một khu riêng được đặt trong môi trường thuận lợi

cho giáo dục.

Trường phải có tường bao quanh, có cổng trường, biển trường” …

- Quy mô trường học tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể của từng địaphương Vì vậy, đối với trường học có thể có quy mô lớn, nhỏ riêng Nhưngđiều cần chú ý là việc tổ chức, quản lý của nhà trường có phù hợp với quy mô

đó hay không? Ví dụ: quy mô một lớp học không nên vượt quá 45 học sinh,hoặc diện tích khu học và số học sinh phải đảm bảo tỷ lệ bình quân tối thiểu là06-10 m2/HS …

- Cơ cấu khối công trình trong trường học bao gồm:

Ngày đăng: 29/08/2014, 21:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3/. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 - 2010 Khác
5/. Một số chỉ thị của chính phủ, của Bộ giáo dục &đào tạo về công tác CSVC - TBGD Khác
6/. Một số tạp chí viết về công tác CSVC – TBGD Khác
7/. Chuyên đề: Quản lý CSVC – TBGD của Tiến sĩ Hà Thế Truyền – CBGD trường Cán bộ quản lý giáo dục Khác
8/. Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT Khác
9/. Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở GD - ĐT; Phòng giáo dục Thị xã Hoà Bình – Tỉnh Hòa Bình Khác
10/. Nghị quyết chi bộ Đảng, kế hoạch chỉ đạo toàn diện của trường THCS Nguyễn Bá Ngọc năm học 2006 - 2007 Khác
11/. Những bài giảng về quản lý trường học (Tập 3 – NXBGD, Hà Sĩ Hồ) 12/. Cẩm nang nghiệp vụ quản lý trường học.(Nhà xuất bản Lao động - xã hội) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w