1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ở công ty trách nhiệm hữu hạn inox phát thành

75 522 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 620,5 KB

Nội dung

- Phương pháp phân tích: Tác giả sử dụng phương pháp so sánh và phươngpháp chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu, chi tiết theo thời gian, theo địađiểm và phạm vi kinh doanh để ph

Trang 1

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong những năm vừa qua, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta

đã đạt được những thành quả đáng kể, nhất là những thành quả về kinh tế Đó làdấu hiệu tích cực cho sự phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế ViệtNam, được điều tiết theo cơ chế thị trường

Tuy nhiên các doanh nghiệp muốn đảm bảo sự tồn tại, khẳng định được

sự thành công nhất định của mình trong điều kiện nền kinh tế thị trường đangphát triển với tốc độ nhanh, cùng với sự cạnh tranh gay gắt và nhiều phức tạp củanền kinh tế hiện nay đòi hỏi tất yếu các doanh nghiệp phải không ngừng nghiêncứu tìm hướng giải quyết, các biện pháp quản lý sản xuất kinh doanh linh hoạt vàhiệu quả Qua đó vấn đề hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được đặt lênhàng đầu đối với mọi doanh nghiệp Vì hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì mới

có thể đảm bảo cho doanh nghiệp đứng vững, đủ sức cạnh tranh trên thị trường,

có đủ điều kiện tăng tích lũy cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinhdoanh, cải thiện thu nhập cho người lao động, đóng góp nhiều hơn cho ngân sáchnhà nước…Do đó việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp là một vấn đè cần thiết hiện nay Kết quả phân tích không chỉ giúp chodoanh nghiệp nắm bắt được tình hình hoạt động của công ty mà còn dùng đểđánh giá dự án đầu tư, tính toán mức độ thành công trước khi bắt đầu ký kết hợpđồng

Doanh nghiệp phải phân tích hoạt động kinh doanh của mình, đồng thờiphải dự đoán điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, vạch ra chiến lược phùhợp, phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ cung cấp thông tin cho nhà quảntrị, nhà đầu tư… mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp trên góc độ khác nhau để phục vụ cho mục đích quản lý và đầu tưcủa họ

Trang 2

Để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh, các doanhnghiệp cần phải xác định phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sửdụng các điều kiện vốn có về các nguồn nhân lực Muốn vậy, các doanh nghiệpcần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từngnhân tố đến kết quả kinh doanh Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở của phântích kinh doanh, đây là việc làm thường xuyên không thể thiếu được trong quản

lý doanh nghiệp

Từ những cơ sở phân tích kinh doanh trên, em nhận thấy việc “ Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ở công ty Trách nhiệm hữu hạn Inox Phát Thành” là một đề tài phù hợp với công ty hiện nay Nó góp phần giúp công

ty hiểu được khả năng hoạt động của mình và từ đó có kế hoạch chiến lược kinhdoanh tốt nhất trong thời gian tới

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công Ty TNHH Inox PhátThành Từ đó, đề ra những giải pháp nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục điểmyếu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty trong thời gian tới

- Tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn của Công ty có hiệu quả haykhông ?

- Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Inox Phát Thành từnăm 2009 đến 2011 và nửa tháng đầu năm 2012 như thế nào ?

- Công ty TNHH Inox Phát Thành hoạt động có hiệu quả hay không ?

Trang 3

- Công ty có những tồn tại gì trong quá trình kinh doanh mua bán vànguyên nhân của tồn tại đó ?

- Những giải pháp nào có thể giúp Công ty TNHH Inox Phát Thành nângcao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình ?

Đề tài được thực hiện từ ngày 27/08/2012 đến ngày 16/11/2012

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Inox Phát Thành

1 Lý Thùy An, (2008) “ Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Việt Vĩnh Long”

- Phương pháp phân tích: Tác giả sử dụng phương pháp so sánh và phươngpháp chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu, chi tiết theo thời gian, theo địađiểm và phạm vi kinh doanh để phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận.Đồng thời dựa vào các tỷ số tài chính cơ bản để nhận xét tình hình tài chính cũngnhư hiệu quả sử dụng vốn của công ty

- Kết quả phân tích: Bài phân tích chưa làm rõ nhân tố nào ảnh hưởng đếnhiệu quả hoạt động của công ty mà chỉ phân tích xem trong kết cấu doanh thunghiệp vụ nào kinh doanh chiếm tỷ trọng doanh thu cao và có tỷ trọng chi phíthấp nhất để tăng cường phát triển

2 Hồ Thị Huỳnh Trang, (2008) “Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công

ty Xây dựng 621 – QK9”

Tác giả sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp chi tiết theo bộ phậncấu thành chỉ tiêu để phân tích tình hình biến động doanh thu, chi phí và lợinhuận của công ty Và dùng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích cácnhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của doanh thu, chi phí, lợi nhuận Đồng thời

sử dụng một số chỉ tiêu tài chính: chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho, tỷ số khả

Trang 4

năng sinh lợi, chỉ tiêu khả năng thanh toán để xem xét hiệu quả tài chính củacông ty.

Kết quả phân tích cho thấy công ty hoạt động có hiệu quả chưa cao vì chịuảnh hưởng của biến động chi phí là chủ yếu và khó khăn về tài chính do công ty

sử dụng nguồn vốn chủ yếu là đi vay

Trang 5

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

là sự việc quan sát thực tế, thu nhập thông tin số liệu xử lý phân tích các thôngtin số liệu, làm cơ sở quyết định hiện tại, những dự báo và hoạch định chính sáchtương lai

Cùng với kế toán và các khoa học kinh tế khác, phân tích hoạt động kinhdoanh được coi là một công cụ đắc lực để quản lý và điều hành có hiệu quả cáchoạt động của doanh nghiệp

2.1.1.2 Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh

- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năngtiềm tàng trong hoạt động kinh doanh mà còn là công cụ cải tiến cơ chế quản lýtrong kinh doanh

Bất cứ hoạt động kinh doanh trong các điều kiện hoạt động khác nhau nhưthế nào đi nữa cũng còn những tiềm ẩn, khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện,chỉ thông qua phân tích doanh nghiệp mới có thể phát hiện được và khai thácchúng để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn Thông qua phân tích doanh nghiệpmới thấy rõ nguyên nhân cùng nguồn gốc của các vấn đề phát sinh và có giảipháp cụ thể để cải tiến quản lý

- Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhậnđúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệpcủa mình Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêucùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả

Trang 6

- Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra các quyết địnhkinh doanh.

- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chứcnăng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp

Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho việc

ra quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là các chức năng kiểm tra,đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh

- Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừarủi ro

Để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra Doanhnghiệp phải tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời dựđoán các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, để vạch ra các chiến lược kinhdoanh cho phù hợp Ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp

về tài chính, lao động, vật tư… Doanh nghiệp còn phải quan tâm phân tích cácđiều kiện tác động ở bên ngoài như thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh …trên cơ sở phân tích trên, doanh nghiệp dự đoán các rủi ro có thể xảy và có kếhoạch phòng ngừa trước khi xảy ra

- Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhàquản trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoàikhác, khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thông qua phântích họ mới có thể quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho vay … vớidoanh nghiệp nữa hay không

2.1.1.3 Đối tượng và mục đích của phân tích hoạt đông kinh doanh

Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh suy đến cùng là kết quả kinhdoanh

- Nội dung phân tích chính là quá trình tìm cách lượng hóa những yếu tố đãtác động đến kết quả hoạt động kinh doanh Đó là kết quả của quá trình cung cấp,sản xuất, tiêu thụ và mua bán hàng hóa, thuộc các lĩnh vực sản xuất, thương mại,dịc vụ

- Phân tích hoạt động kinh doanh còn nghiên cứu tình hình sử dụng cácnguồn lực: vốn, vật tư, lao động và đất đai; những nhân tố nội tại của doanh

Trang 7

nghiệp hoặc khách quan từ phía thị trường và môi trường kinh doanh, đã trực tiếpảnh hưởng đến hiệu quả của các mặt hoạt động doanh nghiệp.

- Phân tích hoạt động kinh doanh đi vào những kết quả đã đạt được, nhữnghoạt động hiện hành và dựa trên kết quả phân tích đó để ra các quyết định quảntrị kịp thời trước mắt – ngắn hạn hoặc xây dựng kế hoạch chiến lược – dài hạn

- Có thể nói theo cách ngắn gọn, đối tượng của phân tích là quá trình kinhdoanh và kết quả kinh doanh – tức sự việc xảy ra ở quá khứ; phân tích, mà mụcđích cuối cùng là đút kết chúng thành quy luật để nhận thức hiện tại và nhắm đếntương lai cho tất cả các mặt hoạt động của một doanh nghiệp

2.1.2 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

2.1.2.1 Chỉ tiêu doanh thu

- Doanh thu là tổng giá trị của các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đã thuđược hoặc sẽ thu được trong kỳ kinh doanh thu phát sinh từ hoạt động sản xuấtkinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động không thường xuyên khác củadoanh nghiệp

- Theo nguồn hình thành, doanh thu của doanh nghiệp gồm các bộ phận cấuthành sau:

+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Đó là tổng số tiền thu được hoặc

sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm,hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phíthu thêm ngoài giá bán (nếu có) trong một hoặc nhiều kỳ kinh doanh như: dịch

vụ vận tải, dịch vụ gia công, cho thuê tài sản cố định,…

+ Doanh thu thuần: Là toàn bộ số tiền bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ saukhi trừ đi các khoản giảm trừ (chiết khấu hàng hóa, giảm giá hàng bán, hàng bán

bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu) và được khách hàng chấp nhậnthanh toán

+ Doanh thu hoạt động tài chính: Phản ánh các khoản doanh thu phát sinh từhoạt động tài chính như: tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia vàhoạt động tài chính tài chính khác của doanh nghiệp

+ Thu nhập khác: Phản ánh các phản thu nhập, doanh thu ngoài hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: thanh lý, nhượng bán tài sản cố định,

Trang 8

tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng, các khoản được ngân sách nhà Nướchoàn lại,…

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: là những chi phí chi ra có lien quan đếnviệc tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh Chi phí quản lýgồm nhiều loại: chi phí nhân viên quản lý, chi phí dụng cụ, quảng cáo,…

+ Chi phí tài chính: Là các khoản thu nhập thuộc hoạt động tài chính củadoanh nghiệp, gồm: hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán, ngắn hạn và dàihạn; thu lãi tiền gửi, tiền cho vay; lãi bán ngoại tệ,…

+ Chi phí khác: là các khoản thu nhập từ các hoạt động ngoài hoạt động kinhdoanh chính và hoạt động tài chính của doanh nghiệp như thu về nhượng bán,thanh lý tài sản cố định; thu tiền phạt vi phạm hợp đồng; thu các khoản nợ khóđòi đã xử lý xóa sổ; thu tiền bảo hiểm bồi thường,…

2.1.2.3 Chỉ tiêu lợi nhuận

- Lợi nhuận của doanh nghiệp là số chênh lệch giữa các khoản doanh thu về

so với các khoản chi phí bỏ ra

- Theo nguồn hình thành, lợi nhuận của doanh nghiệp gồm các bộ phận cấuthành sau:

+ Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Là lợi nhuận thuđược do tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ từ các hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp

Trang 9

+ Lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính: Là phần chênh lệch giữa thu vàchi trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp

+ Lợi nhuận thu được từ các hoạt động khác: Là khoản lợi nhuận mà doanhnghiệp thu được ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh, mang tính chất khôngthường xuyên hay nói cách khác là khoản chênh lệch giữa thu và chi từ các hoạtđộng khác của doanh nghiệp

2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh

2.1.3.1 Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động

Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động đo lường hiệu quả quản lý các loại tài sảncủa Công ty Nhóm chỉ tiêu này bao gồm: tỷ số vòng quay hàng tồn kho, kỳ thutiền bình quân, vòng quay tài sản cố định và vòng quay tổng tài sản

 Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu (cáckhoản bán chịu) của một công ty Tỷ số này cho biết bình quân phải mất baonhiêu ngày để thu hồi một khoản phải thu Kỳ thu tiền bình quân được tính nhưsau:

(ngày)

Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân

Hàng tồn kho đầu năm + Hàng tồn kho cuối năm

Trang 10

 Vòng quay tài sản cố định

Vòng quay tài sản cố định = (vòng)

Vòng quay tài sản cố định đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định Tỷ sốnày cho biết bình quân trong năm một đồng giá trị tài sản cố định ròng tạo rađược bao nhiêu đồng doanh thu thuần Tỷ số này càng lớn điều đó có nghĩa làhiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao

- Lãi ròng là lợi nhuận sau thuế

- Hệ số lãi ròng còn gọi là suất sinh lời của doanh thu

ROS = (%)

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sởdoanh thu được tạo ra trong kỳ Nói một cách khác, chỉ tiêu này cho chúng ta biếtmột đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng

 Suất sinh lợi của tài sản (ROA)

Lợi nhuận ròngTổng tài sản bình quân

Doanh thu hàng năm

360Doanh thu bình quân một ngày =

Trang 11

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời của tài sản.Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuậnròng Chỉ tiêu này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản hợp

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu nghiên cứu trong đề tài chủ yếu là số liệu thứ cấp được thu thập từcác báo cáo tài chính của Công ty TNHH Inox Phát Thành, cụ thể là bảng Cânđối kế toán, bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, …

Ngoài ra, đề tài còn được thực hiện dựa trên việc tổng hợp những kiến thức

đã học ở trường, thu thập một số thông tin từ Internet, trên sách báo, tạp chí cóliên quan để phục vụ cho việc phân tích

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp tỉ trọng: dùng để nghiên cứu kết cấu những chỉ tiêu phântích của Công ty

- Phương pháp tỉ số: nhằm xem xét các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả hoạtđộng kinh doanh của Công ty

- Phương pháp so sánh:

+ Phương pháp so sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của

kì phân tích với kì gốc của chỉ tiêu kinh tế

∆y = y1 - y0

Trong đó:

y0: Chỉ tiêu năm trước

y1: Chỉ tiêu năm sau

∆y: là phần chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế

Lợi nhuận ròngVốn chủ sở hữu bình quân

Trang 12

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu của năm hiện hành với số liệucủa năm trước để xem xét sự biến động và tìm ra nguyên nhân của sự biến động

đó, tạo cơ sở để tìm ra biện pháp khắc phục

+ Phương pháp so sánh số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số

của kì phân tích với kì gốc của chỉ tiêu kinh tế

y1

∆y = - x 100 (%)

y0

Trong đó:

y0: Chỉ tiêu năm trước

y1: Chỉ tiêu năm sau

∆y: Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế

Phương pháp này để làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu kinh tế, sosánh tốc độ tăng trưởng giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉtiêu

- Phân tích những hạn chế của Công ty trong thời gian qua từ đó đề ra giảipháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trongthời gian tới

Trang 13

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM

HỮU HẠN INOX PHÁT THÀNH

3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY

3.1.1 Quá trình hình thành của công ty TNHH Inox Phát Thành

- Công ty TNHH Inox Phát Thành có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số

5702001630 đăng ký lần đầu ngày 20 tháng 02 năm 2008 do Sở kế hoạch và Đầu

- Địa chỉ: 218, đường 3/2, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ

- Điện thoại: (0710)3.730.135 Fax: (0710)3.739.516

- Email: phatthanh_inox@yahoo.com

- Tài khoản: 070010360909 tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Sacombank

- Tài khoản: 41594119 tại Ngân hàng Á Châu – chi nhánh Cần Thơ

- Giám đốc: Ông Phạm Ngọc Long

3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ

3.1.2.1 Chức năng kinh doanh của công ty

- Mua bán các loại Inox ống, cuộn, tấm,… và phụ kiện (van, dụng cụ trang trícầu thang, …) thép, ống…

- Gia công các thiết bị y tế, thủy sản công nghiệp (băng chuyền dùng trongcông nghiệp, máy chiết suất, máy đóng gói bao bì, máy trộn hóa chất, máy trộnphụ gia,…)

- Thiết kế thi công lắp đặt sản phẩm bằng chất liệu Inox theo yêu cầu

Trang 14

3.1.2.2 Nhiệm vụ của công ty

- Chấp hành luật pháp, tuân thủ chặt chẽ các chính sách quản lý kinh tế, tàichính của nhà nước

- Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh

- Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêuchuẩn đã đăng ký hoặc công bố

- Sử dụng hiệu quả tiềm năng sẵn có

- Thực hiện tốt các chính sách về tiền lương, phân công lao động hợp lí, đảmbảo công bằng xã hội, các chế độ về quản lý tài sản

- Chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng, phát huy khả năng hiện có để nâng caotrình độ cũng như nâng cao năng lực làm việc của cán bộ công nhân viên

- Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất kinhdoanh của công ty nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa, tạo việc làm ổn định chongười lao động, đóng góp cho ngân sách nhà nước và phát triển công ty

- Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng an ninh, trật tự xã hội…

3.1.3 Tổ chức quản lý và công tác kế toán

Trang 15

Ghi chú: Quan hệ chỉ huy

Quan hệ chức năng

Sơ đồ 1 Tổ chức bộ máy của công ty

b Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận

- Giám đốc

+ Chức năng: Ban hành quy chế quản lý nội bộ Công ty Bổ nhiệm, miễn

nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty

Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công

ty Ký kết hợp đồng nhân danh công ty

- Bộ phận kế toán

+ Chức năng: Giúp việc và tham mưu cho Giám đốc công ty trong công tác

tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động kinh tế, tài chính, hạch toán và thống kê.Theo dõi, phân tích và phản ảnh tình hình biến động tài sản, nguồn vốn tạicông ty và cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh tế cho Giám đốc trongcông tác điều hành và hoạch định sản xuất kinh doanh

+ Nhiệm vụ: Thực hiện công tác hạch toán kế toán, thống kê theo Pháp lệnh

kế toán, Luật kế toán và điều lệ của Công ty

Giám đốc

Trang 16

Quản lý tài sản, nguồn vốn và các nguồn lực kinh tế của Công ty theo quyđịnh của Nhà nước Xác định và phản ánh chính xác, kịp thời kết quả kiểm kêđịnh kỳ tài sản, nguồn vốn.

Thực hiện chế độ báo cáo tài chính, thống kê theo quy định của Nhà nước vàđiều lệ của Công ty

Lưu trữ, bảo quản chứng từ, sổ sách kế toán, bảo mật số liệu kế toán tài chínhtheo quy định và điều lệ của Công ty

Thực hiện những nhiệm vụ khác do Giám đốc Công ty phân công

- Bộ phận kho

+ Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc và tổ chức thực hiện các lĩnh vực:tiếp nhận các loại hàng hóa, giữ gìn, bảo quản tốt về số lượng, chất lượng củahàng hóa trong thời gian lưu kho, báo cáo hàng tồn kho, xuất hàng để hỗ trợ tốtcho bộ phận bán hàng

+ Nhiệm vụ: Theo dõi xuất, nhập, tồn của hàng hóa Lặp báo cáo hàng tồnkho, đề xuất những mặt hàng tồn kho cho bên kinh doanh

3.1.3.2 Tổ chức công tác kế toán

a Mô hình tổ chức kế toán tại Công ty

Xuất phát từ đặc điểm, quy trình kinh doanh, yêu cầu quản lý, địa bàn hoạtđộng của Công ty, đồng thời tạo điều kiện tốt cho quá trình ghi chép được đúngđắn, cũng như cũng như công tác phụ trách tài chính kế toán thuận tiện, Công ty

đã và đang tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung

Ghi chú: Quan hệ chỉ huy

Sơ đồ 2 Tổ chức bộ máy kế toán

Kế toán trưởng

Kế toán

công nợ

Kế toán tổng hợp Kế toán chi phí, các khoản khác

Trang 17

b Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:

- Kế toán trưởng: Kế toán trưởng là người lãnh đạo, tổ chức, điều hành bộmáy kế toán theo quy định Hướng dẫn xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kế toán.Thường xuyên kiểm tra các hoạt động kinh doanh và theo dõi các số liệu tàichính để kịp thời phát hiện sai phạm và tham mưu cho Giám đốc Cung cấp sốliệu cho Giám đốc hoặc các đơn vị chức năng có yêu cầu

- Kế toán tổng hợp: Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các đơn vị nội bộ, dữliệu chi tiết và tổng hợp Tổng hợp, kiểm tra các định khoản các nghiệp vụ phátsinh Kiểm tra sự cân đối số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp Tập hợp chi phítính giá thành sản phẩm, phân bố chi phí xác định kết quả kinh doanh

Lập báo cáo tài chính theo chế độ kế toán Thống kê và tổng hợp số liệu kếtoán khi có yêu cầu Lưu trữ dữ liệu kế toán theo quy định

Thường xuyên báo cáo kết quả công việc và nhận công việc phát sinh với kếtoán trưởng

- Kế toán công nợ: Theo dõi quá trình nhập, xuất, tồn hàng hóa, vật tư Hạchtoán thu nhập, chi phí, khấu hao, tài sản cố định, công nợ, nghiệp vụ khác

Kiểm tra chứng từ kế toán trước khi cập nhật thanh toán và phản ánh vào sổsách Theo dõi, đối chiếu công nợ về các khoản phải thu, phải trả Theo dõi tìnhhình thanh toán của khách hàng để xác định và đề xuất lập dự phòng hoặc xử lýcông nợ phải thu khó đòi

Thực hiện, chấp hành các báo cáo, công việc kế toán trưởng phân công

- Kế toán chi phí, các khoản khác

Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung côngviệc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán

Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanhtoán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, pháttriển và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán

Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục

vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán

Trang 18

3.1.3.3 Đặc điểm và chế độ kế toán áp dụng tại Công ty

a Đặc điểm

- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàngnăm

- Đơn vị tiền áp dụng: đồng tiền Việt Nam

- Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định: phương pháp đường thẳng

- Phương pháp kê khai thuế giá trị gia tăng: phương pháp khấu trừ

- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: bình quân gia quyền

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên

- Đăng ký kê khai nộp thuế tại chi cục thuế Quận Ninh Kiều

Phòng kế toán Công ty được trang bị bởi các thiết bị máy tính, máy in, máyFax hiện nay để đáp ứng theo yêu cầu của các phần hành kế toán Ngày nay, với

sự phát triển của ngành công nghệ và sự biến đổi của thị trường Công ty đã sửdụng phần mềm Acsoft để tiện lợi, nhanh chống hơn trong quá trình hạch toán vàphù hợp với quy mô của Công ty

b Chế độ kế toán

Công ty áp dụng chế độ kế toán: Nhật ký chung

• Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụkinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổNhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (địnhkhoản kế toán) của nghiệp vụ đó Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi SổCái theo từng nghiệp vụ phát sinh

Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:

Sổ nhật ký chung, Sổ Nhật ký đăc biệt;

Sổ Cái;

Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

• Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung

(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi

sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu

đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù

Trang 19

hợp Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật

ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liênquan

Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào cácchứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật kýđặc biệt liên quan Định kỳ (3,5,10…ngày) hoặc cuối tháng, tùy khối lượngnghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đăc biệt, lấy số liệu để ghi vào cáctài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụđược ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có)

(2) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối

Báo cáo tài chính

Chứng từ kế toán

Sổ nhật ký

đặc biệt

Trang 20

Ghi chú:

Ghi hằng ngày

Ghi cuối tháng (hoặc đinh kỳ):

Đối chiếu, kiểm tra:

Sơ đồ 3 Kế toán Nhật ký chung

3.3 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

3.3.1 Thuận lợi

- Hiện nay, nhu cầu sử dụng nguyên liệu sắt, thép, nhôm, inox để ứng dụngtrong các công trình, nhà máy, phân xưởng, chế biến thực phẩm, thủy sản, y tế,dân dụng cao…

- Công ty là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực cung cấp nguyên liệu thépkhông gỉ chuyên doanh tại địa phương

- Trong Công ty giữ vững được sự đoàn kết nhất trí trong các cấp ủy, BanGiám đốc và tập thể cán bộ công nhân viên

- Với cơ sở vật chất tương đối đầy đủ tạo môi trường làm việc tốt cho nhânviên có thể phát huy hết năng lực của mình

3.3.2 Khó khăn

- Khó khăn lớn nhất của công ty là vốn chủ sở hữu thấp, vốn vay quá lớn

- Chưa thành lập đội ngủ marketing

- Đội ngủ lao động có tay nghề còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu củadoanh nghiệp, DN phải tự đào tạo theo nhu cầu sử dụng…nguồn lao động hiệnnay không ổn định do tình trạng nhảy việc, ngại chịu khó…

- Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, dẫn đến sức mua ảnh hưởng đến việchuy động vốn

3.4 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

- Thu hút thêm nguồn lao động, nâng cao tay nghề cho đội ngủ nhân viên

- Đào tạo đội ngủ nhân viên kinh doanh, marketing

- Mở rộng thêm chi nhánh tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long

- Nâng vốn tự có để đáp ứng theo mô hình hoạt động của công ty, hoặc chuyển đổi hình thức công ty cho phù hợp

Trang 21

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG

TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN INOX PHÁT THÀNH

4.1 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THÔNG QUA BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Hiệu quả sản xuất kinh doanh ở một Công ty sẽ được phản ánh một cách đầy

đủ và chính xác thông qua các hoạt động kinh doanh mà Công ty đó đã thực hiện

ở một giai đoạn cụ thể Trong giai đoạn từ năm 2009 – 2011 và 6 đầu năm 2012,Công ty TNHH Inox Phát Thành cũng như các doanh nghiệp khác trong nước vàthế giới đều phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng kinh tế và lạm phát leothang

Trong thời gian qua với cố gắng phấn đấu trong hoạt động sản xuất kinhdoanh, Công ty đã đạt được nhiều thành quả và hoàn thành tốt mục tiêu BanGiám đốc đề ra Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, Công ty không tránh khỏinhững khó khăn vướn mắc còn tồn đọng, biểu lộ một vài điểm yếu Để có thểbiết được rõ kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty ta quan sát bảng số liệusau:

Trang 22

BẢNG 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2009 - 2012

14 Lợi nhuận sau thuế 40.612.640 103.484.116 30.910.465 62.871.476 154,81 (72.573.651) (70,13)

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)

Trang 23

Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty ta nhận thấy rằngdoanh thu bán hàng của Công ty tăng từ 14.612.128.977 đồng năm 2009 tới29.339.157.600 đồng năm 2010, tức tăng 14.727.028.623 đồng, tương đương100,79% Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng như vậy là do trong năm 2010, nhucầu sử dụng nguyên vật liệu dùng cho các công trình xây dựng, đầu tư cơ sở hạtầng nhiều, vì các mặt hàng của công ty chủ yếu phục vụ cho xây dựng…bêncạnh đó nhà nước mở rộng đầu tư xây dựng cơ bản Và việc tăng doanh thu là doCông ty đã áp dụng chính sách tín dụng thương mại và mở rộng thị trường ranhiều khu vực ở địa phương Trong sản xuất kinh doanh, gia tăng khối lượnghàng tiêu thụ là một trong những biện pháp nâng cao lợi nhuận Sang năm 2011,doanh thu bán hàng giảm từ 29.339.157.600 đồng năm 2010 xuống còn23.947.749.326 đồng năm 2011, tức giảm 5.391.408.280 ngàn đồng, tươngđương 18,38% Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm như vậy là do nhu cầu sửdụng nguyên liệu trong năm ít, nhiều công trình xây dựng bị trì hoãn, nhà nướchạn chế đầu tư xây dựng cơ bản, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầunăm 2011 gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, giao dịch khó khăn, hàng hóa ế

ẩm, và vì một phần khách hàng tiềm năng của Công ty là ngành thủy sản và chếbiến thực phẩm, nhưng năm 2011 là một năm thật sự khó khăn đối với ngànhthủy sản nên đã làm ảnh hưởng đến doanh số bán ra của Công ty dẫn đến doanhthu bán hàng thấp

Tình hình chi phí của Công ty có chiều hướng biến động tăng rồi giảm Năm

2010, giá vốn bán hàng của Công ty là 27.921.390.251 đồng, tăng14.194.238.397 đồng, tương đương 103,40% so với năm 2009 Đó là do giá hànghóa Công ty mua vào năm 2010 tăng Năm 2011, giá vốn bán hàng giảm5.781.486.560, tương đương 20,71% so với năm 2010 Nguyên nhân giảm là donăm 2011 giá hàng hóa Công ty mua vào giảm Cùng với sự biến động của giávốn bán hàng thì chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng biếnđộng theo, trong đó chi phí tài chính luôn tăng qua các năm Năm 2010, chi phínày tăng 165.258.929 đồng, tương đương 147,68% so với năm 2009, và năm

2011 chi phí này tiếp tục tăng 518.032.582 đồng, tức tăng 186,91% so với năm

2010 Năm 2010, Công ty được ưu đãi từ chính phủ, lãi suất chỉ có 3%/năm, làm

Trang 24

cho chi phí này giảm một phần đáng kể, đến năm 2011 thì không được ưu đãi từchính phủ nên chi phí tài chính của Công ty tăng cao.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty tăng vào năm 2010 vàgiảm năm 2011 Ta nhận thấy rằng lợi nhuận thuần tăng từ 40.993.336 đồng năm

2009 tới 109.634.388 đồng năm 2010, tức tăng 68.641.052 đồng, tương đương167,44 % Nguyên nhân là do năm 2010, doanh thu thuần tăng 14.727.028.62đồng nên đã làm cho lợi nhuận tăng Sang năm 2011, lợi nhuận thuần từ hoạtđộng kinh doanh giảm từ 109.634.388 đồng năm 2010 xuống còn 31.090.293đồng năm 2011, tức giảm 78.544.095 đồng, tương đương 71,64% Do doanh thuthuần giảm 5.391.408.280 đồng và chi phí giảm 49.802.661 đồng, nhưng tốc độgiảm của doanh thu lớn hơn tốc độ giảm của chi phí, cụ thể là doanh thu giảm18,38% thì chi phí chỉ giảm 4,81%

Lợi nhuận từ hoạt động tài chính của Công ty bị thua lỗ rất lớn, nguyên nhân là

do chi phí quá lớn Cụ thể là doanh thu năm 2010 tăng 2.630.382 đồng so vớinăm 2009, nhưng chi phí lại tăng tới 165.258.929 đồng nên kéo theo lợi nhuậngiảm Đến năm 2011, doanh thu giảm nhưng chi phí tiếp tục tăng lên so với năm

2010, doanh thu giảm một lượng 392.461 đồng (tương đương 10,47%), trong khi

đó chi phí lại tăng lên tới 518.032.582 đồng (tương đương 186,91%) so với năm

2010, làm cho lợi nhuận suy giảm hơn Cần hạ thấp chi phí để có thể tăng lợinhuận cho Công ty

Lợi nhuận từ hoạt động khác của Công ty luôn giảm qua các năm Năm 2010,lợi nhuận giảm 1.837.829 đồng là do doanh thu giảm 2.735.327 đồng trong khichi phí chỉ giảm 897.498 đồng so với năm 2010 Đến năm 2011, có phần khởisắc hơn nhưng vẫn còn thua lỗ, doanh thu chỉ tăng 1.198 đồng và chi phí giảm2.037.499 đồng, doanh thu tăng không đáng kể nên lợi nhuận chỉ có phần tăngthêm 2.038.697 đồng so với năm 2010

Từ số liệu phân tích ta thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọngcao nhất trong tổng lợi nhuận trước thuế Điều đó thể hiện sự cố gắng của Công

ty trong việc tìm kiếm lợi nhuận, đồng thời nó cũng cho thấy sự phát triển củacông ty trong quá trình kinh doanh

Lợi nhuận trước thuế tăng giảm đương nhiên lợi nhuận sau thuế cũng tănggiảm theo, cụ thể là năm 2010 tăng 62.871.476 đồng ( tăng 154,81% ) so với năm

Trang 25

2009, lợi nhuận sau thuế 2011 giảm 72.573.651 đồng , tức giảm 70,13% so với2010.

Như vậy, có thể thấy qua các năm Công ty hoạt động không đều, đặc biệt lànăm 2010 lợi nhuận sau thuế tăng trưởng khá cao, Công ty cần có biện pháp đểgiảm chi phí, tăng lợi nhuận tạo điều kiện để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh

Trang 26

BẢNG 2: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 – 2012

8 Chi phí quản lý kinh doanh 497.832.217 553.118.675 55.286.458 11,11

9 Lợi nhuận thuần từ HĐ kinh doanh (57.736.458) (41.871.421) 15.865.037 (27,48)

-12 Lợi nhuận khác 171 (876.711) (876.882) (512.796,49)

13 Tổng lợi nhuận trước thuế (57.736.287) (42.748.132) 14.988.155 (25,96)

14 Lợi nhuận sau thuế (57.736.287) (42.748.132) 14.988.155 (25,96)

( Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)

Trang 27

Qua bảng cáo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy rằng doanh thu bánhàng 6 tháng đầu năm của công ty giảm từ 10.866.283.639 đồng năm 2011xuống còn 9.704.499.235 đồng năm 2012, tức giảm 1.161.784.395 đồng, tươngđương 10,70% Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm như vậy là do sự biến độngcủa thị trường kinh tế, đầu năm 2012 tình hình kinh tế rất khó khăn làm ảnhhưởng đến doanh thu bán hàng vì khối lượng tiêu thụ hàng hóa ít.

Giá vốn bán hàng của 6 tháng đầu năm 2012 là 8.677.050.947 đồng, giảm1.500.782.763 đồng (tương đương 14.75%) so với 6 tháng đầu năm 2011.Nguyên nhân là do chi phí đầu vào năm 2012 giảm, giá nguyên vật liệu đầu vàogiảm Ngược lại với giá vốn bán hàng, chi phí tài chính và chi phí quản lý kinhdoanh 6 tháng đầu năm 2012 tăng Cụ thể là chi phí tài chính tăng từ 249.923.520đồng (6 tháng đầu năm 2011) tới 517.410.066 đồng (6 tháng đầu năm 2012), tứctăng 267.486.546 đồng, tương đương 107,03% Chi phí quản lý kinh doanh 6tháng đầu năm 2012 tăng 55.286.458 đồng (tương đương 11,11%) so với 6 thángđầu năm 2011

Mục tiêu cuối cùng của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận, vì vậy kết quả kinhdoanh của Công ty cũng thể hiện thông qua phần lợi nhuận Lợi nhuận từ hoạtđộng kinh doanh không lời, tuy 6 tháng đầu năm 2012 có phần khởi sắc hơn 6tháng đầu năm 2011 nhưng vẫn thua lỗ, tăng 15.865.037 đồng (tương đương27,48%) so với 6 tháng đầu năm 2011 Đó là do doanh thu giảm nên lợi nhuậngiảm theo Tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công

ty cũng góp phần làm tăng lợi nhuận chung cho Công ty, cho nên cần giảm chiphí để tăng lợi nhuận Lợi nhuận từ hoạt động tài chính của công ty thua lỗ lớn,nguyên nhân là do chi phí quá lớn, cụ thể 6 tháng đầu năm 2012 doanh thu giảmmột lượng 360.318 đồng (tương đương 22,96%) so với 6 tháng đầu năm 2011.Nhưng chi phí lại tăng tới 267.486.546 đồng (tương đương 107,03%) Tốc độtăng của chi phí lớn tốc độ tăng của doanh thu nên lợi nhuận giảm Lợi nhuậnkhác của 6 tháng đầu năm 2012 giảm so với 6 tháng đầu năm 2011 6 tháng đầunăm lợi nhuận trước thuế và sau thuế thua lỗ, mặc dù 6 tháng đầu năm 2012 cóphần tăng lên một chút nhưng vẫn còn thua lỗ nhiều, cụ thể là lợi nhuận chỉ thểhiện số âm 6 tháng đầu năm 2012, lợi nhuận trước và sau thuế tăng 14.988.155đồng (tương đương 25,96%)

Trang 28

Như vậy, có thể thấy 6 tháng đầu năm của Công ty hoạt động chưa hiệu quả.Công ty cần có biện pháp làm tăng doanh thu, giảm chi phí để có thể tăng lợinhuận nhiều hơn.

4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU

4.2.1 Phân tích tình hình biến động của doanh thu

Doanh thu là một chỉ tiêu tài chính quan trọng vì nó phản ánh quy mô của quátrình kinh doanh Doanh thu còn là nguồn vốn quan trọng để đơn vị trang trải cáckhoản chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi choquá trình tái đầu tư, do vậy việc thực hiện các chỉ tiêu doanh thu có ảnh hưởnglớn đến tình hình tài chính, đây là một trong những chỉ tiêu quyết định sự thànhbại của Công ty Vì thế để đánh giá chỉ tiêu doanh thu cần đi sâu vào quá trìnhphân tích tình hình biến động của doanh thu qua một thời gian

Tình hình doanh thu của Công ty được thể hiện qua các bảng sau:

Trang 29

BẢNG 3: TÌNH HÌNH DOANH THU QUA 3 NĂM

chính 1.117.576 3.747.958 3.355.497 2.630.382 235,37 (392.461) (10,47)Thu nhập khác 2.736.098 771 1.969 (2.735.327) (99,97) 1.198 155,38

Tổng 14.615.982.651 29.342.906.329 23.951.106.792 14.726.923.678 236,19 (5.391.799.543) 126,53

( Nguồn: Phòng tài chính - kế toán)

Trang 30

Từ bảng 3 ta thấy, tổng doanh thu của Công ty có tăng giảm qua 3 năm chênh

lệch khá lớn Năm 2010 so với năm 2009 tăng một lượng là 14.726.923.678 đồng

, tương đương với 236,19% Đó là 3 khoản mục tạo nên tổng doanh thu của Công

ty đều tăng Cụ thể:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 tăng so với năm 2009một lượng là 14.727.028.623 đồng, tương đương 100,79% Doanh thu thuần từbán hàng và cung cấp dịch vụ là doanh thu có được từ hoạt động kinh doanh cácsản phẩm chính của Công ty như thép không rỉ dạng ống, thép không rỉ dạngtấm, thép không rỉ dạng V, cuộn, co hàn, co ren, măng xong, lưới inox, van inox,

tê ren Bulon, Bulon tán…

Trong năm việc tiêu thụ hàng hóa của công ty tăng là do nhu cầu sử dụngnguyên liệu nhiều, nhà nước đầu tư nhiều công trình xây dựng cơ bản …

- Doanh thu hoạt động tài chính của Công ty gồm các hoạt động liên quan đếnngân hàng như lãi tiền gửi Khi có phát sinh những khoản tiền lớn phải thu từkhách hàng thì Công ty thu tiền bằng chuyển khoản Và khi khách hàng thanhtoán tiền cho Công ty, ngân hàng vẫn tính lãi cho Công ty Doanh thu hoạt độngtài chính của Công ty tăng từ 1.117.576 đồng năm 2009 tới 3.747.958 đồng năm

2010, tức tăng 2.630.382 đồng, tương đương 235,37% Nguyên nhân là do trongnăm 2010 có nhiều khách hàng đồng loạt thanh toán tiền cho Công ty nên thuđược khoản lãi từ tiền thanh toán của khách hàng

- Thu nhập khác của Công ty là các thu nhập từ các hoạt động chưa mang lạihiệu quả đáng kể như thu nhập từ dịch vụ cho thuê bãi kho và dịch vụ vận tảimang về, thu từ thanh lý tài sản cố định, xử lý hàng thừa trong kiểm kê, thu hỗtrợ giá vận chuyển, chiết khấu thương mại …

Năm 2010, thu nhập khác của Công ty giảm 2.735.327 đồng, (tương đương99,97%) so với năm 2009 Nguyên nhân là do các thu nhập từ các hoạt độngkhông nhiều

Tổng doanh thu năm 2011 so với năm 2010 giảm một lượng là 5.391.799.543đồng, tương đương 126,53% Trong đó:

- Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là 23.947.749.326đồng, giảm 5.391.408.280 đồng so với năm 2010, tương đương 18,38%

Trang 31

Nguyên nhân là do khối lượng hàng hóa tiêu thụ trong năm ít, ảnh hưởng củakhủng hoảng kinh tế toàn cầu làm hàng hóa bị ế ẩm, doanh thu ít

- Doanh thu hoạt động tài chính giảm 392.461 đồng, tương đương 10,47% sovới năm 2010 Nguyên nhân do sự suy thoái của nền kinh tế dẫn đến việc đầu tưvào những chương trình, hạng mục giảm Mặt khác Công ty do ái ngại vì lý dosuy thoái kinh tế, do đó giảm đầu tư vào hoạt động tài chính để hạn chế nhữngrủi ro có thể xảy ra

- Thu nhập khác của công ty tăng 1.198 đồng, tương đương 155,38% Nguyênnhân dẫn đến sự gia tăng này là do khoản thu từ thanh lý tài sản tăng và khoảnthu từ nợ khó đòi từ những năm trước tồn động lại

Nhìn chung, như mọi Công ty khác, thu nhập chủ yếu của Inox Phát Thành làdoanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ Tỷ trọng doanh thu thuần

từ bán hàng và cung cấp dịch vụ qua 3 năm chiếm gần như 100% tổng doanh thuhoạt động kinh doanh Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cang cấp dịch

vụ năm 2009 chiếm tỷ trọng 99,97%, năm 2010 là 99,99%, năm 2011 là 99,99%

Để đạt được doanh thu như vậy, Công ty đã không ngừng phấn đấu, phát huy thếmạnh sẵn có của mình là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp nguyên liệuthép không rỉ chuyên doanh tại địa phương Cùng với việc Việt Nam đã trở thànhthành viên của WTO, nền kinh tế nước nhà cũng đang trên đà phát triển mạnh

mẽ, công cuộc đô thị hóa diễn ra nhanh chóng Để thu hút được nhiều nhà đầu tưtrong và ngoài nước thì nhiều công trình kiến trúc, nhà ở cũng được xây dựng.Trong những năm gần đây xu hướng đầu tư xây dựng càng tăng Nắm bắt đượcnhu cầu đó Công ty đã mạnh dạn đầu tư đạt doanh thu cao từ lĩnh vực kinh doanhmặt hàng thép không rỉ, co inox, lưới nox … Bên cạnh còn 2 khoản mục doanhthu hoạt động tài chính và thu nhập khác chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng cũng gópphần làm tăng tổng doanh thu

Tóm lại, tổng doanh thu của Công ty đạt được như vậy cho thấy Công ty cónhững cố gắng rất nhiều trong việc kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa của mình Vìthế Công ty cần phải duy trì và cố gắng hơn nữa để có thể tăng doanh thu đềumỗi năm

Trang 32

BẢNG 4: TÌNH HÌNH DOANH THU 6 THÁNG ĐẦU NĂM

Trang 33

Từ bảng 4 ta thấy, tổng doanh thu 6 tháng đầu năm giảm với mức biến độngkhông lớn lắm: 6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng đầu năm 2011 giảm mộtlượng là 1.162.144.713 đồng, tương đương 10,69% Trên là 3 khoản mục tạo nêntổng doanh thu 6 tháng đầu năm của Công ty giảm Cụ thể:

- Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ 6 tháng đầu năm 2012giảm so với 6 tháng đầu năm 2011 1 lưọng là 1.161.784.395 đồng, tương đương10,70% Nguyên nhân là do sự biến động của thị trường kinh tế, đầu năm 2012kinh tế gặp nhiều khó khăn làm việc tiêu thụ hàng hóa của Công ty giảm

- Doanh thu hoạt động tài chính của Công ty giảm từ 1.569.350 đồng 6 thángđầu năm 2011 xuống còn 1.209.032 đồng 6 tháng đầu năm 2012, tức giảm360.318 đồng, tương đương 22,96% Nguyên nhân là do ảnh hưởng của thịtrường kinh tế, khách hàng ít thanh toán tiền cho Công ty nên thu được khoản lãi

từ tiền thanh toán của khách hàng ít, và do ảnh hưởng khó khăn của nền kinh tếviệc đầu tư vào các chương trình, hạng mục giảm

- Thu nhập khác của công ty 6 tháng đầu năm 2012 chưa có nên không xácđịnh được

Nhìn chung, tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2012 chênh lệch không nhiều sovới 6 tháng đầu năm 2011, Công ty cần phải cố gắng nhiều hơn trong việc làmtăng mức tiêu thụ hàng hóa để làm tăng tổng doanh thu cho cả năm Vì thế Công

ty cần phát huy hơn nữa

4.2.2 Phân tích doanh thu theo cơ cấu mặt hàng

Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hóa.Trong quá trình tiêu thụ, sản phẩm chuyển từ hình thái hiện vật sang hình tháitiền tệ và kết thúc một vòng luân chuyển vốn được thể hiện thông qua chỉ tiêudoanh thu Do đó, trong kinh doanh các nhà quản lý luôn quan tâm đến việc tăngdoanh thu, đặc biệt là tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ vì đây làdoanh thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của Công ty, là nguồn vốnquan trọng để doanh nghiệp kinh doanh, trang trãi các chi phí Tuy nhiên, để làmđược điều đó các nhà quản lý cần phải phân tích tình hình biến động của doanhthu theo mặt hàng việc làm này sẽ giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn toàn diệnhơn về tình hình doanh thu của doanh nghiệp, biết được mặt hàng nào có doanhthu cao, mặt hàng nào có nhu cầu cao trên thị trường, mặt hàng nào có nguy cơ

Trang 34

cạnh tranh để từ đó đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp đem lại hiệu quả caonhất cho công ty

Công ty TNHH Inox Phát Thành hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chuyênmua bán các loại inox, thép không rỉ (ống, cuộn, tấm), … và phụ kiện (van, dụng

cụ trang trí cầu thang, …) thép, ống … Gia công các thiết bị y tế, thủy sản côngnghiệp (băng chuyên dùng trong công nghiệp, máy chiết suất, máy đóng gói bao

bì, máy trộn hóa chất, máy trộn phụ gia, …), thiết kế thi công lắp đặt sản phẩmbằng chất liệu Inox theo yêu cầu Trong đó các mặt hàng chiếm doanh thu chủyếu của công ty là: thép không rỉ dạng ống, thép không rỉ dạng tấm, thép không rỉdạng V, phụ kiện …

Nhìn chung, doanh thu của từng mặt hàng có sự biến động qua 3 năm trong đómặt hàng chính của công ty là thép không rỉ (ống, tấm, …), đây là mặt hàngchiếm tỉ lệ cao trong doanh số bán của Công ty

Trang 35

BẢNG 5: DOANH THU THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG QUA 3 NĂM

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)

Trang 36

 Thép không rỉ dạng ống

Qua bảng 5, ta thấy doanh thu của mặt hàng thép không rỉ dạng ống tăng vàonăm 2010 và giảm vào năm 2011 Cụ thể là năm 2010 tăng 8.835.287.769 đồng(tương đương 120,56%) so với năm 2009 Đến năm 2011 giảm 5.743.191.980đồng (tương đương 35,53%) Nguyên nhân mặt hàng này tăng vào năm 2010 là

do trong năm Công ty đã ký nhiều hợp đồng cung ứng thép không rỉ dạng ốngcho các Công ty thủy sản, Công ty cơ khí, chế biến thực phẩm … Và nguyênnhân giảm vào năm 2011 là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, nên doanh

số bán ra thấp Cho nên Công ty cần cố gắng nổ lực hơn nữa để làm tăng doanhthu cho mặt hàng này, vì đây là mặt hàng chủ yếu làm tăng doanh thu bán ra củaCông ty

 Mặt hàng thép không rỉ dạng tấm

Mặt hàng này của Công ty tăng qua các năm Năm 2010 tăng 4.904.515.112đồng ( tương đương 90,86% ) so với năm 2009, đến năm 2011 tiếp tục tăng thêm760.687.740 đồng ( tương đương 7,38%) so với năm 2010 Nguyên nhân là domặt hàng này được tiêu thụ nhiều, Công ty ký được nhiều hợp đồng mua bán.Đây cũng là mặt hàng chính chủ yếu góp phần tăng doanh thu bán ra của Côngty

 Phụ kiện

Phụ kiện của Công ty bao gồm các loại: co hàn inox, van inox, tê hàn inox Doanh thu của mặt hàng này luôn tăng qua các năm Cụ thể năm 2010 tăng11.485.323 đồng (tương đương 357,24%) so với năm 2009, năm 2011 tiếp tụctăng 22.601.153 đồng (tương đương 153,75%) Mặt hàng này tăng là do Công ty

đã đẩy mạnh việc nghiên cứu, thị trường tiêu thụ

 Hàng hóa khác

Hàng hóa khác của Công ty bao gồm: lưới inox, que hàn inox, măng xong,thép ống, cút ren, cùm ống, bầu hàn, Bulon, Tán, kính trắng, thiết bị y tế, thủysản công nghiệp, … Năm 2010 hàng hóa khác của công ty tăng 975.740.426đồng (tương đương 51,83%), nguyên nhân là do công ty ký kết được nhiều hợpđồng, nhu cầu sử dụng nguyên liệu trong năm nhiều Năm 2011 hàng hóa kháccủa công ty giảm 431.505.193 đồng (tương đương 15,01%) so với năm 2010, là

do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, hàng hóa ế ẩm, doanh thu bán ra giảm

Trang 37

Nhìn chung, các loại mặt hàng của Công ty có sự biến động qua các năm nhưthép không rỉ dạng ống, hàng hóa khác, Bên cạnh đó có những mặt hàng luôntăng trưởng ổn định như thép không rỉ dạng tấm, phụ kiện,…

Qua phân tích ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có phần tăngtrưởng, Công ty cần phấn đấu nhiều hơn nữa để đạt hiệu quả hoạt động kinhdoanh

Ngày đăng: 29/08/2014, 20:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Tấn Bình (2003). Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động doanh nghiệp
Tác giả: Nguyễn Tấn Bình
Nhà XB: NXB Đại họcQuốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Năm: 2003
2. Đặng Thị Kim Cương, Phạm Văn Dược. Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Tổng Hợp, Thành Phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động kinh doanh
Nhà XB: NXB Tổng Hợp
3. Phan Đức Dũng, Nguyễn Thị Mỵ (2006). Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống Kê, Thành Phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động kinh doanh
Tác giả: Phan Đức Dũng, Nguyễn Thị Mỵ
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 2006
4. Đỗ Thị Tuyết, Trương Hòa Bình (2005). Quản trị doanh nghiệp, Tủ sách Đại Học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị doanh nghiệp
Tác giả: Đỗ Thị Tuyết, Trương Hòa Bình
Năm: 2005
5. Nguyễn Thanh Nguyệt, Trần Ái Kết (2001). Quản trị tài chính, Tủ sách Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị tài chính
Tác giả: Nguyễn Thanh Nguyệt, Trần Ái Kết
Năm: 2001
6. Nguyễn Minh Kiều (2009). Tài chính Doanh Nghiệp căn bản, NXB Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính Doanh Nghiệp căn bản
Tác giả: Nguyễn Minh Kiều
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 2009
7. Các báo cáo tài chính của công ty qua các năm 2009 – 2011 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1. Tổ chức bộ máy của công ty - phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ở công ty trách nhiệm hữu hạn inox phát thành
Sơ đồ 1. Tổ chức bộ máy của công ty (Trang 15)
Sơ đồ 2. Tổ chức bộ máy kế toán - phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ở công ty trách nhiệm hữu hạn inox phát thành
Sơ đồ 2. Tổ chức bộ máy kế toán (Trang 16)
BẢNG 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2009 - 2012 - phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ở công ty trách nhiệm hữu hạn inox phát thành
BẢNG 1 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2009 - 2012 (Trang 22)
BẢNG 2: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 – 2012 - phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ở công ty trách nhiệm hữu hạn inox phát thành
BẢNG 2 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 – 2012 (Trang 26)
BẢNG 3: TÌNH HÌNH DOANH THU QUA 3 NĂM - phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ở công ty trách nhiệm hữu hạn inox phát thành
BẢNG 3 TÌNH HÌNH DOANH THU QUA 3 NĂM (Trang 29)
BẢNG 4: TÌNH HÌNH DOANH THU 6 THÁNG ĐẦU NĂM - phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ở công ty trách nhiệm hữu hạn inox phát thành
BẢNG 4 TÌNH HÌNH DOANH THU 6 THÁNG ĐẦU NĂM (Trang 32)
BẢNG 5: DOANH THU THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG QUA 3 NĂM - phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ở công ty trách nhiệm hữu hạn inox phát thành
BẢNG 5 DOANH THU THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG QUA 3 NĂM (Trang 35)
BẢNG 6: DOANH THU THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG QUA 6 THÁNG ĐẦU NĂM - phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ở công ty trách nhiệm hữu hạn inox phát thành
BẢNG 6 DOANH THU THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG QUA 6 THÁNG ĐẦU NĂM (Trang 38)
BẢNG 8: TÌNH HÌNH CHI PHÍ 6 THÁNG ĐẦU NĂM - phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ở công ty trách nhiệm hữu hạn inox phát thành
BẢNG 8 TÌNH HÌNH CHI PHÍ 6 THÁNG ĐẦU NĂM (Trang 43)
BẢNG 9 : CHI PHÍ VẬN CHUYỂN THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG  QUA 3 NĂM - phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ở công ty trách nhiệm hữu hạn inox phát thành
BẢNG 9 CHI PHÍ VẬN CHUYỂN THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG QUA 3 NĂM (Trang 44)
BẢNG 10 : CHI PHÍ VẬN CHUYỂN THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG  QUA 6 THÁNG ĐẦU NĂM - phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ở công ty trách nhiệm hữu hạn inox phát thành
BẢNG 10 CHI PHÍ VẬN CHUYỂN THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG QUA 6 THÁNG ĐẦU NĂM (Trang 46)
BẢNG 12: LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 6 THÁNG ĐẦU NĂM - phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ở công ty trách nhiệm hữu hạn inox phát thành
BẢNG 12 LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 6 THÁNG ĐẦU NĂM (Trang 50)
BẢNG 14: LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY QUA 6 THÁNG ĐẦU NĂM - phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ở công ty trách nhiệm hữu hạn inox phát thành
BẢNG 14 LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY QUA 6 THÁNG ĐẦU NĂM (Trang 53)
BẢNG 15: LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG KHÁC CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM - phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ở công ty trách nhiệm hữu hạn inox phát thành
BẢNG 15 LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG KHÁC CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (Trang 54)
BẢNG 16: LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG KHÁC CỦA CÔNG TY  QUA 6 THÁNG ĐẦU NĂM - phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ở công ty trách nhiệm hữu hạn inox phát thành
BẢNG 16 LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG KHÁC CỦA CÔNG TY QUA 6 THÁNG ĐẦU NĂM (Trang 55)
BẢNG 17 : PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ VỀ CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM - phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ở công ty trách nhiệm hữu hạn inox phát thành
BẢNG 17 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ VỀ CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (Trang 56)
BẢNG 18 : PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ VỀ CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUA 6 THÁNG ĐẦU NĂM - phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ở công ty trách nhiệm hữu hạn inox phát thành
BẢNG 18 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ VỀ CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUA 6 THÁNG ĐẦU NĂM (Trang 59)
BẢNG 19: PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU SINH LỢI - phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ở công ty trách nhiệm hữu hạn inox phát thành
BẢNG 19 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU SINH LỢI (Trang 61)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w